Đề tài Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực trạng và giải pháp

Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là xu thế tất yếu khách quan. Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa kinh tế gắn liền với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở, do đó mỗi nước cần có những mối quan hệ với thị trường thế giới, không một quốc gia nào tách khỏi thị trường thế giới mà có thể phát triển nền kinh tế của mình. Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế là vấn đề quan trọng của công cuộc đổi mới. Trong công cuộc đổi mới không thể không nhắc đến thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nó có đóng góp không nhỏ trong việc tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm cho người lao động, sự tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu. Việc mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi cho nền kinh tế nước ta. Đó là lý do em chọn đề tài này để đi sâu vào tìm hiểu thực trạng hoạt động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, những hạn chế khó khăn, và những giải pháp được đưa ra để phát triển thành phần kinh tế này.

doc21 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ˜˜˜o0o™™™ Đề tài số 77: Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực trạng và giải pháp GVHD: Nguyễn Thị Diệu Phương SV: Trần Chí Vương MSSV: 107202846 Lớp: 28. Khóa: 33 Tp Hồ Chí Minh 2008 Mục lục Tài liệu tham khảo 3 Lời mở đầu 4 Chương I: Cơ sở lý luận về kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 5-7 1.1. Khái niệm và vai trò của FIE ở Việt Nam 5-6 1.1. Khái niệm 5 1.2. Vai trò 5-6 1.2. Các hình thức và đặc trưng kinh tế của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6-7 1.2.1. Các hình thức 6-7 1.2.2. Đặc trưng kinh tế 7 Chương II: Thực trạng phát triển và sử dụng FIE của Việt Nam từ năm 2001 tới nay 8-16 2.1. Thực trạng hoạt động của FIE trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 8-12 2.1.1. Khái quát chung về tình hình đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 8-10 2.1.2. Đánh giá tổng quát hoạt động của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 10-12 2.2. Tác động của khu vực đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế 12-16 2.2.1. Những mặt tích cực 12-14 2.2.2. Những mặt hạn chế 14-16 Chương III: Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và các giải pháp chủ yếu để phát triển khu vực đầu tư nước ngoài 16-22 3.1. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của khu vực đầu tư nước ngoài 16-18 3.1.1. Nguyên nhân của những thành tựu 16-17 3.1.2. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế 17-18 3.2. Bài học kinh nghiệm 18-19 3.3. Các giải pháp chủ yếu để phát triển khu vực đầu tư nước ngoài 19-22 Kết luận 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin Bộ giáo dục và đào tạo (NXB chính trị quốc gia) Kinh tế chính trị Mác – Lênin (phần 2) Trường ĐH kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Đại sứ quán cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại hợp chủng quốc hoa kỳ Bộ kế hoạch và đầu tư Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam Bộ ngoại giao Việt Nam Tạp chí Đảng cộng sản Luật sư và tư vấn Thương hiệu Việt Nam Bộ công thương Bách khoa toàn thư mở Lời mở đầu Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là xu thế tất yếu khách quan. Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa kinh tế gắn liền với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở, do đó mỗi nước cần có những mối quan hệ với thị trường thế giới, không một quốc gia nào tách khỏi thị trường thế giới mà có thể phát triển nền kinh tế của mình. Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế là vấn đề quan trọng của công cuộc đổi mới. Trong công cuộc đổi mới không thể không nhắc đến thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nó có đóng góp không nhỏ trong việc tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm cho người lao động, sự tăng trưởng của kim ngạch xuất nhập khẩu. Việc mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi cho nền kinh tế nước ta. Đó là lý do em chọn đề tài này để đi sâu vào tìm hiểu thực trạng hoạt động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, những hạn chế khó khăn, và những giải pháp được đưa ra để phát triển thành phần kinh tế này. Chương I: Cơ sở lý luận về kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 1.1. Khái niệm và vai tṛ của FIE ở Việt Nam 1.1. Khái niệm Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thuật ngữ chỉ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mới được sử dụng phổ biến trong vài thập niên gần đây, khi làn sóng đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác tăng lên nhanh chóng. Ở Việt Nam thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới được xác định từ văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là thành phần kinh tế bao gồm: + Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. + Các doanh nghiệp liên doanh + Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thành phần kinh tế này không đồng nhất với các thành phần kinh tế trong nước cả về mục tiêu và cơ chế vận hành. Mặt khác, thành phần kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước nêu trên bao gồm một phần vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam. Vì vậy việc xác định thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là cần thiết để vừa có chính sách thu hút mạnh hơn vốn đầu tư nước ngoài, vừa quan tm theo dơi, phn tích điều chỉnh để đảm bảo mối quan hệ tương quan hợp lý với các thành phần kinh tế trong nước và lợi ích của đất nước. 1.2. Vai trò Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vị trí to lớn về mọi mặt trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta. Trong những năm gần đây, cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng, từ 1991 đến 2000, giá trị sản xuất bình qun tăng 22% một năm, trong 5 năm (1996 – 2000) vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 34% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, trên 22% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp 10% GDP của đất nước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những đã góp phần mở rộng thị trường ngoài nước, nâng cao năng lực xúât khẩu của Việt Nam mà còn thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và các hoạt động dịch vụ khác. Đó là hoạt động kinh doanh khách sạn, dịch vụ, tư vấn, công nghệ. Kim ngạch xuất khẩu khu vực này tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhiều ngành nghề, nhiều sản phẩm mới, góp phần tăng năng lực ngành công nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 100% về khai thác dầu, sản xuất ôtô, máy biến thế 250-1.000 Kva, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà, máy thu băng, đầu video, nguyên liệu nhựa, sợi Pe và Pes; chiếm 50% sản lượng vải; 45% sản phẩm may và 35% về giày dép. Cũng qua đầu tư nước ngoài, nhiều công nghệ mới được nhập vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực viễn thông, dầu khí, điện tử, tin học, sản xuất ôtô, sợi vải cao cấp... Các doanh nghiệp này cũng đã đem lại những mô hình quản lý tiến tiến cùng phương thức kinh doanh hiện đại, điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 1.2. Các hình thức và đặc trưng kinh tế của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.2.1. Các hình thức | Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. Doanh nghiệp liên doanh là hình thức doanh nghiệp thực sự đem lại nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư việt nam và nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư việt nam, khi tham gia doanh nghiệp liên doanh, ngoài việc tượng phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường kinh doanh, pháp lý hoàn toàn xa lạ nêu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. | Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước đầu tư nước ngoài do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. Vốn pháp định của Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bán khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp nhận.. | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. 1.2.2. Đặc trưng kinh tế Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là được tạo lập không chỉ do vốn bằng tiền mà còn bằng tài sản vô hình (sáng chế, công nghệ, bí quyết, thương hiệu, nhãn mác, danh tiếng, kỹ năng quản lý, thị trường...), tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, nguyên liệu...). | Tài sản vô hình Tài sản vô hình là những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế, chúng không có cấu tạo vật chất, mà tạo ra những quyền và những ưu thế đối với người sở hữu và thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng Tài sản vô hình có đặc điểm: một là, gắn liền với chủ thể nhất định; hai là, mang lại lợi ích cho chủ thể đó. Ngoài những đặc điểm nêu trên, tài sản vô hình còn có đặc điểm nổi bật, mà chính nhờ đặc điểm này người ta dễ dàng “nhận ra” chúng, đó là không có hình thái vật chất cụ thể. | Tài sản hữu hình Tài sản hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị.. Chương II: Thực trạng phát triển và sử dụng FIE của Việt Nam từ năm 2001 tới nay 2.1. Thực trạng hoạt động của FIE trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 2.1.1. Khái quát chung về tình hình đầu tư nước ngoài ở Việt Nam Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam còn nhỏ. Đến năm 1991, tổng số vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ là 213 triệu đô-la Mỹ. Tuy nhiên, con số FDI đăng ký đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh điểm vào 1996 với tổng vốn đăng ký lên đến 8,6 tỷ đô-la Mỹ. Sự tăng mạnh mẽ của FDI này là do nhiều nguyên nhân. Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác. Thêm vào đó, các nhà đầu tư nước ngoài còn bị hấp dẫn bởi hàng loại các yếu tố tích cực khác như lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao. Bên cạnh những yếu tố bên trong còn có các yếu tố bên ngoài đóng góp vào việc gia tăng của FDI. Thứ nhất là làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường mới nổi trong những năm 80 và đầu những năm 90. Trong các thị trường này, Đông Nam Á là một điểm chính nhận FDI. Năm 1990, các nước Đông Nam Á thu hút 36% tổng dòng FDI đến các nước đang phát triển. Thứ hai là dòng vốn nước ngoài vào các nền kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa trước đây, nơi mà họ cho rằng đang có các cơ hội kinh doanh mới và thu lợi nhuận. Thứ ba, là các nước mạnh trong vùng (cụ thể là Mã-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái-lan,…) đã bắt đầu xuất khẩu vốn. Là một nền kinh tế đang trong thời kỳ quá độ ở Đông Nam Á, Việt Nam có được lợi thế từ các yếu tố này[1]. Trong khoảng thời gian 1991-1996, FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Trong giai đoạn 1997-1999, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999, một phần là do khủng hoảng tài chính châu Á. Năm nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đều từ khu vực châu Á và phải đối mặt với những khó khăn thực sự tại quốc gia của mình. Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh tại nước mình, các nhà đầu tư này đã buộc phải huỷ hoặc hoãn các kế hoạch mở rộng ra nước ngoài. Cuộc khủng hoảng cũng buộc các nhà đầu tư phải sửa đổi thấp đi chỉ tiêu mở rộng sang châu Á. Cuộc khủng hoảng cũng đã dẫn đến việc đồng tiền của các nước Đông Nam Á bị mất giá. Việt Nam, do vậy, cũng trở nên kém hấp dẫn đối với những dự án tập trung vào xuất khẩu. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận ra rằng các dự kiến về nhu cầu của thị trường đã bị thổi phồng. Các bức rào cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn. Giai đoạn 2000-2002: Giá trị FDI đăng ký tăng trở lại vào năm 2000 với mức 25,8% và 2001 với mức 22,6%, nhưng vẫn chưa được hai phần ba so với năm 1996. FDI đăng ký tăng vào năm 2001 và 2002 là kết quả của dự án đường ống Nam Côn Sơn (2000) với tổng vốn đầu tư là 2,43 tỷ đô-la Mỹ, và Dự án XD-KD-CG Phú Mỹ (2001) với tổng vốn đầu tư là 0,8 tỷ đô-la Mỹ. Năm 2002, FDI đăng ký lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỷ đô-la Mỹ, đạt khoảng 54,5% của mức năm 2001. Giai đoạn 2002-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn FDI cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn FDI vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng FDI” thứ hai vào Việt Nam. Giai đoạn 2006 đến tháng 10/2008, tổng số vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh. Đặc biệt là năm 2008 có vốn đầu tư cao nhất và đạt mức kỉ lục trong suốt 21 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bất chấp những khó khăn ngắn hạn của nền kinh tế Việt Nam như lạm phát, suy thoái chứng khoán... Cũng không làm chùn bước các nhà đầu tư và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tiếp tục đổ vào rất mạnh, cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư vào tương lai dài hạn ở nền kinh tế Việt Nam. Bảng số liệu vốn đầu tư nước ngoài từ năm 2001 đến tháng 10/2008 Năm Tổng số vốn đầu tư (tỷ USD) Tỷ lệ tăng so với năm 2001 (lần) 2001 3.2 0 2002 2.9 -1.10 2003 3.1 -1.03 2004 4.6 1.41 2005 6.8 2.13 2006 11.9 3.72 2007 20.3 6.34 2008 (10 tháng đầu năm) 58.3 18.22 2.1.2. Đánh giá tổng quát hoạt động của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Từ mức đóng góp trong thời kỳ 2001-2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6% GDP. Riêng năm 2005, khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 09 (15%). Trong hai năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp trên 17% GDP. Trong giai đoạn 2001-2005 tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm 44,7% tổng doanh thu), tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm 1996-2000. Trong hai năm 2006, 2007 tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu. Không kể dầu thô, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng gia tăng nhanh chóng. Trong 5 năm 2001-2005, giá trị trên đạt hơn 34,6 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời kỳ 5 năm trước, trong đó năm sau tăng hơn năm trước, năm 2002 tăng 25%, năm 2003 tăng 38%, năm 2004 tăng 39%, năm 2005 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 26%, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thô tỷ lệ này là 56%. Năm 2006 giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước đạt (nếu tính cả dầu thô) đạt 12,6 tỷ USD, chiếm trên 57% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2007, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,7 tỷ USD, nếu tính cả dầu thô thì giá trị xuất khẩu là 27,3 tỷ USD, chiếm 56,8% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. 11 tháng đầu năm 2008 khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bảng số liệu về tổng giá trị xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài Năm Tổng giá trị xuất khẩu ( tỷ USD ) Tỷ lệ tăng so với 2001 ( lần ) 2001 2.4 0 2002 3.2 1.33 2003 5.1 2.13 2004 8.3 3.46 2005 11.2 4.67 2006 12.6 5.25 2007 19.7 8.21 2008 ( 11 tháng đầu năm ) 26.3 10.96 Dù trải qua những bước thăng trầm, nhưng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã không ngừng được mở rộng và phát triển, trở thành bộ phận hữu cơ ngày càng quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp quan trọng khác. Về cơ cấu vùng, đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm đã góp phần làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực để lôi kéo sự phát triển chung và các vùng phụ cận. Sự có mặt tại Việt Nam của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp cũng như phương thức kinh doanh. Thông qua đầu tư nước ngoài, nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, lợi thế địa kinh tế, tài nguyên được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn, các nguồn lực được phân bổ hợp lý hơn. Tuy vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong thời gian qua nhưng vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là vốn thực hiện còn thấp so với vốn cam kết. Còn có sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ, nhất là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm còn ít; đầu tư nước ngoài chủ yếu vẫn tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm; ngành công nghiệp phụ trợ chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Việc chuyển giao công nghệ tiên tiến trong hoạt động đầu tư nước ngoài cũng còn những hạn chế do số dự án công nghệ cao chưa nhiều, một số dự án còn sử dụng công nghệ lạc hậu, đặc biệt là ở thời gian đầu, chưa đảm bảo quy chuẩn về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, ở một số nơi, lương của người lao động còn thấp, điều kiện làm việc không bảo đảm, chưa tương xứng với đóng góp của người lao động... Đó là những tồn tại mà chúng ta cần phải tập trung giải quyết trong thời gian tới. 2.2. Tác động của khu vực đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế 2.2.1. Những mặt tích cực Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất. | Về mặt kinh tế: - Đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế: Đóng góp của đầu tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư xã hội có biến động lớn. Trong 5 năm 2001-2005 chiếm
Luận văn liên quan