Con đường đến với văn chương của Y Phương thật ngẫu nhiên. Khi còn ở quân đội, đơn vị có mở cuộc thi viết báo tường vào năm 1972, Y Phương tham gia cùng đồng đội với tinh thần góp vui. Điều bất ngờ với ông là nhóm cán bộ Phòng Văn nghệ quân đội trong chuyến công tác đã chọn bài khá nhất đăng báo. Những tác phẩm đầu tiên của Y Phương được đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội là “Bếp nhà trời”, “Dáng một con sông”(Số 6 năm 1973). Kể từ đó “Y Phương nhẩn nha sống, nhẩn nha thơ” như nhà thơ Trần Mạnh Hảo từng nhận xét. Cho dù đôi lúc con đường thơ của ông cũng gặp nhiều trắc trở “rượu nấu xong hết vèo, còn thơ thì cứ xếp từng xấp để đấy, có bạn tâm giao đến thì đọc, nhâm nhi với nỗi buồn cho qua ngày” [3,290]. Văn chương như cái nghiệp đeo đuổi nhà thơ. Sự nhẫn nại của ông với nghề nghiệp đã được đền bù xứng đáng. Tập thơ “Tiếng hát tháng giêng” được sở Văn hóa thông tin Cao Bằng ra mắt bạn đọc năm 1986 khiến nhiều người bất ngờ bởi “những phát hiện và lối diễn đạt rất mới, một tư duy thơ của một người dân tộc, mở mắt ra đã thấy núi án ngữ trước nhà, con đường cũng chảy dọc núi mà đi và hình như, tất cả những mảnh miền văn hóa, những gì cội rễ cũng từ núi mà thành” [18]. Tập thơ “Tiếng hát tháng giêng” được trao giải A – Hội Nhà văn (1987).
Thơ Y Phương thu hút sự quan tâm của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học như: Tế Hanh, Phạm Hổ, Chu Văn Sơn, Nguyễn Hữu Tiến, Trúc Thông, Hồng Diệu, Thái Vĩnh Linh, Tạ Duy Anh, Đỗ Trung Lai, Trần Mạnh Hảo, Phạm Quang Trung Tất cả các bài viết hầu như đều đánh giá cao tài năng của Y Phương, thể hiện sự đồng cảm với những vần thơ đầy tình cảm với quê hương, đất nước và dân tộc Tày , bài nào cũng ẩn chứa những ý thơ hoặc câu thơ hay. Hiện nay, những bài viết về thơ Y Phương được tập hợp trong tập “Thơ Y Phương”, hoặc được đăng rải rác trên các báo trong toàn quốc. Các bài viết tập trung phân tích nội dung xã hội của các tác phẩm, đồng thời khẳng định nét riêng độc đáo trong phong cách thơ Y Phương. Thơ của Y Phương thường là thơ tự do, sáng tác theo cảm hứng ngẫu nhiên.
90 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 05/04/2024 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Y Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của đề tài
7. Cấu trúc của đề tài
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA Y PHƯƠNG
1.1 Cuộc đời và văn nghiệp nhà thơ Nhà thơ Y Phương
1.2 Quan niệm nghệ thuật của Y Phương
1.2.1 Sống và viết như tờ giấy không thể để mất lề
1.2.2 Viết văn như một cuộc chơi đầy hứng khởi
1.2.3 Viết văn như là một cách tri ân cuộc đời
1.3 Từ quan niệm nghệ thuật đến “cái tôi” sáng tạo trong thơ Y Phương
Chương 2. NGUỒN CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ Y PHƯƠNG
2.1 Cảm hứng chung về quê hương đấ nước
2.2 Quê hương trong truyền thống văn hóa
2.3 Cảm hứng về tình yêu
2.3.1 Tình yêu đôi lứa
2.3.2 Tình cảm đối với người thân
Chương 3. NÉT ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT THƠ Y PHƯƠNG
3.1 Ngôn từ nghệ thuật
3.1.1 So sánh nghệ thuật
3.1.2 Cái mới trong ngôn từ
3.2 Thời gian nghệ thuật
3.3 Không gian nghệ thuật
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TƯ LIỆU KHẢO SÁT VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC: Chân dung nhà thơ Y Phương
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hơn 30 năm cầm bút, nhà thơ Y Phương đã để lại dấu ấn riêng, với những đóng góp riêng cho thơ ca Việt Nam hiện đại. Phong cách thơ ông vừa hiện đại vừa dân tộc, bởi ông đã kết hợp truyền thống của quê hương Cao Bằng, của dân tộc Tày với truyền thống của đất nước. Đọc thơ Y Phương có cảm giác thoải mái mà lắng đọng do cách viết hồn nhiên và thật nhiều suy ngẫm.
Y Phương đã đoạt được nhiều giải thưởng văn học lớn như: Giải A cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội, Giải thưởng loại A của Hội Nhà văn Việt Nam, Giải A của Hội đồng Văn học Dân tộc - Hội nhà văn Việt Nam, và vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước đợt 2 về Văn học Nghệ thuật năm 2007.
Thế giới nghệ thuật của Y Phương có không gian riêng, thời gian riêng và qui luật tâm lí riêng...Thế giới nghệ thuật ấy ứng với một quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới. Qua thế giới nghệ thuật, người đọc có thể hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của nhà thơ. Để tạo được dấu ấn trong lòng độc giả, có vị trí xứng đáng trong thơ Việt Nam hiện đại, bản thân Y Phương phải trải qua quá trình lao động nghệ thuật miệt mài, nghiêm túc, trăn trở với từng con chữ. Mong muốn của nhà thơ là tạo ra những công trình nghệ thuật đặc sắc góp phần làm đẹp cuộc sống và phần nào có thể bảo tồn được vốn văn hóa của dân tộc mình. Những thành công mà ông đạt được thật đáng khâm phục. Dù cho cuộc sống đôi lúc khó khăn, nhưng ông vẫn sống hết mình cho thơ, ông tự khẳng định mình bằng chính những vần thơ giản dị, thiết thực, gần gũi mà nhiều suy ngẫm.
Nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật thơ Y Phương” sẽ góp phần khẳng định tài năng và đóng góp của nhà thơ cho nền văn học Việt Nam mà nói riêng là thơ ca Việt Nam hiện đại.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Quá trình lao động nghệ thuật miệt mài của Y Phương đã đóng góp một số lượng tác phẩm không nhỏ cho nền Văn học Việt Nam hiện đại. Y Phương từng viết kịch nói, vở kịch “Người núi hoa” được sáng tác năm 1982. Tuy nhiên, lĩnh vực Y Phương để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả chính là thơ, bao gồm 1 trường ca, 1 tập thơ in chung “Lửa hồng một góc” và 5 tập thơ in riêng. Bên cạnh đó, ông còn thử sức ở lĩnh vực tản văn - văn xuôi.
Con đường đến với văn chương của Y Phương thật ngẫu nhiên. Khi còn ở quân đội, đơn vị có mở cuộc thi viết báo tường vào năm 1972, Y Phương tham gia cùng đồng đội với tinh thần góp vui. Điều bất ngờ với ông là nhóm cán bộ Phòng Văn nghệ quân đội trong chuyến công tác đã chọn bài khá nhất đăng báo. Những tác phẩm đầu tiên của Y Phương được đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội là “Bếp nhà trời”, “Dáng một con sông”(Số 6 năm 1973). Kể từ đó “Y Phương nhẩn nha sống, nhẩn nha thơ” như nhà thơ Trần Mạnh Hảo từng nhận xét. Cho dù đôi lúc con đường thơ của ông cũng gặp nhiều trắc trở “rượu nấu xong hết vèo, còn thơ thì cứ xếp từng xấp để đấy, có bạn tâm giao đến thì đọc, nhâm nhi với nỗi buồn cho qua ngày” [3,290]. Văn chương như cái nghiệp đeo đuổi nhà thơ. Sự nhẫn nại của ông với nghề nghiệp đã được đền bù xứng đáng. Tập thơ “Tiếng hát tháng giêng” được sở Văn hóa thông tin Cao Bằng ra mắt bạn đọc năm 1986 khiến nhiều người bất ngờ bởi “những phát hiện và lối diễn đạt rất mới, một tư duy thơ của một người dân tộc, mở mắt ra đã thấy núi án ngữ trước nhà, con đường cũng chảy dọc núi mà đi và hình như, tất cả những mảnh miền văn hóa, những gì cội rễ cũng từ núi mà thành” [18]. Tập thơ “Tiếng hát tháng giêng” được trao giải A – Hội Nhà văn (1987).
Thơ Y Phương thu hút sự quan tâm của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học như: Tế Hanh, Phạm Hổ, Chu Văn Sơn, Nguyễn Hữu Tiến, Trúc Thông, Hồng Diệu, Thái Vĩnh Linh, Tạ Duy Anh, Đỗ Trung Lai, Trần Mạnh Hảo, Phạm Quang Trung Tất cả các bài viết hầu như đều đánh giá cao tài năng của Y Phương, thể hiện sự đồng cảm với những vần thơ đầy tình cảm với quê hương, đất nước và dân tộc Tày, bài nào cũng ẩn chứa những ý thơ hoặc câu thơ hay. Hiện nay, những bài viết về thơ Y Phương được tập hợp trong tập “Thơ Y Phương”, hoặc được đăng rải rác trên các báo trong toàn quốc. Các bài viết tập trung phân tích nội dung xã hội của các tác phẩm, đồng thời khẳng định nét riêng độc đáo trong phong cách thơ Y Phương. Thơ của Y Phương thường là thơ tự do, sáng tác theo cảm hứng ngẫu nhiên.
Hầu hết các bài viết đều nhằm khám phá những nét đẹp riêng của thơ Y Phương như: quan niệm nghệ thuật, cảm hứng sáng tạo, và nét đặc sắc trong nghệ thuật
2.1 Quan niệm nghệ thuật là yếu tố quan trọng làm nên nét đặc sắc của thơ Y Phương.
Nguyễn Sĩ Đại đưa ra nhận xét: “Y Phương là người có quan niệm sống, quan niệm nghệ thuật một cách rõ ràng, một nhà thơ có tư tưởng, có quan niệm nghệ thuật là biểu hiện của một nhà thơ lớn” [6].
Phạm Quang Trung thì thừa nhận:“Y Phương trước sau nhất quán một xác tín nghề nghiệp” [44]. Như nhiều người cầm bút khác, Y Phương đã trăn trở trên từng trang viết, “luôn đòi hỏi cao với bản thân” [87,170] trau chuốt lại những vần thơ đã ra đời, đó cũng là điều hay gặp ở nhiều người sáng tác có ý thức.
Nhận xét chung khi đọc ba tập thơ Tiếng hát tháng giêng, Lời chúc, Đàn then của Y Phương, Trần Mạnh Hảo khẳng định: “Thơ Y Phương bình dị, chân chất, hồn nhiên, giấu cất mà không he hé lộ thiên, lặng lẽ mà bùng nổ, nhẩn nha như chính cuộc đời ông, con người ông” [3, 301].
Tạ Duy Anh cảm nhận về thơ Y Phương “cũng như rượu ngon, thơ ông càng để lâu càng ngấm thời gian, có điều kiện để ông thanh lọc những tạp chất, trở nên tinh khiết – cái tĩnh lặng luôn luôn là môi trường của ý tưởng sâu sắc” [3, 290].
Khi giao tiếp với Y Phương, mọi người sẽ có cảm nhận giống như nhà văn Nguyễn Hữu Tiến: “Y Phương của đời thường và Y Phương trong thơ là một. Bạn đọc tìm thấy ở thơ anh một tiếng nói chung, ấy là sự đồng lòng, đồng cảm” [3, 271].
Chu Văn Sơn lại chỉ ra sự nghiêm túc trong lao động nghệ thuật của Y Phương - một người vùng cao nhưng đã khắc phục được cái “thô ráp, ngây ngô vốn là nhược tật của lối cảm đó” [3, 267].
2.2 Cảm hứng sáng tạo của Y Phương cũng là vấn đề được nhiều bài viết đề cập khi tìm hiểu thơ Y Phương.
Tế Hanh cho rằng: “Y Phương bắt đầu tuổi trẻ mình bằng cuộc đời người lính và bắt đầu đời thơ mình là những bài thơ đánh giặc” [3, 244]. Theo ông, mảng thơ của Y Phương viết về non nước Cao Bằng rất thiết tha và linh hoạt, còn những bài thơ nói về mẹ, về con, về người yêu thì mang đậm bản sắc dân tộc.
Nhà thơ Phạm Hổ khi tìm hiểu tập “Tiếng hát tháng giêng” lại khai thác ở đề tài và chỉ ra ba đề tài chính của tập thơ là:
“- Lòng yêu và niềm tự hào quê hương đất nước, về con người nói chung và về con người quê hương nói riêng.
- Tâm trạng và ý chí người cầm súng đi chiến đấu và ở xa quê hương.
- Tình yêu” [3, 249].
Chu Văn Sơn cũng đồng tình “sự tha thiết với xứ sở dân tộc mình chính là nhịp tim thầm kín bền vững nhất trong từng bài thơ Y Phương, là cốt lõi của giọng hát Y Phương” [3, 260]. Ngoài ra, “Trong Tiếng hát tháng giêng, Y Phương còn chứng tỏ sự độc đáo của mình ở một mảng thơ khác – thơ tình” [3, 264].
Đề cập đến nội dung thơ Y Phương, Di Linh khẳng định: “những hình bóng thiếu nữ Tày, là một hình tượng văn học khỏe khoắn, chủ đạo nhất của thơ Y Phương”[17].
Theo Nguyễn Hữu Tiến thì “những làn điệu dân ca đa dạng và phong phú ở Trùng Khánh là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn Y Phương để rồi sau này thơ anh có sức ngân vang và bay xa” [3, 270]. Có thể nói Y Phương là “một nhà thơ chung thủy với quê hương” [3, 271].
“Y Phương không yêu dân tộc mình ở đầu lưỡi, lạm dụng chất dân tộc” [3, 273] – đó là nhận xét của Trúc Thông về tập thơ “Lời chúc” của Y Phương.
Nhận xét về thơ tình Y Phương – Hồng Diệu cho rằng: “Nói chuyện tình yêu của con người với con người mà kết hợp với thiên nhiên, với tự nhiên như vậy vừa cổ xưa, vừa hiện đại” [3, 278].
Thái Vĩnh Linh lại tìm thấy “không khí sinh động của cuộc sống miền núi” [3, 284] trong tập “Đàn then”.
Kết luận về thơ tình Y Phương, nhà nghiên cứu Phạm Quang Trung cho rằng:“Tình yêu đích thực bao giờ cũng vậy, nâng đỡ con người ta, hướng con người ta tới cõi thiêng liêng” [87, 176] và khẳng định nếu không là Y Phương “thì chúng ta đã không thể có những bài thơ thắt lòng vì tha thiết yêu mà không thể sống cùng nhau, song vết thương lòng thì chừng như không lành theo năm tháng” [87, 170].
Nguyễn Sĩ Đại cũng phát hiện thấy thơ Y Phương “có hai mảng đề tài rõ rệt tình yêu quê hương và chiến tranh” [6].
2.3 Ngoài ra, những nét đặc sắc trong nghệ thuật cũng là vấn đề dễ tìm thấy trong nhiều bài viết về thơ Y Phương.
Đỗ Trung Lai trong bài viết “Chín tháng – Khúc ca tôn vinh người mẹ chiến sĩ”, phát hiện trường ca “lời không dài mà gói buộc được nhiều. Thế tức là ý tại ngôn ngoại, là thơ hay” [3, 295]. Và “Y Phương là một giọng điệu riêng, trộn lẫn một cách hài hòa lối nghĩ, lối nói của dân tộc anh” [3, 301].
“Bằng bút pháp điêu luyện, ngôn ngữ chọn lọc, giữ được sự tinh tế của tình cảm pha lẫn cái dung dị, mộc mạc đầy chất núi rừng” [3, 287] là nhận xét của tác giả Thái Vĩnh Linh.
Từ việc tìm hiểu những bài thơ trong Lời chúc, Hồng Diệu đi đến kết luận về thơ Y Phương “Có thể nhận ra một đặc điểm của nhà thơ này: diễn đạt ý mình thật mạch lạc và kín đáo” [3, 280]. Điểm thành công của tập Lời chúc là “cách so sánh gần với tự nhiên và nhiều khi hồn nhiên, ngộ nghĩnh là một đặc điểm của người dân tộc thiểu số” [3, 282]. Tập thơ“thấp thoáng cái riêng của anh, hoặc là ở ý tứ, hoặc là ở câu chữ”[ 3, 282].
Trúc Thông lại nhận thấy Y Phương “không ngừng xoay ngang, xoay dọc, tìm cách bộc lộ thơ ca ở những nhịp điệu, những hình ảnh, những từ ngữ bản chất nhất, khêu gợi nhất, cô đọng nhất” [3, 275].
Nguyễn Hữu Tiến đưa ra một nhận định có tính khái quát về phong cách thơ Y Phương “vừa hiện đại vừa dân tộc là bởi vì anh đã biết kết hợp truyền thống văn hóa của quê hương với mọi miền quê của đất nước” [3,272].
Với Di Linh thì thơ Y Phương “là một sự lạ lùng quyến rũ đến kì lạ, là một hương vị mới trong bữa tiệc đã quá nghèo nàn và nhàm chán !” [18].
Không chỉ vậy, Chu Văn Sơn còn phát hiện ra nét bản chất trong tập “Tiếng hát tháng giêng” chính là “yếu tố hiện đại đã tìm thấy một cơ chế kết hợp hợp lí nào đó với yếu tố truyền thống” [3,269].
Hiện thực cuộc sống được Y Phương đưa vào thơ, khiến những vần thơ ông “vừa dân tộc, vừa hiện đại, vừa cô đúc, vừa khoáng đạt”[ 3, 255], đó là nhận xét của nhà thơ Phạm Hổ.
Ngoài ra cũng có nhiều nhận xét về những điểm hạn chế của thơ Y Phương.
Tế Hanh chỉ ra sự non nớt trong sáng tác nghệ thuật của Y Phương là “nhiều chỗ vụng về đôi khi ngô nghê” [3, 247].
Chu Văn Sơn chỉ ra nhược điểm của tập thơ “Tiếng hát tháng giêng” ở chỗ “vẫn còn một số bài loãng, lép như Một ngày bình yên, Kỉ niệm đội chiếu bóng, Hương thơm trái thị” [3, 269].
Theo Trúc Thông, thơ Y Phương “không phải bài nào cũng hay, câu nào cũng quý, chữ nào cũng đẹp” [3, 275].
Thái Vĩnh Linh chỉ rõ hạn chế của tập “Đàn then” là “một số bài còn lộ nhiều thô vụng hay giản lược, một số bài có vẻ lời đi qua tứ” [3, 287].
Trần Mạnh Hảo cũng cho rằng, thơ Y Phương “có nhiều bài hay và cả nhiều bài thơ chưa hay” [3, 309].
Có thể thấy, điểm gặp nhau của các nhà nghiên cứu về thơ Y Phương là bên cạnh việc chỉ ra những thiếu sót cần khắc phục của cây bút Y Phương thì họ đều có chung nhận xét là thơ Y Phương có chất giọng điềm tĩnh, suy tư, trong đó những bài viết về quê hương Cao Bằng là những sáng tác thành công nhất. Và điều đặc biệt là thơ Y Phương vừa có tính hiện đại, vừa có tính dân tộc. Tác giả Trần Đăng Suyền trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, Tập I khẳng định: “Những cây bút làm thơ sau 1975 xuất hiện ngày càng nhiều, đã và đang từng bước khẳng định vị trí của mình, tiêu biểu là Y Phương với tập Tiếng hát tháng giêng” [63, 15].
Năm 2005, Bộ giáo dục và Đào tạo tuyển chọn bài thơ “Nói với con” của Y Phương đưa vào giảng dạy chính thức trong chương trình Ngữ văn lớp 9 - THCS. Đó là điều kiện để tác phẩm của ông đến được với đông đảo bạn đọc.
Qua các bài nghiên cứu, phê bình về thơ Y Phương, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã có đóng góp trong việc chỉ ra những đổi mới trong cách viết của Y Phương so với các nhà thơ dân tộc đàn anh khác, và phát hiện ra nhiều đặc điểm thơ Y Phương. Tuy nhiên chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện và có hệ thống về thơ Y Phương để từ đó rút ra những đặc điểm trong phong cách, nội dung tư tưởng và nghệ thuật thơ Y Phương. Vì lí do trên, nghiên cứu về thế giới nghệ thuật thơ Y Phương là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa, nhằm đánh giá những thành tựu của một nhà thơ quân đội tiêu biểu, qua đó có thể thấy được những đóng góp của nhà thơ cho thơ ca Việt Nam.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về thế giới nghệ thuật thơ Y Phương là một việc làm cần thiết, nhằm đánh giá những thành tựu của Y Phương, qua đó có thể thấy được những đóng góp của nhà thơ đối với thơ Việt Nam hiện đại.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Mỗi tác phẩm của Y Phương là một công trình nghệ thuật bằng ngôn từ, một chỉnh thể nghệ thuật đặc sắc, được chi phối bởi quan niệm thẩm mĩ nhất quán. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các sáng tác thơ của Y Phương.
Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Y Phương” phạm vi khảo sát và trích dẫn của luận văn trong các tập thơ sau:
- Đàn then – Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1996.
- Chín tháng (Trường ca) – Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999.
- Thơ Y Phương – Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2002.
- Thất tàng lồm (Thơ song ngữ) – Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006.
Ngoài ra, để có thể làm rõ phong cách thơ Y Phương, chúng tôi khảo sát thêm một số bài viết của chính tác giả đăng rải rác trên các báo. Trong điều kiện và chừng mực nhất định, chúng tôi so sánh tác phẩm của ông với tác giả người dân tộc ít người khác như Inrasara để từ đó rút ra những nét riêng biệt ở thơ Y Phương.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Y Phương”, tác giả luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng đều xuất hiện trong điều kiện lịch sử xã hội nhất định, và tác phẩm chịu sự chi phối ở mức độ này hay mức độ khác bởi hoàn cảnh lịch sử xã hội đó. Người viết vận dụng phương pháp này để tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử xã hội có những biến cố gì ảnh hưởng đến quá trình sống và sáng tạo nghệ thuật của Y Phương. Từ đó, hiểu thêm vì sao nhà thơ Y Phương lại có những tác phẩm mang nét độc đáo, riêng biệt để lại ấn tượng trong lòng độc giả.
- Phương pháp so sánh: Để làm rõ phong cách thơ Y Phương với quan niệm độc đáo về văn chương cùng những nguồn cảm hứng lớn trong thơ ông, người viết có so sánh đối chiếu với một số tác giả, tác phẩm dân tộc ít người khác.
- Phương pháp hệ thống: Sử dụng phương pháp này người viết coi thế giới nghệ thuật thơ Y Phương là một chỉnh thể toàn vẹn, một hệ thống chặt chẽ, gồm hai bộ phận liên kết với nhau là nội dung nghệ thuật và hình thức nghệ thuật.Từ việc vận dụng phương pháp hệ thống nhằm toát lên sự thống nhất giữa quan niệm nghệ thuật và con người đời thường của tác giả.
- Phương pháp loại hình: Vận dụng phương pháp loại hình để tìm hiểu lịch sử vấn đề, làm rõ những ý kiến khác nhau khi nhận xét, đánh giá về thơ Y Phương. Từ đó giúp người viết có cái nhìn khái quát, toàn diện hơn khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Y Phương.
- Phương pháp liên ngành: Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cần sử dụng nhiều loại hình tri thức thì tác phẩm được nghiên cứu mới có chiều sâu. Áp dụng phương pháp liên ngành để hiểu thêm về phong tục, văn hóa dân tộc Tày tồn tại trong tác phẩm của Y Phương.
Ngoài ra người viết còn sử dụng các phương pháp khác như thống kê, phân tích tác phẩm văn học dựa trên những đặc trưng thể loại và những phạm trù của lí luận thi pháp làm phương tiện khảo sát.
Để hoàn thành tốt được luận văn, người viết còn gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với nhà thơ Y Phương tại trại sáng tác Lâm Đồng vào tháng 12 năm 2008.
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật thơ Y Phương” góp phần khẳng định những đóng góp của Y Phương trong nền thơ Việt Nam hiện đại.
Luận văn tìm hiểu thơ Y Phương trên bình diện thế giới nghệ thuật, đây là một cách tiếp cận mới. Thế giới nghệ thuật thơ Y Phương được hình thành từ quan niệm nghệ thuật nhất quán, từ cách nhìn về con người và cuộc đời. Quá trình tìm hiểu thơ Y Phương người viết nhận thấy những nhận thức về quê hương Cao Bằng, con người và tình yêu chính là nguồn cảm hứng dạt dào của nhà thơ. Người viết cũng cố gắng chỉ ra giọng điệu riêng trong sáng tạo nghệ thuật của Y Phương.
Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo cần thiết cho việc tìm hiểu thơ Việt Nam hiện đại.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật thơ Y Phương”, trước tiên người viết trình bày các quan niệm nghệ thuật của Y Phương. Đây là tiền đề để đi vào tìm hiểu những nguồn cảm hứng lớn của nhà thơ. Từ đó tác giả luận văn tìm ra những nét đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của thơ Y Phương. Để thực hiện những yêu cầu trên, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được tổ chức thành 3 chương như sau:
- Chương 1: Quan niệm nghệ thuật của Y Phương
- Chương 2: Nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Y Phương
- Chương 3: Nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ Y Phương
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA Y PHƯƠNG
1.1 Cuộc đời và văn nghiệp
Tên khai sinh của Y Phương là Hứa Vĩnh Sước, các bút danh: Y Phương, Chu Văn Păn, Hứa Hiếu Lễ. Ông sinh ngày 24 tháng 12 năm 1948. Quê ở xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Cuộc đời nhà thơ Y Phương “dù không cay đắng nhưng cũng nhiều nỗi muộn phiền” [17], và chính những nỗi phiền muộn đã là nỗi ám ảnh trong cuộc đời và thơ ông. Sinh trưởng trong một gia đình dân tộc Tày, ông cụ thân sinh là Hứa Văn Cường - một thầy tào chữa bệnh cho nhiều người. Mẹ ông là Nông Thọ Lộc - một phụ nữ đảm đang. Thuở nhỏ, Y Phương có mơ ước học được những phép thuật của cha, những bài thuốc cứu người để sau này nối nghiệp cha làm thầy mo, chữa bệnh. Thế nhưng ông cụ thân sinh biết Sước không hợp với nghề này nên không mặn mà truyền nghề. Y Phương biết những bài cúng, bài than, học chữ từ cha. 9 tuổi, Y Phương mới bắt đầu học trường cấp một thị trấn Trùng Khánh và tập nói tiếng Kinh. Niềm đam mê văn chương đã có trong ông từ rất sớm. Bạn bè thời ấu thơ của ông là sách. Mỗi sáng được mẹ cho 5 xu để ăn quà, ông đã dành dụm số tiền ít ỏi này mua sách đọc. Cải cách ruộng đất diễn ra, mặc dù sau đó đã được sửa sai nhưng để lại không ít chuyện đau buồn cho người dân. Y Phương cũng là một nạn nhân của cuộc cách mạng ấy, gia đình bị quy kết thành phần, tất cả những người có chữ, nhất là chữ Pháp, đều bị gọi đi làm cỏ vê (làm khổ sai, cải tạo). Dù học chưa hết cấp III, Y Phương đã ý thức “lí lịch” không đẹp đẽ của gia đình, ông quyết tâm làm lại cuộc đời bằng việc xung phong đi bộ đội. Là con một, Hứ