Đề tài Thế giới nhân vật trong tác phẩm ăn mày dĩ vãng của chu lai

Văn học Việt Nam viết về đề tài kháng chiến chống Mỹ là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử văn học thành văn của nhân dân quan trọng do vị trí, tính chất và những thành tựu của nó. Nhiều tác giả, tác phẩm văn học xuất sắc trong thời kỳ này vẫn sống khá mạnh mẽ trong sinh hoạt văn hóa nghệ thuật hiện đại của nước nhà. Mặc dù cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập của dân tộc với biết bao chiến công anh dũng, đau thương, mất mát đã đi qua mấy mươi năm thế nhưng chiến tranh không phải là câu chuyện của ngày hôm qua,vẫn còn đó những dư âm, hậu quả hiện hữu. Đó là những vết thương trên cơ thể của những cựu chiến binh, những di chứng kéo dài trên cơ thể những em bé bị dính chất độc màu da cam, hay những mất mát của người phụ nữ.tất cả là nỗi ám ảnh đối với những ai đã từng đi qua chiến tranh và một thời cầm súng. Là một trong số nhà văn viết sau chiến tranh, lại là người cầm súng trước khi cầm bút, những sáng tác của Chu Lai trong mấy chục năm qua dường như không tránh khỏi cái vòng cương tỏa của những ki ức chiến tranh. Cả cuộc đời Chu Lai là những chuyến lãng du và trận mạc nên những trang viết của ông sống động, tươi rói, như cuộc chiến đang hiện diện có khói lửa, có tiếng bom đạn, có mùi thuốc súng và đặc biệt mùi “tử sĩ”. Nhân vật người lính trong những sáng tác của Chu Lai không chỉ được thể hiện trong chiến tranh mà họ còn được đặt trong vô vàn những khó khăn của cuộc sống thời hậu chiến. Tất cả những điều đó đã tạo nên chiều sâu, sức hấp dẫn, sự đặc sắc và mới mẻ của tiểu thuyết Chu Lai

doc50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4755 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thế giới nhân vật trong tác phẩm ăn mày dĩ vãng của chu lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA VĂN – XÃ HỘI ----------@&?---------- NIÊN LUẬN CHUYÊN NGHÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM Đề tài: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM ĂN MÀY DĨ VÃNG CỦA CHU LAI GV hướng dẫn: Sv thực hiện: Lớp: Cử nhân văn học K7 MSSV: Niên khóa: 2009 - 2013 Thái Nguyên, tháng 5 năm 2010. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2010. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy cô của khoa Văn- Xã Hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được làm đề tài này. Cùng với đó em xin cảm ơn Th.s Phạm Thị Vân Huyền đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài niên luận này. Do đây là lần đầu tiên tiếp xuc với một đề tài lớn nên đề tài gặp không ít những sai sót. Em mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để đề tài hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan niên luận “Thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn của La Fontaine” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Các số liệu, kết quả nêu trong niên luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nội dung niên luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của niên luận. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả niên luận Luyến Vũ Văn Khánh Đề tài: Thế giới nhân vật trong tác phẩm ăn mày dĩ vãng MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam viết về đề tài kháng chiến chống Mỹ là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử văn học thành văn của nhân dân quan trọng do vị trí, tính chất và những thành tựu của nó. Nhiều tác giả, tác phẩm văn học xuất sắc trong thời kỳ này vẫn sống khá mạnh mẽ trong sinh hoạt văn hóa nghệ thuật hiện đại của nước nhà. Mặc dù cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập của dân tộc với biết bao chiến công anh dũng, đau thương, mất mát đã đi qua mấy mươi năm thế nhưng chiến tranh không phải là câu chuyện của ngày hôm qua,vẫn còn đó những dư âm, hậu quả hiện hữu. Đó là những vết thương trên cơ thể của những cựu chiến binh, những di chứng kéo dài trên cơ thể những em bé bị dính chất độc màu da cam, hay những mất mát của người phụ nữ...tất cả là nỗi ám ảnh đối với những ai đã từng đi qua chiến tranh và một thời cầm súng. Là một trong số nhà văn viết sau chiến tranh, lại là người cầm súng trước khi cầm bút, những sáng tác của Chu Lai trong mấy chục năm qua dường như không tránh khỏi cái vòng cương tỏa của những ki ức chiến tranh. Cả cuộc đời Chu Lai là những chuyến lãng du và trận mạc nên những trang viết của ông sống động, tươi rói, như cuộc chiến đang hiện diện có khói lửa, có tiếng bom đạn, có mùi thuốc súng và đặc biệt mùi “tử sĩ”. Nhân vật người lính trong những sáng tác của Chu Lai không chỉ được thể hiện trong chiến tranh mà họ còn được đặt trong vô vàn những khó khăn của cuộc sống thời hậu chiến. Tất cả những điều đó đã tạo nên chiều sâu, sức hấp dẫn, sự đặc sắc và mới mẻ của tiểu thuyết Chu Lai "Chiến tranh là nơi tập trung đỉnh điểm cảm xúc con người, đó là nơi sinh tử trong gang tấc, là nơi xuất hiện anh hùng và cả những kẻ hèn nhát, là nơi có vinh quang, ánh sáng, lý tưởng và có cả sự ích kỷ, độc ác, tàn bạo...Người ta biết đến chiến tranh không chỉ bởi sự đau thương, khổ hạnh mà ở đó còn có cả tình yêu và lý tưởng”. Tôi đã đọc rất nhiều tiểu thuyết, ký sự và cả truyện ngắn chiến tranh nhưng thực sự Ăn mày dĩ vãng đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất. Tác phẩm là một tiểu thuyết chiến tranh nhưng kỳ thực nó phô bày hết mọi mặt của cuộc sống từ cuộc chiến tranh đẫm máu giữa hai phe: ta và kẻ thù đến tâm sinh lý con người, đến tình yêu lãng mạn trong thời kỳ dã man và khốc liệt, rồi cả những mặt trái trong thời chiến lẫn thời bình đều được lôi ra tuồn tuột trưng bày cho độc giả nhấm nháp và chiêm nghiệm suy tư. Nghiên cứu thế giới nhân vật trong Ăn mày dĩ vãng là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Nó không chỉ giúp cho ta tìm hiểu được về những con người trong thời kì bom đạn của chiến tranh mà còn giúp chúng ta thấy được bộ mặt của xã hội thời kì hậu chiến. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn đi nghiên cứu tìm hiểu đề tài “Thế giới nhân vật trong tác phẩm Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai” để góp phần khám phá và khẳng định một phương diện đặc sắc trong tài năng nghệ thuật của nhà văn. II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Những công trình nghiên cứu của các tác giả về Chu Lai chủ yếu là những bài viết ngắn, mang tính chất giới thiệu và được đăng rải rác ở trên báo chí, mạng Internet…mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết của ông. Bên cạnh đó là các bài viết ngắn của các độc giả phát biểu về cảm nghĩ của mình trên các trang Web điên tử, đó là những bài viết sơ lược chỉ mang tính chất đọc để tham khảo chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu. Tuy rằng tài liệu có phần hạn chế, ít ỏi nhưng nhờ những sự giúp đỡ quý báu của các cô giáo, và quá trình thu nhặt tài liệu tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Thế giới loài vật trong tác phẩm Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai”. III. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thế giới nhân vật trong tác phẩm Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, nhà xuất bản Lao động, phát hành năm 2009. IV. Đối tượng nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu một số đối tượng chính là: nhân vật người chiến sĩ trước và sau cách mạng, nhân vật người phụ nữ và những kẻ thừa nước thả câu của xã hội hiện tại. Cùng với việc nghiên cứu nhân vật, đề tài còn tập trung làm sáng tỏ nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, từ cách xây dựng hành động đến cách miêu tả tính cách để từ đó làm cho nhân vật trở lên sống động hơn. V. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi thực hiện một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân loại thống kê Tiến hành thống kê, phân loại từng nhân vật để thấy được vị trí của thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai. Phương pháp xã hội học Nghiên cứu tác phẩm từ góc độ ngoài văn học để nhấn mạnh tính chân thực của tác phẩm từ đó đặt ra mối quan hệ giữa nhân vật trong tác phẩm và nhân vật trong thực tế. Phương pháp lịch sử so sánh Vận dụng phương pháp lịch sử so sánh so sánh, đối chiếu để thấy được sự khác nhau giữa những nhân vật trong thời kì chiến tranh và những nhân vật trong thời kì hậu chiến trong tác phẩm của ông. Tiếp cận tác phẩm trong tính tổng thể, mối quan hệ giữa các yếu tố và giá trị của các yếu khác quyết định tác phẩm. VI. Đóng góp của đề tài Về lý thuyết Đề tài phần nào mang đến cái nhìn toàn cảnh về những nhân vật trong tiểu thuyết viết về chiến tranh của Chu Lai, cùng với đó, đề tài góp phần tìm hiểu sự khác nhau giữa nhân vật này với nhân vật khác và với chính nhân vật đó trong các thời kì khác nhau. Thực tiễn Đề tài đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng. VII. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài còn gồm 3chương: Chương 1: Cơ sở lí luận chung Chương 2: Thế giới nhân vật trong tác phẩm ăn mày dĩ vãng Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lý luận chung 1.1. Nhân vật văn học. Trong cuốn Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên (NXB giáo dục, xuất bản năm 2002 ) ông cho rằng: “ Nhân vật văn học là một hiện tượng có tính ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra. Thông thường đó là một cái tên như Trương Phi, Chí Phèo, chị Sứ, hai Mẫn. Thứ đến là các dấu hiệu tiểu sử, nghề nghiệp hoặc đặc điểm riêng như chàng mồ côi, hai anh em sinh đôi, chú lính, ông quan huyện…sâu hơn là các đặc điểm tính cách như ông tư sản học làm quý tộc, thằng đạo đức giả, người đi tìm hình của nước…các dấu hiệu, đặc điểm ấy thường đúc kết thành các “công thức” giới thiệu nhân vật.” (4, 278). Cùng với đó ông cũng cho rằng: “Nhân vật văn học khác với nhân vật trong hội họa điêu khắc, bộc lộ trong hành động (hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm ngôn ngữ) và quá trình. Nó luôn hứa hẹn những điều sẽ xảy ra, những điều chưa biết trong quá trình giao tiếp”. (4, 278). Khi bàn về chức năng của nhân vật ông khẳng định: “Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kỳ vọng về con người. Nhà văn sang tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về cá nhân đó. Nó cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng.” (4,279). Từ đó chúng ta thấy rằng: Nhân vât văn học là những con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học và là phương tiện để khái quát hiện thực. Hay khi bàn về nhân vật văn học, Lại Nguyên Ân có viết: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người.” (1, ) Vậy nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc một phong cách. Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hiện tượng văn học như: văn học về “con nười nhỏ bé”, vể “con người thừa” (ở văn học Nga thế kỉ XIX), văn học về thế hệ mất mát (văn học Việt Nam thế kỉ XX)…Những nhân vật văn học trở lên nổi tiếng, được biết đến rộng rãi chính là những hình tượng vĩnh cửu vủa văn học thế giới. 1. 2. Chu Lai và tác phẩm ăn mày dĩ vãng 1. 2.1. Nhà văn Chu Lai Chu Lai có tên khai sinh là Chu Văn Lai, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1946, tại xã Hưng Đạo, huyện Phù Tiên nay là huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, hiện đang ở Hà Nội. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1980. (6) Nhà văn Chu Lai là một cây viết trưởng thành trong môi trường quân ngũ và nhiều tác phẩm của ông ra đời dưới làn mưa bom bão đạn của quân thù. Ông là con trai của nhà viết kịch Học Phi. Trong chiến tranh Việt Nam ông công tác trong đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị rồi trở thành chiến sĩ đặc công hoạt động trong vùng Sài Gòn. Sau 1973, ông về làm trợ lý tuyên huấn Quân khu 7. Đến cuối năm 1974 ông tham dự trại sáng tác văn học Tổng cục Chính trị và sau đó học tại Trường Viết văn Nguyễn Du khóa 1. Sau khi tốt nghiệp, ông biên tập và sáng tác cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà văn Chu Lai còn viết một số kịch bản sân khấu, kịch bản phim và tham gia đóng phim. Ông vốn là một chiến sĩ đặc công vùng Rừng Sác - miền Đông Nam Bộ, đầu tiên ông khởi nghiệp lính bằng suất diễn viên ở đoàn kịch Tổng cục Chính trị. Được một dạo thì chán, có lẽ những tố chất nhà văn đang ươm nhú trong tâm hồn đã thôi thúc Chu Lai bỏ nghề diễn để nằng nặc xin được làm lính chiến. Quãng đời mười năm lính chiến kia hơn cả nỗi ám ảnh đã trở thành một phần quan trọng thường trực chi phối toàn bộ cuộc sống của Chu Lai. Mỗi người lính trở về từ mặt trận, dù còn nguyên vẹn hay đã mất một phần cơ thể thì chính họ cũng đã là những nhân chứng lịch sử xác thực nhất viết nên những bản hùng ca về cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam. Mỗi người có một cách kể lại cho các thế hệ con cháu họ về cuộc chiến và Chu Lai cũng không phải là ngoại lệ. Phải chăng có hơn những đồng đội khoác chiếc áo lính màu xanh ấy là ông đa cảm hơn và “nói dẻo hơn”. Và chính nhờ cái sự “nói dẻo” ấy mà ông đã cho ra đời những tác phẩm văn học để đời như: “Nắng đồng bằng” (1978), “Vòng tròn bội bạc” (1987), “Ăn mày dĩ vãng” (1991), “Phố” (1992), “Ba lần và một lần” (1999), “Khúc bi tráng cuối cùng” (2004), “Cuộc đời dài lắm” (2001), “Chỉ còn một lần” (2006),... Đó là những bức tranh về hiện thực cuộc chiến tranh Việt Nam đầy bi tráng nhưng cũng đầy tính nhân văn. Mấy chục năm cầm bút đã giúp cho Chu Lai có được một gia tài kha khá gồm khoảng hơn chục cuốn tiểu thuyết để đời và cũng gần ngần ấy số truyện ngắn, kịch bản phim, kịch bản sân khấu... Và quan trọng hơn, nó đã để lại cho văn đàn Việt Nam thời hiện đại một dấu ấn đậm nét về mảng đề tài chiến tranh mà mỗi khi nhắc đến sẽ không ai khác ngoài cái tên “Chu Lai. 1.2.2. Tác phẩm ăn mày dĩ vãng của Chu Lai (1991) "Ăn mày dĩ vãng" của Chu Lai là một tiểu thuyết được viết sau khi chiến tranh kết thúc nhưng nó phô bày hết mọi mặt của cuộc sống. Từ cuộc chiến tranh đẫm máu giữa hai phe: ta và kẻ thù đến tâm sinh lý con người, đến tình yêu lãng mạn trong thời kỳ dã man và khốc liệt. Tác phẩm là một bộ tiểu thuyết nói về một người lính, một anh hùng, tìm lại quá khứ, tìm lại đồng đội, người yêu dấu xưa, rồi để khóc, để buồn, căm giận, vấn vương. Hai Hùng - người rừng - nhân vật "tôi", là người chỉ huy ở bên sông Sài Gòn những năm 1968, mạnh mẽ, dũng cảm, mưu trí còn Ba Sương - người y tá thì mảnh dẻ, xinh đẹp, lương thiện. Hai người yêu nhau trong chiến tranh, một tình yêu đẹp, tình yêu từ duyên kiếp nhưng chiến tranh thật tàn nhẫn, trong một chiến dịch khiến Hai Hùng đã tưởng Ba Sương ra đi mãi mãi. Hòa bình về, mang Hai Hùng trở lại Bắc, để lại hồn người con gái Ba Sương. Rồi mấy mươi năm sau, người chỉ huy kia trở lại chiến trường và vô tình thấy lại người con gái yêu thương ấy. Người con gái tên "Ba Sương" vẫn chưa chết, không hề chết và một cuộc hành trình lạ lùng, ký ức được khơi dậy sống động, có máu, có nước mắt. Những người bạn chiến xưa như ba Thành, Tuấn, Quân, Tường... mỗi người một cuộc sống, một quan điểm sống nhưng tất cả họ đều hết mình với đồng đội dù ở bất cứ nơi đâu. Trong chiến tranh, họ đã kề vai, sát cánh bên bìa rừng ven sông Sài Gòn để giành từng mét đất, gốc cây. Chiến tranh ác liệt, bom, pháo dội ngày đêm, giặc càn quét từng đợt với cái chết của từng đồng chí trong tiểu đội, sự đau thương, mất mát càng làm họ gần nhau hơn. Để rồi trở về hiện tại, họ vui, họ sống với tinh thần người lính, quật cường, không khách xáo. Tình đồng chí mạnh mẽ, keo sơn.Còn tình yêu của Hai Hùng - người chỉ huy xưa, ngọt ngào, mặn nồng mà cay đắng. Duyên phận đưa họ đến với nhau nhưng lại cách xa mấy chục năm và tình cờ nhìn thấy nhau, cả hành trình tìm lại với nhau gặp mặt rồi xa nhau tức khắc. Tiểu thuyết không vênh vang ca ngợi bằng những lời lẽ khô khốc khuôn sáo, mà chính từ những gì đã xảy ra theo một diễn biến tự nhiên sinh động, thực, rất thực đã tự cho ta thấy được giá trị của những đức hy sinh chân chính. Không hoàn toàn hoàn hảo như thiên thần, họ, những con người vì quê hương bán mạng bám lấy từng mảnh rừng, quyết giữ gìn từng tấc đất, không nề hà sống trong những chốn hiểm nguy, cốt mơ ước khát khao thực thi cho được sứ mệnh cứu nước vĩ đại, cũng đôi lúc "phàm tục". Cuộc sống của những con người trong chiến tranh và sau chiến tranh là những cuộc sống hoàn toàn khác nhau. Đó là cuộc sống chiến đấu không màng đến mạng sống của mình vì độc lập trong thời chiến và những kẻ đục nước thả câu trong thời bình…Tất cả hiện thực của cuộc sống đã được hiện lên một cách rõ nét qua ăn mày di vãng Chương 2. Thế giới nhân vật trong tác phẩm ăn mày dĩ vãng 2.1. Những người lính trong chiến tranh. Đó là những con người đã lên đường theo tiếng gọi của tổ quốc, họ hi sinh tuổi trẻ để bảo vệ nền độc lập, bảo vệ tổ quốc. Họ là những anh hùng của đất nước, nhưng họ cũng là những con người bình thường với những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống: đó là được sống, được yêu và hạnh phúc… 2.1.1. Những người anh hùng của đất nước Trong chiến tranh, hình ảnh những người lính được hiện lên với một vẻ đẹp thật phi thường, một vẻ đẹp mà chúng ta chỉ có thể thấy được ở những người lính quả cảm và anh dũng này. Họ là những thế hệ đại diện cho cả đất nước lên đường đánh giặc. Họ đến từ nhiều nơi khác nhau nhung tất cả đều tập trung tại đây, trong cùng một khu rừng, cùng chung một trận tuyến và cùng nhau sinh hoạt. Họ đều là những con người mang vẻ đẹp chung của những người lính nhung ở họ ta lại tìm thấy được nhũng cái riêng biệt. Trước hết là nhân vật Hai Hùng, chúng ta thấy tác giả đã vẽ lên một người đẹp từ con người đến phẩm chất. Đó là một chàng trai đất Bắc có một thân hình vạm vỡ khỏe đẹp: “Cao một mét bảy ba, nặng suýt tám mươi ký, nếu nhịn đói dài ngày hay bị thương cũng chỉ xê dịch một chút ít, vòng ngực vênh cong như rá úp, tóc dầy cộm, mắt xếch, miệng rộng, cười tươi, răng to và chắc, bụng nổi dủ sáu múi, chân tay xoắn chừng như chão bện, da bánh mật có lúc đỏ lâu…” (3,32). Hai Hùng là như vậy, anh là một mẫu người tiêu biểu cho chiến tranh sông lạch, thứ chiến tranh đòi hỏi sự tinh nhạy, khôn khéo và can tràng đến tột độ. Không chỉ là người có vóc dáng của một người phù hợp với chiến tranh, Hai Hùng còn là một người được mọi người quý mến, quý mến từ tính cách đến con người anh. Trong trận mạc, anh không có một động tác thừa, một câu nói thừa, anh biết nói bằng ánh mắt, biết nghe và biết cười bằng ánh mắt, một đôi mắt nâu xám, hồn nhiên và hoang dại. Khi nói về anh thì các cô du kích, các cô ở đội nữ phá binh trong rừng ngưỡng mộ, thần tượng. Đối với bà con nơi ấp chiến lược, anh được họ quý mến coi như người con của bản, cua mình. Họ gọi anh bằng mày, bằng thằng với tất cả sự yêu mén, tin cậy. Đồng đội thì tin cậy anh như thủy thủ hết lòng tin cậy vào thuyền trưởng tài ba giữa muôn trùng sóng cả. Và cũng chính vì lí do đó mà kẻ thù phải gọi anh bằng tên sát nhân tài tử, nghệ sĩ cầm súng ảo thuật. Nhìn chung lại, Hùng là một người oánh đá có sỏi, tiếng tăm đến mức ba thằng ngụy cũng phải kêu nể mà kêu là ác ôn Việt Cộng nhưng sau gần chục năm vẫn chỉ là đội trưởng, quân hàm chuẩn úy như ngày nào mới vào. Nếu ở chủ lực, ít nhất ông ấy cũng phải đeo lon đại úy hay thiếu tá, năm trong tay một tiểu đoàn, một trung đoàn ngon ơ. Không chỉ là một người đánh giặc giỏi, Hùng còn là một người có tình yêu sâu sắc: Đó là khi mà mọi người nói gần Ba Sương sẽ chết, anh đã mặc tất cả, vẫn yêu cô chân thành, một tình yêu sâu sắc và trong sáng. Anh yêu cô còn hơn cả bản thân và tính mạng của mình. Anh chỉ cần có Sương, có tình yêu chân thật và không bao giờ để mất đi người mà anh yêu mến. Anh đã từng nói: “Một mình anh cũng sẵn sàng tiến hành cả một cuộc chiến tranh, lập ra cả một tiểu thuyết chính trị, tổ chức một cuộc siêu quần chúng của riêng hai đứa để tôn thờ và đê chết cho nó” (3, 210). Khi cả hai người bị kẻ địch bao vây trong một cài hầm nhỏ, cận kề với cái chết, anh đã không sợ sệt mà còn vui bởi vì nó vô tình đã tạo cho Sương và anh được ở bên nhau một mình, trong một không gian riêng tư. Cũng tại nơi đây lần đầu tiên hai người nói ra từ yêu mà trước đó chưa ai nói với ai: “Anh yêu em!”: Lần đầu tiên mà Hai Hùng nói được câu nói đó bằng tất cả sự dồn nén ngột ngạt bấy lâu nay trong lòng. Đáp lại đó, Sương cũng đã nói được tình yêu của cô với anh mà bý lâu nay cô chưa hề nói với anh: “Em thương anh!...yêu anh . Yêu cũng là lần đầu tiên em nói với tôi câu đó.(3, 216). Cũng từ trong gian khổ, hai người đã trao cho nhau tuổi thanh xuân của mình với tất cả sụ nồng cháy, sự đam mê và sự chân thành với nhau. Cũng ở đây Hùng đã nhận biết được dấu hiệu đặc biệt mà sau này chính anh đã tìm được sự thật từ dấu hiệu đó. Cùng với đó, Hai Hùng còn là một người có tính tình thẳng thắn, cương trực, đó là khi cấp trên nhận xét, Hùng đã thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình: “Là một người lính, một người đảng viên cộng sản, tôi xin được nói một lần để hy vọng không ao giờ phải nói nữa. Chúng tôi, nhũng người con trai con gái từ hậu phương lam lũ và đau thương tình nguyện từ trái tim chân thật vào đây để thục hện ý tưởng giải phóng quê hương chứ không phải quân viễn chinh Bắc Việt mở cuộc hành trình đi tiếm quyền, tiếm đất. Như vậy, chúng tôi là công cụ của Đảng chứ không phải công cụ vô tri của một Đảng bộ riêng tư nào. Chúng tôi đã ngã xuống, sẽ còn ngã xuống và còn có thể còn ngã xuống tới người cuối cùng nhưng không hề oán thán, không hề đánh mất đi lòng kiên trung và sự lãng mạn trong tâm hồn mình. Song không vì thế mà chúng tôi can tâm chấp nhận mình là nạn nhân của một thứ chủ nghĩa địa phương hẹp hòi”(3, 204). Chúng ta thấy, anh đã dũng cảm nói lên những điều mà một người cấp dưới ít khi nói với cấp trên của mình bởi vì khi nói ra điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ mất tất cả quyền lợi và chức tước của mình. Tuy nhiên Hai Hùng lại sẵn sàng nói lên điều đó bởi vì nhữ
Luận văn liên quan