Đề tài The integrated competing values framework: Its spatial configuration

- Nghiên cứu này nhằm tìm mối quan hệ không gian giữa các vai trò quản lý trong cơ cấu hợp nhất các giá trị cạnh tranh. - Nghiên cứu này cũng nhằm xác định vai trò trung tâm của vai trò tổng hợp nhằm thực hiện chức năng quan sát phê bình và học tập phản chiếu. “This study seeks to identify the spatial relationships between the managerial roles within the integrated competing values framework (IVCF). The study also aims to identify the central role the integrator performs with its critical observing and reflective learning function.”–Journal of Management Development (ISSN: 0262-1771), Vol. 25, Iss: 6, pp 505.

docx19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài The integrated competing values framework: Its spatial configuration, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CAO HỌC KINH TẾ KHÓA 20 – ĐÊM 1 ((( PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI: THE INTEGRATED COMPETING VALUES FRAMEWORK: ITS SPATIAL CONFIGURATION Giảng viên: Th.S. Nguyễn Hùng Phong NHÓM 6: Nguyễn Trì Thanh Thảo Trần Thanh Phong Vũ Duy Khánh Trần Thiện Tâm Nguyễn Quyến Trần Hoàng Tuấn Trần Minh Sang Ngô Thanh Sang Nguyễn Thị Tuyết Lê Thị Cẩm Sang Trương Công Minh Tp. Hồ Chí Minh, 20/01/2011   Yêu cầu của giảng viên: Dựa vào bài báo “the integrated competing values framework: its spatial configuration” hãy chỉ ra: 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 2. Mô hình lý thuyết vào mô hình cụ thể của đề tài. 3. Hãy chỉ ra phương pháp nhiên cứu mà tác giả đó đã sử dụng. 4. Hãy chỉ ra việc tóm lược lý thuyết có liên quan, có thích ứng, ủng hộ mô hình nghiên cứu đó hay không? 5. Cách đặt các câu hỏi hoặc xây dựng các câu hỏi nghiên cứu có chặt chẽ hay không? 6. Dựa trên kết quả xử lý thống kê, anh chị hãy giải thích kết quả xử lý thống kê. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN: Có tham gia thảo luận nhóm. Hoàn thành đúng nhiệm vụ được phân công: phần nội dung viết, thời gian nộp lại bài. Giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành phần nội dung bài viết được phân công. CÁNH THỨC TÍNH ĐIỂM: Thang điểm đánh giá từ 0 đến 1 Mỗi thành viên tự đánh giá trọng số tham gia của mình và 10 thành viên khác. Trọng số đánh giá quá trình tham gia của mỗi người là điểm số của 11 người cộng lại và chia cho 11. BẢNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG SỐ THAM GIA LÀM BÀI TIỂU LUẬN PPNCKH CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 6 - K20 ĐÊM 1                  STT  Họ tên  TRỌNG SỐ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 6     TV 1  TV 2  TV 3  TV 4  TV 5  TV 6  TV 7  TV 8  TV 9  TV 10  TV 11  TỔNG KẾT   1  Nguyễn Trì Thanh Thảo  1.00  1.00  1.00  1.00  1.00  1.00  1.00  1.00  1.00  1.00  1.00  100.00%   2  Trần Thanh Phong  0.90  0.95  0.95  0.95  0.90  1.00  0.95  0.90  1.00  1.00  0.70  92.73%   3  Vũ Duy Khánh  0.90  0.95  0.95  0.95  0.90  1.00  0.95  0.90  1.00  0.90  0.70  91.82%   4  Trần Thiện Tâm  0.95  0.95  0.95  0.95  0.90  1.00  1.00  0.90  1.00  1.00  0.80  94.55%   5  Nguyễn Quyến  0.95  0.95  0.95  0.95  0.90  1.00  0.95  0.90  1.00  1.00  0.90  95.00%   6  Trần Hoàng Tuấn  0.95  0.95  0.95  0.95  0.90  1.00  0.95  0.90  1.00  1.00  0.70  93.18%   7  Trần Minh Sang  0.95  0.95  0.95  0.95  0.90  1.00  0.95  0.90  1.00  1.00  0.70  93.18%   8  Ngô Thanh Sang  0.85  0.85  0.95  0.95  0.90  1.00  0.90  0.70  1.00  1.00  0.60  88.18%   9  Nguyễn Thị Tuyết  0.95  0.95  0.95  0.90  0.90  1.00  0.95  0.90  1.00  1.00  0.80  93.64%   10  Lê Thị Cẩm Sang  0.85  0.95  0.95  0.95  0.90  1.00  0.85  0.80  1.00  0.90  0.70  89.55%   11  Trương Công Minh  0.95  0.95  0.95  0.95  0.90  1.00  1.00  0.90  1.00  1.00  0.70  93.64%   MỤC LỤC Câu 1: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1 Câu 2: MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH CỤ THỂ CỦA ĐỀ TÀI 1 2.1. Mô hình lý thuyết 1 2.1.1. Tóm lược và phân tích các đề tài nghiên cứu trước đây 1 2.1.2. Thảo luận với các nhà nghiên cứu khác 1 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 2.1.4. Kết quả mong đợi từ nghiên cứu 2 2.2. Mô hình cụ thể 2 2.2.1. Cơ cấu các giá trị cạnh tranh (CVF) 3 2.2.2. Cơ cấu giá trị cạnh tranh hợp nhất (ICVF) 4 2.2.3. Mô hình 5 Câu 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÀ TÁC GIẢ SỬ DỤNG 5 Câu 4: TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN. CÁC TRƯỜNG PHÁI ỦNG HỘ VÀ THÍCH ỨNG 7 4.1. Mô hình Cơ cấu giá trị cạnh tranh (CVF - competing valuesframework) 7 4.2. Mô hình Cơ cấu giá trị cạnh tranh hợp nhất (ICVF – Integratedcompeting values framework) 9 Câu 5: CÁCH ĐẶT VÀ XÂY DỰNG CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 10 Câu 6: GIẢI THÍCH KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ 12 Câu 1: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu này nhằm tìm mối quan hệ không gian giữa các vai trò quản lý trong cơ cấu hợp nhất các giá trị cạnh tranh. Nghiên cứu này cũng nhằm xác định vai trò trung tâm của vai trò tổng hợp nhằm thực hiện chức năng quan sát phê bình và học tập phản chiếu. “This study seeks to identify the spatial relationships between the managerial roles within the integrated competing values framework (IVCF). The study also aims to identify the central role the integrator performs with its critical observing and reflective learning function.”–Journal of Management Development (ISSN: 0262-1771), Vol. 25, Iss: 6, pp 505. Câu 2: MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH CỤ THỂ CỦA ĐỀ TÀI Mô hình lý thuyết Tóm lược và phân tích các đề tài nghiên cứu trước đây Năm 1988, Quinn đã phát triển mô hình cơ cấu giá trị cạnh tranh (CVF)để giải thích tính hiệu quả trong việc quản lý nguồn nhân lực và quản lý rủi ro. Mô hình CVF là mô hình không gian 2 chiều, trục ngang từ chiều hướng nội sang hướng ngoại, trục dọc từ hướng tính ổn định lên hướng tính linh hoạt; và gồm 8 vai trò: Đổi mới, Môi giới, Sản xuất, Giám đốc, Điều phối, Giám sát, Hỗ trợ, Cố vấn Năm 2001, Vilkinas và Cartan đã phát triển mô hình CVF, bằng cách bổ sung thêm vai trò thứ 9 gọi là vai trò hợp nhất, và mô hình được gọi là cơ cấu hợp nhất các giá trị cạnh tranh (ICVF) Nghiên cứu này nhằm tìm mối quan hệ không gian giữa các vai trò quản lý trong khuôn mẫu hợp nhất các giá trị cạnh tranh (ICVF). Nghiên cứu này cũng nhằm xác định vai trò hợp nhất đóng vai trò trung tâm trong mô hình ICVF. Và chức năng của vai trò hợp nhất là quan sát phê bình và học tập phản chiếu. Thảo luận với các nhà nghiên cứu khác Nghiên cứu này điều tra sự tác động lẫn nhau giữa cấu trúc không gian của 8 vai trò hoạt động theo nguồn gốc của Quinn và vai trò thứ 9 của Vilkinas và Cartan. Năm 1995, Denison đã sử dụng thang đo đa chiều để kiểm tra mô hình CVF Mô hình CVF cũng được tìm thấy trong 2 nghiên cứu khác với tên gọi là LISREL Năm 1996, Buenger đã nghiên cứu mô hình CVF đối với những người chỉ huy trong lực lượng hàng không Mỹ Năm 1998, Howard đã kiểm định mô hình CVF trong các tổ chức văn hóa Năm 2000, Hooijberg và Choi sử dụng phương pháp tiếp cận thông tin phản hồi 360 để kiểm định mô hình CVF. Năm 2003, Lamond đã kiểm định mô hình CVF trong tổ chức văn hóa Úc. Năm 2004, Vilkinas và Wyse kiểm định mô hình CVF trong khu vực công. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhà quản lý nhưng không đề cập đến sự khác biệt về văn hóa và giới tính. Kết quả mong đợi từ nghiên cứu Nghiên cứu này giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn về các vai trò quản lý, mối quan hệ giữa chúng và làm sao để áp dụng chúng hiệu quả hơn. Nghiên cứu này cũng sẽ có ý nghĩa với những người đảm nhiệm vai trò chọn lựa và phát triển các nhà quản lý. Nghiên cứu này làm rõ mối quan hệ giữa các vai trò trong ICVF. Nó cũng phát triển sâu hơn sự hiểu biết của chúng ta về vai trò của nhà hợp nhất với khả năng tự phân tích phê bình và học tập phản chiếu và vai trò trung tâm của nó trong sự phát triển của các nhà quản lý có hiệu quả. Mô hình cụ thể Bài nghiên cứu được xây dựng bởi các yếu tố thành phần sau: Innovator – Đổi mới. Broker - Môi giới. Producer - Sản xuất. Director - Giám đốc. Coordinator - Điều phối. Monitor - Giám sát. Facilitator - Hỗ trợ viên. Mentor – Cố vấn Integrator - Hợp nhất Cơ cấu các giá trị cạnh tranh (CVF) Điểm cốt lõi của mô hình Quinn là sự quan sát từ 2 chiều ảnh hưởng chính tới hiệu quả quản lý. Chiều từ sự linh động đến sự ổn định. Chiều hướng ngoại – hướng nội. Cơ cấu giá trị cạnh tranh hợp nhất (ICVF) Vai trò hợp nhất trước đây được mô tả như là nơi điều khiển hành vi cho 8 vai trò hoạt động khác (Vilkinas và Cartan, 2001). Trong vai trò này, người quản lý thu thập và xử lý dữ liệu từ môi trường nơi cung cấp sự chỉ dẫn đến vai trò tương ứng để chấp nhận trong bất kỳ tình huống đặc biệt nào. Người quản lý cũng phản ứng lại và phân tích những kinh nghiệm cá nhân trước đây liên quan đến tình huống và sử dụng dữ liệu này để thông báo những quyết định về việc sử dụng vai trò. Trong ngữ cảnh này, vai trò hợp nhất có hai phần: Quan sát phê bình (critical observer); và Học cách phản ứng (reflective learner). Mô hình  Câu 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÀ TÁC GIẢ SỬ DỤNG Bài viết tìm hiểu về mối quan hệ không gian giữa các vai trò quản lí trong mô hình các giá trị cạnh tranh hợp nhất (ICVF), cũng như xác định vai trò nòng cốt là vai trò hợp nhất với chức năng quan sát phê bình và nghiên cứu phản xạ. Bài viết có những đặc điểm sau: Dựa trên kết quả nghiên cứu đã tồn tại (CVF, ICVF) Phát triển khía cạnh mới liên quan chưa được nghiên cứu Việc nghiên cứu đưa ra nội dung khái quát chung Do đó, có thể nói tác giả đã thực hiện phương pháp nghiên cứu hàn lâm, định lượng và thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi. Cụ thể, tác giả đã dựa trên mô hình ICVF do Vilkinas and Cartan phát triển và mô hình CVF của Robert Quinn phát triển, tìm hiểu mối tương quan giữa các vai trò quản lí trong mô hình ICVF. Tác giả lựa chọn mẫu từ đám đông các đối tượng phù hợp với mục đích nghiên cứu, sử dụng kỹ thuật phản hồi 360o và tổng hợp kết quả từ phản hồi nhận được 100 nhà quản lí cấp trung (n=100) được chọn để tham gia vào chương trình khảo sát cùng với 398 nhân viên, 430 đồng nghiệp và 100 người quản lý của họ để trả lời bảng câu hỏi. Những người tham gia đều biết về đối tượng được chọn (những nhà quản lí cấp trung này). Bảng câu hỏi: được thiết kế với thang đo Likert 7 mức, từ 1 là “hầu như chưa từng” đến mức 7 là “hầu như luôn luôn”. - Đối với 8 vai trò CVF của Quinn, mỗi thang đo đưa ra 2 mệnh đề khác nhau có thể sử dụng để mô tả sự hiệu quả của nhà quản lí trong 1 vai trò nhất định. - Đối với vai trò hợp nhất, thang đo gồm 6 mục để người trả lời đánh giá. Tính điểm: + Đối với 8 vai trò CVF: Phản hồi của sếp và nhà quản lí cho mỗi vai trò: điểm số của 2 mục được cộng lại rồi chia 2 để tính trung bình cho mỗi vai trò. Phản hồi từ tất cả nhân viên thuộc một nhà quản lí và đồng nghiệp ngang cấp: điểm số được tồng hợp lại, tính trung bình cho 2 mục của mỗi vai trò của nhà quản lí đó. 8 giá trị trung bình cho 8 vai trò tạo nên số đo của nhân viên đối với nhà quản lí mình. + Đối với vai trò hợp nhất: Phản hồi của sếp và nhà quản lí: lấy trung bình từ 6 mục để tính điểm cho mỗi vai trò Phản hồi từ tất cả nhân viên thuộc một nhà quản lí và đồng nghiệp ngang cấp: lấy trung bình để tính điểm cho vai trò này của mỗi nhà quản lí. Từ đó, mỗi nhà quản lí có một điểm số cho mỗi vai trò được tính từ những nhà quản lí khác, sếp của họ, đồng nghiệp ngang cấp và nhân viên. Kết quả nghiên cứu làm rõ thêm sự tương quan giữa các vai trò quản lí, hỗ trợ những nhà quản lí xem xét biểu hiện của chính họ, giúp ích cho công việc của họ. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cũng đưa ra những phát hiện mới so với Viliknas, Cartan và Quinn. Câu 4: TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN. CÁC TRƯỜNG PHÁI ỦNG HỘ VÀ THÍCH ỨNG Mô hình Cơ cấu giá trị cạnh tranh (CVF - competing values framework) Lý thuyết CVF: Trong suốt 2 thập niên cuối của thế kỷ 20, Robert Quinn đã phát triển và sau đó cùng với các cộng sự mở rộng cơ cấu các giá trị cạnh tranh (CVF) để giải thích những vai trò quản lý khác nhau cần thiết cho hiệu quả cá nhân trong môi trường tổ chức phức tạp. (Quinn, 1988; Quinn and McGrath, 1982; Quinn and Rohrbaugh, 1983). Điểm cốt lõi của mô hình Quinn là sự quan sát từ 2 chiều ảnh hưởng chính tới hiệu quả quản lý (Hình 1). Chiều từ sự linh động đến sự ổn định. Chiều hướng ngoại – hướng nội. Ông sử dụng hai chiều này để tạo ra mô hình 4 góc ¼ (Hình 1). Với mỗi góc ¼ Quinn chia nhỏ thành 2 vai trò và có 8 vai trò cho nhà quản lý. Những vai trò này gồm: Innovator, Broker, Producer, Director, Coordinator, Monitor, facilitator, và Mentor. Kết quả của nhiều thang đo khác nhau đã tìm ra rằng ICVF là một mô hình 2 chiều, 4 góc. Có thích ứng, ủng hộ mô hình nghiên cứu CVF hay không? Mô hình CVF được ủng hộ và áp dụng trong nhiều lĩnh vực tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu khác cho rằng CVF chưa phù hợp và cần được thay đổi và bổ sung. Năm 1995, Ông Denison đã sử dụng thang đo đa chiều để kiểm tra mô hình CVF. Kết quả báo cáo xác nhận tính hợp lý của mô hình bốn góc phần tư, nhưng phát hiện rằng vị trí của vai trò thứ tám là khác với giả thuyết ban đầu của Quin. Từ mô hình 2 chiều, họ báo cáo rằng để quản lý một cách hiệu quả thì vai trò hỗ trợ và cố vấn, cũng như vai trò điều phối và giám sát cần đổi vị trí cho nhau. Vai trò giám sát ở gần với trục ổn định hơn so với vai trò điều phối và vai trò cố vấn cần ở gần với trục hướng nội hơn là vai trò hỗ trợ. Năm 1996, Buenger đã nghiên cứu mô hình CFV đối với những người chỉ huy trong lực lượng không quân Mỹ. Họ báo cáo rằng "các bộ phận điều hành có vai trò trong mô hình cấu trúc bốn gốc phần tư, nhưng chúng ở các mức độ khác nhau Năm 1999, Kalliath cũng chứng minh tính hợp lý của mô hình cấu trúc bốn góc phần tư, trong nghiên cứu về những nhà giám sát và quản lý ở bệnh viện. Hooijberg và Choi (2000), bằng cách sử dụng một phương pháp tiếp cận thông tin phản hồi 360 độ với 252 nhà quản lý và nhân viên của họ từ các tiện ích công cộng, báo cáo cho rằng chỉ có sáu vai trò thay vì tám vai trò trong mô hình CVF. Sử dụng phân tích nhân tố khẳng định, họ thấy rằng giữa các nhà sản xuất và điều phối viên, giám đốc có mối tương quan với nhau rất nhiều. Điều này gợi ý cho họ có sự tồn tại của yếu tố thứ hai, mà họ gọi là “đạt mục tiêu”. Kết quả của một nghiên cứu khác được tiến hành trong khu vực công cũng xác định trong mô hình chỉ có sáu yếu tố (Hooijberg và Choi, 2000). Vì nhà sản xuất, giám đốc và điều phối viên có cùng một vai trò. Đặc biệt, năm 2004 nghiên cứu của Vilkinas và Wyse kiểm định tính hợp lý của cơ cấu bốn góc phần tư CVF, trong việc áp dụng đối với Giám đốc điều hành lãnh đạo trong khu vực công. Năm 1998, Howard đã kiểm định tính hợp lý của mô hình CFV trong việc ứng dụng của nó đến văn hóa tổ chức, và vào năm 2003, Lamond đã nhận thấy mô hình hai chiều là một biện pháp đáng tin cậy và hợp lệ của tổ chức văn hóa Úc. Mô hình hai chiều CVF đã được phát triển để mô tả một số hiện tượng trong tổ chức: Cam kết với tổ chức (organisationalcommitment - QuinnandSpreitzer,1991); Tổng giám đốc điều hành (CEOleadership HartandQuinn, 1993; Wysean Vilkinas, 2004); Quản trị nguồn nhân lực (Human resourcemanagement – Panayotopoulou cùng đồng sự., 2003); Lãnh đạo quân sự (Military leadership – Hooijberg cùng đồng sự.,1999); Văn hóa tổ chức (Organisational culture – Harrisand Mossholder, 1996; Howard, 1998; Lamond, 2003; ParkerandBradley, 2000); Giới tính trong quản trị (Genderinmanagement - Vilkinas, 2000; Vilkinas and Cartan, 1997); Nhạc trưởng (Leadership oforchestras – Hunt cùng đồng sự, 2004). Mô hình Cơ cấu giá trị cạnh tranh hợp nhất (ICVF – Integrated competing values framework) Lý thuyết CVF: Mô hình CVF tiếp tục được các nhà nghiên cứu xem xét như là sự thay đổi môi trường kinh doanh. Quan sát ảnh hưởng của 8 vai trò đưa họ đến kết luận rằng vai trò thứ 9 là nòng cốt của sự thành công của những vai trò khác. Họ gọi vai trò này là “hợp nhất” và đặt nó ở vị trí trung tâm của mô hình (Vilkinas và Cartan, 2001). Vai trò hợp nhất trước đây được mô tả như là nơi điều khiển hành vi cho 8 vai trò hoạt động khác (Vilkinas và Cartan, 2001). Trong vai trò này, người quản lý thu thập và xử lý dữ liệu từ môi trường nơi cung cấp sự chỉ dẫn đến vai trò tương ứng để chấp nhận trong bất kỳ tình huống đặc biệt nào. Người quản lý cũng phản ứng lại và phân tích những kinh nghiệm cá nhân trước đây liên quan đến tình huống và sử dụng dữ liệu này để thông báo những quyết định về việc sử dụng vai trò. Trong ngữ cảnh này, vai trò hợp nhất có hai phần (Hình 2): Quan sát phê bình (critical observer); và Học cách phản ứng (reflective learner) Mục đích của quan sát phê bình là giải mã vai trò điều hành nào được yêu cầu tại bất kỳ thời điểm nào trong việc đáp ứng bất kỳ kích thích xung quanh. Theo cách này, nó trợ giúp hành động thích đáng trong vai trò được chọn. Nó đảm bảo một “sự vừa vặn” giữa ngữ cảnh và thái độ. Mục đích của phần 2, “học cách phản ứng”, là phản ứng lại việc sử dụng vai trò điều hành trong quá khứ và hiện tại và học hỏi từ những kinh nghiệm này. Ở đây, nhà quản lý chứng minh một sự tự nhận thức chính xác và mạnh mẽ. Yêu cầu này được nhấn mạnh trong nhiều tài liệu quản trị hiện đại. Vilkinas và Cartan cho rằng ICVFlà mô hình hai chiều với các nhà hợp nhất thực hiện một chức năng trung ương. Nghiên cứu này đã cải thiện hiểu biết của chúng ta về lãnh đạo theo hai cách. Các phát hiện hỗ trợ các nhà quản lý theo dõi biểu hiện của mình và phản ứng lại dựa trên các quan sát để có thể học hỏi từ chúng; vai trò củan hà hợp nhất các. Sự hỗ trợ cũng được tìm thấy cho các chức năng chính trong công việc của một nhà quản lý xung quanh việc hoàn thành công việc và quản lý nhân viên. Có thích ứng, ủng hộ mô hình nghiên cứu ICVF hay không? Mô hình ICVF chưa thích ứng rộng rãi và ngày nay không có nghiên cứu điều tra cấu trúc không gian của Vilkinas và Cartan (ISVF): Vilkinas (2002) áp dụng mô hình giám sát trường đại học nghiên cứu sinh viên theo học thuật. Câu 5: CÁCH ĐẶT VÀ XÂY DỰNG CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Có 4 câu hỏi lớn được đặt ra trong bài nghiên cứu: Có phải ICVF của Vilkinas và Cartan là mô hình 2 chiều? Có phải 2 chiều giống với mô hình CVF? Có quan hệ không gian giữa các vai trò trong mô hình ICVF? Có phải vai trò hợp nhất được đặt ở trung tâm trong mô hình? ICVF là một mô hình nghiên cứu đựợc phát triển dựa trên mô hình nghiên cứu CVF của Robert Quinn, mục tiêu nghiên cứu của ICVF là: Xác định mối quan hệ không gian giữa các vai trò quản lý trong cơ cấu hợp nhất các giá trị cạnh tranh. Xác định vai trò trung tâm của người hợp nhất nhằm thực hiện chức năng quan sát phê bình và học tập phản chiếu. Với mục tiêu và cách đặt vấn đề như trên thì việc đặt các câu hỏi nghiên cứu cho mô hình nghiên cứu ICVF là chặt chẽ và hợp lý. Câu hỏi 1: Có phải ICVF của Vilkinas và Cartan là mô hình 2 chiều? Vilkinas và Cartan muốn xây dựng một mô hình nghiên cứu nhằm điều tra sự tác động lẫn nhau giữa cấu trúc không gian của 8 vai trò hoạt động theo nguồn gốc của Quinn và vai trò thứ 9 của Vilkinas và Cartan. Như vậy vấn đề đầu tiên đặt ra cho Vilkinas và Cartan là mô hình này sẽ có cấu trúc không gian như thế nào? Và dựa trên những nghiên cứu có sẵn thì Vilkinas và Cartan cho rằng ICVF có khả năng là mô hình không gian 2 chiều. Tuy nhiên giả định này cần phải đựợc nghiên cứu và chứng minh bằng những kết quả nghiên cứu và độ tin cậy phải đựợc kiểm định. Điều này cho thấy câu hỏi “Có phải ICVF của Vilkinas và Cartan là mô hình 2 chiều” được xác định một cách hợp lý. Câu hỏi 2: Có phải 2 chiều giống với mô hình CVF? Bằng phương pháp thu thập dữ liệu dựa trên bảng câu hỏi, sử dụng thang do Likert 7 và xử lý tất cả dữ liệu thống kê. Kết quả có được là: Bảng III cung cấp liên vai trò tương quan. Có thể thấy rằng các tương quan giữa các vai trò là dương và đáng kể.Các kết quả này phù hợp với mô hình CVF của Quinn và với kết quả của Denison cùng đồng sự (1995). Trong thủ tục MDS mô hình hai chiều (Kruskal nhấn mạnh chỉ số 0:149; phương sai của mẫu bằng 88,6%) được đánh giá là có thể chấp nhận được. Nó được thông qua thử nghiệm Lingoes 'cho phù hợp, trong đó Kruskal nhấn mạnh chỉ số ít hơn 0,15 cho phù hợp để được chấp nhận (Denison và cộng sự, 1995.). Mô hình hai chiều đã được chấp nhận là nó có một lý do mạnh mẽ về mặt lý thuyết với các ICVF và cũng với kết quả nghiên cứu trước đây về các CVF (Denison cùng đồng sự, 1995.). Tuy nhiên việc xác định cấu trúc của ICVF là hai chiều sẽ dẫn đến câu hỏi tiếp theo là: Hai chiều đó t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPPNCKH__NHOM_6_Integred Competing Values framework.docx
  • pdfPPNCKH__NHOM_6_Integred Competing Values framework.pdf
Luận văn liên quan