Đề tài Thí điểm ứng dụng google apps vào công tác quản lý nhà trường

Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý, dạy học ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã được quan tâm và ngày càng phát triển. Hầu hết các khâu trong công tác quản lý đã được tin học hoá, hiệu quả công tác được nâng cao, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Tuy nhiên, phần lớn các ứng dụng trong nhà trường hiện nay là các ứng dụng đơn lẻ, không thống nhất trong một hệ thống chung. Đối với các ứng dụng cao cấp xây dựng trên môi trường web thì đòi hỏi phải đầu tư lớn vào hạ tầng CNTT như: máy chủ (server), phần mềm chuyên dụng,

pdf12 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thí điểm ứng dụng google apps vào công tác quản lý nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THÍ ĐIỂM ỨNG DỤNG GOOGLE APPS VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG Người thực hiện: PHAN QUANG VINH Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2011-2012 2 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: PHAN QUANG VINH 2. Ngày tháng năm sinh: 19-04-1959 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: F5/17, Khu phố 1, phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: 061.3834289 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0909.595055 6. Fax: E-mail: quangvinh@nhc.edu.vn 7. Chức vụ: Hiệu trưởng 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1979 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Toán III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Toán và Tin học. Số năm có kinh nghiệm: 33 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Năm học 2006-2007: “Tích hợp Quản lý nề nếp vào phần mềm Quản lý điểm của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh”. + Năm học 2007-2008: “ Phần mềm xét tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông”. + Năm học 2008-2009: “Sử dụng một số biện pháp quản lý để đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “HAI KHÔNG” ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh”. + Năm học 2009-2010: “Xây dựng phòng học trực tuyến để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục”. + Năm học 2010-2011: “Thí điểm ứng dụng phần mềm Moodle để xây dựng E-learning tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh”. BM02-LLKHSKKN 3 Tên SKKN: THÍ ĐIỂM ỨNG DỤNG GOOGLE APPS VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý, dạy học ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh đã được quan tâm và ngày càng phát triển. Hầu hết các khâu trong công tác quản lý đã được tin học hoá, hiệu quả công tác được nâng cao, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Tuy nhiên, phần lớn các ứng dụng trong nhà trường hiện nay là các ứng dụng đơn lẻ, không thống nhất trong một hệ thống chung. Đối với các ứng dụng cao cấp xây dựng trên môi trường web thì đòi hỏi phải đầu tư lớn vào hạ tầng CNTT như: máy chủ (server), phần mềm chuyên dụng,... Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ “Điện toán đám mây” (cloud computing) đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thông minh và tiết kiệm chi phí hơn. Đặc biệt, Google cho ra đời sản phẩm dịch vụ đám mây miễn phí là Google Apps - cơ hội tốt nhất để các cơ sở giáo dục tiếp cận được với công nghệ hiện đại. Với những lý do trên, tôi mạnh dạn triển khai ứng dụng Google Apps vào công tác quản lý tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: - Chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại”. - Chỉ thị 3398 /CT-BGDĐT, ngày 12/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011 – 2012” đã chỉ đạo: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục”. - Công văn số 4960/BGDĐT-CNTT ngày 27/7/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011 – 2012” đã nêu rõ: “ Mỗi cán bộ và giáo viên có ít nhất một địa chỉ e-mail của ngành, có tên dưới dạng @ tên-cơ-sở-giáo-dục.edu.vn, trong đó tên-cơ-sở-giáo-dục có thể là moet, tên sở, tên phòng”. BM03-TMSKKN 4 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: a) Vài nét về Google Apps: - Google Apps là một bộ ứng dụng của Google kết hợp nhiều dịch vụ cần thiết để trợ giúp doanh nghiệp của bạn. Đây là dịch vụ được lưu trữ trên máy chủ cho phép doanh nghiệp, trường học và các tổ chức sử dụng nhiều sản phẩm đa dạng của Google - bao gồm Email, Google Documents, Lịch Google và Google Talk - trên một tên miền duy nhất (ví dụ: www.nhc.edu.vn). - Ví dụ: nếu bạn sở hữu tên miền www.nhc.edu.vn và đăng ký dịch vụ Google Apps, mọi người trong tổ chức của bạn sẽ nhận được:  Một địa chỉ email tùy chỉnh (@nhc.edu.vn)  Các công cụ xử lý văn bản.  Bảng tính và bản trình bày.  Hệ thống lịch dùng chung.  Công cụ tạo trang và trang web dành cho đơn vị và cá nhân.  Quyền truy cập hệ thống mạng nội bộ linh hoạt.  . - Với những tính năng trên, Google là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh có thể trao đổi thông tin liên quan các hoạt động quản lý, dạy và học một cách dễ dàng và thuận lợi. b) Tổ chức triển khai ứng dụng Google Apps: - Mua tên miền www.nhc.edu.vn và đăng ký dịch vụ Google Apps: tháng 9/2011 trường tiến hành mua tên miền www.nhc.edu.vn để xây dựng website, trên cơ sở đó đăng ký dịch vụ Google Apps. Vì sử dụng cho mục đích giáo dục, nên Google đã cấp cho trường 2000 users và miễn phí 100% dịch vụ. - Cấp tài khoản e-mail cho toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường. - Hợp đồng với Đại học Lạc Hồng, tổ chức lớp tập huấn sử dụng các ứng dụng của Google Apps trên tài khoản email đã được cấp cho mỗi cá nhân. Mỗi thành viên của trường được các giảng viên bồi dưỡng trong 25 tiết, cuối khoá học có kiểm tra đánh giá; học viên nào chưa đạt yêu cầu thì được bồi dưỡng thêm. + Toàn bộ danh sách email trong “Danh sách liên hệ” được tổ chức thành các nhóm để thuận lợi trong việc trao đổi qua email. 5 + Tổ chức và sử dụng email cá nhân: trong hộp thư đến cũng được tổ chức thành nhóm. 6 + Các email sau khi đã được xử lý xong thì được chuyển sang lưu trữ trong các nhóm tương ứng để tiện việc tra cứu sau này. Ví dụ: các email của Tổ trưởng tổ Ngữ văn được lưu trữ trong nhóm có nhãn Ngữ văn. + Xây dựng lịch công tác và chia sẻ lịch. Sử dụng chức năng làm lịch công tác của ứng dụng để làm lịch báo giảng và chia sẻ lịch báo giảng cho mọi người. 7 + Hệ thống chia sẻ tài liệu (Docs): Khi mỗi cá nhân có một tài liệu chuyên môn muốn chia sẻ với đồng nghiệp hoặc học sinh thì thông qua Documents các tài liệu này có thể đến ngay được địa chỉ họ muốn chia sẻ. + Thiết kế site cá nhân: Trên cơ sở tài khoản email đã được cấp, mỗi cá nhân có thể sử dụng chức năng “Sites” của Google Apps để thiết kế site, nhằm cung cấp thông tin cá nhân, đăng tải các tài liệu, bài viết để giáo viên, học sinh và những người quan tâm tham khảo. 8 + Làm việc nhóm: chức năng “Nhóm” (Groups) cho phép tạo các nhóm với nhau để thảo luận online hoặc offline một vấn đề nào đó. Chức năng này rất thích hợp với các tổ chuyên môn, nhóm trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác chuyên môn. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1. Email: - Việc trao đổi thông tin giữa Ban giám hiệu, Tổ trưởng và giáo viên chủ yếu thông qua email (các báo cáo, các văn bản chỉ đạo và các trao đổi công việc khác) nên thông tin được cập nhật kịp thời, tiết kiệm được chi phí và thời gian. - Tạo thói quen check mail để cập nhật thông tin. - Các báo cáo hàng tuần của giáo viên gửi đến Ban giám hiệu đều gửi qua email nên việc tổng hợp thông tin dễ dàng, nhanh chóng và chính xác. 2. Lịch báo giảng: - Xây dựng được hệ thống quản lý lịch báo giảng của giáo viên, qua hệ thống này Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn dễ dàng quản lý giáo viên (dạy ở lớp nào, phòng nào và dạy bài gì). - Lịch báo giảng của mỗi giáo viên được máy tính thể hiện bằng một màu khác nhau nên Tổ trưởng chuyên môn dễ dàng tìm được khoảng trống thời gian hợp lý để tổ chức các cuộc họp, lên lịch dự giờ hoặc phân công giáo viên dạy thay trong tổ chuyên môn khi có giáo viên vắng tiết. - Lịch báo giảng của mỗi giáo viên có thể xuất ra được dưới dạng file PDF, nên có thể lưu trữ lâu dài trong máy tính. 9 * Tóm lại: - Việc ứng dụng Google Apps vào công tác quản lý trong nhà trường đã đạt được một số kết quả ban đầu: + Tất cả các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT và các chủ trương chính sách có liên quan đều được chuyển qua email cho 100% cán bộ, giáo viên của trường. Vì vậy, các thông tin trao đổi 2 chiều giữa các thành viên trong tập thể thường xuyên được cập nhật, thời gian hội họp giảm đáng kể, chất lượng các cuộc họp được nâng lên. + Hoạt động quản lý chuyên môn ngày càng đi vào nề nếp, mức độ tự giác của giáo viên, nhân viên ngày càng cao. + Thói quen làm việc trong môi trường bắt buộc phải có internet của giáo viên, nhân viên đã được hình thành. + Thứ Bảy hàng tuần, các giáo viên bộ môn phải gửi các báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ trong tuần cho Tổ trưởng để Tổ trưởng tổng hợp và báo cáo cho Ban giám hiệu; giáo viên chủ nhiệm các lớp gửi báo cáo tình hình lớp chủ nhiệm cho Ban giám hiệu (các báo cáo đều gửi qua email theo mẫu thống nhất). Vì vậy, Ban giám hiệu nắm bắt tình hình hoạt động của giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh, bổ sung những khiếm khuyết. + Với hệ thống lịch báo giảng đã được xây dựng, cán bộ quản lý có thể theo dõi được chính xác việc giảng dạy của giáo viên, kể cả khi không có mặt ở trường (ở bất cứ nơi nào có đường truyền internet hoặc 3G). 10 - Hạn chế: Do thời gian triển khai thực hiện chưa được nhiều, nên các chức năng Docs, Sites và Nhóm chưa được sử dụng nhiều, hiệu quả chưa cao. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Việc ứng dụng Google Apps vào các hoạt động của nhà trường hoàn toàn khả thi, nó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Hiệu trưởng, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh. - Trong năm học 2012-2013, trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh sẽ tiếp tục triển khai ứng dụng đầy đủ chức năng “Chia sẻ tài liệu” (Docs), “Nhóm” (Groups). Khuyến khích các giáo viên có điều kiện thiết kế “Site” để đăng tải các tài liệu chuyên môn để đồng nghiệp và học sinh tham khảo. Cũng từ năm học này, nhà trường sẽ cấp tài khoản email cho 100% học sinh, tổ chức tập huấn để học sinh sử dụng thành thạo các chức năng “Thư” (mail), “Lịch” (Calendar), “Chia sẻ tài liệu” (Docs), “Nhóm” (Group). - Tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, trong những năm học tiếp theo sẽ tiếp tục khai thác sử dụng các chức năng còn lại của Google Apps. - Chính sách của Google là miễn phí 100% đối với giáo dục, vì vậy chỉ cần các trường học có kết nối internet là hoàn toàn có thể ứng dụng được. NGƯỜI THỰC HIỆN Phan Quang Vinh 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trong phần giới thiệu về Google Apps có sử dụng một số tư liệu trên internet. 2. Để thực hiện được đề tài này, trân trọng cảm ơn ông Hoàng Ngọc Lân, Giám đốc Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ Đồng Nai đã tư vấn về ý tưởng ứng dụng. 3. Trân trọng cảm ơn Trung tâm Thông tin và Tư liệu của Trường Đại học Lạc Hồng đã hợp tác trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thực hiện ứng dụng. 12 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên Hoà, ngày 20 tháng 5 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011-2012 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: THÍ ĐIỂM ỨNG DỤNG GOOGLE APPS VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG Họ và tên tác giả: Phan Quang Vinh Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Luận văn liên quan