Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp lớn với hơn 70% dân số sống bằng nghề
nông. Mặc dù nền nông nghiệp Việt Nam có vai trò vị trí chiến lược trong việc phát
triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, nâng cao đời sống nhân dân và là một ngành sản
xuất chính nhưng thu nhập của người nông dân từ lĩnh vực này lại không đáng kể. Hơn
nữa, ở Việt Nam lại chưa có một nền nông nghiệp sản xuất lớn theo đúng nghĩa, vẫn
duy trì nền sản xuất nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình, chủ yếu dựa vào sức lao động,
không sản xuất theo kế hoạch mà chủ yếu lại theo tập quán. Do đó, sản xuất nông
nghiệp của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào vấn đề thời tiết, vị trí địa lý, đặc điểm về
địa hình… mà Việt Nam lại là một trong những nước chịu nhiều ảnh hưởng và hậu quả
do thiên tai gây ra, là một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Vì
vậy, tất yếu sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam phải chịu những rủi ro không chỉ về
thiên tai, dịch bệnh mà bên cạnh đó là những rủi ro từ nền kinh tế vĩ mô, về chính trị…
Đây cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến nông nghiệp Việt Nam là một thị
trường tiềm năng cho Bảo hiểm nông nghiệp. Bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm nông
nghiệp nói riêng đều là những lá chắn cho nền kinh tế, làm giảm thiểu rủi ro có thể sẽ
xảy ra đối với những người mua bảo hiểm. Và bảo hiểm nông nghiệp ra đời là một nhu
cầu cấp thiết đối với nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và người nông dân nói riêng,
là cứu cánh làm giảm bớt những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên trên
thực tế vấn đề Bảo hiểm Nông nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa thực sự được triển khai có
hiệu quả, thị trường bảo hiểm nông nghiệp vẫn chưa phát triển và còn gặp rất nhiều
khó khăn. Từ vấn đề thực sự cấp thiết này, nhóm đề tài xin đề xuất bài nghiên cứu:
“Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo
hiểm nông nghiệp ở Việt Nam”.
83 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 4897 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Ngoại thương
---------o0o---------
Công trình tham dự cuộc thi
“Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại thương năm 2009”
Tên công trình:
Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển
thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam
Nhóm ngành: XH1b
Họ và tên nhóm sinh viên:
1. Vũ Nguyên Ngọc Anh Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: Anh 2- TCNHA-K45 Khoá: 45 Khoa: Tài chính ngân hàng
2. Mai Tú Anh Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: Nhật 1- TCNHA-K45 Khoá: 45 Khoa: Tài chính ngân hàng
3. Nguyễn Minh Hà Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: Nhật 1- TCNHA-K45 Khoá: 45 Khoa: Tài chính ngân hàng
4. Vũ Hoàng Lan Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: Nhật 1- TCNHA-K45 Khoá: 45 Khoa: Tài chính ngân hàng
5. Hà Thị Ngọc Mai Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: Anh 2- TCNHA-K45 Khoá: 45 Khoa: Tài chính ngân hàng
Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Tiến
ii
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục hình và bảng biểu
Lời mở đầu
Chương I: Khái quát về thị trường bảo hiểm nông nghiệp ................................. 3
I. Vài nét về thị trường ............................................................................................... 3
1. Khái niệm. ......................................................................................................... 3
2. Yếu tố cấu thành thị trường ............................................................................. 4
3. Đặc điểm ........................................................................................................... 4
II. Quy luật điều tiết thị trường: ............................................................................... 5
1. Quy luật giá trị: ................................................................................................ 5
2. Quy luật cung cầu: ........................................................................................... 5
3. Quy luật giá cả: ................................................................................................ 5
4. Quy luật cạnh tranh: ........................................................................................ 6
III. Thị trường bảo hiểm ............................................................................................ 6
1. Khái niệm .......................................................................................................... 6
2. Đặc trưng cơ bản. ............................................................................................. 7
3. Phân loại thị trường bảo hiểm: ..................................................................... 10
4. Một số quy luật chung của thị trường bảo hiểm: ......................................... 12
IV. Thị trường bảo hiểm nông nghiệp ................................................................... 13
1. Vài nét về thị trường bảo hiểm nông nghiệp................................................. 13
2. Việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở các quốc gia trên thế giới ............ 13
iii
Chương II: Thực trạng thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam ........... 20
I. Cơ sở phát triển ................................................................................................. 20
1. Dân số quốc gia .............................................................................................. 20
2. Điều kiện tự nhiên các vùng miền ................................................................. 21
2.1 Miền Bắc .................................................................................................... 21
2.1.1 Đồng bằng sông Hồng......................................................................... 21
2.1.2 Vùng Tây Bắc ..................................................................................... 21
2.1.3 Vùng Đông Bắc ................................................................................... 22
2.2 Miền Trung ................................................................................................ 22
2.2.1 Vùng Bắc Trung Bộ ............................................................................ 22
2.2.2 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ .......................................................... 23
2.3 Miền Nam ................................................................................................... 24
2.3.1 Vùng Tây Nguyên ............................................................................... 24
2.3.2 Vùng Đông Nam Bộ ........................................................................... 24
2.3.3 Vùng đồng bằng sông Cửu Long ........................................................ 24
3. Đặc điểm ngành nghề sản xuất ..................................................................... 25
3.1 Trồng trọt ................................................................................................... 25
3.1.1 Cây lương thực .................................................................................... 25
3.1.2 Cây công nghiệp .................................................................................. 27
3.2 Chăn nuôi ................................................................................................... 31
3.2.1 Ngành chăn nuôi Việt Nam trong thời gian qua ................................. 31
3.2.2 Lợi thế ngành chăn nuôi ở Việt Nam .................................................. 33
3.2.3 Các ngành chăn nuôi chính ................................................................. 33
3.2.4 Những thách thức và rủi ro của ngành chăn nuôi ............................... 34
3.2.5 Những bất cập khác ............................................................................. 35
4. Các cơ sở phát triển khác ............................................................................... 35
II. Diễn biến tình hình thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam ................. 36
iv
1. Vài nét về thị trường. ...................................................................................... 36
2. Các yếu tố cấu thành thị trường. ................................................................... 37
2.1 Khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp của các công ty bảo
hiểm.. ................................................................................................................... 37
2.1.1 Tổng công ty BH Việt Nam ................................................................ 37
2.1.2 Công ty Groupama .............................................................................. 39
2.1.3 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh ......................................................... 41
2.1.4 Công ty cổ phần BH Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam ......................................................................................................... 41
2.1.5 Tổ chức phi chính phủ GRET (Groupe de Recherche et d’Échanges
Technologiques) .............................................................................................. 43
2.2 Nhu cầu thị trường với bảo hiểm nông nghiệp .......................................... 44
2.2.1 Nhu cầu của người nông dân .............................................................. 44
2.2.2 Nhận thức của Hiệp hội bảo hiểm và các Cơ quan Nhà nước ............ 45
2.3 Mức phí bảo hiểm và các loại hình dịch vụ của bảo hiểm nông nghiệp ... 46
2.3.1 Mức phí chưa phù hợp ........................................................................ 46
2.3.2 Sản phẩm chưa đa dạng, phong phú ................................................... 47
3. Tình hình thực hiện thí điếm và nghiên cứu triển khai bảo hiểm nông
nghiệp ...................................................................................................................... 47
3.1 Mô hình bảo hiểm chỉ số ............................................................................ 47
3.1.1 Những lợi thế của BH theo chỉ số ....................................................... 48
3.1.2 Nhược điểm của BH chỉ số ................................................................. 49
3.1.3 Các dự án triển khai trong thời gian qua ............................................. 50
3.2 Bảo hiểm tín dụng nông nghiệp ................................................................ 51
3.2.1 Trách nhiệm của ABIC ....................................................................... 52
3.2.2 Phí BH ................................................................................................. 52
3.2.3 Phương án cụ thể ................................................................................. 53
v
4. Đánh giá các hoạt động trên thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt nam. . 53
4.1 Những thất bại trong quá trình triển khai ................................................. 53
4.2 Kết quả hoạt động bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam ......................... 55
4.3 Nguyên nhân bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển ............... 56
4.3.1 Sản phẩm nông nghiệp chịu nhiều yếu tố rủi ro ................................. 56
4.3.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động bảo hiểm nông nghiệp ở Việt nam còn
hạn chế.... ......................................................................................................... 58
4.3.3 Thị trường tái bảo hiểm chưa phát triển mạnh .................................... 59
4.3.4 Trình độ và nhận thức người dân chưa cao ......................................... 60
4.3.5 Chưa có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước ................................................... 63
Chương III: Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt
Nam ...................................................................................................................... 66
I. Định hướng phát triển TT BH nông nghiệp ở Việt Nam .............................. 66
1. Quan điểm của Nhà nước .............................................................................. 66
2. Định hướng phát triển TT.............................................................................. 67
II. Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam ............ 68
1. Giải pháp về phía Nhà nước .......................................................................... 68
2. Giải pháp về phía hiệp hội bảo hiểm. ............................................................ 71
3. Giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm .................................................... 72
4. Giải pháp về phía người nông dân ................................................................ 73
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
vi
Danh mục từ viết tắt
TT Thị trường
BHNN Bảo hiểm nông nghiệp
BH Bảo hiểm
XH Xã hội
DN Doanh nghiệp
No&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
vii
Danh mục bảng biểu
Tên hình và bảng biểu Trang
Hình 1: Mô hình tổ chức hệ thống BH tương hỗ Nhật Bản 16
Hình 2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế 2000-2008 20
Hình 3: Tỷ lệ bồi thường của Bảo Việt và Groupama 41
Hình 4: Mô hình của sản phẩm BH tín dụng tại ABIC 52
Hình 5: Doanh thu và bồi thường BHNN 2004-2008 56
Bảng 1: Diện tích lúa và sản lượng hàng năm 2000-2008 26
Bảng 2: Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây 2000-2007 31
Bảng 3: BH cây lúa của Bảo Việt 1982-1983 38
Bảng 4: Số liệu thống kê về cơ cấu nợ xấu tính theo nguyên nhân hộ sản xuất
và cá nhân 2002-2006
42
Bảng 5: Kết quả triển khai BH cây cao su, bò sữa của Bảo Việt 54
Bảng 6: Kết quả BHNN của Groupama 55
Bảng 7: Kết quả hoạt động nghiệp vụ BHNN toàn thị trường 55
Bảng 8: Ví dụ về cơ chế chia sẻ rủi ro trong BHNN 70
1
1
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp lớn với hơn 70% dân số sống bằng nghề
nông. Mặc dù nền nông nghiệp Việt Nam có vai trò vị trí chiến lược trong việc phát
triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, nâng cao đời sống nhân dân và là một ngành sản
xuất chính nhưng thu nhập của người nông dân từ lĩnh vực này lại không đáng kể. Hơn
nữa, ở Việt Nam lại chưa có một nền nông nghiệp sản xuất lớn theo đúng nghĩa, vẫn
duy trì nền sản xuất nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình, chủ yếu dựa vào sức lao động,
không sản xuất theo kế hoạch mà chủ yếu lại theo tập quán. Do đó, sản xuất nông
nghiệp của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào vấn đề thời tiết, vị trí địa lý, đặc điểm về
địa hình… mà Việt Nam lại là một trong những nước chịu nhiều ảnh hưởng và hậu quả
do thiên tai gây ra, là một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Vì
vậy, tất yếu sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam phải chịu những rủi ro không chỉ về
thiên tai, dịch bệnh mà bên cạnh đó là những rủi ro từ nền kinh tế vĩ mô, về chính trị…
Đây cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến nông nghiệp Việt Nam là một thị
trường tiềm năng cho Bảo hiểm nông nghiệp. Bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm nông
nghiệp nói riêng đều là những lá chắn cho nền kinh tế, làm giảm thiểu rủi ro có thể sẽ
xảy ra đối với những người mua bảo hiểm. Và bảo hiểm nông nghiệp ra đời là một nhu
cầu cấp thiết đối với nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và người nông dân nói riêng,
là cứu cánh làm giảm bớt những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên trên
thực tế vấn đề Bảo hiểm Nông nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa thực sự được triển khai có
hiệu quả, thị trường bảo hiểm nông nghiệp vẫn chưa phát triển và còn gặp rất nhiều
khó khăn. Từ vấn đề thực sự cấp thiết này, nhóm đề tài xin đề xuất bài nghiên cứu:
“Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo
hiểm nông nghiệp ở Việt Nam”.
2
2
2. Mục đích nghiên cứu
- Thứ nhất, đề tài làm rõ các khái niệm tổng quan về thị trường, thị trường bảo
hiểm và thị trường bảo hiểm nông nghiệp, các kinh nghiệm áp dụng trên thế giới
- Thứ hai, trình bày về thực tiễn áp dụng bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam
trong thời gian qua và đánh giá những khó khăn còn tồn tại.
- Thứ ba, định hướng và đưa ra nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển cũng
như nâng cao chất lượng bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tập trung phân tích về thị trường bảo
hiểm nông nghiệp tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
bảo hiểm nông nghiệp, những người nông dân tham gia bảo hiểm tại Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu và tổng hợp, phân tích- thống kê,
phân tích- so sánh, phương pháp mô hình hoá- đồ thị nhằm đưa ra đánh giá hợp lý,
nhận định chính xác về đối tượng được nghiên cứu.
5. Kết cấu bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát về thị trường bảo hiểm nông nghiệp.
Chương II: Thực trạng thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam
Chương III: Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam.
Với phương pháp nghiên cứu thu thập, tổng hợp và phân tích, nhóm đề tài xin đưa ra
những nhận định phân tích về thị trường bảo hiểm đồng thời đề xuất những giải pháp
nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
3
3
Chương I: Khái quát về thị trường bảo hiểm nông
nghiệp
I. Vài nét về thị trường
1. Khái niệm.
Thị trường (TT) là phạm trù kinh tế tổng hợp gắn liền với quá trình sản xuất và lưu
thông hàng hoá. Thừa nhận sản xuất hàng hoá không thể phủ định sự tồn tại khách
quan của TT. Tuỳ từng điều kiện và giác độ nghiên cứu mà người ta đưa ra các khái
niệm TT khác nhau.
Khái niệm cổ điển cho rằng: TT là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng
hoá. Theo khái niệm này người ta đã đồng nhất TT với chợ và những địa điểm mua bán
hàng hoá cụ thể. Trong kinh tế hiện đại ít dùng khái niệm này. Khái niệm hiện đại về
TT rất nhiều:
Theo sự tương tác của các chủ thể trên TT người ta cho rằng: TT là quá trình người
mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để giải quyết giá cả và số lượng hàng hoá
mua bán. Theo quan niệm này tác động và hình thành TT là một quá trình không thể
chỉ là thời điểm hay thời gian cụ thể.
Theo nội dung, chúng ta có thể quan niệm: TT là tổng thể các quan hệ về lưu thông
hàng hoá và lưu thông tiền tệ, tổng thể các giao dịch mua bán và các dịch vụ. Như vậy,
TT vừa có yếu tố ảo, vừa có yếu tố thực. Bản chất của TT là giải quyết các quan hệ.
Cũng có quan điểm cho rằng, TT bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng hóa
được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối quan hệ do chúng phát sinh gắn
liền với một không gian nhất định.
Quan điểm khác lại cho rằng, TT là trung tâm của các hoạt động kinh tế, là nơi diễn ra
các quan hệ trao đổi, là lĩnh vực lưu thông hàng hóa mà ở đó hàng hóa thực hiện giá trị
của mình đã được tạo ra trong quá trình sản xuất. TT là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, là
nơi diễn ra các hoạt động mua, bán hàng hóa bằng tiền tệ.
4
4
Còn theo góc độ marketing thì TT bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có
một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa
mãn nhu cầu và mong muốn đó.
2. Yếu tố cấu thành thị trường
Cung – Cầu và mức giá xác định của sản phẩm
Người bán và người mua là hai lực lượng cơ bản trên TT. Đó cũng là hình ảnh cụ thể
nhất của 2 yếu tố cung-cầu của TT. Trong hệ thống TT, mọi thứ đều có giá cả, đó là giá
trị của hàng hoá và dịch vụ được tính bằng tiền.
3. Đặc điểm
Trước hết, hành vi cơ bản của TT là hành vi mua và bán. Thông qua hoạt động mua và
bán hàng hóa, dịch vụ, người mua tìm được cái mình cần và người bán được cái mình
muốn với giá thỏa thuận.
Hành vi mua và bán được diễn ra trong không gian và thời gian nhất định. Nó tạo ra
những mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế-XH, quan hệ giữa sản xuất với tiêu dùng,
quan hệ giữa cung và cầu, quan hệ giữa đối tác và cạnh tranh, quan hệ giữa hàng hóa
và tiền tệ…
Trên TT, quan hệ cạnh tranh diễn ra rất gay gắt giữa các đối thủ - cạnh tranh giữa
người bán với người mua, cạnh tranh giữa người mua với người mua, cạnh tranh giữa
người bán với người bán về các khía cạnh như chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giá cả
sản phẩm…; cạnh tranh trên TT diễn ra phức tạp. sôi động nhưng lại hấp dẫn. Cạnh
tranh sẽ mang lại niềm vinh quang cho các đối thủ biểt tận dụng khả năng, lợi thế của
mình, đồng thời biết kiểm soát và loại trừ rủi ro.
Trên thực tế, TT có thể được phân ra nhiều loại khác nhau: TT chính, TT phụ, TT nội
địa, TT quốc tế, TT hàng hóa, TT dịch vụ, TT sức lao động, TT chứng khoán, TT
BH… Chúng có những điểm chung giống nhau như đều chứa tổng số cung, tổng số
cầu, yếu tố không gian và thời gian, đều diễn ra các hoạt động mua bán và các quan hệ
hàng hóa, tiền tệ… Song mỗi TT khác nhau lại mang những đặc trưng khác nhau, điều
này tạo nên tính đa dạng và phong phú của hệ thống TT trong nền kinh tế- XH.
5
5
II. Quy luật điều tiết thị trường:
1. Quy luật giá trị:
Theo quy luật giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao
động XH cần thiết.
Trong kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của
mình, nhưng giá trị của hàng hoá không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá
biệt của từng người sản xuất hàng hoá, mà bởi hao phí lao động XH cần thiết. Vì vậy,
muốn bán được hàng hoá, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh
làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà XH chấp nhận
được.
Trao đổi hàng hoá cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động XH cần thiết, có nghĩa là
trao đổi theo nguyên tắc ngang giá.
Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá.Vì giá trị
là cơ sở của giá cả, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hoá nào nhiều giá
trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại.
Trên TT, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố: cạnh tranh, cung cầu, sức
mua của đồng tiền.Sự tác động của các nhân tố này làm