Đề tài Thị trường Bảo hiểm Thương mại Việt Nam

Theo Luật kinh doanh Bảo hiểm số 24/2000/QH10, BHTM ( còn được gọi là Bảo hiểm rủi ro hoặc Bảo hiểm kinh doanh) là một thỏa thuận, qua đó, bên tham gia Bảo hiểm cam kết trả cho doanh nghiệp Bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí Bảo hiểm; ngược lại, doanh nghiệp Bảo hiểm cũng cảm kết sẽ chi trả hoặc bồi thường một khoản tiền khi có rủi ro được Bảo hiểm xảy ra gây tổn thất.

pdf40 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 9650 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường Bảo hiểm Thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Thị trường Bảo hiểm Thương mại Việt Nam Mục lục: PhầnI: Lý luận chung I. Khái niệm II. Phân loại III. Nguyên tắc hoạt động IV. Hợp đồng Bảo hiểm Thương mại V. Tái Bảo hiểm Thương mại Phần II: Thực trạng thị trường Bảo hiểm thương mại ở Việt Nam I. Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm ở Việt Nam II. Thị trường Bảo hiểm Việt Nam III. Các tổ chức kinh doanh Bảo hiểm ở Việt Nam IV. Khó khăn và hạn chế của Bảo hiểm Thương mại V. Giải pháp hoàn thiện thị trường Bảo hiểm Thương mại ở Việt Nam 2 I. Khái niệm: Theo Luật kinh doanh Bảo hiểm số 24/2000/QH10, BHTM ( còn được gọi là Bảo hiểm rủi ro hoặc Bảo hiểm kinh doanh) là một thỏa thuận, qua đó, bên tham gia Bảo hiểm cam kết trả cho doanh nghiệp Bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí Bảo hiểm; ngược lại, doanh nghiệp Bảo hiểm cũng cảm kết sẽ chi trả hoặc bồi thường một khoản tiền khi có rủi ro được Bảo hiểm xảy ra gây tổn thất. II. Phân loại : 1. Phân loại theo phương thức quản lý - Bảo hiểm tự nguyện : Việc tham gia Bảo hiểm hay không phụ thuộc vào nhận thức và nhu cầu của người tham gia Bảo hiểm. Các doanh nghiệp Bảo hiểm có đáp ứng được hay không cũng tùy thuộc vào khả năng tài chính, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của công ty đó, - Bảo hiểm bắt buộc: bao gồm các sản phẩm Bảo hiểm mà luật pháp có những quy định về điều kiện Bảo hiểm, mức phí Bảo hiểm, số tiền tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia Bảo hiểm và các doanh nghiệp Bảo hiểm có nghĩa vụ phải thực hiện. Ví dụ như Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (BHTNDS) chủ xe cơ giới, BHTNDS của chủ lao động đối với người lao động. 2. Phân loại theo kỹ thuật Bảo hiểm - Bảo hiểm theo kỹ thuật phân chia là Bảo hiểm có thời hạn ngắn (thường là một năm) bảo đảm cho các rủi ro có tính chất tương đối ổn định và độc lập với tuổi thọ của con người. Vì thế còn được gọi là Bảo hiểm phi nhân thọ. - Bảo hiểm theo kỹ thuật tổn tích : có đặc trưng là thời gian dài, quỹ được tích tụ nhiều năm mới được sử dụng để chi trả, thường đảm bảo cho các rủi 3 ro có tính chất thay đổi rõ rệt theo thời gian và đối tượng, và thường gắn liền với tuổi thọ con người. 3. Phân loại theo đối tượng được Bảo hiểm - Bảo hiểm tài sản : Đây là loại Bảo hiểm mà đối tượng là tài sản ( cố định hay lưu động của người được Bảo hiểm. Ví dụ: Bảo hiểm cho thiệt hại vật chất xe cơ giới, Bảo hiểm hàng hóa của các chủ hàng trong Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, Bảo hiểm tài sản của ông chủ nhà trong Bảo hiểm trộm cắp. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: có đối tượng Bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của người được Bảo hiểm đối với người thứ ba theo luật định. Ví dụ: BHTNDS của chủ xe cơ giới, BHTNDS của chủ lao động … - Bảo hiểm con người có đối tượng được Bảo hiểm là tuổi thọ, tính mạng , tình trạng sức khỏe của con người hoặc các sự kiện liên quan tới cuộc sống và có ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. III. Các nguyên tắc hoạt động trong Bảo hiểm Thương mại (BHTM) 1. Nguyên tắc 1: Số đông bù số ít Hoạt động BHTM chính là một hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, trong đó doanh nghiệp Bảo hiểm nhận các khoản tiền gọi là phí Bảo hiểm từ người tham gia Bảo hiểm để rồi có khả năng sẽ phải trả khoản tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được Bảo hiểm. Xét trên khía cạnh với một người tham gia Bảo hiểm, khoản tiền chi trả hoặc bồi thường này lớn hơn gấp nhiều lần so với khoản phí đóng Bảo hiểm. Chính vì vậy nguyên tắc quan trọng nhất đó là hoạt động BHTM phải dựa trên nguyên tắc: SỐ ĐÔNG BÙ SỐ ÍT – tức là rủi ro xảy ra đối với một 4 hoặc một số ít người sẽ được bù đắp bằng số tiền huy động được từ rất nhiều người có khả năng cùng gặp rủi ro như vậy. 2. Nguyên tắc 2: Rủi ro có thể được Bảo hiểm Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm dựa trên nguyên tắc bù đắp thiệt hại tài chính cho người tham gia Bảo hiểm và luôn theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, chính vì vậy không phải với bất kì loại rủi ro nào, doanh nghiệp Bảo hiểm cũng chấp nhận các yêu cầu bảo đảm. Người ta phân chia ra làm 2 loại rủi ro dựa trên tính chất, nguyên nhân gây ra rủi ro và tính chất đồng nhất của rủi ro. - Rủi ro có thể được Bảo hiểm: là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được. Nguyên nhân gây ra rủi ro có thể được Bảo hiểm là nguyên nhân khách quan và không cố ý. - Rủi ro không được Bảo hiểm: là những rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn xảy ra như hao mòn vật chất tự nhiên, hao hụt thương mại tự nhiên, xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông, cố ý tự tử. Nguyên nhân gây ra những rủi ro không được Bảo hiểm là nguyên nhân chủ quan và do sự cố ý của người được Bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chỉ chấp nhận bồi thường các rủi ro có thể Bảo hiểm và từ chối Bảo hiểm trong các trường hợp rủi ro không được Bảo hiểm. Để đảm bảo nguyên tắc này, trong đơn Bảo hiểm luôn có các rủi ro loại trừ tùy thuộc vào từng nghiệp vụ Bảo hiểm khác nhau. Đối với các rủi ro được Bảo hiểm lại được sắp xếp, phân loại và áp dụng các mức phí thích hợp. Thông thường đối với các rủi ro có mức xác suất lớn hơn, mức phí đóng sẽ là lớn hơn. 5 Nguyên tắc rủi ro có thể Bảo hiểm: - Tránh cho doanh nghiệp Bảo hiểm phải bồi thường những tổn thất thấy trước mà nhiều trường hợp như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến phá sản. - Giúp các doanh nghiệp tính được các mức phí chính xác, trên cơ sở đó giúp cho hoạt động bảo hiểm diễn ra dễ dàng hơn, đem lại nguồn lợi lớn cho xã hội trên cơ sở chia sẻ rủi ro cho cả cộng đồng. - Đảm bảo công bằng giữa những người tham gia Bảo hiểm. 3. Nguyên tắc 3: Phân tán rủi ro Điểu quan trọng nhất trong hoạt động của các doanh nghiệp Bảo hiểm đó là khả năng chi trả bảo hiểm trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Trên thực tế việc thu phí Bảo hiểm trên nguyên tắc số đông bù số ít và chỉ áp dụng đối với các loại rủi ro được Bảo hiểm đôi khi vẫn không đảm bảo được khả năng này của doanh nghiệp Bảo hiểm trong các trường hợp sau: - Giá trị Bảo hiểm là rất lớn trong khi quy mô doanh nghiệp Bảo hiểm nhỏ hoặc mới thành lập nên quỹ Bảo hiểm chưa huy động được nhiều. - Các rủi ro liên tiếp, đồng loạt cùng xảy ra khiến cho doanh nghiệp Bảo hiểm phải chi trả nhiều cho người tham gia bảo hiểm. Một điều thận trọng trong hoạt động của DNBH đó là không nhận những rủi ro quá lớn vượt quá khả năng tài chính của công ty. Tuy nhiên tránh tình trạng từ chối các hợp đồng Bảo hiểm này, các DNBH sẽ sử dụng nguyên tắc phân tán rủi ro theo 2 cách . - Đồng Bảo hiểm: nhiều doanh nghiệp Bảo hiểm tham gia Bảo hiểm cho cùng một hợp đồng Bảo hiểm. - Tái Bảo hiểm: Một doanh nghiệp Bảo hiểm nhận bảo đảm cho một rủi ro lớn, sau đó nhượng lại 1 phần rủi ro cho một hoặc nhiều doanh nghiệp Bảo hiểm khác. 6 4. Nguyên tắc 4: Trung thực tuyệt đối Theo nguyên tắc này, người bảo hiểm và người được Bảo hiểm phải tuyệt đối thành thật với nhau, tin tưởng lẫn nhau, không được lừa dối nhau. Hợp đồng Bảo hiểm sẽ không còn hiệu lực nếu chỉ cần một trong hai bên vi phạm. Hai bên trong hợp đồng Bảo hiểm có bổn phận khai báo đầy đủ và chính xác tất cả các yếu tố quan trọng có liên quan, dù được yêu cầu hay không được yêu cầu khai báo. Yếu tố quan trọng là bất kỳ yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc chấp nhận Bảo hiểm và giải quyết quyền lợi Bảo hiểm. 5. Nguyên tắc 5: Quyền lợi có thể được Bảo hiểm Nguyên tắc này đưa ra yêu cầu đối với người tham gia Bảo hiểm. Đó là nếu đối tượng được Bảo hiểm gặp rủi ro, người tham gia Bảo hiểm phải có tổn thất về mặt tài chính. Cụ thể: người tham gia Bảo hiểm phải có quan hệ với đối tượng được Bảo hiểm và được pháp luật công nhận về quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản, quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng hay cấp dưỡng. Nguyên tắc này nhằm loại bỏ khả năng Bảo hiểm cho tài sản của người khác hoặc cố tình gây thiệt hại hoặc tổn thất để thu lợi từ đơn Bảo hiểm. ******Lưu ý: So sánh Bảo hiểm thương mại và Bảo hiểm xã hội Giống nhau: giữa BHTM và BHXH là: cùng có mục đích hoạt động là bù đắp tài chính để ổn định đời sống cho người tham gia Bảo hiểm khi gặp rủi ro. Và quỹ Bảo hiểm này chủ yếu được tạo lập từ những đối tượng tham gia Bảo hiểm. 7 Khác nhau: Các tiêu chí Bảo hiểm thương mại Bảo hiểm xã hội 1 Mục đích Được thực hiện bởi các doanh nghiệp Bảo hiểm nhằm mục đích cung cấp cho xã hội một loại hàng hóa, dịch vụ “an tòan”. Trên cơ sở đó, nhà Bảo hiểm tìm kiếm một khoản lợi nhuận kinh doanh Bảo hiểm. Được thực hiện bởi cơ quan Bảo hiểm xã hội − một tổ chức sự nghiệp của nhà nước nhằm chăm lo phúc lợi xã hội. Là loại hình Bảo hiểm không vì mục tiêu lợi nhuận. 2 Nội dung BHTM không chỉ đảm bảo cho các rủi ro về con người như BHXH mà còn đảm bảo các rủi ro của các đối tượng khác như tài sản (công trình, nhà cửa, nhà xưởng, hàng hóa, phương tiện sản xuất kinh doanh và sinh họat) và trách nhiệm (trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm,...); BHXH bảo đảm cho các rủi ro về con người. Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc không hoàn toàn ngầu nhiên như tuổi già, thai sản. 3 Xác định mức phí bảo hiểm BHTM có mức phí, mức chi trả bồi thường phụ thuộc vào thỏa thuận phù hợp theo nhu cầu (xuất phát từ giá trị tài sản được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm lựa chọn, mức độ quan trọng của rủi ro,...) và khả năng của Người được bảo hiểm, thông thường nghĩa vụ và quyền lợi trên Hợp đồng bảo hiểm là tương xứng nhau. Phí bảo hiểm của BHXH được xác định theo thu nhập của người lao động (theo tỷ lệ phần trăm trên lương) chứ không theo tình trạng sức khỏe, tuổi thọ của họ. 4 Mối quan hệ của Người được bảo hiểm và Người bảo hiểm Mối quan hệ có thời hạn và thông thường là ngắn hạn (đối với bảo hiểm phi nhân thọ) Mối quan hệ là lâu dài, trọn đời 5 Cộng đồng Người được bảo hiểm Là một “nhóm đóng” có giới hạn trong một thời kỳ nhất định Là một “nhóm mở” có đầu vào và đầu ra là các thế hệ người lao động nối tiếp nhau. 8 IV. Hợp đồng Bảo hiểm thương mại (HĐBHTM) 1. Khái niệm HĐBH là một văn bản pháp lý qua đó doanh nghiệp Bảo hiểm cam kết sẽ chi trả hoặc bồi thường cho bên được Bảo hiểm khi có sự kiện Bảo hiểm xảy ra gây tổn thất, ngước lại bên mua Bảo hiểm cảm kết trả khoản phí phù hợp với mức trách nhiệm và rủi ro mà doanh nghiệp Bảo hiểm đã nhận HĐBH có những điểm cần chú ý sau : - Trong HĐBH có 2 bên : bên Bảo hiểm (Các DNBH ) và bên mua Bảo hiểm (người tham gia bảo hiểm). - HĐBH bao gồm có 3 loại HĐBH chính : + HĐBH tài sản là văn bản thỏa thuận giữa DNBH và người tham gia Bảo hiểm nhằm bảo đảm cho tài sản của người được Bảo hiểm gồm vật có thức, tiền, giấy tờ giá trị được bằng tiền và các quyền tài sản. + HĐBH trách nhiệm dân sự là văn bản thỏa thuận giữa các DNBH và người tham gia BH nhằm bảo đảm cho cá trách nhiệm dân sự có thể phát sinh của người được Bảo hiểm với người thứ 3 theo quy định pháp luật. + HĐBH con người là văn bản thỏa thuận giữa DNBH và người tham gia BH nhằm bảo đảm cho tuổi thọ, tính mạng tình trạng sức khỏe của người được Bảo hiểm và tai nạn có thể xảy ra với người được Bảo hiểm. 2. Chủ thế và trách nhiệm của các bên trong HĐBH - Các chủ thể có liên quan + Doanh nghiệp bảo hiểm : Tổ chức, cá nhân có đầy đủ tư cách pháp nhân được NN cho phép tiến hành hoạt động kinh doanh BH. 9 + Người tham gia bảo hiểm : là tổ chức hoặc cá nhân ký kết HĐBH với DNBH và đóng phí BH. + Người được BH : Tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng hoặc tình trạng sức khỏe được Bảo hiểm theo HĐBH. + Người thụ hưởng : tổ chức, cá nhân được người tham gia BH chỉ định trong HĐBH sẽ nhận sự tài trợ và bồi thường từ DNBH. - Trách nhiệm các bên trong HĐBH + Đối với DNBH : giải quyết bồi thường chi trả khi sự kiện BH xảy ra gây tổn thất. Việc thanh toán phải đảm bảo nhanh chóng kịp thời và hợp lý. Ngoài ra DNBH còn có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin mà bên mua BH cung cấp. + Đối với bên tham gia BH : Phải trả phí đầy đủ, đúng kì hạn, khai báo rủi ro trung thực, chính xác các câu hỏi có kiên quan đến đối tượng BH. Phải thông báo kịp thời khi mà rủi ro được BH xảy ra. 3. Giá trị BH và số tiền BH : - Giá trị BH : là giá trị của đối tượng được BH, giá trị của các tài sản được BH và nó được lấy làm căn cứ để xác định STBH và phí BH. - Số tiền BH : là khoản tiền được xác định trong HĐBH thể hiện giới hạn trách nhiệm của DNBH, có thể nhỏ hơn (dưới giá trị), ngang bằng (ngang giá trị), hoặc lớn hơn (trên giá trị) GTBH. Riêng đối với BHCN, STBH được xác định dựa trên sự thỏa thuận của hai bên và khả năng tài chính của người tham gia BH, còn trong BHTNDS, STBH thường được xác định dựa trên sự thỏa thuận. 10 4. Phí Bảo hiểm : Khái niệm: Phí BH là số tiền mà người tham gia BH phải trả cho công ty BH để đổi lấy sự bảo đảm trước các rủi ro chuyển sang cho công ty BH. Cơ cấu của phí BH : gồm 2 phần P = f + d Trong đó : P : phí BH toàn bộ f : Phí thuần d : Phụ phí - Phí thuần : là khoản phí phải thu cho phép công ty BH đảm bảo chi trả, bồi thường cho các tổn thất được BH có thể xảy ra. Nó được căn cứ vào các yếu tố: + Xác suất xảy ra rủi ro + Cường độ tổn thất + STBH + Thời hạn BH + Lãi suất đầu tư - Phụ phí : là khoản chi cần thiết đển DNBH đảm bảo cho các khoản chi trong hoạt động nghiệp vụ BH, bao gồm : + Chi hoa hồng + Chi quản lý hành chính + Chi đề phòng hạn chế tổn thất 11 + Chi thuế nhà nước Tuy nhiên, thực tế mức phí Bảo hiểm thường được tính Căn cứ vào STBH và tỷ lệ theo công thức : Phí BH = Tỷ lệ phí * Số tiền BH 5. Thời hạn BH Là thời gian HĐBH có hiệu lực, kể từ ngày ký lết HĐBH và có bằng chứng DNBH đã chấp nhận bảo hiểm và người tham gia BH đã đóng phí BH cho tới khi kết thúc trách nhiệm BH. V. Tái bảo hiểm trong BHTM 1. Sự cần thiết khách quan TBH là hoạt động gắn bó chặt chẽ với hoạt động kinh doanh BH, là một phần cơ bản trong hoạt động KDBH.Sự gắn kết giữa BH và TBH là tất yếu bởi vì hoạt động TBH không chỉ là một biện pháp quan trong giúp các nhà BH phân tán bớt rủi ro để ổn địnhh hoạt động kinh doanh mà còn gián tiếp đảm bảo quyền lợi cho người được BH. - Đối với DNBH : TBH là hoạt động cần thiết cho các DNBH, thông qua TBH các DNBH có thể mở rộng khả năng tài chính của chính họ để đảm nhận các HĐBH có giá trị lớn. Ngoài ra sẽ giúp cho các DNBH hạn chế các tổn thất của mình. - Đối với người được BH : TBH thực sự cần thiết đảm bảo cho người được BH luôn có thể nhận được quyền lợi đầy đủ ngay cả khi có tổn thất toàn bộ xảy ra. 12 - Đối với thị trường BH : TBH là hoạt động cần thiết cho sự phát triển của TTBH, làm cho TTBH phát triển đa dạng hơn, tăng cường chất lượng kỹ thuật BH cho TTBH. Từ trên ta có thể thấy được ưu điểm và nhược điểm của TBH: - Ưu điểm: Tạo tâm lý an toàn cho công ty bảo hiểm, cân bằng dịch vụ BH, bảo vệ các dịch vụ đó khỏi ảnh hưởng của các sự cố lớn có tính thảm họa, đảm bảo tài chính cho các công ty BH. - Nhược điểm: TBH có liên quan đến việc chuyển nhượng một phần thậm chí phần lớn chi phí BH cho công ty TBH. Do đó, TBH có thể làm tăng hoặc giảm 1 cách đáng kể các chỉ tiêu tài chính của công ty BH. 2. Bản chất của hoạt động TBH - Khái niệm : TBH là nghiệp vụ thong qua đó có một DNBH chuyển cho một hoặc nhiều DNBH khác một phần rủi ro đã nhận đối với một đối tượng BH nhất đinh trên cơ sở chuyển nhượng bớt một phần số phí BH đã nhận. - Bản chất TBH: cơ chế phân tán rủi ro. 3. Điều kiện tái Bảo hiểm - Số lượng rủi ro phải đủ lớn để quy luật số đông phát huy được tác dụng và qua đó yếu tố ngẫu nhiên được loại trừ. - Mức độ tổn thất có thể xảy ra từ các rủi ro được BH không được phép chênh lệch quá lớn, xảy ra trong số hợp đồng BH (tình trạng này dẫn đến sự không đồng nhất trong hợp đồng bảo hiểm). - Khả năng thường xuyên xảy ra tổn thất (Nếu không có điều kiện này thì không phát sinh nhu cầu bảo hiểm). 13 Phần II: Thực trạng thị trường BHTM Việt Nam I. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm ở Việt Nam Bảo hiểm Việt Nam ra đời khá muộn so với sự phát triển chung của ngành bảo hiểm thế giới do nhiều điều kiện chủ quan cũng như khách quan. Tuy nhiên, hiện nay, ngành bảo hiểm đang dần dần bắt kịp xu thế phát triển chung của bảo hiểm trong khu vực và quốc tế và ngày càng chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của mình đối với nền kinh tế. Chúng ta có thể nhận thấy điều này khi theo dõi quá trình phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam từ những ngày đầu đến nay. 1. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cũng như tất cả các ngành kinh tế khác, các công ty bảo hiểm cũ của miền Nam được tiến hành quốc hữu hoá. Công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm Việt Nam được thành lập để thực hiện tiếp trách nhiệm của các công ty cũ đối với những người được bảo hiểm muốn tiếp tục hợp đồng. Đối với các công ty bảo hiểm nước ngoài, công ty có trách nhiệm thanh toán và đòi nợ theo đúng hợp đồng. Năm 1976, khi hoàn toàn thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, công ty được chuyển thành chi nhánh của công ty bảo hiểm Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Thời kỳ này, Bảo Việt là công ty duy nhất hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam theo chế độ hạch toán kế toán kinh tế thống nhất toàn ngành. Công ty trực thuộc Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ Tài chính thống nhất quản lý công tác bảo hiểm Nhà nước và trực tiếp tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm trong cả nước. Trong giai đoạn này, ở Việt Nam, Bảo Việt độc quyền kinh doanh bảo hiểm nên các sản phẩm của Bảo Việt chưa đa dạng, chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với khoảng 20 sản phẩm bảo 14 hiểm. Có thể nói, thời gian này, hoạt động bảo hiểm ở nước ta vẫn chưa phát triển. 2. Giai đoạn sau 1986 đến nay: năm 1986, Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI diến ra vào năm này đã đưa ra chính sách đổi mới, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh theo các quy định của pháp luật. Đồng thời, Việt Nam cũng đã tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư từ nhiều quốc gia, khu vực. Hoạt động sản xuất - kinh doanh từng bước phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao đòi hỏi ngành bảo hiểm cũng phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu, thích hợp với hoàn cảnh mới. Sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm mới, công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài... sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình phát triển bảo hiểm ở nước ta. Ngày 18/12/1993, nghị định 100 CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được Chính phủ ban hành, mở ra bước phát triển mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Nó phá vỡ thế độc quyền đang tồn tại, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức bảo hiểm với nhiều hình thức khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế. Mặc dù vậy, phải từ sau năm 1995, một loạt các công ty kinh doanh bảo hiểm mới ra đời: Bảo Minh, VINARE, PVI, PJICO... và các công ty liên doanh bảo hiểm như: UIC, VIA,... Ngoài ra, với khoảng 40 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài và hơn 70.000 đại lý bảo hiểm thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phát triển ngày một sôi động. Việc mở cửa thị trường bảo hiểm cũng như sự xuất hiện của các công ty mới đã tạo điều kiện cho bảo hiểm phát triển mạnh mẽ trong một môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Các công ty liên tục hoàn thiện những sản phẩm cũ, đồng thời nghiên cứu và giới thiệu những loại hình nghiệp vụ bảo hiểm mới đa dạng và hấp dẫn. Người tham gia bảo hiểm có thể tự do lựa 15 chọn người bảo hiểm, loại hình dịch vụ bảo hiểm với mức phí cạnh tranh nhất. Trong tương lai, nhu cầu bảo hiểm sẽ ngày càng đa dạng hơn và số lượng, chủng loại sản phẩm chắc chắn sẽ còn được rộng mở. Không chỉ có vậy, để nâng cao tính cạnh tranh, công tác chăm sóc khách hàng cũng ngày càng được c
Luận văn liên quan