Đề tài Thị trường chứng khoán

Trong thời kỳ, nền kinh tế đầy biến động. Nếu như bạn có một khoản tiền nhàn rỗi bạn sẽ làm gì? Có lẽ đó là câu hỏi mà không ít người mắc phải! Gửi tiền tiết kiệm, đầu tư vàng, thực hiện công việc kinh doanh là ước mơ của chính mình hoặc đơn giản là để tiền ở trong két sắt và không làm gì cả ? Còn nhóm, những con người trẻ tuổi, thích sự phiêu lưu mạo hiểm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Câu trả lời của nhóm là đầu tư chứng khoán! Và cũng giống như vấn đề mà mọi nhà đầu tư mắc phải khi bước mới bước vào môi trường đầu tư hoàn toàn mới này, câu hỏi: “Vậy bạn biết gì về chứng khoán?”! Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh. Và có thể nói thực chất chứng khoán là một loại hàng hóa. Thị trường chứng khoán là thị trường mua bán, trao đổi các loại chứng khoán giữa các chủ thể tham gia. Các chứng khoán dài hạn là các công cụ có thời gian đáo hạn ngay từ khi phát hành dài hơn 1 năm. Xét về mặt bản chất thì thị trường chứng khoán chính là một định chế tài chính trực tiếp, nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm hoặc tạm thời nhàn rỗi, nơi giao dịch các công cụ tài chính của thị trường vốn. Có rất nhiều quan điểm về chưc năng của thị trường chứng khoán theo nhiều tiêu thực và cách đánh giá khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thị trường chứng khoán có những chức năng chủ yếu sau đây: Là kênh huy động và phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, công cụ để ổn định kinh tế vĩ mô và cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán. Như vậy sau khi tìm hiểu sơ qua lý thuyết về chứng khoán, bước tiếp theo sẽ phải đưa ra quyết định đưa ra lựa chọn về công ty chứng khoán mà mình sẽ đầu tư tại đó. Với quy mô cũng như uy tín đã được khẳng định và thông qua tư vấn của một nhà đầu tư lâu năm. Nhóm đã chọn Công ty cổ phần chứng khoán FPT!

doc30 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2472 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Đề tài: Thị trường chứng khoán MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ, nền kinh tế đầy biến động. Nếu như bạn có một khoản tiền nhàn rỗi bạn sẽ làm gì? Có lẽ đó là câu hỏi mà không ít người mắc phải! Gửi tiền tiết kiệm, đầu tư vàng, thực hiện công việc kinh doanh là ước mơ của chính mình hoặc đơn giản là để tiền ở trong két sắt và không làm gì cả…? Còn nhóm, những con người trẻ tuổi, thích sự phiêu lưu mạo hiểm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Câu trả lời của nhóm là đầu tư chứng khoán! Và cũng giống như vấn đề mà mọi nhà đầu tư mắc phải khi bước mới bước vào môi trường đầu tư hoàn toàn mới này, câu hỏi: “Vậy bạn biết gì về chứng khoán?”! Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh. Và có thể nói thực chất chứng khoán là một loại hàng hóa. Thị trường chứng khoán là thị trường mua bán, trao đổi các loại chứng khoán giữa các chủ thể tham gia. Các chứng khoán dài hạn là các công cụ có thời gian đáo hạn ngay từ khi phát hành dài hơn 1 năm. Xét về mặt bản chất thì thị trường chứng khoán chính là một định chế tài chính trực tiếp, nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm hoặc tạm thời nhàn rỗi, nơi giao dịch các công cụ tài chính của thị trường vốn. Có rất nhiều quan điểm về chưc năng của thị trường chứng khoán theo nhiều tiêu thực và cách đánh giá khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thị trường chứng khoán có những chức năng chủ yếu sau đây: Là kênh huy động và phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, công cụ để ổn định kinh tế vĩ mô và cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán. Như vậy sau khi tìm hiểu sơ qua lý thuyết về chứng khoán, bước tiếp theo sẽ phải đưa ra quyết định đưa ra lựa chọn về công ty chứng khoán mà mình sẽ đầu tư tại đó. Với quy mô cũng như uy tín đã được khẳng định và thông qua tư vấn của một nhà đầu tư lâu năm. Nhóm đã chọn Công ty cổ phần chứng khoán FPT! GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT. CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT (tên viết tắt: FPTS) – thành viên của Tập đoàn FPT Giấp phép thành lập và hoạt động số 59/UBCK - GP, ngày 13 tháng 7 năm 2007 do Ủy ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam và Giấy phép điều chỉnh số 127/UBCK-GP ngày 9 tháng 5 năm 2008. Vốn điều lệ : 550.000.000.000 VND Trụ sở chính: Tầng 2, tòa nhà 71 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội với vốn điều lệ là 200 tỷ đồng. Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh: Tòa nhà Citilight, số 45 Võ Thị Sáu, Q1, TP. HCM. Nghiệp vụ kinh doanh: + Môi giới chứng khoán + Tự doanh chứng khoán + Tư vấn đầu tư chứng khoán + Lưu ký chứng khoán + Bảo lãnh phát hành chứng khoán Tầm nhìn xây FPTS mong muốn trở thành một định chế tài chính hùng mạnh, bằng nỗ lực dựng đội ngũ cán bộ và năng lực công nghệ, mang lại những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao nhất cho khách hàng và cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần cho mọi thành viên. Phương châm hoạt động Chú trọng đầu tư nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nhân viên, đề cao đạo đức nghề nghiệp, nhằm đạt được tối đa sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng. Không ngừng đầu tư nghiên cứu, tận dụng mọi thế mạnh công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất, cung cấp cho khách hàng một hệ thống giao dịch thuận tiện và an toàn, nhanh chóng và chính xác, công bằng và minh bạch. Trở thành sự lựa chọn số một của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Lý do lựa chọn công ty chứng khoán FPT: Tại thị trường Việt Nam, FPTS được đánh giá là một trong những công ty chứng khoán uy tín Hệ thống công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế Có thế mạnh về giao dịch trực tuyến è phù hợp với nhà đầu tư như sinh viên HOẠT ĐỘNG MỞ TÀI KHOẢN VÀ CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN Các bước mở tài khoản: Bước 1: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán Mục đích: giao dịch, quản lý tiền và chứng khoán Phương thức :Mở tài khoản tại Sàn giao dịch. Ngày 20/2/2012, các thành viên trong nhóm đã cùng đến công ty cổ phần chứng khoán FPTS ở Nguyễn Chí Thanh để mở 1 tài khoản. Tại quầy thông tin, nhóm được nhân viên hướng dẫn thục tục, điền một số thông tin cơ bản (họ tên, cmnd, email,điện thoại,..) Đặc biệt,chúng ta được chọn 6 số trong tài khoản giao dịch của mình và nhóm đã chọn một dãy số khá dễ nhớ: 058C191991 Chủ tài khoản là thành viên của nhóm: bạn Đào Quang Huy (chi tiết ở hồ sơ kèm theo) Hồ sơ gồm có Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán Hợp đồng giao dịch trực tuyến Hợp đồng giao dịch lô lẻ trực tuyến 1 bản sao chứng minh thư (Có chi tiết hồ sơ ở tài liệu kèm theo) Bước 2: Nộp tiền Nộp tiền trực tiếp tại quầy thu Thu – Chi Nhóm đã nộp 500.000 VND (sau một thời gian nhóm đã nộp thêm 500.000 nữa) Hồ sơ gồm có: Giấy nộp tiền mặt (chi tiết xem ở hồ sơ kèm theo) Thủ tục mở tài khoản khá đơn giản, sau khi thực hiện xong nhóm cũng trao đổi một số thông tin của công ty chứng khoán với anh chị nhân viên ở đây rồi đi về và bắt đầu nghiên cứu thị trường chứng khoán PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM- LỰA CHỌN CỔ PHIẾU SẼ ĐẦU TƯ Tình hình chung của thị trường chứng khoán đầu năm 2012: Bất chấp những khó khăn nội tại của nền kinh tế còn hiện hữu, thị trường chứng khoán đã “tăng một mạch” ấn tượng trong quý I/2012 a. Thuận lợi Hiện nay thì xu hướng đầu tư của người dân là đầu tư vào BĐS và Vàng, gửi tiết kiêm, và đầu tư vào TTCK BĐS sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2012, còn nhiều khả năng giá vàng thế giới sẽ không còn duy trì mức tăng như năm 2011, cộng thêm sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới sẽ không còn là kênh hấp dẫn, lãi suất huy động cũng từng bước giảm về 12%. Như vậy, kênh chứng khoán vừa có những khó khăn chung về sự thắt chặt tiền tệ và tình hình kinh doanh của DN vẫn phải nỗ lực vượt khó. Gửi tiết kiệm ngân hàng thì an toàn nhưng mức lãi suất thấp hơn lãi suất kì vọng và nhiều trường hợp còn nhỏ hơn lạm phát Nhưng ngược lại, các kênh đầu tư khác đều kém hấp dẫn, trong khi kênh chứng khoán sẽ trực tiếp hưởng lợi sớm nhất từ sự ổn định dần dần của nền kinh tế, cộng thêm giá chứng khoán đã thấp kỷ lục vào cuối năm 2011.Theo như nhận định của các chuyên gia thì các mã ngành TC - NH sẽ tăng và kéo theo sự tăng của cả TTCK. Thực tế trong những tháng đầu năm 2012 xu thế đó đã được khẳng định. Đầu tư vào trái phiếu đây ko phải là một phương thức đầu tư tốt do thị trường Trái Phiếu VN chưa phát triển, lãi TP cao nhưng thời hạn dài và mức độ rủi ro do chủ thể phát hành TP mà các nhà đầu tư nhỏ như chúng ta thường đầu tu là doanh nghiệp.Việc minh bạch BCTC ở VN chưa cao. Ngoài ra, Các sản phẩm mới như giao dịch T+2, mở nhiều tài khoản,kéo dài thời gian giao dịch, đặc biệt là công tác kiểm tra các hoạt động đầu tư có dấu hiệu làm giá, công tác giám sát hoạt động công bố thông tin của các doanh nghiệp một cách minh bạch và chặt chẽ. Với những chính sách dự định thực hiện trong năm 2012 này, thị trường chứng khoán đang có nhiều kì vọng vào những sản phẩm mới, tạo ra những tín hiệu tích cực vào kênh đầu tư này. Điểm quan trọng hơn cả đó là vị trí của thị trường chứng khoán cần được cơ quan quản lý, có sự hỗ trợ về chính sách. Tâm lý giới đầu tư đang khá hưng phấn. Báo cáo phân tích của các CTCK cũng đưa ra những nhận định tích cực về triển vọng tăng trưởng của thị trường. b. Khó khăn Lạm phát và tỷ giá USD/VND tiếp tục nóng trong 2012 là hai yếu tố, theo đa số các nhà đầu tư, sẽ kéo TTCK đi xuống.   Bên cạnh đó, về mặt chính sách, NHNN cũng đã khẳng định sẽ không có chuyện nới lỏng mạnh tín dụng trong năm 2012. Tăng trưởng tín dụng sẽ được duy trì ở mức 15-17%, trong khi tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14-16%.   Một chính sách cũng sẽ tác động đến TTCK là việc cấm các tập đoàn, tổng công ty phi tài chính đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và bất động sản. Nó cho thấy, trong năm 2012, sẽ không có những dòng tiền "ngầm" từ các ông lớn chảy vào chứng khoán. Trái lại, dòng tiền sẽ chảy ra khỏi đây. Trong giai đoạn đầu năm 2012, do nền kinh tế đang khắc phục các vấn đề nợ xấu của NH, nguồn vốn vẫn hạn chế và thiếu vắng dòng vốn nước ngoài nên TTCK vẫn tiếp tục tiếp tục khó khăn, tuy nhiên khả năng ngưng giảm và đi ngang sẽ xuất hiện vào cuối quý 1, và hi vọng tình hình sẽ được cải thiện vào cuối quý 2 khi lãi suất huy động thực sự giảm về dưới 12% cùng với CPI được kiểm soát tốt. Như vậy có thể nói thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm 2012 chứa đựng rất nhiều rủi ro, nhưng không có nghĩa là không có các cơ hội. Và với mục đích đầu tư của nhóm là để lấy kinh nghiệm về thị trường chứng khoán, làm quen với cách thức giao dịch của thị trường và một phần nhỏ trong đấy là mục đích lợi nhuận. Mục đích đầu tư của nhóm là để lấy kinh nghiệm về thị trường chứng khoán, làm quen với cách thức giao dịch của thị trường và một phần nhỏ trong đấy là mục đích lợi nhuận. Lựa chọn cổ phiếu đầu tư. Để an toàn thì đầu tư vào những cổ phiếu thuộc nhóm bluechips thì rất tốt, nhưng với mục tiêu chính là lấy bài học kinh nghiệm nên nhóm quyết định đa dạng hóa danh mục đầu tư và quyết định đầu tư vào nhiều ngành khác nhau. Ban đầu, nhóm đã tìm hiểu các cổ phiếu thuộc các nhóm ngành : Tài chính – Ngân hàng (MBB); Dầu khí (PET); Thép (VIS). Thời gian sau, nhóm còn tìm hiểu thêm về nhóm ngành Bất động sản (HAG) và một mã cổ phiếu khác cũng thuộc nhóm tài chính – ngân hàng là EIB.(2 mã EIB và HAG nhóm sẽ phân tích ở phần sau của bài). MBB Cổ phiếu đầu tiền mà nhóm muốn đầu tư là cổ phiếu thuộc ngành tài chính – ngân hàng. Sau một thời gian tìm hiểu thông tin thị trường, MBB trong khoảng thời gian mà nhóm đầu tư đang là cổ phiếu khá “hot”, được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đồng thời, so với các tổ phiếu có độ an toàn cao như STB, VCB thì giá của cổ phiếu MBB rẻ hơn khá nhiều, thích hợp để nhóm có thể đầu tư (vì nhóm muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư với số vốn ban đầu là 500.000đồng) Nhóm tìm hiểu việc kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội Việt Nam, kết quả nhận được khá khả quan và đây cũng chính là lý do để nhóm lựa chọn mua cổ phiếu MBB: MB là một trong 10 ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất ở Việt Nam. 17 năm kể từ ngày thành lập, MB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng không ngừng.Những năm gần đây Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng trung bình lên đến 50%/năm. Thuộc Nhóm 1 với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao nhất là 17% là các ngân hàng hoạt động nghiêm túc và lành mạnh, có năng lực vốn và quản trị điều hành tốt. Năm 2011, MB cũng đã đạt mức lợi nhuận trước thuế là 2.823 tỷ đồng tăng 30% so với năm 2010 và đạt 101% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 1,62% thấp hơn nhiều tỷ lệ nợ xấu chung của ngành ngân hàng Việt Nam là 3,39%. Mục tiêu giai đoạn 2010-2015: lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân 30%/năm Ta có thể thấy vào quý 4 năm 2011 thì ROA và ROE cao hơn so với các ngân hàng khác. Cổ phiếu của MB sẽ rất hấp dẫn các nhà dầu tư, Năm 2011 do ảnh hưởng của lạm phát thì tỷ lệ ROA và ROE giảm hơn so với 2010 nhưng sự giảm này không đáng lo ngại vì nó là sự giảm của toàn ngành TC - NH. Một lý do khác nữa để nhóm đầu tư vào MBB là ngân hàng MB thường xuyên chi trả cổ tức. Suốt 17 năm qua, MBbank luôn duy trì được tỷ lệ trả cổ tức cho cổ đông từ 15% trở lên, đây là một trong những yếu tố khiến MB luôn giữ được niềm tin với cổ đông, với các đối tác chiến lược. MBB đặt mục tiêu trong giai đoạn 2010-2015 tỷ lệ trả cổ tức tối thiểu 15%/năm cho các cổ đông. Một việc đảm bảo cho việc đầu tư vào cổ phiếu MBB là đây là mã cổ phiếu được nước ngoài mua rất nhiều: Ngày 9/2 : Trên sàn TP HCM. Trong 4,11 triệu cổ phiếu giao dịch, có hơn 1 triệu do khối ngoại gom vào. Ngày 23,24/2(chính là ngày mà nhóm mua MBB) :trong 2 ngày này, mỗi ngày nhà đầu tư nước ngoài đã mua hơn 2 triệu cổ phiếu MBB trong khi số lượng bán ra rất ít Chính những kì vọng này nhóm quyết định mua MBB. Đây cũng chính là mã cổ phiếu mà nhóm kì vọng nhất, được nhóm phân tích kĩ nhất xuyên suốt bài thảo luận của nhóm. PET Công ty Cổ phần Dịch vụ - Du lịch Dầu khí.(mã CK: PET) Với mục đích đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhóm muốn chọn một mã chứng khoán thuộc ngành dầu khí để đầu tư. Lý do thứ nhất để chọn PET là mức giá của nó phù hợp với tình hình tài chính của hiện tại (vì thời gian này nhóm còn mua hai mã chứng khoán khác là VIS và MBB). Tại thời điểm này,PET có mức giá thấp hơn so vơi các mã chứng khoán cùng ngành dầu khí như PVI ( giá dao động từ 18.500 đến trên 19000/ cp), PSG( trên 21000đ/CP), PVD( trên 39000đ/CP) . Đồng thời, thời điểm đầu tháng 2, nhóm thấy giá PET không ngừng tăng cao liên tục tại một vài thời điểm, tuy sau đó có giảm nhưng giảm nhẹ và sau đó lại tăng điểm liên tiếp tại vài ngày tiêp theo-> tạo sự hứng khởi cho đầu tư với kì vọng giá sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Một lý do khác để nhóm tin tưởng vào mã cổ phiếu này là công ty cổ phần dịch vụ - du lịch dầu khí có lợi nhuận khá tốt trong năm trước: Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2011 tăng lên so với năm 2010 là khoảng gần 160000 tỷ đồng( tăng 62.3% so với 2010). Lợi nhuận sau thuê tăng 53.1% so với năm 2010 VIS Bên cạnh việc đầu tư vào ngành tài chính – ngân hàng và dầu khí, nhóm còn muốn đầu tư thêm vào ngành sản xuất thép. Công ty thép mà nhóm lựa chọn là Công ty cổ phần thép Việt – Ý, với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép xây dựng, xuất nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị phụ tùng phục vụ cho ngành thép, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá. Mã chứng khoán : VIS Dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thép Việt Ý, nhóm nhìn thấy rằng hiệu quả kinh doanh của công ty là không tốt khi LN ngày càng giảm trong 4 năm trở lại đây. Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu, Nhóm đã nhận ra rằng đây là tình trạng chung của hầu hết các công ty trong ngành thép thời gian qua, khi sản lượng tiêu thụ thép trên thị trường ngày càng giảm. Nguyên nhân chính vẫn là tình trạng lạm phát và việc khó cạnh tranh với các sản phẩm thép từ nước ngoài với chất lượng cao và giá thành rẻ. Dù vậy, sản xuất thép vẫn là một ngành vô cùng quan trọng, là một trong 3 ngành xương sống, trụ cột của nền công nghiệp cùng với điện tử và ô tô. Chính vì thế, Nhóm đã kỳ vọng sẽ có những can thiệp của Chính Phủ trong tương lai để vực dậy ngành Thép . Khi đó chắc chắn sẽ có đợt sóng tăng mạnh về giá cổ phiếu trong toàn ngành , và 1 trong những công ty sản xuất thép hàng đầu như Công ty cổ phần thép Việt - Ý sẽ chịu ảnh hưởng tích cực nhất. Điều này đã từng xảy ra vào năm 2009 khi có lúc sóng cổ phiếu ngành Thép thậm chí còn lên mạnh hơn sóng cổ phiều BĐS (Link tham khảo: . Mặt khác, dựa trên đồ thị giá cổ phiếu của VIS Nhóm nhận thấy có nhiều biến động nhưng có xu hướng tăng dần sau khi đã giảm mạnh cuối năm ngoái à kỳ vọng có lãi trong thời gian ngắn dù có thể không có can thiệp của Chính Phủ. Đồ thị vẽ giá điều chỉnh của VIS 6 tháng gần đây (Nguồn: www.cafef.vn) GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG Như đã trình bày ở phần 2, nhóm mình chọn phương án giao dịch thật trên thị trường tiền mặt và sử dụng phương thức đặt lệnh trực tuyến để giao dịch Phiếu lệnh Nhóm đã đặt các lệnh mua, bán, hủy bằng cách giao dịch trực tuyến. Tuy nhiên, trong lúc đặt lệnh nhóm đã không chụp lại màn hình đặt lệnh, cho nên nhóm sẽ trình bày một phần đặt lệnh tương tự như lúc nhóm đặt lệnh mua bán thật. (Đây là nhóm đặt lệnh thật, nhưng chỉ là để diễn tả lại cách nhóm đặt lệnh – sau khi đặt xong nhóm cũng đã hủy lệnh này luôn) Màn hình đặt lệnh mua Vào trang đặt lệnh trực tuyến của FTPS, sau đó đặt lệnh MUA 10 Cổ phiếu MBB, Loại lệnh là lệnh giới hạn LO với giá mình muốn mua. Sau đó nhấn nút ghi. Sau khi đã chắc chắn, nhập mật khẩu giao dịch và màn hình sẽ hiện lên như sau: Màn hình đặt lệnh bán: Các bước tương tự như mua Hủy lệnh Vào phần lệnh chờ khớp, chọn nút hủy Sau đó màn hình sẽ hiện lên như bên dưới -> nhấn ok Lệnh hủy đã được chấp nhận Kiểm tra lệnh đã được hủy hay chưa, vào phần lệnh trong ngày. Ở đây tình trạng lệnh là cancelled – tức lệnh đã được hủy Quá trình đầu tư Tổng hợp lại các thông tin và phân tích, nhóm đã đưa ra quyết định. Ngày 23/02/2012, nhóm đặt lệnh mua 10 cổ phiếu MBB với giá 13.800 nhưng cảm thấy không thể mua được với giá này vì không dư bán nên nhóm đã hủy lệnh.. Tuy nhiên, cùng ngày, nhóm đặt lệnh mua thành công10 cổ phiếu PET giá 13200đ/cp. Ngày 24/2/2012 nhóm đặt mua thành công 10 cổ phiếu VIS giá 14500đ và 10 cổ phiếu MBB giá 14400đ. Với khối lượng tiền đầu tư không lớn, việc đa dạng hóa đầu tư giúp nhóm giảm bớt rủi ro và cũng tăng cơ hội kiếm được một khoản lợi nhuận nho nhỏ nào đó. Sau khi theo dõi diễn biến thị trường chứng khoán, nhóm nhận thấy cổ phiếu MBB đã tăng giá 7/8 phiên giao dịch, đặc biệt có 2 ngày tăng trần là 23/02 và 02/03. Nhóm nghĩ rằng đó là sự tăng giá trong ngắn hạn và có thể nguyên nhân là sự tăng do cung cầu thị trường chứ không phải nguyên nhân xuất phát từ chính MBB. Và với tâm lý của nhà đầu tư nhỏ, cách đầu tư kiểu lướt sóng, Nhóm quyết định bán 10 cổ phiếu MBB giá 15500đ mà không mạo hiểm. Tổng số lãi nhóm nhận được là 11000đ(chưa kể phí giao dịch) Nhưng thật không may, sự quyết định của nhóm đã sai. Giá của cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng tiếp tục tăng mạnh. Và sau khi tìm hiểu các bài viết về sự dự đoán của các chuyên gia trên internet đồng thời nhờ sự tư vấn của người quen đang đầu tư chứng khoán. Ngày 07/03/2012, nhóm quyết định mạo hiểm mua thêm, cụ thể là: 20 cổ phiếu MBB giá 16200đ và 20 cổ phiếu EIB giá 18500đ . Nguyên nhân nhóm chọn EIB đó là: Cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK) là EIB cũng là cổ phiếu được ưa chuộng trong thời gian nhóm đầu tư chứng khoán. Eximbank là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Nhóm đã tìm hiểu về ngân hàng Eximbank và nhận được những thông tin sau Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 10.560 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Eximbank đã triển khai nhiều chương trình tài trợ xuất nhập khẩu với lãi suất ưu đãi và điều kiện sử dụng vốn linh hoạt Ngoài thế mạnh về tài trợ thương mại, Eximbank còn có nhiều lợi thế ở mảng kinh doanh vàng và ngoại tệ Trong năm 2011, Eximbank đạt lợi nhuận trước thuế là 4.069,43 tỷ đồng, tăng tới 71,5% so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế theo đó đạt 3.051,34 tỷ đồng, tăng 68,6% so với năm 2010. Tính đến 31/12/2011, tổng tài sản của Eximbank đã đạt 183.696,58 tỷ đồng, tăng 40,1% so với năm 2010, vượt chỉ tiêu 180.000 tỷ đồng đề ra đầu năm. Những kết quả trên khá lý tưởng cho việc đầu tư vào Eximbank. Kết hợp với đồ thị giá của EIB trong thời gian giữa tháng 2 (trong thời gian này giá cổ phiếu EIB tăng đều, cùng với thông tin sáp nhập với Saccombank nên nhóm quyết định mua cổ phiếu EIB. Đồ thị giá của cổ phiếu EIB trong 6 tháng gần đây (nguồn:www. cafef.vn) Với 40 cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng trong tay, Nhóm mong rằng giá cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đà tăng giá trong tương lai. Và đồng thời trong ngày 07/03/2012 nhóm cũng đã quyết định bán 10 cổ phiếu VIS gias14600, số lãi 1000đ. Nguyên nhân là do sự thất thường của loại cổ phiếu này, trong khoảng 2 tuần nắm giữ, VIS tăng giá và giảm giá một cách rất thất thường, khó dự đoán. Chúng ta có thể thấy ở đồ thị: Đồ thị giá điều chỉnh của VIS 6 tháng gần đây Khi theo dõi cổ phiếu PET trong những ngày cuối tháng 2 có sự tăng lên giá của PET. Ngày 27/2 giá của PET tăng lên mức 14.100 đồng.Tuy nhiên sang ngày 28/2 PET đột ngột giảm điểm xuống còn 13400 đồng-> gây ra lo ngại về sự giảm giá. Thời điểm đầu tháng 3, giá PET tăng nhẹ trở lại và để chốt lời nhóm đã quyết định bán hết 10 cổ phiếu PET vào ngày 7/3/2012 với giá là 13600 đồng. Như vây, sau một quá trính nắm giữ PET nhóm đã có lãi là 4000 đồng(chưa kể phí dịch vụ). Sau đó khoảng hơn 1 tuần, nhóm không thực hiện các giao dịch nguyên nhân là trong kh
Luận văn liên quan