Công cuộc đổi mới đất nước trong 20 năm qua đã thu được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng. Nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Chúng ta không thể không nhắc đến những đóng góp quan trọng và nổi bật của ngành xây dựng.
Nhìn vào diện mạo đô thị Việt Nam hôm nay phần nào cho thấy vị trí quan trọng và sự lớn mạnh của ngành xây dựng trong nỗ lực suốt nửa thế kỷ qua để khẳng định vị trí của một nền kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế thì hiện nay ngành xây dựng là 1 ngành có khả năng dẫn dắt nền kinh tế và đem lại nguồn thu nhập quốc dân rất lớn.
Mạng lưới đô thị quốc gia hiện đã được sắp xếp lại, mở rộng và phát triển hơn 720 đô thị trên cả nước, cùng 150 khu công nghiệp và khu kinh tế, đã góp phần quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cả 2 khu vực đô thị và nông thôn.
Ngành xây dựng đã huy động mọi nguồn vốn cho việc đầu tư và phát triển các khu đô thị mới nhằm tạo bước đột phá trong việc giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở cho nhân dân đô thị. Số lượng các dự án phát triển nhà ở đô thị tăng nhanh với hơn 1500 dự án đã và đang được triển khai. Hiện cả nước có khoảng trên 890 triệu m2 nhà ở trong đó đô thị khoảng 260 triệu m2, bình quân mỗi năm tăng thêm 58 triệu m2 trong những năm gần đây. Trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, ngành đã đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD cho hệ thống cấp thoát nước. Hiện đã có trên 300 dự án cấp thoát nước được triển khai với công suất thiết kế đạt 4,2 triệu m3/ngày đêm, đảm bảo cho 70% dân số đô thị được cấp nước sạch.
50 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2550 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường chứng khoán ngành xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
KHOA KINH TẾ - LUẬT
Sinh viên thực hiện :
TRỊNH NGỌC NAM – K085041693
Lớp : K08504
GV hướng dẫn : Thầy Trần Viết Hoàng
Nội dung chính của bài :
VỊ TRÍ CỦA NGÀNH ……………………………………………………………………
VAI TRÒ CỦA NGÀNH…………………………………………………………………
PHÂN LOẠI NGÀNH…………………………………………………………………….
THỰC TRẠNG NGÀNH………………………………………………………………….
TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH…………………………………………………………….
ĐIỂM MẠNH , ĐIỂM YẾU……………………………………………………………….
CƠ HỘI , THÁCH THỨC VÀ NHỮNG RỦI RO…………………………………………
CỔ PHIẾU NGÀNH XÂY DỰNG ………………………………………………………..
BẢNG SO SÁNH CHỈ SỐ CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH…………………….
PHÂN TÍCH SƠ LƯỢC CÁC CÔNG TY TRÊN………………………………………….
SD5 : Công ty Cổ phần Sông Đà 5 ………………………………………………
LCG : Công ty Cổ phần Licogi 16……………………………………………….
SNG : Công Ty Cổ Phần Sông Đà 10.1………………………………………….
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………
VỊ TRÍ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG :
Công cuộc đổi mới đất nước trong 20 năm qua đã thu được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng. Nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Chúng ta không thể không nhắc đến những đóng góp quan trọng và nổi bật của ngành xây dựng.
Nhìn vào diện mạo đô thị Việt Nam hôm nay phần nào cho thấy vị trí quan trọng và sự lớn mạnh của ngành xây dựng trong nỗ lực suốt nửa thế kỷ qua để khẳng định vị trí của một nền kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế thì hiện nay ngành xây dựng là 1 ngành có khả năng dẫn dắt nền kinh tế và đem lại nguồn thu nhập quốc dân rất lớn.
Mạng lưới đô thị quốc gia hiện đã được sắp xếp lại, mở rộng và phát triển hơn 720 đô thị trên cả nước, cùng 150 khu công nghiệp và khu kinh tế, đã góp phần quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cả 2 khu vực đô thị và nông thôn.
Ngành xây dựng đã huy động mọi nguồn vốn cho việc đầu tư và phát triển các khu đô thị mới nhằm tạo bước đột phá trong việc giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở cho nhân dân đô thị. Số lượng các dự án phát triển nhà ở đô thị tăng nhanh với hơn 1500 dự án đã và đang được triển khai. Hiện cả nước có khoảng trên 890 triệu m2 nhà ở trong đó đô thị khoảng 260 triệu m2, bình quân mỗi năm tăng thêm 58 triệu m2 trong những năm gần đây. Trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, ngành đã đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD cho hệ thống cấp thoát nước. Hiện đã có trên 300 dự án cấp thoát nước được triển khai với công suất thiết kế đạt 4,2 triệu m3/ngày đêm, đảm bảo cho 70% dân số đô thị được cấp nước sạch.
Bằng nỗ lực tiếp cận công nghệ mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đã tự đảm đương được hoặc nhận thầu hầu hết các công trình xây dựng quan trọng của quốc gia, nhiều công trình của các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Có thể kể đến các công trình lớn như nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án nhiệt điện Cà Mau, thủy điện Buôn Lốp, cầu Thủ Thiêm …
Các doanh nghiệp xây dựng cũng đã ghi dấu ấn trong lĩnh vực hợp tác với các nước trong khu vực về phát triển đô thị, thủy điện bằng việc góp vốn thành lập 2 công ty cổ phần để xúc tiến các hoạt động đầu tư tại Lào và Campuchia. Ngoài ra, Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn đang tích cực triển khai giúp Lào lập điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Thủ đô Viên Chăn.
VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG :
Ngay từ khi con người tiến những bước đầu tiên thoát khỏi thế giới của loài vượn để trở thành thống lĩnh của muôn loài cũng như thế giới tự nhiên. Để đáp ứng nhu cầu nơi trú ngụ một cách chủ động, xây dựng đã xuất hiện và ngày càng hoàn thiện dần cùng với quá trình phát triển của nhân loại. Ngày nay, những tòa nhà chọc trời hay những cây cầu vượt biển… giờ đây không còn là điều xa lạ đó là thành quả sự phát triển của ngành xây dựng. Đặc biệt, ở Việt Nam đang tiến hành quá trình phát triển thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng đòi hỏi của sự thay đổi thì tầm quan trọng của ngành xây dựng rất to lớn. Ngành xây dựng đóng vai trò chủ chốt ở khâu cuối cùng trong quá trình sáng tạo nên cơ sở vật chất- kĩ thuật và tài sản cố định của mọi lĩnh vực hoạt động của mọi đất nước và xã hội dưới mọi hình. Theo đó ngành xây dựng được coi là ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân, nhiều ưu đãi, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vào ngành nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn và nhân lực nhàn rỗi của các ngành khác, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động .
Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện hạ tầng kinh tế và kiến trúc xã hội, tốc độ đô thị hoá nhanh trung bình khoảng 30-33%/ năm cùng với việc phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng dẫn đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Ngành công nghiệp và xây dựng trung bình đóng góp khoảng 40% GDP cả nước, trong đó riêng lĩnh vực xây dựng đóng góp khoảng 6-7% GDP hàng năm.
Tuy xây dựng chiếm tỉ trọng không lớn trong cơ cấu GDP, việc tăng trưởng của ngành này lại là một nhân tố quan trọng hỗ trợ cho các ngành khác như công ngiệp, dịch vụ, vận tải và tạo ra công ăn việc làm cho toàn xã hội. Là một nước đang phát triển, đang trong quá trình hoàn thiện hoàn thiện hạ tầng kinh tế và kiến trúc xã hội, tốc độ tăng trường kinh tế hàng năm của Việt Nam được dự báp sẽ tiếp tục duy trì ở mức khá cao, trung bình trên 7%/ năm.
Bên cạnh đó , với khoảng 70% dân số ở độ tuổi dưới 35, cùng với tốc độ đô thị hoá tăng trung bình khoảng 30-33%, nhu cần về nhà ở vẫn được xác định sẽ tăng trong vài năm tới. Tình trạng xuống cấp của hệ thống cơ sở hạ tầng cũng đòi hỏi nhiều sự đầu tư và cải thiện với nhiều dự án lớn như đường vành đai Tân Sơn Nhất- Bình Lợi, cầu Phú Mỹ, hệ thống Metro,…Do vậy, ngành xây dựng được xem là 1 ngành chiến lược hỗ trợ quá trình phat triển kinh tế ở Việt Nam.
PHÂN LOẠI NGÀNH :
1. Chuyên ngành thủy lợi và thủy điện : xây dựng các công trình dùng sức nước phục vụ sản xuất nông ngư nghiệpvà các mục đích khác.Sản phẩm của xây dựng thủy lợi là hồ chứa nước,kênh dẫn nước, trạm bơm tưới tiêu nước. xây dựng thủy điện có sản phẩm là hồ chức nước, đập chắn nước, nhà máy thủy điện cung cấp điện năng
2. Chuyên ngành cảng, công trình biển : xây dựng cảng sông, cảng biển, các công trình ven sông, ven biểnâu thuyền, phục vụ giao thông thủy
3. Chuyên ngành cầu đường : xây dựng cầu, đường, hầm xuyên núi, hầm rộng trong núi làm nhà máy hoặc cho các mục đích khác , đường sắt, sân bay, cầu đường trong thành phố
4. Chuyên ngành dân dụng và công nghiệp : là lĩnh vực xây dựng khá phổ biến và đa dạng.Trong ngành xây dựng dân dụng lại có chuyên xây dựng nhà ở, chuyên xây dựng nhà công cộng. Mỗi loại nhà có những yêu cầu công nghệ khác nhaunên phải có chuyên môn được đào tạo riêng.Công trình nhà máy nhiệt điện rất khác với nhà máy hoá chất, nhà máy lọc dầu rất khác với nhà máy xi măng hoặc nhà máy sản xuất gạch. Do công nghệ khác nhau nên muốn thành thục tay nghề cần được dào tạo để có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp riêng
5. Chuyên ngành xây dựng nông nghiệp : do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp từ quá trình sản xuất đến cất giữ, bảo quản, chế biến sản phẩm nên xây dựng nông nghiệp cũng rất đa dạng. Trại chăn nuôi, cơ sở chế biến sữa khác rất xa nhà máy đường
6. Chuyên ngành cấp thoát nước đô thị : Xây dựng hệ thống cấp nước đô thị, khu dân cư cũng như hệ thống thoát và xử lý nước đã dùng, bảo đảm môi trường nước được sạch sẽ
7. Chuyên ngành môi trường : Xây dựng điều kiện bảo đảm môi trường sinh hoạt và sản xuất đô thị và khu dân cư; sản phẩm là cây xanh cho đô thị ngăn tiếng ồn, ngăn bụi, tạo môi trường vi khí hậu; thông gió trong các phân xưỡng sản xuất, trong rạp hát, vận chuyển thu gom rác, xử lý rác thải sinh hoạt và rác sản xuất . . .
THỰC TRẠNG NGÀNH :
Ngành xây dựng có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Ngành xây dựng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng các công trình kiến trúc và cơ sở hạ tầng. Trung bình trong giai đoạn 1995-2008, tốc độ phát triển của ngành đạt 8,6%/năm (tính theo giá so sánh 1994), nếu tính theo giá thực tế thì tốc độ phát triển của ngành xây dựng đạt 14,9%/năm. Nếu chỉ tính riêng trong giai đoạn 2000-2008 thì tốc độ phát triển còn cao hơn và đạt tới 19,1%/năm.
Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng giai đoạn 1996-2008
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Vốn đầu tư vào ngành xây dựng theo giá thực tế (tỷ đồng)
Nguồn: GSO, BVSC
Trong thời gian qua, Việt Nam cũng là nước thu hút khá lớn nguồn vốn FDI, vốn FDI cam kết tập trung chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp- chiếm trên 60% tổng số vốn cam kết. Do vậy, việc tiếp tục giải ngân các dự án đầu tư và những dự án đầu tư dài hạn sẽ góp vần đáng kể vào tốc độ tăng trường chung của ngành công nghiệp xây dựng.
Nguồn vốn FDI cung cấp theo lĩnh vực 2008
Tỉ lệ FDI qua các năm
( Tổng cục thống kê)
Năm 2007 là năm phát triển vượt bậc của ngành xây dựng với mức tăng trưởng 12%. Nhưng đến năm 2008, hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng liên tục phải đối diện với nhiều trở ngại. Nửa đầu năm 2008, diễn biến lạm phát trong nước làm giá các nguyên vật liệu chủ chốt như thép; xi măng; gạch, kính, đá...tăng mạnh. Tính toán của công ty tài chính châu Á Morgan Stanley Hoa Kỳ (chi nhánh châu Á) cho biết, các chi phí xây dựng tại thời điểm tháng 5/2008 đã tăng hơn 40% so với cuối năm 2007. Nhiều công ty xây dựng cũng điêu đứng vì phí lãi vay tăng cao, trên 20%/năm. Khó khăn chưa qua, từ cuối tháng 4/2008, ngành xây dựng tiếp tục phải chịu ảnh hưởng từ sự đóng băng của ngành bất động sản làm cho ngành xây dựng trở thành duy nhất tăng trưởng âm -0,4% do chính sách tiền tệ thắt chặt. Nền kinh tế sau cơn suy thoái đã có dấu hiệu hồi phục trong năm 2009 khi có quyết định điều chỉnh giảm lãi suất ngân hàng, cộng với giá nhiều loại vật liệu xây dựng quan trọng tụt dốc theo giá thế giới, đã có tác dụng kích thích nhu cầu xây dựng nhà ở. Hiện nay, lãi suất vay ngân hàng đã xuống thấp hơn so với trước khi Chính phủ áp dụng các giải pháp thắt chặt tín dụng để chống lạm phát hồi đầu năm ngoái. Giá thép xây dựng, gạch ngói cũng giảm gần một nửa. Theo các nhà thầu xây dựng, chi phí xây nhà vào thời điểm hiện nay giảm đến 30-40% so với lúc cao điểm của năm ngoái. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, giá trị sản xuất, kinh doanh của ngành trong 8 tháng qua đạt 74.840 tỷ đồng, bằng 63% kế hoạch năm và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, giá trị xây lắp 33.596 tỷ đồng, tăng 11%; giá trị sản xuất công nghiệp 24.850 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ.
Bước sang năm 2009, triển vọng kinh doanh của ngành xây dựng cũng chẳng mấy sáng sủa khi nền kinh tế toàn cầu và trong nước suy giảm, thị trường bất động sản vẫn chưa thoái khỏi tình trạng ảm đạm. Đây là điều không có gì lạ vì ở các nước trên thế giới như Mỹ, Anh…, ngành xây dựng cũng đang vật lộn để sinh tồn do nhu cầu xây dựng nhà cửa giảm sút.
Những khó khăn trên được phản ánh trong kết quả kinh doanh năm 2008 của các công ty niêm yết. Thống kê cho thấy, tăng trưởng doanh số của ngành là 32.3% nhưng do giá vốn hàng bán tăng 36.3%; chi phí tài chính tăng 1.1 lần khiến lợi nhuận sau thuế giảm 14.11% so với năm 2007. ROEA của ngành giảm mạnh từ mức 25.4% vào năm 2007 xuống còn 12.5% trong năm 2008. Đồng thời, chỉ số ROAA của ngành giảm nhẹ từ mức 5.73% xuống còn 3.08% và thấp hơn so với toàn thị trường.
TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH :
Theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới tại Hội Nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam ngày 8-9 tháng 6 năm 2009, Ngành xây dựng Việt Nam sẽ tăng trưởng 2 con số.
Trong bối cảnh mà các ngành nông nghiệp, chế tạo, dịch vụ đang khó khăn hơn bao giờ hết thì kết quả hoạt động tốt của ngành xây dựng có thể đem lại mức tăng trưởng GDP khoảng 6,3% cho Việt Nam trong năm 2009, thay vì mức dự báo 5%.
Năm 2008, bong bóng bất động sản phát nổ, lãi suất leo thang do thực hiện chính sách bình ổn kinh tế cùng với giá xi măng, sắt thép tăng vọt...đã làm cho GDP của ngành xây dựng sụt giảm. Mặc dù con số tuyệt đối không lớn (-0,4%), song đây là lần đầu tiên ngành xây dựng có tăng trưởng âm kể từ đầu cuộc khủng hoảng Đông Á một thập niên về trước.
Sang năm 2009, khi lãi suất ngân hàng đã thấp hơn nhiều nhờ vào các biện pháp kích thích nền kinh tế của các Chính phủ và giá xi măng, sắt thép giảm mạnh, ngành xây dựng đã phục hồi rõ rệt. Quý I/2009, GDP của ngành tăng trưởng 6,9%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế vẫn ở mức thấp - chỉ đạt 3.1 %- tuy nhiên , lĩnh vực xây dựng đã bắt đầu có nhiều dấu hiệu cả thiện do tác động của gói kích cầu của chính phủ được đưa ra vào đầu năm 2009 bắt đầu phát huy tác dụng. Những dấu hiệu tích cực từ chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước như cắt giảm lãi suất, giải ngân cho vay bất động sản, tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng…đã làm cho tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng trong quý 1/2009 đạt mức 6.9%- cao hơn mức 3.3% cùng kỳ năm 2008. Hiện nay, theo thống kê của bộ kế hoạch – đầu tư, thì trong 10 tháng đâu năm 2009 ngành xây dựng Việt Nam đã tăng trưởng 11%.Thời gian tới chính phủ dự kiến sẽ bổ sung thêm nhiều nguồn vốn để thự hiện các dự án đầu tư với triển vọng kinh tế ở mức 4,5 %/ năm. Dự kiến ngành xây dựng năm 2009 có thể tăng trưởng 11,3 %.
(Số liệu bán xi măng trên thị trường trong nước và nhập khẩu sắt thép đã cho thấy các hoạt động xây dựng đã tăng mạnh so với 6 tháng trước.
Nguồn: GSO và ước tính của WB.
Ông Tom Tobin, Giám đốc điều hành của HSBC Việt Nam trong buổi gặp mặt ngày 6 tháng 6/2009 cũng đã nhận định: “Mặc dù, khu vực công nghiệp, dịch vụ đang suy giảm, ngành xây dựng đang có chuyển biến tích cực, và tăng trưởng trở lại. Nguyên nhân là do giá vật liệu xây dựng đã giảm, lãi suất thấp nên đây là thời điểm tốt cho các công trình xây dựng đang triển khai kể cả các dự án FDI”.
Bên cạnh đó, Bộ kế hoạch đầu tư hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước năm 2009 chưa thực hiện và Thủ tướng đã phê duyệt chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020 với khoản đầu tư lên đến 175 nghìn tỷ đồng nhằm nâng cấp đô thị được triển khai từ loại IV trở lên trên toàn quốc, tập trung cải tạo nâng cấp các khu dân cư thu nhập thấp và các khu đô thị chưa đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, nhà ở và khu vực dự báo đến năm 2020 có mật độ xây dựng cao.
Ngoài ra, việc triển khai các dự án tạm đình hoãn năm 2008, và các dự án mới dự báo sẽ đem lại tốc độ phát triển mạnh mẽ và tiềm năng lớn trong lĩnh vực xây dựng.
ĐIỂM MẠNH , ĐIỂM YẾU CỦA NGÀNH :
Điểm mạnh
Điểm yếu
- Nhân công đầy đủ, chi phí rẻ.
- Biết tiếp thu các công nghệ, khoa học-kĩ thuật của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc… để áp dụng cho nền xây dựng trong nước
- Nguồn nhân lực chất lượng cao được đầu tư phát triển
- Phụ thuộc nhiều vào giá nguyên vật liệu, nhiên liệu
- Lực lượng tư vấn nước ta còn yếu trong khâu chuẩn bị đầu tư và khâu giám sát, quản lý dự án.
- Nhà thầu xây dựng với khả năng tài chính còn yếu đã và đang hạn chế khả năng cạnh tranh của nhà thầu.
- Mới phần nào tiếp cận được công nghệ hiện đại thông dụng chứ chưa phải đỉnh cao, đối với công trình xây dựng phổ thông thì công nghệ còn thô sơ
- Công nghệ hoàn thiện nhất là với chung cư cao tầng còn nhiều mặt yếu. Công nghệ duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa nâng cấp công trình hạ tầng chưa được chú ý đúng mức.
CƠ HỘI , THÁCH THỨC VÀ NHỮNG RỦI RO
Cơ hội
Thách thức
- Việt Nam với dân số trẻ, tỷ lệ dân thành thị thấp và xu hướng đô thị hoá đang tăng mạnh mẽ , nhu cầu xây dựng nhà ở, đường xá, cầu cống, khu công nghiệp , trung tâm thường mại ngày 1 tăng.
- Thị trường xây dựng, bất động sản thời gian qua đang ấm dần lên là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nghành.
- Sau nhiều lần tăng giá kể từ đầu năm, thời gian gần đây Tổng Công Ty Thép Việt Nam liên tục hạ giá thép nội theo xu hướng giảm giá thép thế giới giữa mùa cao điểm hoạt động xây dựng – thì đây là một cơ hội tốt với các hợp đồng xây dựng đang triển khai của các doanh nghiệp trong nghành nhằm giảm thiểu giá vốn, tăng lợi nhuận hoạt động.
- Theo dự báo thì từ nay đến cuối năm giá xi măng không có xu hướng tăng, do đó đây là điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm nguyên liệu đầu vào.
- Các doanh nghiệp xây dựng ngày càng gia tăng về số lượng và đòi hỏi của các chủ đầu tư ngày càng cao.Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nghành cần không ngừng nâng cao năng lực hoạt động để cạnh tranh, đứng vững và tạo uy tín trên thị trường.
- Mặc dù từ nay đến cuối năm giá cả VLXD dự kiến sẽ ít biến động, tuy nhiên trong thời gian tới sự biến động là khó kiểm soát, do đó vấn đề kiểm soát chi phí, hạ giá thành công trình là 1 thách thức lớn với các doanh nghiệp trong ngành.
Rủi ro
Đầu tư vào các công ty xây dựng hiện nay là một xu hướng mới của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có nhiều lý do giải thích cho xu hướng này, như thị trường bất động sản Việt Nam đã ấm lại, nhu cầu nhà ở của người dân, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trong nước đang gia tăng mạnh...”
Tuy vậy, cổ phiếu xây dựng không đơn thuần chỉ toàn màu hồng mà cũng ngầm chứa nhiều rủi ro như cổ phiếu của bất động sản. Đa số các công ty xây dựng đều có những dự án địa ốc riêng cho mình, do đó, việc giá đất lên xuống thất thường sẽ tác động trực tiếp đến cổ phiếu của công ty. Vấn đề chính yếu là nhà đầu tư cần sáng suốt để nhận biết được đâu là cơn sốt ảo, sốt thật để bỏ tiền đầu tư đúng chỗ, không nên theo tâm lý đầu tư kiểu bầy đàn.
Còn theo ông Huy Nam, chuyên viên đầu tư tài chính và chứng khoán, thì rủi ro của cổ phiếu xây dựng luôn gắn liền với vấn đề giải toả đền bù, quy hoạch... Chỉ cần một dự án địa ốc bị vướng thủ tục giải toả, hay quy hoạch thì đồng vốn của công ty xây dựng sẽ bị chôn ngay. Mà việc chôn vốn lâu trong ngành xây dựng, địa ốc luôn tác động xấu đến cổ phiếu của công ty.
Ngoài ra, tình trạng xây dựng cẩu thả, rút ruột các công trình gần đây cho thấy đây là ngành có tính minh bạch không cao.
Cuối cùng, một rủi ro khác mà các nhà đầu tư cần lưu ý là năng lực và tiềm năng tài chính thực sự của các công ty xây dựng. Một công ty xây dựng có rất nhiều dự án địa ốc nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các dự án đó đều khả thi. Hơn nữa, cũng không có gì đảm bảo sau khi thực hiện xong các dự án địa ốc đó, công ty sẽ còn hàng để bán tiếp.
CỔ PHIẾU NGÀNH XÂY DỰNG
Cổ phiếu niêm yết ngành xây dựng hiện nay trên hai sàn có rất nhiều, nhất là sàn Hà Nội với nhiều mã có liên quan đến thương hiệu Sông Đà. Ở TP. HCM ít hơn nhưng so với cổ phiếu các ngành nghề khác thì vẫn còn vượt trội.
Nửa đầu năm 2008, diễn biến lạm phát trong nước làm giá các nguyên vật liệu chủ chốt như thép; xi măng; gạch, kính, đá...tăng mạnh. Tính toán của công ty tài chính châu Á Morgan Stanley Hoa Kỳ (chi nhánh châu Á) cho biết, các chi phí xây dựng tại thời điểm tháng 5/2008 đã tăng hơn 40% so với cuối năm 2007. Nhiều công ty xây dựng cũng điêu đứng vì phí lãi vay tăng cao, trên 20%/năm. Các chủ công trình buộc phải trì hoãn tiến độ dự án để tránh bị lỗ. Khó khăn chưa qua, từ cuối tháng 4/2008, ngành xây dựng tiếp tục phải chịu ảnh hưởng từ sự đóng băng của ngành bất động sản..Thống kê cho thấy, tăng trưởng doanh số của ngành là 32.3% nhưng do giá vốn hàng bán tăng 36.3%; chi phí tài chính tăng 1.1 lần khiến lợi nhuận sau thuế giảm 14.11% so với năm 2007. ROEA của ngành giảm mạnh từ mức 25.4% vào năm 2007 xuống còn 12.5% trong năm 2008. Đồng thời, chỉ số ROAA của ngành giảm nhẹ từ mức 5.73% xuống còn 3.08% và thấp hơn so với toàn thị trường.
Trong khi hoạt động kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn, khả năng tài chính của ngành xây dựng khá cao do tỷ số tổng nợ/vốn chủ sở hữu là 2.9 lần, cao hơn mức 1.35 của toàn thị trường. Thậm chí một số công ty có tỷ mức độ đòn bẩy rất cao như: SDS (11.1 lần); VCG (11.1 lần): SDJ (6.7 lần); VMC (6.5); STL (6.3 lần). Việc sử dụng nhiều nợ cộng thêm tỷ số thanh toán giảm từ 1.36 lần vào năm 2007 xuống còn 1.26 lần vào năm 2008 có thể gây nên những lo ngại về khả năng thanh toán c