Đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam và một số vấn đề đặt ra để tiếp tục phát triển

Như chúng ta đã biết, đất nước Việt Nam của chúng ta là một đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam đã có những sự thay đổi lớn lao để có thể bắt kịp với tốc tộ phát triển kinh tế trên thế giới và hội nhập với nền kinh tế chung của khu vực ASEAN. Trong nền kinh tế thị trường, Đảng và Chính phủ đã có những chính sách thoả đáng cả về kinh tế và chính sách để tăng tốc độ phát triển đất nước. mở cửa thị trường, chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu . Đặc biệt Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn trong việc đưa vào hoạt động TTCK. So với các nước trong khu vực ASEAN, nước chúng ta là một trong nước cuối cùng có TTGD nhưng với chúng ta TTCK tuy còn khá mới mẻ lại rất cần thiết để phát triển đất nước. Vậy TTCK ở nước ta hoạt động ra sao, làm ảnh hưởng của nó với nền kinh tế ở nước ta hiện nay như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.

doc12 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam và một số vấn đề đặt ra để tiếp tục phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Đề tài: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỂ TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN GIỚI THIỆU CHUNG 1 I. ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1 II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2 1. Hoàn cảnh ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam 2 2. Khái quát hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam 3 3. Những vấn đề đặt ra để tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 6 III. KẾT LUẬN 8 GIỚI THIỆU CHUNG Như chúng ta đã biết, đất nước Việt Nam của chúng ta là một đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam đã có những sự thay đổi lớn lao để có thể bắt kịp với tốc tộ phát triển kinh tế trên thế giới và hội nhập với nền kinh tế chung của khu vực ASEAN. Trong nền kinh tế thị trường, Đảng và Chính phủ đã có những chính sách thoả đáng cả về kinh tế và chính sách để tăng tốc độ phát triển đất nước. mở cửa thị trường, chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu ... Đặc biệt Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn trong việc đưa vào hoạt động TTCK. So với các nước trong khu vực ASEAN, nước chúng ta là một trong nước cuối cùng có TTGD nhưng với chúng ta TTCK tuy còn khá mới mẻ lại rất cần thiết để phát triển đất nước. Vậy TTCK ở nước ta hoạt động ra sao, làm ảnh hưởng của nó với nền kinh tế ở nước ta hiện nay như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này. I. ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. Thị trường chứng khoán (TTCK) là một thị trường có tổ chức và hoạt động có điều khiển, tại đây thực hiện việc mua bán các loại chứng khoán, là chiếc cầu nối mọi hoạt động tc giữa các nhà kinh doanh với nhau, phản ánh cung cầu về chứng khoán và giá chứng khoán trong TTCK được hoàn thành theo quan hệ cung cầu giữa các nhà kinh doanh. Có thể nói rằng TTCK là thể chế tài chính bậc cao và là sản phẩm tính tuý của nền kinh tế thị trường, hoạt động với những thiết chế phức tạp, riêng biệt với những quy luật chi phối khắc nghiệp sâu sắc và ảnh hưởng toàn diện đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của sa. Thị trường chứng khoán được phân làm 2 cấp : cấp I (thị trường sơ cấp),cấp 2 (thị trường thứ cấp). Thị trường cấp I (thị trường sơ cấp) là nơi chứng khoán phát hành được bán lần đầu khi tạo lập doanh nghiệp , hoặc doanh nghiệp huy động thêm vốn hoặc khi chínhphủ các cấp phát hành cổ phiếu, công báo.. Đây là giai đoạn động viênvốn, báo cáo rất phức tạp va quan trọng nhưng nó ảnh hưởng đến sự tiêu thụ của chứng khoán phát hành, uy tín của chính doanh nghiệp phát hành. Thị trường cấp II (thị trường thứ cấp). Là nơi diễn ra sự mua bán, giao dịch các loại chứng khoán đã phát hành ở thị trường sơ cấp. Nó gồm một số dạng cơ bản: Sở giao dịch chứng khoán thông thường, thị trường ngoài sổ giao dịch chứng khoán Giữa thị trường cấp I và thị trường cấp II có sự phụ thuộc lẫn nhau. thị trường thứ cấp II tồn tại do có sự phát hành chứng khoán ở thể chuyển nhượng ở thị trường cấp I. Mặt khác thị trường cấp II thành công tạo điều kiện cho thị trường cấp I thành công. II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: 1. Hoàn cảnh ra đời của TTCK Việt Nam. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã ra đời trong một thời điểm mấy thuận lợi, trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh diễn ra phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 20/7/2000 - đây là khoảng thời gian mà cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn ảnh hưởng khá nặng nề đến các nước trong khu vực châu á và với Việt Nam. Nhưng sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Và quy mô thị trường còn nhỏ bé, kinh nghiệm thực tiễn vận hành thị trường chứng khoán còn non nớt, vai trò tác động đến nền kinh tế chưa lớn nhưng có thể nói rằng đây là bước nhảy vọt của kinh tế Việt Nam để phát triển đất nước theo đường lối "Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" Đây là một bước thí điểm, tập dột ban đầu cần thiết đến với các cơ quan điều hành, các tổ chức tham gia thị trường và công chúng đầu tư làm quen với một lĩnh vực đầu tư mới, tạo điều kiện tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển ổn định thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Chúng ta biết rằng gần như tất cả các nước phát triển đều có thị trường chứng khoán thậm chí ở châu á có thị trường chứng khoán tại Hồng Kông là một TTCK lớn của thế giới nó có tầm quan trọng mạnh tới tốc độ phát triển kinh tế của khu vưcông nghiệp, sự ra đời TTCK Việt Nam là rất cần thiết, thiết thực để giúp nền kinh tế Việt Nam có theo bất kịp tốc độ phát triển của thế giới và trong khu vực. 2. Khái quát hoạt động của TTCK Việt Nam. Sau một năm hoạt động , tịnh đến ngày 10/12/2001 TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh đã đi vào hoạt động và đã thu hút được một số kết quả đáng khuyến khích. Nhưng so với TTCKTG, TTCKVN vẫn còn rất nhỏ bé, non nớt mang ý nghĩa định tính nhiều hơn, bởi xét về định lượng thì tỷ giá niêm yết cổ phiếu vào năm 2000 mới đạt được con số hơn 300 tỷ đồng chiếm khoảng 0,07% GDP. Một con số quá nhỏ nếu so với các TTCK lớn trên thế giới với tổng giá trị niêm yết đó trên thị trường cổ phiếu lên đến 30-40% GDP. Tính đến ngày 15/12/2001, TTCKVN đã có 8 công ty chứng khoán được thành lập theo mô hình sở hữu cổ phần và trách nhiệm hữu hạn tham gia với tư cách là thành viên của TTGDCK. 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được cấp giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được lựa chọn là ngân hàng chỉ định thanh toán, 27 loại chứng khoán được niêm yết trên TTGDVN (gồm 10 loại cổ phiếu, 15 loại trái phiếu chính phủ, 2 loại trái phiếu của ngân hàng đầu tư và phát triển) với tổng giá trị giá tính theo mệnh giá là 3.132 tỷ đồng, 6 công ty kiểm toán độc lập trong Tổng cộng 32 công ty kiểm toán hiện nay được Uỷ ban CKNN chấp nhận kiểm toán cho các tổ chức tham gia TTCK. Khối lượng chứng khoán giao dịch của TTGDCK đạt 1090 tỷ đồng ( riêng 2001 là 997, 7 tỷ đồng), trong đó giao dịch cổ phiếu chiếm 98,32% tổng trị giá giao dịch. (trái phiếu cổ phiếu chiếm 0,1%, trái phiếu cua ngân hàng đầu tư và phát triển chiếm 1,4%) Trong khi đó, việc tổ chức và đưa thêm hàng hoá vào giao dịch trên TTCK còn rất hạn chế, một phần vì một số lý do mà TTCK tập trung chưa thực sự thu hút được các doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia niêm yêts (chỉ có 10% doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá đủ điều kiện tham gia niêm yết trên thị trường), phần khác có nhiều công ty muốn tham gia niêm yết nhưng lại không đáp ứng đủ điều kiện mà TTCK đề ra (về vốn đieèu lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng, có lãi 2 năm liên tiếp, 20% vốn cổ phần được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành). "Trích tài chính do độc giả Trần Xuân Hoà - Phó Chủ tịch UBCKVN biên soạn" Song cũng cần khách quan nhìn nhận những hạn chế của các công ty niêm yết trong thời gian qua. Do mới tiếp cận với thị trường chứng khoán, nên các chuẩn mực về báo cáo và công khai thông tin chưa được thực hiện tốt, nhà đầu tư thiếu thông tin nên mua bán cổ phiếu bất thường theo trào lưu, tạo ra những cơn sốt giá cổ phiếu gây nguy cơ tiềm ẩn sụt giá dẫn đến đổ vỡ thị trường. Ngoài ra các công ty còn mới đi vào hoạt động còn bỡ ngỡ, chưa dám mạnh dạn đẩy mạnh hoạt động công ty trên thị trường chứng khoán gây hạn chế khả năng cung cấp hàng hoá chứng khoán cho thị trường. Đối với các công ty chứng khoán, cho đến nay đã triển khai được các nghiệp vụ như môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, quản lý doanh mục đầu tư. Tổng số tài khoản công ty mở cho khách hàng hiện nay vào khoảng 8400 tài koản, doanh thu môi giới của các công ty chứng khoán tăng lên đáng kể đạt mức bình quân 100 triệu/tháng. Đến hết quý II, năm 2001, hoạt động kinh doanh các công ty chứng khoán đều có lãi, tuy mức độ của từng công ty có khác nhau một số công ty chứng khoán mạnh dạn đẩy mạnh phát triển mở thêm chi nhánh, mở đại lý. Rất nhiều các doanh nghiệp và doanh nghiệp cổ phần tham gia vào TTCK , đối với các doanh nghiệp cổ phần họ khá quan tâm tới việc đưa cổ phiếu của công ty ra niêm yết trên thị trường, còn các doanh nghiệp không thuộc loại hình doanh nghiệp cổ phiếu thì bắt đầu xem xét việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty cổ phần để có cơ hội tham gia TTCK bởi họ đã bắt đầu nhận thấy những ưu điểm của việc tham gia TTCK. Tổng kết 1 năm hoạt động TTCK của Tổng công ty cổ phần cấp và vật liệu viễn thông - đại diện cho công ty niêm yết đã cho thấy những lợi ích lợi nhuận của công ty cao do được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp được dung cho đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh uy tín của công ty tăng lên, tăng khả năng hoạt động sản xuất của công ty, trình độ công nhân viên được nâng cao. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp cổ phấn việc phát hành cổ phiếu giúp họ nhiều trong việc huy động vốn đầu tư để mở rộng sản xuất - kinh doanh tạo cơ hội to lớn trong việc cạnh tranh và chiếm vị trí so với các doanh nghiệp cùng ngành do có vốn kinh doanh nhiều sẽ sản xuất và sản phẩm có chất lượng và tạo uy tín sản xuất. Bên cạnh những lợi thế mà các doanh nghiệp cổ phần có được khi tham gia vào thị trường chứng khoán, trước mắt doanh nghiệp cổ phần vẫn phải đối mặt với những thách thứ và nguy hiểm củanền kinh tế thị trường. Tính đên năm 2001, một số liệu cho biết, nước ta hiện nay có khoảng 6000 doanh nghiệp Nhà nước và hơn 60.000 doanh nghiệp ngoài quốc daonh đã đóng góp hơn 805 GDP. Đây là lực lượng nòng cốt chính ảnh hưởng và phản ánh tốc độ phát triển của nền kinh tế nước ta, chính vì vậy chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp Tư nhân rất quan trọng. Nhưng trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp nước ta đang phải đối mặt những thách thức to lớn, mà doanh nghiệp muốn tồn tại được phải có bản lĩnh và được sự giúp đỡ của Nhà nước và chínhphủ. Chính những thách thức này đã tác động không nhỏ dến sư phát triển của các doanh nghiệp và cũng chínhlà những thách thức lớn đối với nđnhiều kinh tế nước ta. Để tồn tại và phát triển trước hết các doanh nghiệp cần thêm vốn đầu tư và đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng quản lý sản xuất kinh doanh để có thể cạnh tranh với công ty nước ngoài trên thương trường. Đây là một khó khăn bởi Việt Nam chỉ gồm các doanh nghiệp nhỏ nên luôn bị các công ty, tập đoàn, kinh tế lớn trên thế giới chiếm lĩnh mất thị trường tiêu thụ sản phẩm. Còn đối với các doanh nghiệp cổ phần thì đây là vấn đề sống còn", bới sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì mới tồn tại và phát triển được. Trong khi đó TTGDCK của nước ta lại vừa mới ra đời, còn non nớt, kinh nghiệm quản lý còn non nớt chưa tạo được động lực thúc đẩy doanh nghiệp cổ phần phát triển để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoaì. Cùng với sự tồn tại phát triển của thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam vẫn phải kể đến thị trường chứng khoán phi tập trung - một dạng thị trường tồn tại song song với thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng không công khai. TTCK phi tập trung đã có những tác động không ít tới việc thành lập TTGDCK. Thành phố Hồ Chí Minh là cầu nối, nhân tố vật chất thúc đẩy các công ty Nhà nước tiến hành cổ phần hoá một cách nhanh chóng. Chính sự mua bán cổ phần một cách suôn sẻ và "có giá" bởi người mua luôn đặt giá cao hơn giá cổ phần định giá trong công ty. Sự tồn tại của thị trường tự do cũng dèm lại những lợi ích không nhỏ. Nó góp phần điều hoà lượng cung cầu cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung; góp phần làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tốc độ vận hành giao dịch của TTGDCK . Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì thực tế hoạt động của thị trường tự do trong thời gian qua của thị trường tự do cũng gây ra những hạn chế. Việc quản lý cổ phiếu , chứng khoán của các DNCP và TTGDCK chưa chặt chẽ, chưa đảm bảo công khai và công bằng nên việc định giá và bán ra chưa theo nguyên tắc thị trường. Dấn đến nhiều tiêu cực đầu cơ theo đúng giá,móc nối thu gom cổ phiếu ngay từ khi phát hành gây khó khăn trong việc quản lý giá cả. Khi đưa ra niêm yết. Việc mua bán cổ phiếu tại thị trường phi tập trung còn có thể gây đến những cơn sốt cổ phiếu, ảnh hưởng không tốt tới tốc độ phát triển ổn định và lành mạnh của TTCK tập trung, gây khó khăn trong việc quản lý TTCK của chính phủ. 3. Những vấn đề đặt ra để tiếp tục phát triển TTCK Việt Nam: Thị trường Việt Nam mới và còn rất nhỏ bé còn non yếu chính vì vậy vai trò của Nhà nước và Chính phủ trong công tác quản lý, giám sát hoạt động thị trường và có định hướng phát triển TTCKVN là rất quan trọng. Đây là yếu tố đóng vai trò quyếtđịnh đối với sự ổn định và phát triển của TTCK. chính vì vậy chính phủ rất chú trọng các công tác nhằm điều chỉnh biên độ giá sửa đổi và bổ sung các văn bản pháp quy cho phù hợp với tình hình thực tế của thị trường, bảo vệ các quyền lợi của nhà đầu tư, giám sát chặt chẽ hoạt động giao dịch chứng khoán. Mục đích của chính phủ phải làm sao cho các doanh nghiệp chính phủ đang tham gia TTCK cảm thấy yên tâm phát triển lại vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào TTCKVN. Đây là một định hướng phát triển TTCKVN do UBCK Nhà nước đã xây dựng: "Đó là tiếp tục củng cố, ổn định, phát triển thị trường an toàn, vững chắc từng bước mở rộng phạm vi thị trường, nâng cao năng lực và chất lượng quy mô hoạt động của các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán, khuyến khích ** các quỹ đầu tư chứng khoán, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nhỏ, đặc biệt chú trọng việc quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động trên thị trường, đảm bảo hoạt động thị trường minh bạch, bình đẳng an toàn, hiệu quả". "Trích tài liệu tài chính cảu Trần Xuân Hoà quý 1 + 2-2002" Nếu đem so thử thị trường chứng khoán Việt Nam với các thị trường chứng khoán ngay trong khu vực ASEAN chưa thực sự đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế nước ta. Việc điều tiết quản lý, có các chính sách định hướng phát triển phù hợp; mang tính linh hoạt, năng động để biến TTCKVN đúng như là nhận xét của chuyên gia Nguyễn Thị Liên Hoa "Thực trạng nền kinh tế được phản ánh qua các doanh nghiệp, khi TTCK phát triển đến một quy mô nhất định, chúng ta có thể nói chính TTCK sẽ đưa ra những chỉ số hàng đầu phản ánh tình trạng và xu hướng phát triển cũng như đáp ứng các nguồn đầu tư đa dạng". Trích" Diễn đàn doanh nghiệp" số 12. Chính vì vậy, Chính phủ - người tổ chức, quản lý TTCK cùng với Bộ Kế Hoạch và Đầu tư với chức năng là cơ quan giúp Chính phủ hoạch định chính sách, định hướng phát triển đầu tầu có vai trò quyết định tới định hướng phát triển của TTCKVN từ việc xây dựng chiến lược phát triển tới việc bố trí nguồn lực chính phát triển cho ngành chứng khoán. Theo đánh giá của các chuyên gia vai trò của UBCKNN rất nặng nề. Vừa phải tiếp tục củng cố và mở rộng từng bước hoạt động của TTCK niêm yết, bên cạnh lại đề suất phát triển các loại TTCK phù hợp với nhu cầu và điều kiện của Việt Nam đảm bảo quản lý và giám sát thị trường hoạt động đúng pháp luật mới duy trì một thị trường công bằng, công khai hiệu quả, cạnh tranh trật tự cũng cần có tính linh hoạt năng động để kịp phản ứng với thị trường. Trong khi chính phủ và Nhà nước đang cố gắng hoàn thiện TTGDCK ở thành phố Hồ Chí Minh , thì một vấn đề đang làm các nhà chức trách đầu tầu là phải làm thế nào để có thể kết hợp giữa tập trung và thị trường chứng khoán tự do. Chính phủ và Nhà nước cần có ngay có định hướng đưa giao dịch cổ phiếu trên thị trường tự do vào một môi trường hoạt động để tránh các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng tới hoạt động của TTCK tập trung. Trước tình hình phức tạp của TTCK, Chính phủ và UBCKVN cần phải có ngay định hướng hình thành và phát triển OTC Việt Nam là rất cần thiết nhằm mang lại sự phát triển ổn định, lành mạnh và hiệu quả cho TTCK tập trung vì vậy việc tiếp tục phát triển thị trường thứ cấp đi từ thị trường phi tập trung là hợp lý và cần bắt tay vào thực hiện ngay. Đặc tính linh động của thị trường phi tập trung có thể giúp ta phát triển và hoàn thiện cơ chế giao dịch từng bưóc phù hợp điều kiện thực tế, tiết kiệm chi phí ở giai đoạn ban đầu. Đặc biệt là nhờ vậy thì Nhà nước mới có các biện pháp để kiểm soát và quản lý thị trường phi tập trung, kết hợp TTCK tập trung và TTCK phi tập trung để nâng cao hiệu quả của TTCKVN đối với nền kinh tế trong nước. III. KẾT LUẬN Xét một cách toàn diện về thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay thì sự ra đời của nó đã thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của Nhà nước và Chính phủ nước ta để có thể đưa nền kinh tế nước ta theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế trên thế giới và khu vực, mở ra một cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam có điều kiện để tự khẳng định mình so với các nước phát triển trên thế giới. Bên cạnh những mặt còn non yếu thì TTGDCK, thành phố Hồ Chí Minh đã đánh dấu sự đổi mới về kinh tế và bước dầu nó đã có những ảnh hưởng không nhỏ trong việc phát triển kinh tế nước ta ngày càng giàu mạnh. Để đạt được những thành quả nhưng ngày nay chúng ta không thể kể tới những đóng góp to lớn của chính phủ và Nhà nước trong việc xây dựng thành công TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh, đó là chính sách, định hướng phát triển kinh tế đúng đắn của Nhà nước. Thông qua còn đối với các doanh nghiệp, TTGDCK mở cửa đã tạo ra cho họ những điều kiện thuận lợi để có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển lớn mạnh bằng cách thu hút vốn đầu tư của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể, thông qua việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Còn đối với chúng ta , TTGDCK là một khái niệm còn rất mới mẻ,và xa lạ đây là một bộ máy hoạt động phức tạp nhưng lại chưa thực sự thuhút được sự chú ý của những người dân lao động trong một chừng mực nào đó, thì thị trường chứng khoán chỉ mới coi là phổ biến, thông dụng đối với người sản xuất, kinh doanh lớn tham gia vào thị trường chứng khoán, hoặc những người đầu cơ. Đây là một thiiêú sót của Chính phủ, Chính phủ phải làm sao có các biện pháp truyền thông quảng đại quần chúng để người lao động cũng quan tâm tham gia vào thị trường chứng khoán, thu hút sự đầu tư của họ vào các doanh nghiệp có tiềm năng để kích thích doanh nghiệp phát triển. Qua đó gián tiếp đẩy mạnh tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Luận văn liên quan