Trước đây, thị trường điện Việt Nam là 1 thị trường độc quyền. Tổng Công ty
Điện Lực Việt Nam (EVN) vẫn là nhà cung cấp điện chính trong cả nước. EVN vận hành và kinh doanh toàn bộ hệ thống điện, từ sản xuất đến truyền tải và phân phối điện năng.
Hiện nay, thị trường điện Việt Nam cũng có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Toàn bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện năng đều do EVN quản lý, kinh doanh. Riêng phần nguồn phát thì cho phép các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy điện độc
lập (IPP) nhưng số lượng và công suất thì quá nhỏ so với tổng suất cả nước. Vì thế, thị trường điện Việt Nam vẫn còn là thị trường độc quyền, một thị trường có nhiều người mua nhưng chì có 1 người bán và là trung gian duy nhất bán điện là EVN. Như vậy,
thị trường điện không có sự cạnh tranh.
Với sự phát triển mạnh về kinh tế của Việt Nam trong những năm gần nay đã
tạo sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu về điện. Bên cạnh đó, Việt Nam lại vừa gia nhập
tổ chức thương mại thế giới (WTO). Để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, và tạo điều kiện thúc đẩy cho ngành điện Việt Nam phát triển thì cần có một cơ chế mới nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành điện. Xuất phát từ những yêu cầu trên ngành điện cần “Xây dựng thị trường điện tại Việt Nam” tạo ra một cơ chế cạnh tranh mới nhằm đáp ứng yêu cầu cho các hộ tiêu thụ về giá cả, công suất và điện năng chất lượng cao.
88 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 7420 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường điện ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT
Ở nhiều nước trên thế giới, công nghiệp điện đang chuyển dần về hướng cạnh tranh và thị trường điện đang thay thế phương pháp vận hành truyền thống. Mục tiêu chính của thị trường điện là giảm giá điện thông qua sự cạnh tranh. Những công ty phát điện phụ thuộc những đề xuất sản xuất của những công ty giá cả và khách hàng của họ và vì thế thị trường điện được hình thành dưới môi trường thị trường cạnh tranh.
Khi những thị trường điện mới đang được thiết lập, thường có một nhu cầu để
tạo mô hình mô phỏng thị trường trước khi quyết định một thiết kế thị trường chính thức. Mô phỏng này thì cần thiết để cho phép những chính sách và những người tham
gia thị trường hiểu những sự liên quan của việc lựa chọn những thiết kế thị trường khác nhau. Thật ra thậm chí sau khi thiết kế thị trường được xác định, nó luôn luôn cần thiết đối với những người tham gia thị trường để được đào tạo thị trường làm việc như thế nào khi chuyển từ sự điều chỉnh tập trung truyền thống sang môi trường thị trường mở là điều căn bản đối với những người tham gia thị trường.
Vì những lý do trên, thị trường điện Việt Nam được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Thị trường điện Việt Nam được hình thành với 3 cấp độ (mô hình ) :
Cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh (2005-2014)
Cấp độ 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015-2022)
Cấp độ 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (từ sau 2022)
Luận văn nghiên cứu về tổng quan thị trường điện trên thế giới: giới thiệu thị trường điện của một số nước tiêu biểu, các hình thức hoạt động, cơ cấu ngành điện trong thị trường mở và rút ra những bài học .
Từ những nghiên cứu trên, luận văn đã rút ra những kinh nghiệm vận hành để xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 0 DẪN NHẬP 8
0.1. Tính cần thiết của đề tài 8
0.2. Nội dung nghiên cứu 8
0.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
0.4. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài 8
0.5. Phương pháp nghiên cứu 8
0.6. Quá trình nghiên cứu 9
0.7. Phần nội dung 9
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN 10
1.1. Tổng quan về thị trường điện thế giới 10
1.1.1. Tổng quan hoạt động hệ thống điện theo cơ chế kín và mở 10
1.1.2. Khái niệm thị trường điện cạnh tranh 11
1.1.3. Thị trường điện trên thế giới 12
1.1.3.1. Sự tái thiết ngành điện theo cơ chế thị trường cạnh tranh 12
1.1.3.2. Hoạt động thị trường điện cạnh tranh trên thế giới 12
1.1.3.3. Thu hoạch từ những mô hình trên thế giới 15
1.1.3.4. Kết quả thu được từ thị trường điện ở các nước là 16
1.2. Hệ thống điện Việt Nam 16
1.2.1. Tổng quan về hệ thống điện Việt Nam 16
1.2.2. Giá bán điện 18
CHƯƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG
ĐIỆN TẠI VIỆT NAM 21
2.1. Hiện trạng mô hình quản lý sản xuất kinh doanh của EVN 21
2.1.1. Giới thiệu tổng quan 21
2.1.2. Giới thiệu về hệ thống điện quốc gia 21
2.1.3. Các nhà máy điện 22
2.1.3.1. Các dự án nguồn điện do EVN làm chủ đầu tư đang vận hành 22
2.1.3.2. Các dự án nguồn điện do doanh nghiệp ngoài EVN làm chủ đầu tư 23
2.1.3.3. Các lưới truyền tải cao áp 66, 110, 220, 500kV và phân phối 23
2.2 Những tồn tại cần cải cách 29
2.3. Những định hướng trong việc xây dựng thị trường điện ở Việt Nam 30
2.3.1. Cấp độ 1: Thị trường phát điện cạnh tranh (2005 - 2014) 30
2.3.2. Cấp độ 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh ((2015 - 2022) 31
2.3.3. Cấp độ 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (từ sau 2022) 31
2.4. Tổ chức và hoạt động thị trường điện cạnh tranh giai đoạn 1 của EVN 32
2.4.1. Mục tiêu 32
2.4.2. Tổ chức và hoạt động 33
2.5. Chức năng và mối quan hệ của các thành phần tham gia thị trường và hệ thống điện. 33
2.5.1. Người mua điện và người mua duy nhất 33
2.5.2. Các nhà máy điện 33
2.5.3. Công ty truyền tải điện. 33
2.5.4. Các công ty điện lực 34
2.5.5. Cơ quan vận hành thị trường điện và hệ thống 34
2.5.6. Cơ quan điều tiết: 35
2.6. Việc hình thành và phát triển thị trường điện lực . 35
2.7. Những vấn đề cần giải quyết khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường điện 36
2.7.1. Đổi mới các doanh nghiệp 36
2.7.2. Đào tạo nguồn nhân lực 37
2.7.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng 37
CHƯƠNG 3 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN KHI
CHUYỂN SANG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN 38
3.1. Thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh ở các nhà máy điện 38
3.2. Công việc kiện toàn bộ máy phù hợp với việc tham gia thị trường phát điện
cạnh tranh. 39
3.3 Thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh 39
3.3.1. Quy định về vận hành thị trường phát điện cạnh tranh 39
3.3.1.1. Đối tượng áp dụng 39
3.3.1.2. Giải thích các từ ngữ 40
3.3.2. Quyền và nghĩa vụ của EVN và các thành viên thị trường 43
3.3.2.1. Quyền và nghĩa vụ của EVN 43
3.3.2.2. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia. 44
3.3.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các đơn vị phát điện thị trường 44
3.3.2.4. Quyền và nghĩa vụ của các đơn vị phát điện gián tiếp 45
3.3.2.5. Quyền và nghĩa vụ của các đơn vị quản lý lưới điện 45
3.3.2.6. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị quản lý số liệu đo đếm 46
3.3.2.7. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị quản lý chất lượng hệ thống đo đếm 46
3.3.2.8. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ thông tin . 47
CHƯƠNG 4 VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH 48
4.1. Vận hành thị trường điện 48
4.1.1. Hệ thống công nghệ thông tin vận hành thị trường điện lực 48
4.1.1.1. Hệ thống máy tính vận hành thị trường điện lực 48
4.1.1.2. Các chương trình lập phương thức ngày và điều độ giờ tới . 48
4.1.2. Thông tin thị trường. 48
4.1.2.1. Công bố thông tin 48
4.1.3. Chương trình đánh giá an ninh hệ thống và kế hoạch sửa chữa 49
4.1.3.1. Qui định chung về đánh giá an ninh hệ thống. 49
4.1.3.2. Thỏa thuận lịch sửa chữa 49
4.1.4. Chào giá . 50
4.1.4.1. Quy định chung về chào giá. 50
4.1.4.2. Thay đổi bản chào và công suất công bố mới. 51
4.1.4.3. Công suất dự phòng hệ thống 51
4.1.5. Điều độ hệ thống. 52
4.1.6. Giá thị trường 55
4.1.7. Can thiệp và dừng thị trường điện lực 56
4.1.7.1. Ao có quyền can thiệp và dừng thị trường trong các trường hợp sau 56
4.1.7.2. Thẩm quyền quyết định dừng thị trường 56
4.1.7.3. Ao không được dừng thị trường trong các trường hợp sau: . 56
4.1.7.4. Tuyên bố dừng thị trường điện lực . 56
4.1.7.5. Vận hành hệ thống trong thời gian dừng thị trường điện lực 56
4.1.7.6. Khôi phục thị trường 57
4.2. An ninh hệ thống . 57
4.2.1. Các khái niệm liên quan đến an ninh hệ thống 57
4.2.1.1. Chế độ vận hành an toàn 57
4.2.1.2. Sự cố thông thường . 57
4.2.1.3. Chế độ vận hành tin cậy. 57
4.2.2. Trách nhiệm của Ao trong việc duy trì an ninh hệ thống 57
4.2.3. Trách nhiệm của các hành viên thị trường trong việc duy trì an ninh hệ thống .
4.2.4. Điều khiển tần số trong hệ thống 59
4.2.4.1. Quyền hạn và trách nhiệm của Ao 59
4.2.4.2. Quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị phát điện 59
4.2.4.3. Dự phòng quay 59
4.2.4.4. Hệ thống giảm công suất khan cấp, sa thải tổ máy . 59
4.2.5 Điều khiển điện áp trong hệ thống. 60
4.2.5 Trách nhiệm của các đơn vị phát điện, đơn vị quản lý lưới điện 60
4.2.6. Vận hành hệ thống trong tình trạng thiếu công suất dự phòng quay 60
4.2.7. Can thiệp thị trường điện lực liên quan đến an ninh hệ thống 61
4.2.8. Trong thời gian dừng thị trường điện 61
4.2.9. Tuân theo lệnh điều độ liên quan đến an ninh hệ thống 61
4.2.10. Khởi động đen. 62
4.2.11. Phân tích sự cố 62
4.2.12. Các quy định vận hành hệ thống điện 62
4.2.13. Các quy định về vận hành lưới điện truyền tải 62
4.2.14. Các thiết bị giám sát và điều khiển từ xa.. 62
4.2.15. Các thiết bị thông tin liên lạc, lưu trữ dữ liệu và ghi âm phục vụ vận hành. . 63
4.2.16. Ghi chép, lưu trữ trao đổi thông tin vận hành 63
CHƯƠNG 5 THANH TOÁN VÀ HỢP ĐỒNG CFD 65
5.1. Thanh toán 65
5.1.1. Đối tượng áp dụng 65
5.1.2. Các thông số thanh toán 65
5.1.2.1. Giá hợp đồng (Pc), đ/kWh. 65
5.1.2.2. Tính tiền điện thanh toán 65
5.1.3. Trình tự, thủ tục thanh toán 68
5.1.4. Điều chỉnh thanh toán tiền điện 69
5.1.5. Tiền lãi do thanh toán chậm. 69
5.1.6. Tranh chấp trong thanh toán 70
5.2. Hợp đồng CFD. 70
5.2.1. Quy định chung 70
5.2.2. Trách nhiệm của EVN đối với hợp đồng CFD 70
5.2.3. Trách nhiệm của đơn vị phát điện thị trường 70
5.2.4. Nội dung của hợp đồng CFD 71
5.2.5. Nguyên tắc xác định giá và sản lượng hợp đồng CFD 71
5.3. Quan hệ giữa đơn vị chào giá thay, đơn vị phát điện gián tiếp, đơn vị quản lý
lưới điện và Ao 71
5.3.1. Mục đích của việc chào giá thay 71
5.3.2. Các yêu cầu đối với đơn vị chào giá thay 71
5.3.3. Quan hệ giữa các đơn vị phát điện gián tiếp với đơn vị chào giá thay và Ao 72
5.3.4. Quan hệ giữa các đơn vị quản lý lưới điện với Ao. 72
5.4. Xử lý tranh chấp . 72
5.4.1. Nguyên tắc xử lý tranh chấp 72
5.4.2. Những hành vi bị cấm trên thị trường 72
5.4.3. Xử lý vi phạm 73
CHƯƠNG 6 KINH DOANH NĂNG LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO 74
6.1. Những công cụ kinh doanh và vận hành thị trường điện 74
6.1.1. Áp dụng lý thuyết chi phí biên vào trong thị trường điện 74
6.1.2. Hợp đồng sai khác, công cụ tài chính áp dụng trong thị trường 74
6.1.2.1. Cơ chế thực hiện hợp đồng sai khác CFD. 74
6.1.2.2. Hiệu quả thực tế khi áp dụng hợp đồng sai khác CFD 75
6.1.3. Hợp đồng song phương. 76
6.1.4. Vấn đề điều tiết điện lực 76
6.2. Giá năng lượng có tính đến ràng buộc lưới điện . 77
6.3. Xây dựng giá năng lượng phản ánh chi phí đối với việc chào giá năng lượng tại thị trường dài hạn, ngắn hạn 77
6.3.1. Giá chào của nhà máy 77
6.3.2. Xác định các thành phần trong giá chào 77
6.4. Những giao dịch trong thị trường điện, vai trò của hợp đồng trung hạn, ngắn hạn và các hợp đồng dịch vụ hệ thống. 78
6.4.1. Hợp đồng dài hạn được thực hiện với các nhà máy: 78
6.4.2. Hợp đồng trung hạn có thời hạn 1 năm . 78
6.4.3. Hợp đồng trung hạn-TPA. 78
6.4.4. Hợp đồng trao đổi thủy-nhiệt điện 78
6.4.5. Thị trường điện ngày tới 79
6.4.5.1. Dự báo phụ tải 79
6.4.5.2. Dự báo giá
6.4.5.3. Chiến lược kinh doanh 79
6.5. Đánh giá tài sản và phân tích rủi ro 81
6.5.1. Đánh giá tài sản 81
6.5.2. Phân tích rủi ro 81
6.5.3. Nắm vững thông tin về tài sản 81
CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN 83
7.1. Kết quả đạt được 83
7.2. Chính sách và chiến lược phát triển thị trường điện ở Việt Nam 83
7.3. Hướng phát triển đề tài 88
CHƯƠNG 0
DẪN NHẬP
0.1. Tính cần thiết của đề tài.
Trước đây, thị trường điện Việt Nam là 1 thị trường độc quyền. Tổng Công ty
Điện Lực Việt Nam (EVN) vẫn là nhà cung cấp điện chính trong cả nước. EVN vận hành và kinh doanh toàn bộ hệ thống điện, từ sản xuất đến truyền tải và phân phối điện năng.
Hiện nay, thị trường điện Việt Nam cũng có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Toàn bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện năng đều do EVN quản lý, kinh doanh. Riêng phần nguồn phát thì cho phép các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy điện độc
lập (IPP) nhưng số lượng và công suất thì quá nhỏ so với tổng suất cả nước. Vì thế, thị trường điện Việt Nam vẫn còn là thị trường độc quyền, một thị trường có nhiều người mua nhưng chì có 1 người bán và là trung gian duy nhất bán điện là EVN. Như vậy,
thị trường điện không có sự cạnh tranh.
Với sự phát triển mạnh về kinh tế của Việt Nam trong những năm gần nay đã
tạo sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu về điện. Bên cạnh đó, Việt Nam lại vừa gia nhập
tổ chức thương mại thế giới (WTO). Để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, và tạo điều kiện thúc đẩy cho ngành điện Việt Nam phát triển thì cần có một cơ chế mới nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành điện. Xuất phát từ những yêu cầu trên ngành điện cần “Xây dựng thị trường điện tại Việt Nam” tạo ra một cơ chế cạnh tranh mới nhằm đáp ứng yêu cầu cho các hộ tiêu thụ về giá cả, công suất và điện năng chất lượng cao.
0.2. Nội dung nghiên cứu.
Nghiên cứu các giải pháp hợp lý, có tính thực tiễn để xây dựng một thị
trường điện có hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam.
Dựa vào tình hình thị trường hiện tại, hệ thống hiện hữu, điều kiện kinh tế và phương pháp xây dựng thị trường điện của các nước để xây dựng một thị trường điện Việt Nam.
0.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Phân tích hệ thống điện của Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu thị trường điện của một số nước.
Nghiên cứu và xây dựng thị trường điện phù hợp với điều kiện Việt Nam.
0.4. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài.
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống điện Việt Nam.
Giới hạn đề tài: Phần nguồn điện.
0.5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp chủ yếu sử dụng trong đề tài này là:
Phương pháp thu thập và đọc hiểu các tài liệu liên quan từ cán bộ hướng dẫn, sách, các bài báo và từ Internet.
Phương pháp phân tích tài liệu.
0.6. Quá trình nghiên cứu.
Thu thập, nghiên cứu chọn lọc tài liệu liên quan.
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thị trường và hệ thống điện hiện hữu của Việt Nam.
Nghiên cứu và phân tích thị trường điện của một số nước.
Đề xuất giải pháp xây dựng thị trường điện Việt Nam.
Đánh giá hiệu quả của việc xây dựng thị trường điện Việt Nam.
0.7. Phần nội dung
Chương 1: Tổng quan thị trường điện
Chương 2: Các quy định và định hướng xây dựng thị trường điện tại việt nam
Chương 3: Hoạt động kinh doanh của nhà máy điện khi chuyển sang thị trường điện
Chương 4: Vận hành thị trường phát điện cạnh tranh
Chương 5: Thanh toán và hợp đồng CFD
Chương 6: Kinh doanh năng lượng và quản lý rủi ro
Chương 7: Kết luận
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
1.1. Tổng quan về thị trường điện thế giới
1.1.1. Tổng quan hoạt động hệ thống điện theo cơ chế kín và mở
Hệ thống điện kín: là hệ thống điện được điều khiển với hàm mục tiêu là tối ưu hóa cả quá trình từ sản xuất, truyền tải, phân phối đến tiêu thụ. Cách điều khiển này cóthể tập trung hay phân quyền, nhưng các hệ con phải phối hợp chặt chẽ với nhau nhằmđạt được mục tiêu chung. Nói cách khác, trong hệ thống điều khiển kín, không có khái niệm lợi nhuận riêng cho các hệ con của một quá trình, mà ngược lại các hệ con cùng phối hợp nhằm tối ưu lợi nhuận chung cho cả hệ thống lớn. Theo cơ chế này sẽ không có sự cạnh tranh giữa các hệ con trong cùng một hệ lớn.
Trong hệ thống điện kín, bộ phận sản xuất, truyền tải và phân phối hoạt động theo quan hệ hàng dọc. Mọi hoạt động đều thông qua Trung tâm Điều độ. Các bộ phận chức năng theo mối quan hệ hàng dọc sẽ thực hiện tốt chức năng của mình. Yếu tố cạnh tranh trong thị trường không xảy ra. Mô hình hệ thống điện kín giới thiệu như ở hình 1.1
Hình 1.1: Mô hình hệ thống điện kín
Đây là một thị trường độc quyền. Điều này dẫn đến người tiêu dùng sẽ phải ký hợp đồng mua điện với mức giá được công ty độc quyền qui định. Hiện nay nước ta vận hành với cơ chế kín. Nhà nước đầu tư nguồn phát, mạng truyền tải, mạng phân phối và gọi là công ty điện lực. Các công ty điện lực sản xuất và cung cấp cho những nơi tiêu thụ.
Trong giai đoạn nào đó, phải thừa nhận rằng, ngành điện cần phải có cơ chế độc quyền này vì chỉ có cơ quan nhà nước mới đủ khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng ngành điện. Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển rất phức tạp về cấu trúc hệ thống điện, sự đòi hỏi phải đa dạng về các nguồn đầu tư, dẫn tới quyền lợi của các phần tử trong hệ thống dần dần tách biệt làm cơ chế điều khiển hệ thống kín xuất hiện nhiều khiếm khuyết. Một cơ chế điều khiển hệ thống điện mới dần dần hình thành và có tác dụng hết sức tích cực cho việc tăng trưởng hệ thống điện: hệ thống điện mở (hình 1.2) ra đời trong bối cảnh đó.
Hình 1.2: Mô hình hệ thống điện mở (thị trường điện cạnh tranh)
Hệ thống điện mở: là hệ thống điện được điều khiển theo kiểu phân tán mà theo đó một quá trình sản xuất được phân ra làm nhiều công đoạn là một công ty, một tập đoàn riêng biệt đảm nhiệm, nên có những mục tiêu và lợi nhuận riêng. Các hệ con chỉ việc điều khiển sao cho tối ưu hóa hàm mục tiêu của chính mình. Ngoài ra, các hệ con còn tuân thủ theo những luật lệ ràng buộc khi tham gia vào hệ thống lớn. Chính những luật lệ và sách lược mà hệ lớn đưa ra sẽ buộc các hệ con vận hành sao cho tối ưu hệ con của mình, điều này dẫn đến tối ưu cho toàn hệ.
Lợi ích của mô hình hệ thống mở: việc tư nhân hóa ngành điện tại nhiều quốc gia mang lại sự tiến bộ rất lớn cho ngành điện, cò thể kể ra vài nét chính như sau:
- Do cạnh tranh, giá thành sản xuất điện và truyền tải giảm, dẫn đến người tiêu thụ được hưởng lợi: các dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng tốt hơn, chất lượng điện năng tốt hơn, độ tin cậy được nâng cao.
- Nhà nước không phải bù lỗ cũng như bỏ vốn vào các công trình điện, vì thế nguồn vốn sẽ được đầu tư vào những lĩnh vực mà tư nhân không sẵn sàng đầu tư.
1.1.2. Khái niệm thị trường điện cạnh tranh
Thị trường là gì: thị trường là một tập hợp người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi.
Cơ chế cung cầu trong thị trường điện: phân tích cung cầu là một biện pháp căn bản và đầy hiệu quả, có thể áp dụng cho rất nhiều vấn đề quan trọng và thú vị. Có thể nêu ra một ví dụ như là dự đoán được tính hình kinh tế thế giới đang thay đổi tác động lên giá cả thị trường và nền sản xuất như thế nào.
Trong thị trường điện:
Cầu là sản lượng điện năng cần thiết cung cấp cho các nhà truyền tải (cấp 1)- phân phối (cấp 2) và các nhà tiêu thụ.
Cung là tổng năng lượng điện mà nhà sản xuất cung ứng cho thị trường.
Quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trường: Theo kinh tế học đặc tuyến cầu và cung cắt nhau tại một điểm gọi là điểm cân bằng giữa giá cả và số lượng. Điểm này gọi là điểm thăng bằng thị trường. Cơ chế thị trường là xu hướng để cho giá cả thay đổi cho đến khi thị trường thăng bằng (có nghĩa là cho đến khi lượng cung cân bằng với lượng cầu).
Hoạt động giao dịch buôn bán trong thị trường điện: Hoạt động mua bán trong thị trường điện cạnh tranh thông qua Trung tâm mua bán điện (công ty môi giới). Trung tâm mua bán điện sẽ nhận các đồ thị phụ tải của khách hàng mua điện và các hồ sơ thầu của các nhà cung ứng năng lượng và thực hiện giao dịch đấu thầu. Khi hoạt động đấu thầu hoàn tất, Trung tâm sẽ lên kế hoạch cho các nhà cung ứng kết nối theo như các hợp đồng đã thắng thầu.
1.1.3. Thị trường điện trên thế giới:
1.1.3.1. Sự tái thiết ngành điện theo cơ chế thị trường cạnh tranh:
Tái thiết ngành điện theo cơ chế mở là xu thế toàn cầu. Xu thế này tạo được bước tiến rất rõ rệt trong ngành điện. Sự hình thành thị trường điện cạnh tranh mang mục đích gia tăng hiệu quả phục vụ của ngành và giảm giá thành điện năng ( có thể thấy qua kinh nghiệm của các ngành có tính đặc thù tương tự như ngành bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, phát thanh truyền hình…). Điện năng là một dạng hàng hóa, nhưng là một dạng đặc biệt, điện khó có thể được tích trữ, việc sản xuất và truyền tải điện bị ràng buộc bởi nhiều đặc tính kỹ thuật. Việc đòi hỏi sự cung cấp điện liên tục với độ ổn định là nguyên nhân làm giá điện gia tăng đối với khách hàng. Do đó tính phân nhóm và cạnh tranh trong ngành điện tạo ra những lợi thế rõ ràng: tạo những mức giá minh bạch, và như thế giảm thiểu sự bù lỗ cũng như các trợ cấp không mang lợi ích kinh tế, hướng tới một sân chơi công bằng cho các nhà đầu tư bằng qui tắc thưởng phạt: thưởng cho những bộ phận hoạt động tốt và phạt những tổ chức hoạt động kém hiệu quả, tạo nhiều cơ hội cho những sáng kiến mới và tạo nhiều sự chọn lựa thuận lợi cho khách hàng…
1.1.3.2. Hoạt động thị trường điện cạnh tranh trên thế giới:
1. Thị trường điện tại Anh:
Xu hướng tái thiết ngành điện được khởi đầu tại Anh vào thập niên 90. Sự thành công này đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nước khác. Trước khi hình thành thị trường điện theo cơ chế thị trường, cơ cấu ngành công nghiệp điện nước Anh mang tính truyền thống: quốc gia độc quyền với những công ty điện lực có mối quan hệ hàng dọc. Quá trình tái thiết cơ cấu đã được đề xướng khi Luật Điện lực 1983 ra đời. Luật này cho phép các nguồn phát tư nhân xây dựng hoạt động và bán điện cho quốc gia thông qua lướ