Ngày nay, đối với các đồng tiền mạnh, thị trường tiền tệ đã vượt ra ngoài biên giới truy ền
thống vốn có của chúng, do đó, chúng ta có thể ký một tờ séc bằng Dollar Mỹ từ tài khoản mở
tại ngân hàng ở Tokyo, hoặc ký một tờ séc bằng Yên Nhật từ tài kho ản mở tại ngân hàng ở
New York. Tương tự, chúng ta cũng có thể dàn xếp một khoản tín dụng bằng Dollar Mỹ tại
Hồng Kông hay Bảng Anh tại Madrid. T ừ đó, dẫn đến một thực tế là: các đ ồng tiền khác nhau
được duy trì bên cạnh nhau trên các tài khoản ngân hàng.
Thị trường Eurocurrency là thị trường của các ngân hàng hải ngoại (Eurobanks)
trong lĩnh v ực huy động và cho vay ngắn hạn các đồng tiền lưu thông bên ngoài nước
phát hành.
Như vậ y ta có EuroDollar là tiền gửi b ằng Dollar Mỹ tại 1 ngân hàng nào đó ng òai
nước Mỹ, EuroYên là tiền gửi bằng Yên Nhât tại một ngân hàng nào đó ngòai nước Nhật
Các ngân hàng nhận tiền gửi đó là các ngân hàng EuroBank.
Nói 1 cách khái quát, thị trường Eurocurrency là 1 bộ phận của thị trường tiền tệ quốc
tế, bao gồm các hoạt động đi vay và cho vay với thời h ạn đến 1 năm.
Khởi đầu cho sự tăng trưởng Eurocurrency là sự xuất hiện Eurodollars từ những năm
1957. Thị trường Dollar Châu Âu rất rộng lớn, ước tính tổng số lượng của thị trường vượt trên
1000 tỷ USD, trong đó hoạt động của Eurodollar chiếm tới 65 - 70% tổng doanh số họat động
toàn thị trường Eurocurrency, sau đó là Euromark, Eurofrancs, Eurosterling và Euroyen. Chính
vì vậy, theo nghĩa hẹp, khi nói đến Eurocurrency thì người ta còn hiểu đó là thị trường
Eurodollars.
17 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3366 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài THỊ TRƯỜNG EUROCURENCY, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Page 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
THỊ TRƯỜNG EUROCURENCY
GVHD:
LỚP: NH Đêm 1 – Khóa 22 –Nhóm12
Danh sách nhóm: Huỳnh Ngọc Hà My
Hồ Hữu Nghĩa
Trần Hà Minh Nguyệt
Nguyễn Mạnh Toàn
Mai Thúy Hằng
Nguyễn Thị Thúy Nga
Page 2
MỤC LỤC
I. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY…………………………………...3
II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỆN CỦA THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY...4
III. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA THỊ TRƯỜNG……………………………………………5
IV. CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA THỊ TRƯỜNG …………………………………..5
V. CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY…………..6
VI. LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC EUROBANK………………………………..7
VII. THỊ TRƯỜNG VAY NỢ QUỐC TẾ…………………………………………………9
VIII. CƠ CHẾ TẠO TIỀN VÀ GỬI TÍN DỤNG BẰNG USD…………………………...10
IX. CÁC Ý KIẾN KHÁC NHAU VỀ VAI TRÒ CỦA EUROMARKETS…………….14
X. EUROMARKETS VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA CHÍNH PHỦ…………………….17
Page 3
I. KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY
Ngày nay, đối với các đồng tiền mạnh, thị trường tiền tệ đã vượt ra ngoài biên giới truyền
thống vốn có của chúng, do đó, chúng ta có thể ký một tờ séc bằng Dollar Mỹ từ tài khoản mở
tại ngân hàng ở Tokyo, hoặc ký một tờ séc bằng Yên Nhật từ tài khoản mở tại ngân hàng ở
New York. Tương tự, chúng ta cũng có thể dàn xếp một khoản tín dụng bằng Dollar Mỹ tại
Hồng Kông hay Bảng Anh tại Madrid. Từ đó, dẫn đến một thực tế là: các đồng tiền khác nhau
được duy trì bên cạnh nhau trên các tài khoản ngân hàng.
Thị trường Eurocurrency là thị trường của các ngân hàng hải ngoại (Eurobanks)
trong lĩnh vực huy động và cho vay ngắn hạn các đồng tiền lưu thông bên ngoài nước
phát hành.
Như vậy ta có EuroDollar là tiền gửi bằng Dollar Mỹ tại 1 ngân hàng nào đó ngòai
nước Mỹ, EuroYên là tiền gửi bằng Yên Nhât tại một ngân hàng nào đó ngòai nước Nhật…
Các ngân hàng nhận tiền gửi đó là các ngân hàng EuroBank.
Nói 1 cách khái quát, thị trường Eurocurrency là 1 bộ phận của thị trường tiền tệ quốc
tế, bao gồm các hoạt động đi vay và cho vay với thời hạn đến 1 năm.
Khởi đầu cho sự tăng trưởng Eurocurrency là sự xuất hiện Eurodollars từ những năm
1957. Thị trường Dollar Châu Âu rất rộng lớn, ước tính tổng số lượng của thị trường vượt trên
1000 tỷ USD, trong đó hoạt động của Eurodollar chiếm tới 65 - 70% tổng doanh số họat động
toàn thị trường Eurocurrency, sau đó là Euromark, Eurofrancs, Eurosterling và Euroyen. Chính
vì vậy, theo nghĩa hẹp, khi nói đến Eurocurrency thì người ta còn hiểu đó là thị trường
Eurodollars.
Page 4
Sơ đồ tổng quan thị trường Eurocurency
II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỆN CỦA THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY
Sự ra đời của thị trường EuroCurrency được bắt đầu từ năm 1957. Trong thời gian này,
cuộc chiến chống cộng sản của Mỹ và cuộc chiến tranh lạnh đang diễn ra gay gắt, nước Nga đã
dần chuyển các khỏan tiền gửi và các khoản thu xuất khẩu bằng USD từ các ngân hàng Mỹ về
gửi tại các ngân hàng Pháp ở Pari. Cũng vào năm này, Bank of England hạn chế khả năng các
ngân hàng Anh cho vay bằng Sterling đối với người nước ngoài và người nước ngoài đi vay
bằng Sterling. Quy định này đã khiến các ngân hàng Anh quay sang kinh doanh bằng USD
1958: Hiệp hội thanh toán Châu Âu giải thể, bây giờ các ngân hàng Châu Âu có thể
nắm giữ USD mà không phải bán cho ngân hàng trung ương để lấy nội tệ
1960: Cán cân vãng lai của Mỹ thâm hụt do gia tăng chi phí cho cuộc chiến tranh tại
Việt Nam. Mặt khác, cán cân thanh toán chính thức của Mỹ cũng trở nên xấu đi do sự gia tăng
hoạt động đầu tư của các công ty Mỹ ra nước ngoài, chủ yếu là tại Châu Âu. Kết quả là số
lượng Dollar Mỹ do người không cư trú nắm giữ tăng lên, tạo điều kiện cho sự mở rộng của thi
trường Eurodollars.
1963: Chính phủ Mỹ ban hành qui chế Q qui định mức lãi suất trần mà các ngân hàng
nội địa được phép trả trên tài khoản và tiền gửi tiết kiệm là 5,25%/ năm. Nhưng qui chế này
không áp dụng cho các ngân hàng hải ngoại, chính vì vậy đã kích thích các ngân hàng Mỹ mở
chi nhánh ở nước ngoài tại các trung tâm như London. Cũng vào năm này, để khắc phục ảnh
hưởng của các luồng vốn chạy ra lên thâm hụt của các cân thanh toán, Mỹ đã đánh thuế vào lãi
suất (Interest Equalization Tax - IET) làm tăng chi phí của những người nước ngoài đi vay ở
NewYork, do đó họ quay sang vay trên thị trường Eurocurrency (IET bãi bỏ vào 1974).
1965: Mỹ lại hạn chế các ngân hàng Mỹ cho người nước ngoài vay bằng “ Những
nguyên tắc chỉ đạo hạn chế tín dụng cho người nước ngoài”.
1968: Chính phủ Mỹ ban hành chính sách hạn chế tự nguyện chuyển vổn ra nước
ngoài ( Voluntary Foreign Credit Restreint), buộc các công ty đa quốc gia mỹ tài trợ tín dụng
cho các chi nhánh ở nước ngoài bằng nguồn tài chính bên ngoài nước Mỹ, làm cho sự phát
triển của thị trường Eurocurrency được khuyến khích
1973-1974: cú sốc giá dầu khiến các nước Opec đã ký gửi phần lớn số dư USD từ xuất
khẩu dầu vào các Eurobanks Các Eurobank đóng vai trò trung gian quan trọng trong việc
trung chuyển vốn nhàn rỗi từ những quốc gia xuất khẩu dầu đến những quốc gia nhập khẩu
dầu đang có nhu cầu USD
1978: cú sốc giá dầu lần 2, các Eurobank lại tiếp tục thực hiện chức năng trung gian
của mình vai trò của các Eurobank ngày càng quan trọng.
Page 5
1981: Nhận thấy nhiều ngân hàng Mỹ đã thành lập các chi nhánh ở nước ngoài nhằm
tránh các quy định hà khắc, Mỹ quyết định hợp pháp hóa các hoạt động ngân hàng quốc tế IBF
(International Banking Facilities). Bản chất của IBF cho phép các ngân hàng Mỹ thực hiện các
nghiệp vụ Eurobank độc lập với các quy chế của Mỹ, không yêu cầu tham gia dự trữ bắt buộc
nhưng IBF chỉ cho phép nhận tiền gửi và cung cấp tín dụng cho người không cư trú.
Nhân tố cuối cùng thúc đẩy các Eurobank phát triển là sự tăng trưởng thương mại thế
giới. Trong giai đoạn này, nhiều công ty trở nên dư thừa vốn lưu động bằng ngoại tệ muốn tìm
kiếm cơ hội thu lãi suất tiền gửi cao, trong khi đó những công ty khác lại có nhu cầu vốn ngắn
hạn với mức lãi suất cạnh tranh. Do đó họ tìm đến các Eurobank
III. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA THỊ TRƯỜNG
Các trung tâm hoạt động chính của Eurobank là London, Paris, N-Y, Tokyo và
Luxembourg
Các trung tâm hải ngoại: Bahrain, Bahamas, Cayman Islands, Hong Kong, Panama….
Thông thường, hoạt động của Eurobank độc lập với những quy chế của chính phủ và
không tham gia dự trữ bắt buộc, trần lãi suất và bảo hiểm tiền gửi.
Những người sử dụng Eurobank là chính các Eurobank, tổ chức tài chính phi ngân
hàng, các công ty đa quốc gia, tổ chức tài chính quốc tế, các chính phủ trung ương và địa
phương.
Lãi suất tiền gửi và cho vay của các Eurobank rất cạnh tranh, WB thường vay ở đây để
cho các nước đang phát triển vay lại.
Mức lãi suất quan trọng nhất trên thị trường Eurocurrency là mức lãi suất cho vay liên
ngân hàng tại London. Những người đi vay phi ngân hàng phải trả mức lãi suất cao hơn
LIBOR và phụ thuộc vào hệ số tính nhiệm và các chi phí giao dịch của các EuroBanks; ngược
lại, những người có tiền gửi chỉ được hưởng mức lãi suất thấp hơn LIBOR.
Trong những ngày đầu họat động, mức lãi suất tiền gửi và cho vay trên Eurocurency là
cố định trong suốt thời hạn gửi tiền hay cho vay. Nhưng càng ngày mức lãi suất thả nổi càng
được áp dụng phổ biến đối với các khỏan tiền gửi hay cho vay. Ưu điểm của lãi suất thả nổi là
giúp các EuroBanks phòng ngừa sự biến động lãi suất, giúp tránh được rủi ro do bất cân xứng
trong kỳ hạn vay và cho vay gây ra.
IV. CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA THỊ TRƯỜNG
Những thành viên tham gia thị trường Eurocurrency rất phong phú và đa dạng, bao
gồm: Các chính phủ trung ương và địa phương, Các tổ chức tài chính, ngân hàng, Các MNC,
Các định chế tài chính, ngân hàng quốc tế, Các nhà đầu tư tư nhân
Các thành viên tham gia thị trường vì những động cơ sau đây:
Page 6
- Tài trợ thương mại: Rất nhiều giao dịch thương mại được tài trợ bằng đi vay trên thị
trường tiền tệ và thị trường vốn quốc tế
- Đi vay và cho vay: Nhiều chu chuyển vốn đơn giản chỉ là hành động của những người
tiết kiệm với mong muốn nhận được lãi suất cao nhất; trong khi đó, những người đi vay
đơn giản chỉ tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí lãi suất thấp nhất.
- Đầu cơ: Nhiều hành động đi vay và cho vay chỉ vì muốn tạo ra các trạng thái đầu cơ
nhằm kiếm lợi trên cơ sở thay đổi mức lãi suất và tỷ giá.
- Bảo hiểm: Nhiều hành động đi vay và cho vay nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro;
nghĩa là nhằm giảm thiểu thua lỗ phát sinh do thay đổi lãi suất và tỷ giá.
- Đưa vốn chạy trốn: Nhiều chu chuyển vốn xảy ra chỉ vì những nhà đầu tư muốn tránh
khỏi bị đánh thuế nặng, khỏi bị chính quyền địa phương tịch thu, hay thóat khỏi những
hạn chế trong chuyển đổi tiền tệ, tránh rủi ro chính trị có thể xảy ra.
V. CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY
Sản phẩm tiền gửi
Trên thị trường tiền tệ bán buôn, các ngân hàng EuroBank nhận tiền gửi có kỳ hạn và
phát hành Chứng chỉ tiền gửi khả nhượng (Negotiable Certificates of Deposit-NCD). Lãi suất
tiền gửi được niêm yết tương ứng với các kỳ hạn từ 1 ngày tới vài năm, tuy nhiên kỳ hạn chuẩn
mực là 1, 2, 3, 6, 9 và 12 tháng.
Lãi suất được áp dụng là lãi suất thị trường tiền tệ châu Âu và được thực hiện với mọi
đồng tiền tự do chuyển đổi.
- Tiền gửi có kỳ hạn (time deposit): khoản tiền gửi với thời hạn và lãi suất nhất định.
- Tiền gửi không kì hạn (call deposit): thường được quy định số tiền gửi tối thiểu và phải
chịu mức thuế vốn được quy định trước.
Eurobank huy động dưới dạng NCD với mệnh giá tối thiểu là 500.000 USD, thông
thường là 1 triệu USD. Đồng thời, NCD có khả năng lưu thông nên người gửi dễ dàng bán lại
trên thị trường nếu cần vốn trước khi đến hạn.
Sản phẩm tín dụng
Là khoản cho vay bằng tiền tệ Euro ngắn hạn, trung hạn mà các Eurobank cấp cho các
doanh nghiệp, các ngân hàng, các chính phủ và các tổ chức quốc tế. Các khoản vay này được
thực hiện bằng loại tiền không phải là đồng bản tệ của quốc gia mà Eurobank trú đóng, do các
khoản vay này thường lớn đối với một ngân hàng, nên các Eurobank thường liên kết nhau
thành một tổ chức đồng tài trợ để chia sẻ rủi ro. Mức lãi suất quan trọng nhất trên thị trường
Eurobank là lãi suất cho vay liên ngân hàng tại London (LIBOR), những người đi vay phi ngân
hàng sẽ phải trả lãi suất cao hơn LIBOR, mức chênh lệch phụ thuộc vào hệ số tín nhiệm của
Page 7
người vay và các chi phí giao dịch của Eurobank. Ngược lại, người có tiền gửi chỉ được hưởng
lãi suất thấp hơn LIBOR.
Ngoài ra, phổ biến hơn có lãi suất thả nổi với khoản tiền gửi hay cho vay từ 6 tháng trở
lên và được điều chỉnh định kỳ 3 hay 6 tháng/lần.
Nghiệp vụ tạo tiền
Giống như các NHTM nội địa, Eurobank trên Thị trường tiền tệ châu Âu có khả năng
tạo tiền ghi sổ trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng thông qua hoạt động tín dụng
và thanh toán.
Từ khoản ngoại tệ gửi vào một Eurobank sẽ được Eurobank tái gửi vào một Eurobank
khác trước khi nó tự tìm về nước bản địa của đồng tiền. Điều này tạo ra lượng tiền gửi.
VI. LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC EUROBANK
Thị trường Eurocurrency được định nghĩa như là thị trường của các ngân hàng hải
ngoại Eurobanks, do đó khi nói đến lợi thế cạnh tranh của thị trường Eurocurrency cũng có
nghĩa là ta đang nói đến lợi thế cạnh tranh của các Eurobanks so với các ngân hàng thương mại
nội địa.
- Thị trường Eurocurrency sử dụng lãi suất thả nổi nên giúp các Eurobanks phòng ngừa
được sự biến động của lãi suất, trong khi đó hầu hết các ngân hàng nội địa không áp
dụng loại lãi suất này, nghĩa là các ngân hàng nội địa thường huy động tiền gửi không
kỳ hạn hay có kỳ hạn ngắn, nhưng các khoản cho vay thường là trung hạn hay dài hạn,
do đó bộc lộ nhiều rủi ro cao hơn.
- Trong thời gian chính phủ Mỹ tăng cường kiểm soát hoạt động của các ngân hàng nội
địa bằng nhiều biện pháp thì lợi thế cạnh tranh lớn nhất của các Eurobanks lúc này là
không bị kiểm soát bởi các quy chế khắt khe.
- Sau khi chính phủ Mỹ bãi bỏ các quy chế kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động của các
ngân hàng Mỹ thì các Eurobanks vẫn rất thành công do nó có khả năng trả lãi suất tiền
gửi cao hơn và thu lãi suất cho vay thấp hơn so với các ngân hàng Mỹ. Đây là lợi thế
cạnh tranh nổi bật nhất và là nguyên nhân cơ bản giúp cho các hoạt động của các
Eurobanks tồn tại, được ưa chuộng và phát triển. Ta có thể biểu diễn một cách dễ hiểu
thông qua sơ đồ sau:
Page 8
Vậy tại sao các Eurobanks lại có khả năng đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn như vậy? Giải
thích cho điều này có nhiều nguyên nhân nhưng ta có thể đưa ra các nguyên nhân chính sau:
- Trong khi các ngân hàng kinh doanh nội địa chịu sự kiểm soát của chính phủ Mỹ thì
các Eurobanks được hoạt động một cách độc lập, hơn nữa nó không chịu sự quản lý về
trần lãi suất và không phải tham gia dự trữ bắt buộc . Do đó khi các ngân hàng nội địa
phải trích một phần tài sản có của mình để đáp ứng nhu cầu dự trữ chính thức không có
lãi suất hoặc lãi suất rất thấp thì các Eurobanks chỉ phải duy trì một lượng tài sản tối ưu
có mức lãi suất thấp làm tài sản dự trữ, chính vì vậy mà các Eurobanks có nguồn vốn
dồi dào hơn.
- Lợi ích kinh tế từ quy mô giao dịch lớn của các Eurobanks. Nhìn chung, mức trung
bình của mỗi khoản tiền gửi và mỗi khoản cho vay của Eurobanks lớn hơn nhiều so với
giao dịch của các ngân hàng nội địa. Điều này có nghĩa là chi phí hoạt động trung bình
liên quan đến mỗi USD nhận tiền hay cho vay của Eurobanks là rất thấp.
- Trong khi các ngân hàng nội địa phải duy trì một hệ thống chi nhánh cồng kềnh và tốn
nhiều chi phí thì các Eurobanks tránh được đáng kể các chi phí liên quan đến tổ chức
cán bộ, hành chính và sự chậm trễ phát sinh do phải tuân theo các quy định ngân hàng
nội địa. Hơn nữa, các ngân hàng nội bộ cần một cơ chế kiểm soát nội bộ chặt chẽ và
thường chịu chi phí rất lớn cho những hoạt động về pháp lý thì các Eurobanks giảm
được đáng kể những chi phí này.
- Những hoạt động của các Eurobanks chịu sự cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ bên cạnh
những điều kiện tham gia hoạt động trên thị trường này tương đối dễ dàng so với những
hoạt động ngân hàng nội địa. Điều này khiến cho các Eurobanks hoạt động càng trở
nên hiệu quả và càng trở nên cạnh tranh hơn.
- Các Eurobanks không phải trả phí bảo hiểm tiền gửi, trong khi đó các ngân hàng Mỹ
phải trả phí bảo hiểm cho những khoản tiền gửi tại FDIC.
- Nhìn chung, đội ngũ khách hàng được các Eurobanks cho vay đều là những khách hàng
có chất lượng cao, có tỷ lệ vỡ nợ không đáng kể. Trong khi đó, những khách hàng mà
Page 9
các ngân hàng nội địa cho vay thường có tỷ lệ vỡ nợ khá cao, do đó các ngân hàng này
phải thu thêm một khoản phí cho vay để bù đắp rủi ro, làm cho mức lãi suất cho vay bị
đội lên và mức lãi suất tiền gửi giảm xuống.
VII. THỊ TRƯỜNG VAY NỢ QUỐC TẾ
1 .Định nghĩa về vay nợ quốc tế
Vay nợ quốc tế là khoản vay ngoài biên giới một quốc gia do đó nó còn được gọi là vay
nước ngoài hay tài chính xuyên biên giới. Sự mở rộng thương mại quốc tế và mở rộng cho
vay qua biên giới của các Ngân hàng thương mại đã mang lại sức sống mới cho việc cho vay
quốc tế ngày nay.
Vay nợ nước ngoài là khoản vay ngắn, trung và dài hạn do nhà nước, chính phủ của
một quốc gia và các pháp nhân (kể cả các pháp nhân có vốn đầu tư nước ngoài) vay của tổ
chức tài chính quốc tế, của chính phủ, của ngân hàng nước ngoài hoặc của các tổ chức, cá
nhân nước ngoài khác. Như vậy, theo cách hiểu này, nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay
mượn của tất cả các pháp nhân của một quốc gia đối với nước ngoài, không bao gồm khoản
nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình).
Vay nợ ngân hàng quốc tế: Là khoản vay nợ nước ngoài của một quốc gia đối với một
hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài. Đối tượng vay nợ ngân hàng quốc tế có thể là Chính phủ,
các tổ chức tài chính và các pháp nhân của một quốc gia.
2. Phân loại các khoản vay quốc tế
Phân loại theo điều kiện vay: vay ưu đãi và vay không ưu đãi. Việc xác định các khoản
vay quốc tế là ưu đãi tùy thuộc vào tỷ lệ yếu tố viện trợ. Yếu tố viện trợ của một khoản vay là
giá trị cam kết của nó trừ đi giá trị dịch vụ nợ phải thanh toán theo hợp đồng.
Phân loại theo thời gian vay: Vay ngắn hạn và vay dài hạn.
Phân loại theo chủ thể đi vay: nợ chính thức (khu vực công) và nợ tư nhân (khu vực tư). Nợ
chính thức hay nợ chính phủ bao gồm nợ của các tổ chức nhà nước, cơ quan hành chính, tỉnh,
thành phố.
Phân loại theo chủ thể cho vay: Nợ đa phương và nợ song phương. Nợ đa phương đến
chủ yếu từ các cơ quan Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, các Ngân
hàng phát triển khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên Chính phủ. Nợ song
phương đến từ Chính phủ một nước như các nước thuộc OECD và các nước khác hoặc đến từ
một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhất dưới các dạng hỗ trợ tài chính, viện
trợ nhân đạo bằng hiện vật.
Phân loại theo dòng vốn vào: Tín dụng thương mại, nợ viện trợ có hoàn lại, không hoàn
lại, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư tài chính qua các công cụ tài chính phái sinh, trái
phiếu, cổ phiếu.
Page 10
3. Chi phí sử dụng nợ và các nhân tố ảnh hưởng đến vay nợ quốc tế
Chi phí sử dụng là cái giá mà một quốc gia phải trả cho việc sử dụng nợ vay. Cái giá
phải trả này ngoài tiền lãi phải trả định kỳ, quốc gia còn phải trả chi phí môi giới, chi phí phát
hành nợ (nếu là phát hành trái phiếu), hoặc những chi phí vô hình là những ràng buộc của
quốc gia cho vay (nếu là nợ ưu đãi).
Chi phí sử dụng nợ có thể gia tăng do những biến động của kinh tế thế giới cũng như sự
thiếu linh hoạt của cơ quan điều hành vĩ mô trong các chính sách tài chính tiền tệ, bởi vì xét
về nợ vay, thời gian là yếu tố quan trọng dẫn đến gia tăng rủi ro của khoản vay đó, trong suốt
thời gian đi vay có thể xảy ra những biến cố có lợi hoặc bất lợi đến các khoản vay. Những yếu
tố đó là: rủi ro về tỷ giá hối đoái, lãi suất thị trường, lạm phát và những rủi ro quốc gia khác.
- Tỷ giá hối đoái: Đối với vay nợ nước ngoài, các khoản vay thường được tính bằng
ngoại tệ do đó khi tỷ giá đồng nội tệ biến động so với đồng tiền đi vay thì sẽ ảnh hưởng
tới khoản vay nợ. Do vậy, để khắc phục các quốc gia phải có một chính sách quản lý tỷ
giá rất linh hoạt. Biện pháp bảo hiểm tỷ giá đối với các khoản vay thương mại cho xuất
nhập khẩu ngắn hạn là thực hiện mua bán hợp đồng quyền chọn.
- Lãi suất thị trường thế giới: Thông thường, lãi suất của các khoản vay thường được xác
định dựa trên lãi suất của thị trường thế giới như LIBOR, SIBOR…
- Rủi ro quốc gia: Rủi ro quốc gia là những biến cố có thể xảy ra đối với quốc gia như:
chính trị, chiến tranh, tình hình an ninh xã hội, … Điều này được lượng hóa qua hệ số
tín nhiệm của quốc gia. Hai tổ chức lớn nhất và co uy tín nhất về xếp hạng tín nhiệm
trên thế giới đó là Moody’s và Standard & Poor’s.
- Lạm phát: Lạm phát là vấn đề khó khăn luôn gặp phải tại các quốc gia đang phát triển.
Mức lạm phát này thường cao hơn các nước chủ nợ là các quốc gia đã phát triển. Theo
lý thuyết về ngang giá lãi suất, lạm phát trong nước cao hơn lạm phát nước ngoài thì tỷ
giá hối đoái sẽ tăng lên để bù đắp lại khoản chênh lệch đó do đó có thể làm tăng mức
nợ vay mức nợ vay thực tế.
VIII. CƠ CHẾ TẠO TIỀN VÀ GỬI TÍN DỤNG BẰNG USD
Để trả lời được câu hỏi tiền gửi EuroDollar được tạo ra như thế nào, chúng ta hãy xét ví
dụ về 1 công ty của Mỹ có tên là UPS. Công ty này quyết định chuyển 1 triệu USD ra khỏi
nước Mỹ từ tài khỏan tiền gửi tại 1 ngân hàng của Mỹ có tên là USBank sang 1 tài khỏan
Eurodollar của 1 ngân hàng Anh UKBank.
Bước thứ 1, công ty UPS rút 1 triệu USD từ tà khỏan tiền gửi của mình bằng Sec
chuyển sang gửi tạm UKBank. Sau đó, UKBank gửi số tiền nhận được là 1 triệu USD trên tài
Page 11
khỏan của mình tại USBank. (Trong ví dụ này, ngân hàng USBank và UKBank là 2 ngân hàng
đại lý cho nhau nên mở tài khỏan cho nhau.)
Bước thứ 2, chúng ta sử dụng chữ