Thị trường nội tệ liên ngân hàng ra đời theo Chỉ thị 07/CT-NH1 ngày 07/10/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho phép các TCTD được thực hiện cho vay và đi vay lẫn nhau và chính thức hoạt động từ tháng 7/1993. Theo Quyết định số 114/QĐ-NH14 ngày 21/6/1993 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng và Quyết định số 190/QĐ-NH14 ngày 06/10/1993 về việc bổ sung, sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng, thị trường nội tệ liên ngân hàng được hình thành dưới hình thức là một thị trường tập trung có tổ chức qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và gắn liền với các trung tâm thanh toán bù trừ (Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội) số lượng thành viên tham gia và doanh số hoạt động rất hạn chế; trong đó, những thành viên là ngân hàng thương mại Nhà nước có khả năng chi phối trên cả giác độ huy động vốn và cho vay vốn do có lợi thế về tài chính và uy tín. Từ năm 1997, hoạt động của thị trường diễn ra theo hình thức các ngân hàng trực tiếp vay mượn lẫn nhau không thực hiện thông qua NHNN. Các Ngân hàng thỏa thuận phương thức giao dịch, thời hạn, lãi suất cũng như điều kiện bảo đảm tiền vay dựa trên mức độ tín nhiệm và có sự tham gia tích cực của ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đến nay, phần lớn các giao dịch liên ngân hàng được thực hiện dưới các hình thức tín chấp, bảo đảm bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay; thậm chí một số ngân hàng đã thực hiện quan hệ vay mượn dưới hình thức gửi tiền lẫn nhau.
20 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2922 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thị trường nội tệ liên ngân hàng thị trường giấy tờ có giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
* * *
CHỦ ĐỀ 1
THỊ TRƯỜNG NỘI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG
THỊ TRƯỜNG GIẤY TỜ CÓ GIÁ
THỊ TRƯỜNG NỘI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG
Thị trường nội tệ liên ngân hàng ra đời theo Chỉ thị 07/CT-NH1 ngày 07/10/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho phép các TCTD được thực hiện cho vay và đi vay lẫn nhau và chính thức hoạt động từ tháng 7/1993. Theo Quyết định số 114/QĐ-NH14 ngày 21/6/1993 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng và Quyết định số 190/QĐ-NH14 ngày 06/10/1993 về việc bổ sung, sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng, thị trường nội tệ liên ngân hàng được hình thành dưới hình thức là một thị trường tập trung có tổ chức qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và gắn liền với các trung tâm thanh toán bù trừ (Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội) số lượng thành viên tham gia và doanh số hoạt động rất hạn chế; trong đó, những thành viên là ngân hàng thương mại Nhà nước có khả năng chi phối trên cả giác độ huy động vốn và cho vay vốn do có lợi thế về tài chính và uy tín. Từ năm 1997, hoạt động của thị trường diễn ra theo hình thức các ngân hàng trực tiếp vay mượn lẫn nhau không thực hiện thông qua NHNN. Các Ngân hàng thỏa thuận phương thức giao dịch, thời hạn, lãi suất cũng như điều kiện bảo đảm tiền vay dựa trên mức độ tín nhiệm và có sự tham gia tích cực của ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đến nay, phần lớn các giao dịch liên ngân hàng được thực hiện dưới các hình thức tín chấp, bảo đảm bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay; thậm chí một số ngân hàng đã thực hiện quan hệ vay mượn dưới hình thức gửi tiền lẫn nhau.
I. Một số đặc điểm của thị trường nội tệ liên ngân hàng
Thành phần tham gia: Tổ chức tín dụng, chủ yếu là các ngân hàng thương mại (NHTM).
Mục đích
Đảm bảo dự trữ bắt buộc (DTBB)
+ Dự trữ bắt buộc
+ Quản lý DTBB của NHNN
Đảm bảo thanh khoản
+ Khách hàng rút tiền
+ Rải ngân….
Kinh doanh vốn tạm thời nhàn rỗi
Cơ sở hình thành giao dịch
Căn cứ vào xếp hạng nội bộ : cấp hạn mức giao dịch cho đối tác.
+ Hạn mức:
+ Tính cam kết: hầu hết là hạn mức không cam kết
Tín chấp: không có tài sản đảm bảo
Tổ chức giao dịch: Phi tập trung – OTC
Giá cả
Lãi suất do hai bên thỏa thuận: hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu, quan hệ đối tác, xếp hạng…
Tùy thuộc kỳ hạn: thông thường ngắn hạn thấp hơn dài hạn.
Giá buổi sáng khác buổi chiều.
Là giao dịch OTC: Cùng 1 kỳ hạn có nhiều mức giá trên thị trường.
Kỳ hạn
Qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng. Hầu hết là dưới 3 tháng.
Phương thức giao dịch
Điện thoại, fax hợp đồng….
Sử dụng hệ thống Reuters dealing
II. Thực trạng thị trường nội tệ liên ngân hàng Việt Nam một vài năm gần đây
Thị trường nội tệ liên ngân hàng thời gian gần đây ngày càng phát triển mạnh mẽ, gây ảnh hưởng cũng như chịu ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường tiền tệ Việt Nam. Lãi suất thường xuyên thay đổi, có thời điểm đột ngột tăng vọt gây bất ngờ cho thị trường, điều này cho thấy nguy cơ thiếu hụt vốn khả dụng của một số thành viên trong hệ thống
Năm 2005, thị trường nội tệ liên ngân hàng diễn ra khá sôi động. Tính đến 12/8/2005, trên địa bàn Tp.HCM, số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác đạt 22.517 tỷ đồng, tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác đạt 21.385 tỷ đồng, cho vay tổ chức tín dụng khác đạt 4.724 tỷ đồng và đi vay tổ chức tín dụng khác là 3.600 tỷ đồng. Lãi suất trên thị trường này biến động không lớn. Lãi suất cho vay qua đêm là 6,0%/năm, lãi suất kỳ hạn 1 tháng là 6,8%/năm, lãi suất kỳ hạn 3 tháng là 7,3%/năm và lãi suất kỳ hạn 6 tháng là 7,8%/năm. Tại Hà Nội, số dư các khoản vay các tổ chức tín dụng khác đạt 46.434 tỷ đồng, chiếm tới 16,3% tổng tài sản nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Cũng do tình trạng nhu cầu vốn của một số ngân hàng thương mại rất khẩn trương để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nên tình trạng vay mượn vốn lẫn nhau giữa các ngân hàng thương mại diễn ra rất sôi động. Hầu hết các khối ngân hàng phải huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng và số vốn này chiếm tỉ trọng khá cao.
Một điều nghịch lý là nếu như trước đây các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị thường thiếu vốn, phải đi vay vốn của các ngân hàng thương mại Nhà nước, do uy tín của các ngân hàng thương mại cổ phần không cao, mạng lưới hạn chế. Song hiện nay thì tình hình diễn ra ngược lại, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trở thành người cho vay vốn lớn trên thị trường liên ngân hàng, bán buôn vốn cho ngân hàng thương mại Nhà nước. Nguyên nhân do các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị linh hoạt trong huy động tiền gửi, lãi suất hấp dẫn, mở rộng mạng lưới nhanh tới những nơi thuận lợi huy động vốn, công tác tiếp thị hiệu quả và hình thức huy động vốn đa dạng.
Cuối năm 2007, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng biến động mạnh, có thời điểm vọt lên 12%/năm, cao hơn cả lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại. Điều này khiến cho lãi suất huy động của các ngân hàng cũng tăng. Nhưng đây chỉ là diễn biến trên chỉ mang tính ngắn hạn, phản ánh cầu nội tệ tăng cao vào dịp cuối năm.
Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng tháng 2/2009 (đơn vị: %/năm):
Kỳ hạn
Qua đêm
1 tuần
2 tuần
1 tháng
3 tháng
6 tháng
12 tháng
VND
6.20
7.08
7.35
6.78
8.04
-
-
USD
0.54
1.04
0.80
0.92
2.24
-
-
Năm 2010, xuất hiện đợt tăng mạnh vào tháng 9 của lãi suất liên ngân hàng, lãi suất cho vay cao nhất lên tới 18%/năm. Tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tuần từ 3 - 9/9 đạt xấp xỉ 147.750 tỷ VND, bình quân đạt khoảng 16.417 tỷ VND. Các giao dịch VND chủ yếu phát sinh đối với các kỳ hạn ngắn (qua đêm và 1 tuần và 2 tuần). Doanh số giao dịch qua đêm VND đạt 55.728 tỷ, chiếm tỷ trọng 38% so với tổng doanh số giao dịch cả tuần.
Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng tuần từ 3/9 - 9/9/2010(đơn vị: %)
Qua đêm
1 tuần
2 tuần
1 tháng
3 tháng
6 tháng
12 tháng
KKH
VND
7,16
7,70
8,18
9,09
9,94
13,30
11,26
2,60
USD
0,32
0,51
0,61
0,70
0,87
1,51
1,99
-
Đầu năm 2011, lãi suất giao dịch trên thị trường liên NH có dấu hiệu giảm trở lại với mức giảm lớn nhất ở kỳ hạn qua đêm. Sau một thời gian hạ nhiệt và tăng trở lại, lãi suất giao dịch bình quân kỳ hạn qua đêm trong số liệu mới nhất vừa được NHNN công bố giảm tới 2,47% và hiện ở mức 10,42%. Trong khi lãi suất bình quân các kỳ hạn 1 tuần, 6 tháng và 12 tháng cũng giảm tương đối từ 0,45% đến 0,58%. Các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng và không kỳ hạn cũng giảm nhẹ về lãi suất. Đối với các kỳ hạn còn lại lãi suất giao dịch bình quân tăng, trong đó lãi suất bình quân 6 tháng tăng từ 1,73% lên 3,75% (tăng 2,02%) và lãi suất bình quân kỳ hạn 12 tháng tăng 0,65%. Trong tuần trước Tết dương lịch, doanh số giao dịch của các NHTM trên thị trường liên NH đạt doanh số 127.122 tỉ VND, bình quân đạt khoảng 31.780 tỉ VND. Cũng như nhiều tuần trước đó, các giao dịch kỳ hạn qua đêm vẫn chiếm doanh số lớn, cụ thể doanh số VND qua đêm đạt 40.610 tỉ đồng.
THỊ TRƯỜNG GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Hàng hóa
Tín phiếu kho bạc
Định nghĩa
+ Tín phiếu kho bạc là loại giấy nợ do chính phủ phát hành có kỳ hạn dưới một năm để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước và là một công cụ trong những công cụ quan trọng để Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ.
+ Tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành. Tín phiếu kho bạc thường có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 9 tháng với một hay nhiều mức mệnh giá.
+ Tín phiếu kho bạc thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản).
Quá trình phát hành tín phiếu
+ Tín phiếu kho bạc được phát hành trên thị trường sơ cấp trên cơ sở đấu thầu. Tại Việt Nam, các tổ chức tham gia đấu thầu thường là các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm thỏa mãn một số quy định trong đó quan trọng nhất là phải có vốn pháp định bằng hoặc cao hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước. Các phiếu đặt thầu bao gồm thông tin về lãi suất và khối lượng tín phiếu đặt thầu. Việc xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu của tín phiếu kho bạc được dựa vào khối lượng và lãi suất đặt thầu của các thành viên, và khối lượng tín phiếu kho bạc chính phủ muốn huy động. Khối lượng tín phiếu kho bạc trúng thầu được tính theo thứ tự tăng lên của lãi suất đặt thầu.
+ Tại mức lãi suất đặt thầu cao nhất, mà khối lượng tín phiếu đặt thầu vượt quá khối lượng dự kiến huy động, thì khối lượng tín phiếu trúng thầu sẽ được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu, tỷ lệ thuận với khối lượng tín phiếu đặt thầu của từng phiếu tại mức lãi suất đó. Lãi suất phát hành tín phiếu là lãi suất trúng thầu cao nhất được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng trúng thầu.
+ Ở một số quốc gia (trong đó có Việt Nam), chính phủ đưa ra lãi suất chỉ đạo trong quá trình đấu thầu và lãi suất trúng thầu không được vượt quá lãi suất chỉ đạo này. Lãi suất chỉ đạo được áp dụng để giới hạn mức lãi tối đa mà chính phủ phải trả cho tín phiếu kho bạc huy động, nhưng khi áp dụng biện pháp này thì chính phủ có thể không huy động được đủ khối lượng tín phiếu mong muốn.
Định giá tín phiếu
Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu chiết khấu. Điều đó có nghĩa là, tín phiếu được bán thấp hơn mệnh giá và thanh toán theo mệnh giá khi đáo hạn, chứ không trả lãi theo định kỳ. Giá tín phiếu bán ra khi phát hành được tính theo công thức sau:
P= F/(1+rT/365)
Trong đó:
P là giá tín phiếu kho bạc bán ra
F là mệnh giá tín phiếu kho bạc
r là lãi suất tín phiếu kho bạc trúng thầu (%/năm)
T là kỳ hạn của tín phiếu
365 là số ngày trong năm.
Trên thị trường sơ cấp:
+ Lãi suất, số lượng phát hành do Bộ Tài chính, Tổng Giám Đốc Kho bạc quyết định
+ Kỳ hạn: 364, 273, 182 và 91 ngày
+ Lưu ký: tại Ngân hàng Nhà nước
Trên thị trường thứ cấp:
+ Hầu hết các ngân hàng mua Tín phiếu Kho bạc có xu hướng giữ tới khi đáo hạn, hiếm có giao dịch mua bán lại giữa các ngân hàng
+ Các ngân hàng sử dụng Tín phiếu Kho bạc để tham gia Thị trường mở.
Tín phiếu ngân hàng nhà nước
Lãi suất: do NHNN quyết định phù hợp với mục tiêu thực hiện chính sách tiền tệ
Kỳ hạn: 7, 14, …..35, 42, 91, 182, 273 hoặc 364 ngày
Thành phần tham gia: Tổ chức tín dụng
Lãi suất: Do NHNN công bố phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ quốc gia
Hình thức tham gia:
+ Điều kiện thông thường: Tự nguyện
+ Khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: Bắt buộc
+ Thực tế: hiệu quả sử dụng công cụ này không cao do ít tổ chức tín dụng mua được trừ trường hợp “bắt buộc”
Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái chiết khấu, tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng
Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá
- Khái niệm: Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá (GTCG) của các ngân hàng là nghiệp vụ NHNN mua các GTCG còn thời hạn thanh toán, mà các GTCG này được các ngân hàng mua trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp gọi tắt là nghiệp vụ chiết khấu.
- Đối tượng & điều kiện được tham gia nghiệp vụ chiết khấu: Các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Có tài khoản tiền gửi và lưu ký GTCG tại Sở Giao dịch NHNN
+ Có đăng ký chữ ký của lãnh đạo và giới thiệu các cán bộ thực hiện nghiệp vụ chiết khấu với NHNN.
- Hàng quý NHNN cấp hạn mức cho TCTD căn cứ vào: Vốn điều lệ, dư nợ cho vay nền kinh tế, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch cung tiền
- Kỳ hạn: không quá 91 ngày
- Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất do NHNN xác định và công bố trong từng thời kỳ.
- Hình thức chiết khấu:
+ Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG (Thời hạn còn lại của GTCG tối đa không quá 90 ngày)
+ Chiết khấu có kỳ hạn (thời hạn còn lại của GTCG lớn hơn thời hạn giao dịch).
- Các loại GTCG được chiết khấu:
+ Tín phiếu NHNN, Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình TW, công trái (Được sử dụng trong cả hai hình thức chiết khấu).
+ Trái phiếu đầu tư do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành, Trái phiếu chính quyền địa phương do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội, Tp Hồ Chí Minh phát hành (được sử dụng trong hình thức chiết khấu có kỳ hạn).
- Phương thức chiết khấu:
+ Phương thức trực tiếp: Các ngân hàng đem “Giấy đề nghị chiết khấu GTCG” trực tiếp đến Sở Giao dịch NHNN.
+ Phương thức gián tiếp: Các ngân hàng giao dịch thông qua mạng vi tính hoặc qua Fax tới Sở Giao dịch NHNN (trường hợp qua Fax, gửi bản chính theo đường bưu điện).
Tái cấp vốn cho TCTD
- Cho vay thấu chi qua đêm trong hoạt động thanh toán điện tử: TCTD sử dụng GTCG (đã lưu ký ở NHNN) để đảm bảo cho khoản vay.
- Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố chứng từ có giá
+ Lãi suất thường cao hơn lãi suất trên thị trường mở
+ Kỳ hạn cho vay dài hơn kỳ hạn trên thị trường mở
Chứng chỉ tiền gửi (CD)
Bản chất: là công cụ nợ không có đảm bảo được phát hành bởi các TCTD
Điều kiện được phát hành:
+ Kết quả kinh doanh
+ Phương án sử dụng vốn
Kỳ hạn:
+ Ngân hàng:
• Dưới 1 năm: báo cáo
• Trên 1 năm: Phải xin phép
+ TCTD khác: chỉ được phát hành CD có kỳ hạn trên 1 năm
+ Giao dịch thứ cấp: Không phổ biến
Thị trường mở
- Khái niệm: Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán giấy tờ có giá (GTCG) giữa một bên là Ngân hàng Nhà nước với bên kia là các tổ chức tín dụng (TCTD) trong đó NHNN đóng vai trò là người điều hành hoạt động thị trường. Nghiệp vụ TTM là một trong các công cụ được NHNN sử dụng để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
- Thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở
+ Ngân hàng trung ương (NHTW)
NHTW là người tổ chức, xây dựng và vận hành hoạt động của thị trường mở theo các mục tiêu CSTT. NHTW là người quyết định lựa chọn sử dụng các loại OMO và tần suất sử dụng OMO. NHTW tham gia thị trường thông qua việc mua bán các GTCG nhằm tác động đến dự trữ của hệ thống ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán và gián tiếp tác động đến các lãi suất thị trường theo mục tiêu CSTT. NHTW cũng là người can thiệp thị trường khi cần thiết thông qua thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng nhằm kiểm soát tiền tệ, đảm bảo đủ phương tiện thanh toán cho các TCTD cũng như nhu cầu tín dụng của nền kinh tế.
Như vậy, NHTW tham gia thị trường mở không phải vì mục tiêu kinh doanh mà để quản lý, chi phối, điều tiết thị trường làm cho CSTT được thực hiện theo các mục tiêu xác định của nó.
+ Các đối tác của ngân hàng trung ương
• Các ngân hàng thương mại : Các NHTM là thành viên chủ yếu tham gia OMO của NHTW và là đối tác quan trọng của NHTW xét trên 2 phương diện độ tin cậy và tính hiệu quả. Các NHTM tham gia thị trường nhằm điều hoà vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán và đầu tư các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để hưởng lãi.
• Các tổ chức tài chính phi ngân hàng : Tại một số quốc gia, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng được tham gia OMO. Các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư, hội tiết kiệm … coi thị trường mở như là nơi kiếm thu nhập thông qua việc sử dụng vốn nhàn rỗi để mua bán các GTCG.
• Các nhà giao dịch sơ cấp : Các nhà giao dịch sơ cấp tham gia vào OMO với tư cách là người trung gian trong việc mua bán các GTCG giữa NHTW và các đối tác khác. Các nhà giao dịch sơ cấp có thể là các NHTM, công ty chứng khoán, công ty tài chính.
- Điều kiện tham gia
+ Là thành viên thị trường mở
+ Thủ tục đăng ký đơn giản
+ Điều kiện “đủ” để tham gia: Phải nắm giữ nhiều GTCG
- Phương tiện giao dịch: qua mạng
- Phương thức đấu thầu:
+ Lãi suất
+ Số lượng
- Thời hạn thanh toán: đã được rút ngắn xuống (T+0) từ (T+2)
- Hàng hóa giao dịch:
+ Tín phiếu kho bạc: Tín phiếu kho bạc là loại chứng khoán Chính phủ được phát hành nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trong năm tài chính. Thời hạn của tín phiếu kho bạc thường dưới 12 tháng.
+ Tín phiếu ngân hàng Nhà nước: Tín phiếu NHTW là loại GTCG ngắn hạn do NHTW phát hành để làm công cụ cho OMO. Việc sử dụng tín phiếu NHTW làm hàng hoá trên thị trường mở có một số ưu điểm như tăng cường tính độc lập của NHTW trong việc thực thi CSTT và là công cụ linh hoạt cho việc quản lý vốn khả dụng
+ Trái phiếu chính phủ: Trái phiếu chính phủ là giấy nhận nợ dài hạn do Chính phủ phát hành nhằm mục đích huy động vốn cho ngân sách. Mặc dù là GTCG dài hạn có thời hạn lên đến 10-30 năm nhưng trái phiếu Chính phủ được sử dụng khá rộng rãi trong các giao dịch OMO ở một số nước bởi tính an toàn, ổn định trong phát hành và khối lượng phát hành thường lớn, có khả năng tác động trực tiếp giá cả trên thị trường tài chính
+ Trái phiếu công trình trung ương
+ Công trái
+ Trái phiếu Ngân hàng Phát triển
+ Trái phiếu chính quyền địa phương do UBND thành phố Hà Nội và TPHCM phát hành: Tương tự như trái phiếu Chính phủ, nhưng trái phiếu chính quyền địa phương khác về thời hạn và các điều kiện ưu đãi về thuế thu nhập từ trái phiếu và thường do các chính quyền địa phương lớn phát hành. Sự can thiệp của NHTW thông qua việc mua bán loại trái phiếu này cũng tương tự như trái phiếu Chính phủ.
+ Chứng chỉ tiền gửi (CD): là giấy nhận nợ của ngân hàng hay tổ chức tài chính phi ngân hàng phát hành, xác nhận một món tiền đã được gửi vào ngân hàng với một kỳ hạn và lãi suất nhất định.
- Tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá và giá thanh toán trong giao dịch mua, bán có kỳ hạn giữa NHNN và TCTD:
+ Đối với: TPKB, TPNHNN, TPCP, TPCTTW, CT:
• Dưới 1 năm: 0%
• Từ 1 năm đến 5 năm: 5%
• Từ 5 năm đến 10 năm: 10%
• Từ trên 10 năm trở lên: 15%
+ Trái phiếu Ngân hàng Phát triển: 20%
+ Trái phiếu chính quyền địa phương do UBND thành phố Hà Nội và TPHCM phát hành: 30%
- Tỷ lệ giao dịch của các loại GTCG: Trái phiếu NHPT và TP chính quyền địa phương được phép giao dịch theo tỷ lệ tối đa không quá 50% tổng giá trị của mỗi phiên giao dịch thị trường mở
- Mục đích tham gia thị trường mở của TCTD:
+ Thanh khoản
+ Kinh doanh: vay NHNN với lãi suất trên thị trường mở, cho vay lại TCTD khác để hưởng chênh lệch lãi suất.
- Điều hành thị trường mở của NHNN phần nhiều là Cung tiền. Việc Rút tiền qua thị trường mở (cơ chế thị trường) còn chưa mạnh.
- Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở
Thông qua hoạt động mua, bán các GTCG trên thị trường mở, NHTW đã tác động trực tiếp đến dự trữ của các ngân hàng và ảnh hưởng gián tiếp đến các mức lãi suất trên thị trường, từ đó tác động trực tiếp đến các mục tiêu của chính sách tiền tệ cả về mặt giá và mặt lượng.
+ Về mặt lượng - Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng
Hành vi mua bán các GTCG trên thị trường mở của NHTW có khả năng tác động ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các NHTM thông qua ảnh hưởng đến tiền gửi của các ngân hàng tại NHTW (nếu các NHTM là đối tác tham gia OMO) và tiền gửi của khách hàng tại hệ thống ngân hàng (nếu các khách hàng là đối tác tham gia OMO).
Sơ đồ 1.1. Cơ chế tác động của OMO tới dự trữ ngân hàng
Khi NHTW thực hiện bán GTCG cho các ngân hàng thì tiền gửi của ngân hàng tại NHTW sẽ giảm xuống tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra. Trường hợp người mua là các khách hàng của ngân hàng thì số tiền mua GTCG sẽ làm giảm số dư tiền gửi của họ tại hệ thống ngân hàng. Kết quả là dự trữ của hệ thống ngân hàng giảm sút tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra. Sự giảm sút dự trữ của hệ thống ngân hàng sẽ làm giảm khả năng cho vay của ngân hàng và vì thế khối lượng tín dụng giảm dẫn đến cung tiền sẽ giảm. Ngược lại, khi NHTW thực hiện mua GTCG trên thị trường mở, kết quả làm dự trữ của các ngân hàng tăng lên. Như vậy, khi NHTW thực hiện nghiệp vụ thị trường nó sẽ tác động đến dự trữ của các ngân hàng, làm ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng, từ đó ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng.
+ Về mặt giá - Tác động qua lãi suất
Hành vi mua bán GTCG của NHTW trên thị trường mở có thể ảnh hưởng gián tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua 2 con đường sau:
• Thứ nhất, khi dự trữ của ngân hàng bị ảnh hưởng sẽ tác động đến cung cầu vốn NHTW trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Đến lượt nó, cu