Chứng khoán là một hình thức khá mới mẻ đối với công chúng Việt Nam. Trong khi đó ở nhiều nước trên thế giới thị trường chứng khoán đã phát triển rất sôi động, đầu tư vào thị trường chứng khoán đã trở nên quan trọng đối với mọi người.Trong tình hình của Việt Nam hiện nay, nhu cầu vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước rất cần thiết. Vì vậy việc tổ chức tốt thị trường chứng khoán cũng như quản lý tốt hoạt động kinh doanh chứng khoán nước ta sẽ thúc đẩy huy động tối đa nguồn vốn vào phảt triển sản xuất kinh doanh và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Thị trường chứng khoán Việt Nam rất mới mẻ nên còn non nớt và thiếu kinh nghiệm, vì vậy cần có thời gian để hoàn thiên mình. Để tham gia vào thị trường chứng khoán mọi người đều phải có kiến thức nhất định về thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán chỉ có thể phát triển được nếu có sự tham gia ngày càng đông của những người có đầy đủ kiến thức về thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán có sự hấp dẫn của nó. Nó không chỉ quan trọng đối với nền kinh tế của một nước mà còn quan trọng đối với mỗi người bởi vì khả năng đầu tư sinh lời của nó. Vì vậy mỗi người tuỳ theo điều kiện, khả năng của mình mà cần phải tiếp cận nhanh để tham gia đầu tư có hiệu quả vào thị trường chứng khoán. Chính các hoạt động của nó sẽ góp phần đưa thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển.
Để hiểu rõ hơn về Thị trường chứng khoán từ khi thành lập đến nay như thế nào chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến TTCK nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng. Đồng thời chỉ ra được các ưu điểm, khuyết điểm và các biện pháp khắc phục đối với thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
38 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2249 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường và các định chế tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG
KHOA KINH TẾ
ĐỀ TÀI
THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH
(Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam)
LỚP
CÁC THÀNH VIÊN
GVHD
10QT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lê Công Hào
Mai Thị Tuyết Lài
Đoàn Minh Hưng
Trần Văn Phố
Nguyễn Thị Thanh Thảo
Hà Phước Nghĩa
Phan Thị Hồng Thúy
Nguyễn Thị Vân
Nguyễn Thị Kim Yến
Phạm Thị Thục Anh
Th.S. Lê Thị Minh Hưởng
Đà Nẵng, 12/2012
LỜI MỞ ĐẦU
Chứng khoán là một hình thức khá mới mẻ đối với công chúng Việt Nam. Trong khi đó ở nhiều nước trên thế giới thị trường chứng khoán đã phát triển rất sôi động, đầu tư vào thị trường chứng khoán đã trở nên quan trọng đối với mọi người.Trong tình hình của Việt Nam hiện nay, nhu cầu vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước rất cần thiết. Vì vậy việc tổ chức tốt thị trường chứng khoán cũng như quản lý tốt hoạt động kinh doanh chứng khoán nước ta sẽ thúc đẩy huy động tối đa nguồn vốn vào phảt triển sản xuất kinh doanh và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Thị trường chứng khoán Việt Nam rất mới mẻ nên còn non nớt và thiếu kinh nghiệm, vì vậy cần có thời gian để hoàn thiên mình. Để tham gia vào thị trường chứng khoán mọi người đều phải có kiến thức nhất định về thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán chỉ có thể phát triển được nếu có sự tham gia ngày càng đông của những người có đầy đủ kiến thức về thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán có sự hấp dẫn của nó. Nó không chỉ quan trọng đối với nền kinh tế của một nước mà còn quan trọng đối với mỗi người bởi vì khả năng đầu tư sinh lời của nó. Vì vậy mỗi người tuỳ theo điều kiện, khả năng của mình mà cần phải tiếp cận nhanh để tham gia đầu tư có hiệu quả vào thị trường chứng khoán. Chính các hoạt động của nó sẽ góp phần đưa thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển.
Để hiểu rõ hơn về Thị trường chứng khoán từ khi thành lập đến nay như thế nào chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến TTCK nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng. Đồng thời chỉ ra được các ưu điểm, khuyết điểm và các biện pháp khắc phục đối với thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
I. TỔNG QUAN VỀ TTCK
Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển.
Vào khoảng giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán của phương tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng việc mua bán, trao đổi các loại hàng hoá như: nông sản, khoáng sản, ngoại tệ và giá khoán động sản… Điểm đặc biệt là trotng những cuộc thương lượng này các thương gia chỉ dùng lời nói để trao đổi với nhau, không có hàng hoá, ngoại tệ, giá khoán động sản hay bất cứ một loại giấy tờ nào. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các "Hợp đồng" mua bán, trao đổi thực hiện ngay, kể cả những hợp đồng cho tương lai 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm sau mới thực hiện.
Những cuộc trao đổi này lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ, dần dần số người tăng lên. Đến cuối thế kỷ 15 "khu chợ riêng" này trở thành một "thị trường" và thời gian họp chợ rút xuống hàng tuần và sau đó là hàng ngày. Trong các phiên chợ này họ thống nhất với nhau những quy ước cho các cuộc thương lượng. Dần dần những quy ước đó được tu bổ hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc đối với những người tham gia. Từ đó thị trường chứng khoán bắt đầu hình thành.
Phiên chợ đầu tiên năm 1453 tại đai Vanber của Bỉ sau đó được xuất hiện ở Anh năm 1773, ở Đức 1778, ở Mỹ 1792, ở Thụy sĩ 1876, ở Nhật 1878, ở Pháp 1801, ở Hương Cảng 1946, ở Inđônêxia 1925, ở Hàn Quốc 1956, ở Thái Lan 1962, ở Malaysia và Philipin 1963.
Quá trình hình thành và phát triển của các thị trường chứng khoán thế giới đã trải qua những bước thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng vào những năm 1975 - 1913 cùng với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế. Cũng có lúc thị trường chứng khoán rơi vào đêm đen như “Ngày thứ năm đen tối" tức ngày 29/10/1929 rồi ngày thứ hai đen tối năm 1987. Vừa qua tháng 7/1997 thị trường chứng khoán ở các nước Châu Á sụt giá, mất lòng tin bắt đầu từ Thái Lan. Đến nay thị trường chứng khoán các nước đang phát triển mạnh mẽ về số lượng thị trường chứng khoán lên đến 160 sở giao dịch, chất lượng hoạt động thị trường ngày càng đáp ứng cho số đông những nhà đầu tư trong và ngoài nước, tiến tới một thị trường chứng khoán hội nhập khu vực và quốc tế.
Khái niệm TTCK.
Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư.
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. Do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi.
Chứng khoán là một chứng từ xác nhận một giá trị động sản, thể hiện quyền chủ nợ hoặc quyền hội viên của người sở hữu chứng khoán đối với một tổ chức thông qua việc đóng góp tiền hoặc các loại tài sản khác.
Công cụ giao dịch.
Cổ phiếu:
Khi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.
Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành 02 dạng cổ phiếu: Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi:
Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thông thường có quyền hạn và trách nhiệm đối với công ty như: Được chia cổ tức theo kết quả kinh doanh; Được quyền bầu cử, ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm sóat công ty; Và phải chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng với phần vốn góp của mình.
Các cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cũng là hình thức đầu tư vốn cổ phần như cổ phiếu thông thường nhưng quyền hạn và trách nhiệm hạn chế như: lợi tức cố định; không có quyền bầu cử, ứng cử..v.v.
Trái phiếu:
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.
Có 2 loại trái phiếu:
Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ cũng như trên sổ sách của người phát hành. Những phiếu trả lãi đính theo tờ chứng chỉ, và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang tới ngân hàng nhận lãi. Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản cho vay.
Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ, cả gốc lẫn lãi. Dạng ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến là hình thức ghi sổ. Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính.
Các công cụ phái sinh:
Quyền chọn: Quyền lựa chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoá với một mức giá xác định, và trong một thời gian nhất định. Các hàng hoá cơ sở này có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai.
Quyền mua: Quyền mua trước là một quyền lựa chọn mua có thời hạn rất ngắn, có khi chỉ vài tuần. Quyền này được phát hành khi các công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm các cổ phiếu thường. Quyền cho phép một cổ đông mua cổ phiếu mới phát hành với mức giá đã ấn định trong một khoảng thời gian xác định.
Loại quyền này thường được phát hành theo từng đợt, mỗi cổ phiếu đang lưu hành được kèm theo một quyền. Số quyền cần để mua một cổ phiếu mới được quy định tuỳ theo từng đợt phát hành mới.
Giá cổ phiếu ghi trên quyền thường là thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu. Giá của quyền tính bằng chênh lệch giữa giá thị trường hiện hành của cổ phần đang lưu hành và giá mua cổ phần mới theo quyền, chia cho số lượng quyền cần có để mua một cổ phần mới.
Chứng quyền: Chứng quyền là quyền cho phép mua một số cổ phần xác định của một cổ phiếu, với một giá xác định, trong một thời hạn nhất định. Quyền này được phát hành khi tiến hành tổ chức lại các công ty, hoặc khi công ty muốn khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng mua những trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi nhưng có những điều kiện kém thuận lợi. Để chấp nhận những điều kiện đó, nhà đầu tư có được một lựa chọn đối với sự lên giá có thể xảy ra của cổ phiếu thường.
Hợp đồng kỳ hạn: Hợp dồng kỳ hạn là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay.
Hợp đồng tương lai: Hợp đồng tương lai, nhờ đặc tính linh hoạt của nó, đã khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn, và thường được xem là một cách thức tốt hơn để rào chắn rủi ro trong kinh doanh.
Phân loại TTCK.
Xét về cách thức tổ chức
Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.
Thị trường chứng khoán tập trung: là thị trường hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng biểu hay đặc biệt được biệt lệ. Chứng khoán đăng biểu là chứng khoán đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép bảo đảm, phân phối và mua bán qua trung gian các kinh kỷ và công ty kinh kỷ, tứ là đã hội đủ tiêu chuẩn quy định. Chứng khoán biệt lệ là chứng khoán do chính phủ hoặc các cơ quan công quyền phát hành và bảo đảm. Loại chứngkhoánnày được miễn giấp phép của cơ quan có thẩm quyền.
Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC): Là thị trường mua bán chứng khoán nằm ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập trung những nhà môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như tại sở giao dịch. các giao dịch ở đây chủ yếu là dựa vào sự thoả thuận giữa người mua và người bán, không có sự kiểm soát từ Hội đồng Chứng khoán. các loại chứng khoán mua bán ở đây thường những chứng khoán không được đăng biểu, ít người biết đến hoặc ít được mua bán.
Xét về quá trình luân chuyển nguồn vốn
Thị trường chứng khoán được chia làm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp: Còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý chỉ nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầu. Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành.
Thị trường thứ cấp: còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông,là nói đến nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi đã phát hành lần đầu. Nói cách khác thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành qua thị trường sơ cấp.
Xét về phương thức giao dịch
Thị trường chứng khoán được chia là thị trường giao ngay và thị trường giao sau.
Thị trường giao ngay: là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm giao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau dó một vài ngày theo thoả thuận.
Thị trường giao sau: Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch , nhưng việc thanh toán và giao hàng xảy ra trong một thời hạn ở tương lai.
Xét theo đối tượng giao dịch
Thị trường trái phiếu( bond market): Là thị trường phát hành trái phiếu mới và mua đi bán lại trái phiếu cũ.
Thị trường cổ phiếu( the stock market):Là thị trường phát hành cổ phiếu mới và mua đi bán lại cổ phiếu cũ. Hoạt động của thị trường này gồm cả hai lĩnh vực đầu tư chứng khoán và kinh doanh chứng khoán.
Thị trường chúng khoán phái sinh: (derivatives) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức ban đầu. Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn. Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng nhìn chung có bốn công cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn(forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps).
Chức năng của thị trường chứng khoán.
Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Kho các nhà đầu tư mua chứng khoán do công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phẩn mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công chúng một thị trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hóa phù hợp với khả năng mục tiêu và sở thích của mình.
Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK mà các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với nhà đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua chứng khoán, hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại, giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biều của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCk nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
Tổ chức Thị trường chứng khoán.
Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của TTCK.
Nguyên tắc trung gian:
Nguyên tắc này quy định : thị trường chứng khoán hoạt động không phải trực tiếp do những người muốn mua hay muốn bán thực hiện với nhau mà phải thông qua các trung gian( như: Công ty chứng khoán hay các nhân viên môi giới tự do) nhằm bảo đảm các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường đều là chứng khoán thật và hợp pháp. Giúp cho người đầu tư tránh được sự lừa đảo và kinh doanh có hiệu quả hơn.
Nguyên tắc đấu giá:
Nguyên tắc này quy định: những người muốn mua cùng một loại chứng khoán sẽ đấu giá với nhau và giá được chọn sẽ là giá mua cao nhất. Và những người muốn bán cùng một loại chứng khoán sẽ đấu giá với nhau và giá được chọn là giá bán thấp nhất.
Nguyên tắc công khai:
Nguyên tắc này quy định: Các thông tin trên thị trường đều được công bố cho các thành viên cũng như dân chứng biết. Ngoài ra, các thông tin lien quan đến lịch sử giao dịch của thị trường và từng loại chứng khoán cũng được cung cấp đầy đủ, lien tục cho người đầu tư và những người quan tâm đến TTCK nhằm tạo nên tính bình đẳng , công bằng trong đầu tư trong TTCK đồng thời cũng hạn chế được sự lừa đảo của các tổ chức phát hành đối với người đầu tư.
Nguyên tắc cạnh tranh:
Nguyên tắc này quy định: giá cả trên TTCK phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh nhau để bán chứng khoán của mính cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất, và đánh giá theo phương thức đấu giá.
Nguyên tắc công bằng:
Nguyên tắc này quy định: khi một người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những quy định đó.
Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán.
Nhà phát hành: là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK dưới hình thức phát hành các chứng khoán.Thông thường nhà phát hành bao gồm các chủ thể sau đây:
Chính phủ và chính quyên địa phương phát hành các loại trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương nhằm huy động các nguồn vốn phục vụ cho mục đích sử dụng và đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội.
Doanh nghiệp: phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu, các loại chứng khoán phái sinh,…nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các tổ chức tài chính: phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ thụ hưởng…phục vụ cho hoạt động của mình.
Nhà đầu tư: là những người tham gia vào việc mua và bán chứng khoán trên TTCK bao gồm các tổ chức cá nhân Việt Nam và tổ chức cá nhân nước ngoài. Những nhà đầu tư này có thể tự mình trực tiếp tham gia đầu tư hoặc thông qua các chủ thể khác thực hiện việc đầu tư.
Các công ty chứng khoán: là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh.
Các tổ chức có liên quan đến TTCK: Ủy ban chứng khoán Quốc gia, Sở Giao Dịch chứng khoán, công ty dịch vụ máy tính chứng khoán, công ty đánh giá hệ số tín nhiệm.
II. SỰ RA ĐỜI CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.
Thị trường Chứng khoán Việt Nam ra đời.
Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi, ngày 11 – 7 - 1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời.
Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Uỷ Ban Chứng khoán Việt Nam ra đời bằng Nghị định 75/CP ngày 28 – 11 - 1996.
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11-7-1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28 – 7 - 2000.
Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 8/3/2005. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng).
Chặng đường thăng – trầm của TTCKVN.
Giai đoạn 2000 - 2005: Giai đoạn chập chững biết đi của thị trường chứng khoán.
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch.
Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật, loại trừ cơn s