Cùng với sự phát triển của đời sống vật chất, nhu cầu làm đẹp dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người. Từ thời nguyên thuỷ, con người đã biết sử dụng các loại đá xâu chuỗi lại với nhau và đeo lên người làm đồ trang sức. Càng ngày người ta càng phát hiện ra nhiều loại nguyên liệu có thể dùng để tạo ra đồ trang sức cho mình. Trang sức vàng được phát hiện và trở thành biểu tượng cho sự giầu có và "đẳng cấp" của những người sử dụng nó. Trước đây, chỉ có vua chúa, quan tướng, hoàng hậu, công nương., những người thuộc tầng lớp quí tộc mới đeo trang sức bằng vàng.
Ngày nay, vàng trang sức đã trở nên phổ biến, bất kì ai có nhu cầu và đủ khả năng tài chính cũng có thể sử dụng. Tại Việt Nam trong những năm gần đây, nhu cầu này đã phát triển mạnh mẽ và hình thành một thị trường: thị trường vàng trang sức; gắn liền với nó là sự xuất hiện của các công ty chế tác và cung cấp các sản phẩm vàng trang sức cho người tiêu dùng. Thị trường này mang những nét đặc trưng riêng mà không một thị trường nào khác có được. Đặc biệt, do vàng trang sức được làm từ vàng, hoặc các hợp kim của vàng - một kim loại quí hiếm, gắn với tài chính thế giới cũng như các vấn đề về tiền tệ hay dự trữ quốc gia, nên đây là một mặt hàng được nhắc đến thường xuyên cùng với các vấn đề kinh tế vĩ mô liên quan tới tài chính. Với vàng trang sức, người ta có thể thay đổi mẫu mã, kiểu dáng hay giá cả và cách kết hợp chất liệu để cho ra đời các sản phẩm khác nhau tạo nên sự phong phú và phát triển không ngừng của thị trường này. Khách hàng ngày càng sành sỏi hơn, yêu cầu cao hơn, các nhà cung cấp cũng đưa ra nhiều ích lợi hơn nhằm làm tăng khả năng phục vụ khách hàng và tăng lợi nhuận của mình. Cùng với sự biến động liên tục của giá vàng trên thế giới, thị trường vàng trang sức hiện nay đang xuất hiện những xu hướng mới để thích ứng với từng hoàn cảnh thực tế. Trong những ngày gần đây, tất cả mọi người cùng chú ý đến sự biến động mạnh mẽ của gia vàng trên thế giới. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường trang sức. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc chọn lựa sản phẩm, mẫu mã, giá cả và số lượng sản phẩm được mua.
33 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3514 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường vàng trang sức tại Hà Nội và xu hướng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
1. Nguồn cung của thị trường vàng trang sức 4
1.1 Tình hình cung trong thị trường vàng trang sức 4
1.1.1 Tình hình chung ngành kinh doanh vàng ở Việt Nam 4
1.1.2 Tình hình cung tại thị trường Hà Nội 8
1.2 Các dịch vụ cung cấp tại thị trường vàng 11
1.3 Sản phẩm, giá cả, chất lượng, quảng cáo truyền thông 12
1.3.1 Sản phẩm 13
1.3.2 Giá cả 14
1.3.3 Chất lượng 16
1.3.4 Quảng cáo, truyền thông 16
2. Nhu cầu tiêu dùng vàng trang sức 19
2.1 Thói quen tiêu dùng vàng trang sức của người Hà Nội 19
2.2 Cách tiêu dùng theo từng cách phân loại thị trường 21
2.2.1 Theo độ và nghề nghiệp 21
2.2.2 Theo thu nhập 24
2.2.3 Các yếu tố khác 25
3. Xu hướng phát triển của thị trường vàng trang sức 27
Kết luận 30
Tài liệu tham khảo 31
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của đời sống vật chất, nhu cầu làm đẹp dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người. Từ thời nguyên thuỷ, con người đã biết sử dụng các loại đá xâu chuỗi lại với nhau và đeo lên người làm đồ trang sức. Càng ngày người ta càng phát hiện ra nhiều loại nguyên liệu có thể dùng để tạo ra đồ trang sức cho mình. Trang sức vàng được phát hiện và trở thành biểu tượng cho sự giầu có và "đẳng cấp" của những người sử dụng nó. Trước đây, chỉ có vua chúa, quan tướng, hoàng hậu, công nương..., những người thuộc tầng lớp quí tộc mới đeo trang sức bằng vàng.
Ngày nay, vàng trang sức đã trở nên phổ biến, bất kì ai có nhu cầu và đủ khả năng tài chính cũng có thể sử dụng. Tại Việt Nam trong những năm gần đây, nhu cầu này đã phát triển mạnh mẽ và hình thành một thị trường: thị trường vàng trang sức; gắn liền với nó là sự xuất hiện của các công ty chế tác và cung cấp các sản phẩm vàng trang sức cho người tiêu dùng. Thị trường này mang những nét đặc trưng riêng mà không một thị trường nào khác có được. Đặc biệt, do vàng trang sức được làm từ vàng, hoặc các hợp kim của vàng - một kim loại quí hiếm, gắn với tài chính thế giới cũng như các vấn đề về tiền tệ hay dự trữ quốc gia, nên đây là một mặt hàng được nhắc đến thường xuyên cùng với các vấn đề kinh tế vĩ mô liên quan tới tài chính. Với vàng trang sức, người ta có thể thay đổi mẫu mã, kiểu dáng hay giá cả và cách kết hợp chất liệu để cho ra đời các sản phẩm khác nhau tạo nên sự phong phú và phát triển không ngừng của thị trường này. Khách hàng ngày càng sành sỏi hơn, yêu cầu cao hơn, các nhà cung cấp cũng đưa ra nhiều ích lợi hơn nhằm làm tăng khả năng phục vụ khách hàng và tăng lợi nhuận của mình. Cùng với sự biến động liên tục của giá vàng trên thế giới, thị trường vàng trang sức hiện nay đang xuất hiện những xu hướng mới để thích ứng với từng hoàn cảnh thực tế. Trong những ngày gần đây, tất cả mọi người cùng chú ý đến sự biến động mạnh mẽ của gia vàng trên thế giới. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường trang sức. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc chọn lựa sản phẩm, mẫu mã, giá cả và số lượng sản phẩm được mua.
Từ những kiến thức thực tế có được, em nhận thấy thị trường vàng trang sức có nhiều điều thú vị, em quyết định tìm hiểu sâu sắc hơn với đề tài “Thị trường vàng trang sức tại Hà Nội và xu hướng phát triển”. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Quang đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
1. NGUỒN CUNG TRONG THỊ TRƯỜNG VÀNG TRANG SỨC
1.1 TÌNH HÌNH CUNG TRONG THỊ TRƯỜNG VÀNG TRANG SỨC HIỆN NAY
1.1.1 Tình hình chung về ngành kinh doanh vàng ở Việt Nam
Hoạt động mua bán vàng trang sức ở Việt Nam đã có từ rất lâu, nhưng mãi đến những năm 90 của thế kỉ trước hoạt động này mới bắt đầu khởi sắc và vận động theo cơ chế thị trường. Bước đi với những khó khăn chung của đất nước trong những năm đầu mở cửa: nguồn vốn ít, thị trường hẹp, sức mua yếu, trang sức Việt Nam dần hình thành một thị trường với những tên tuổi đầu tiên như Kim Quy hay Bảo Tín Minh Châu. Trong vòng 15 năm qua, thị trường vàng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Bảo Tín Minh Châu, SJC.., sự xuất hiện của Công ty vàng bạc đá quý Phú Quý, Bảo Tín Thanh Vân.., và sự ra đi của một số thương hiệu lớn như Kim Quy...
Trong mấy năm gần đây, thị trường vàng trang sức Việt Nam có nhiều tiến bộ với việc giành được một số giải thưởng của Hiệp Hội vàng Thế giới về thiết kế và chế tác các mẫu sản phẩm trang sức (Bộ “Lạc Việt” của công ty SJC và bộ “Chất sống” của PNJ). Tuy đây chỉ là những sáng tác ban đầu thể hiện khả năng sáng tạo của các nghệ nhân Việt Nam trong thiết kế tạo mẫu trang sức dành cho nhóm khách hàng tiêu dùng bậc cao trên thị trường; nhưng những kết quả đó là sự đánh giá, chứng nhận cho tiềm năng phát triển của ngành vàng trang sức Việt Nam. Năm 2003, cả nước có hơn 7000 doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn nhỏ - phần lớn tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2004, Việt Nam là nước tiêu dùng vàng lớn thứ 4 châu Á (sau Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ) - theo thống kê của Hiệp hội vàng Thế giới. Cả nước có 2-3 công ty có số công nhân 1.500.000 đến 2.000.000 người, một số công ty khoảng vài trăm người, còn lại là các công ty nhỏ, có vốn từ 2-3 tỉ đến 30-40 tỉ đồng Việt Nam. Các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ thường là có vốn tự tích luỹ, cộng với vay ngân hàng (hoặc bằng hình thức làm đại lý cho Ngân hàng) để được tạo điều kiện về vốn. Tuy nhiên, "ngành vàng Việt Nam còn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, chưa phát huy được thế mạnh cần thiết để đáp ứng xu thế hội nhập". Nguyên nhân có nhiều như nguồn vốn qúa ít ỏi trong khi để phát triển được ngành này cần một nguồn vốn lớn; thứ hai là do công nghệ còn lạc hậu, kĩ thuật thô sơ không đủ điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm; thứ ba là do trình độ công nhân còn yếu, năng suất lao động kém; ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như chính sách thuế có nhiều bất cập gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình,... Đây cũng chính là những nguyên nhân khiến sản phẩm vàng trang sức của Việt Nam bị cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa. Khi Việt Nam hội nhập AFTA giá thuế nhập khẩu các mặt hàng nói chung - có mặt hàng vàng trang sức - đều giảm, các sản phẩm của Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh nổi với sản phẩm của nước ngoài do sản phẩm của Việt Nam thua kém cả về chất lượng, mẫu mã, thậm chí giá cũng cao hơn do năng suất lao động thấp.
Đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra, kết quả là sự thành lập Câu lạc bộ Giám đốc doanh nghiệp Vàng bạc_Đá quý TP HCM (Sai Gon Gold Club) tháng 10 năm 2004 để cùng nhau trao đổi thông tin quản lý, hợp tác đầu tư, phát triển kinh doanh, tiếp cận thị trường. Các công ty lớn như Tổng công ty Vàng bạc đá quý TP HCM - SJC; Công ty Cổ phần Vàng Bạc Phú Nhuận (PNJ)... mạnh dạn đầu tư tiếp thu công nghệ mới của nước ngoài tạo ra sự biến phát trong sản xuất nữ trang cung ứng cho thị trường. Các công ty lớn ở TP HCM - nơi cung ứng chính cho thị trường nữ trang Việt Nam đang có những biến chuyển mới trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ có công nghệ mới, hoạt động sản xuất trở nên sôi động hơn: chất lượng vàng, độ tinh xảo bóng sáng tăng lên, tạo ra nhiều mầu mã đẹp và sản xuất có hiệu quả hơn. Với những hoạt động mới này đang thúc đẩy sự phát triển mạnh của ngành kinh doanh vàng của Việt Nam. Vàng trang sức sản xuất tại Việt Nam sẽ có mặt nhiều hơn trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên quá trình này cần tăng tốc vì hiện nay các sản phẩm trang sức của nước ngoài đang có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở thị trường Việt Nam, một số thương hiệu lớn như Gucci, Cartier, Tiffany…bắt đầu được nhắc đến (mặc dù chưa nhiều). Ngành kinh doanh vàng Việt Nam đang chuyển biến để hội nhập, một trong số những mục tiêu được đặt ra là trở thành viên của Hiệp hội vàng Thế giới (hiện nay, Việt Nam đang là quan sát viên của tổ chức này)
Thị trường vàng trang sức Việt Nam được nhắc đến với một số "đại gia" trong sản xuất, chế tác lớn của Việt Nam là Tổng Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) và Tổng Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty Vàng bạc Bảo Tín Minh Châu…, ngoài ra còn có một số công ty khác như công ty vàng bạc đá quý Phú Quý, công ty VJC, Đồng Xuân..., hầu hết đều ở thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Tín Minh Châu ở Hà Nội). Các công ty này đã cung cấp phần lớn các sản phẩm lưu hành tại thị trường Việt Nam thời gian qua. Công ty PNJ có thế mạnh về các loại vàng trắng, mẫu mã phong phú; đặc biệt công ty cung cấp các sản phẩm cho mùa cưới theo bộ riêng cho từng mùa với từng chủ đề riêng rất độc đáo, gây được sự chú ý của công chúng. Ngoài ra còn xây dựng các chương trình khuyến mãi như mua hàng được tặng quà hay rút thăm trúng thưởng lớn. Trong khi đó, Công ty Vàng Bạc Sài Gòn có thế mạnh về chế tác các loại vàng 70%, 75% với nhiều kiểu dáng mẫu mã phù hợp với giới trẻ; các loại vàng miếng, vàng lá. Cùng với việc sản xuất và chế tác các sản phẩm, các công ty này còn xây dựng hệ thống phân phối tại các cửa hàng bán lẻ tại khắp các tỉnh thành trong cả nước. Chỉ tính riêng công ty PNJ đã có tới 5 cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội; tương tự, công ty SJC cũng có một số chi nhánh tại các thành phố lớn trên khắp cả nước. Trong số này, Bảo Tín Minh Châu là công ty tư nhân đầu tiên thành công và trở thành “cây đại thụ” trong ngành; một công ty được coi là “chịu chơi”, sẵn sàng đầu tư công nghệ mới, tung ra thị trường những sản phẩm mang đặc trưng của mình. Bảo Tín Minh Châu cũng là một công ty rất có uy tín, giá vàng niêm yết tại công ty được dịch vụ trả lời giá cả thị trường qua điện thoại sử dụng và trở thành giá chung cho thị trường Hà Nội. Các công ty khác đang tìm cách thu hút nguồn vốn đầu tư để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và vươn ra ngoài biên giới.
Về phía người tiêu dùng, đánh giá về thị trường vàng trang sức Việt Nam, cụ thể là về dịch vụ cung cấp vàng trang sức hiện nay, ở mức trung bình. Lí do là mẫu mã chưa phong phú, chất lượng không đảm bảo (cả về màu sắc lẫn tuổi vàng), đôi khi thái độ phục vụ không tốt, các dịch vụ phụ trợ (khuyễn mãi, rửa hay si bóng đồ trang sức…) kém. Người tiêu dùng ít dùng sản phẩm do Việt Nam sản xuất mà vẫn thích các sản phẩm nhập từ nước ngoài (vàng Ý, vàng Ý cao cấp…), tuy đắt nhưng mẫu mã đẹp; những người không có đủ tiền mua vàng ý thì dùng vàng tây (70%, 75%) do các công ty ở TP HCM sản xuất. Hiện nay thị trường xuất hiện một số sản phẩm của Thái Lan, Trung quốc, Đài Loan mẫu tương đối đẹp mà giá rẻ khoảng 300.000đ-400.000đ một món, rất thu hút người tiêu dùng.
Nhìn nhận một thực tế, ngành kinh doanh vàng trang sức của Việt Nam còn tương đối yếu. Các sản phẩm chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng. Khách hàng thường xuyên đi xem và muốn có thêm nhiều mẫu mã để lựa chọn, trong khi hầu hết mẫu mã được chế tác và bày bán trên thị trường Việt Nam là những mẫu được “copy” của nước ngoài, một số ít là do các công ty tư nhân thiết kế, còn rất “nghèo nàn”, trùng lặp, thiếu sáng tạo. Đấy là chưa kể vấn đề chất lượng vàng (tuổi vàng) chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế (theo thông tin từ báo "Sài Gòn tiếp thị", báo 24h.com, cùng một số báo tạp chí, trang web khác). Thị trường trong nước còn chưa đáp ứng được nên việc xuất khẩu mặt hàng này gặp rất nhiều khó khăn. Theo một số nguồn tin từ các báo, tạp chí cho biết thị phần vàng trang sức của Việt Nam tại thị trường Mỹ (xuất khẩu qua cửa khẩu)_ thị trường nhập khẩu vàng trang sức lớn nhất thế giới_chỉ chiếm 0.0001% tức là khoảng 6000USD (số liệu thống kê năm 2001). Chất lượng vàng của Việt Nam không thể cạnh tranh được trên thị trường Mỹ. Trong mấy năm gần đây, các công ty có nhiều tiến bộ trong đầu tư công nghệ mới trong sản xuất vàng nữ trang. Kết quả ban đầu tương đối khả quan với việc một số doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập được vào một số thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Đức... tuy số lượng còn nhỏ. Đây sẽ là động lực khuyến khích các doanh nghiệp khác nâng cao hiệu quả sản xuất cả về số lượng và chất lượng để đủ sức cạnh tranh với thế giới.
Thời gian qua, ngành vàng trang sức Việt Nam đã giành được những thành quả nhất định. Cùng với việc được Hiệp hội vàng Thế giới đánh giá là có tiến bộ trong sản xuất nữ trang và phát triển thị trường, tổ chức được một số chương trình nhằm quảng bá về hình ảnh của ngành hiện nay như tổ chức các cuộc hội chợ Mỹ nghệ và kim hoàn (ở TP HCM và Hà Nội ), các cuộc trình diễn thời trang trang sức, đặc biệt là cuộc thi “Nữ hoàng trang sức” vào cuối năm 2004. Đây là cuộc thi do Hiệp hội vàng trang sức Việt Nam phối hợp với Tạp chí Thời trang Mỹ nghệ và Kim hoàn tổ chức. Cuộc thi đã thu hút nhiều thí sinh tham gia, cùng với nhiều nhà thiết kế mẫu. Cuộc thi đã trình diễn cho khán giả những mẫu trang sức đẹp và mới nhất thời kì đó. Thông qua cuộc thi này, công chúng hiểu biết nhiều hơn về Hiệp hội vàng trang sức Việt Nam, Tạp chí Thời trang Mỹ nghệ và Kim hoàn (vốn lâu nay chỉ được những người trong ngành biết đến), đồng thời tạo được mối quan tâm thiết thực hơn từ phiá người tiêu dùng_không chỉ dùng trang sức mà còn tìm cách tạo ra sự mới mẻ độc đáo đầy tính thẩm mỹ của trang sức.
Vương miện "Nữ hoàng trang sức"
Hiện nay, thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, nhu cầu tiêu dùng vàng trang sức tăng lên mang đến nhiều cơ hội tốt cho các doanh nghiệp. Tuy còn nhiều vấn đề cần bàn về chính sách của nhà nước dành cho ngành vàng, nhưng với những nỗ lực của mỗi công ty, doanh
nghiệp để tạo ra những nét mới, thị trường vàng trang sức Việt Nam đang là một thị trường có tiềm năng, đang phát triển và tiến bộ. Hi vọng ngày càng có nhiều sáng kiến cũng như những kết quả mới tốt đẹp của ngành vàng trang sức Việt Nam.
1.1.2 Tình hình cung trên thị trường vàng trang sức Hà Nội
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay, có khoảng trên 400 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức bán lẻ lớn nhỏ, cung cấp kịp thời các sản phẩm đến người tiêu dùng tại các khu vực khác nhau. Mỗi doanh nghiệp có một mô hình và quan điểm kinh doanh riêng, tạo nên sự phong phú đa dạng của ngành kinh doanh này. Các cửa hàng quy mô trung bình tại Hà Nội có số vốn khoảng 2.5–3 tỉ đồng, có từ 2- 3 công nhân chế tác hoặc gia công sản phẩm, hoạt động chính của họ là bán hàng và trao đổi ngoại tệ. Các công ty này thuê một số lượng nhân viên không nhiều, tính cả nhân viên và giám đốc là khoảng 8-10 người.
Trong đó, doanh thu trong một ngày được gọi là có hiệu quả ở khoảng trên dưới 10 triệu đồng, chưa kể những ngày ế ẩm do giá vàng cao hoặc thời tiết xấu không có khách đến xem hàng. Sau khi tính giá gốc, lợi nhuận thu được mỗi ngày là khoảng 800.000đ-1.200.000đ. Con số này là cao nhất trong trường hợp các sản phẩm bán được là trang sức vàng nhập hoặc vàng tây, nếu là vàng mỹ nghệ 9999 thì con số này là khoảng 300.000đ-400.000đ. Như vậy, lợi nhuận của ngành vàng không lớn: lãi suất kinh doanh vàng nguyên chất khoảng 1%-2% (giá vàng mua vào bán ra chênh lệch từ 20.000đ-30.000đ_tuỳ từng cửa hàng), vàng 70% - 75% (nói chung) có lãi suất cao hơn (con số cụ thể không được cung cấp). Tại Hà Nội , một số doanh nghiệp lớn thường được nhắc đến như Công ty vàng bạc Bảo Tín Minh Châu, các chi nhánh của Công ty PNJ, công ty kinh doanh Mỹ nghệ Vàng bạc Đá quý trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam…, một số công ty mới có vốn lớn như công ty Vàng bạc Đá quý Phú Quý…, trong đó Công ty Vàng bạc Bảo Tín Minh Châu là một công ty lớn có thị phần chiếm trên dưới 20% thị trường Hà Nội , các công ty khác hầu như là các cửa hàng có đăng kí kinh doanh với tư cách pháp nhân của một công ty, tuy nhiên hoạt động kinh doanh còn nhỏ lẻ và chưa có khả năng phát triển mạnh.
Có rất nhiều doanh nghiệp đã bước vào kinh doanh vàng trang sức vì nhìn thấy khả năng tiềm tàng với nhu cầu đang phát triển hiện nay. Mô hình kinh doanh của họ hầu hết là cung cấp các sản phẩm trang sức đơn chiếc, chế tác một số sản phẩm do khách hàng yêu cầu, cung cấp các dịch vụ như khắc chữ, si bóng..., ngoài ra còn có dịch vụ thu đổi ngoại tệ (đây là dịch vụ tăng thêm mà bất cứ cửa hàng vàng bạc nào cũng cung cấp do nó đem lại một nguồn thu tương đối ổn định, ngoài ra đây cũng là một cách quảng bá các sản phẩm của cửa hàng mình với khách trao đổi ngoại tệ).
Nguồn hàng chính cung cấp cho các cửa hàng này thường là từ thành phố Hồ Chí Minh (các sản phẩm vàng tây 70%, 75%) do Việt Nam chế tác, một số nhập khẩu từ nước ngoài đối với các sản phẩm trang sức cao cấp (vàng Ý, Ý cao cấp), các sản phẩm mĩ nghệ vàng ta, vàng công nghệ thường lấy từ các xưởng chế tác tại Hà Nội. Loại sản phẩm bày bán nhiều nhất là dây, hoa tai và nhẫn. Chỉ riêng ba loại sản phẩm này chiếm tới 60%-70% lượng các sản phẩm được bày bàn tại các cửa hàng; các sản phẩm khác (gồm kiềng, mặt, lắc tay, lắc chân, vòng) chiếm tỉ lệ không đáng kể. Các sản phẩm như vàng Ý, Ý cao cấp… không nhập trực tiếp từ Italia, mà nhập qua nước thứ ba nơi có chi nhánh hay đại lý của các hãng sản xuất. Các sản phẩm mới vào Việt Nam như Thái Lan, Hàn Quỗc, Trung Quốc…nhập vào qua biên giới và số lượng không nhiều, chỉ phục vụ cho một nhóm khách hàng trung bình, có nhu cầu về sản phẩm nhiều mẫu mã và giá rẻ (đặc biệt là giới học sinh sinh viên, những người mới đi làm).
Ngoài các sản phẩm được nhắc tới ở trên, thị trường Hà Nội còn dành một phần cho các sản phẩm của các hãng nổi tiếng thế giới. Có nhiều công ty vàng trang sức nước ngoài đã vào Việt Nam nhằm đối tượng những người giàu có và “sành” tiêu dùng đồ trang sức, nhằm giới thiệu sản phẩm của mình tại thị trường Việt Nam. Các thương hiệu vàng nổi tiếng thế giới có mặt tại Việt Nam như Dorgay Pais, Trias, Gucci, Cartier, Tiffany... được phân phối tại các trung tâm lớn hay một số hiệu bán lẻ, chiếm một thị phần rất nhỏ. Sự hiện diện của các hãng nước ngoài tại Việt Nam cũng như tại Hà Nội thực tế ít được người tiêu dùng biết đến mà chỉ thường được biết là các loại vàng như vàng Ý, vàng Ý cao cấp, vàng Nga... tuy các nhãn hiệu này cũng được giới thiệu trên một số tạp chí, báo thời trang, báo điện tử về trang sức... Có thể do giá của các sản phẩm này tương đối cao so với khả năng tiêu dùng của đa số khách hàng nên ít được các cửa hàng bày bán, tầm ảnh hưởng của các hãng này tại thị trường Hà Nội rất nhỏ bé (mới chỉ thấy sự xuất hiện của sản phẩm trang sức Dorgay Paris tại Hà Nội Tower trên phố Hai Bà Trưng). Các cửa hàng vàng nhập một số mẫu của các hãng này nhằm làm phong phú thêm cho các mặt hàng của mình, chờ đón cơ hội thị trường và một bộ phận khách hàng “chơi sang”. Các sản phẩm này sẽ hứa hẹn nhiều tiềm năng trong thời gian tới.
Hiện nay có rất nhiều trung tâm mua bán, siêu thị mọc lên và là cơ hội để trưng bày và bán sản phẩm. Vàng trang sức được bày bán nhiều nhất tại ba trung tâm là Tràng Tìên Plaza (đường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm), Hà Nội Tower (đường Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm) và Vincom (đường Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng). Tại đây hầu hết là các sản phẩm cao cấp, mẫu mã đẹp, giá bán cao. Những trung tâm như thế này đã gây được sự chú ý của người dân bởi quy mô và sự đảm bảo về chất lượng của các sản phẩm được bày bán. Ngoài ra còn có một số trung tâm khác như BigC (Khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính), Star Bowl (đường Phạm Ngọc Thạch)... tuy lượng hàng còn ít nhưng cũng đã tạo cơ hội cho khách hàng được ngắm và chọn mua một số sản phẩm trang sức mà mình thích khi đi siêu thị. Tuy nhiên, với nhiều người thì các trung tâm mua bán, các siêu thị vẫn là những nơi có giá tương đối cao và họ chỉ đến ngắm, đến xem cho biết. Do vậy, một số công ty cho trưng bày sản phẩm tại đây phần nhiều để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và tên tuổi của mình.
Ngoài các trung tâm, các hiệu vàng trang sức thường tập trung tại những khu dân cư đông đúc, có nhu cầu mua sắm và làm đẹp, như khu phố Cầu Gỗ, phố Hàng Bạc, Hàng Bông; khu phố Trần Nhân Tông (nơi "đại bản doanh " của cửa hàng vàng trang sức Bảo Tín Minh Châu), Khâm Thiên, đường Giảng Võ... Tại những khu này, hoạt động mua bán vàng trang sức, trao đổi, thanh toán diễn ra khá sôi nổi và thường xuyên. Đặc biệt, có một số cửa hàng luôn luôn đông khách, điển hình như cửa hàng Bảo Tín Minh Châu tại số 29 Trần Nhân Tông. Tại cửa hàng này, lượng khách hàng có mặt trung bình 25-30người/1h. Trên phố cổ, hoạt động mua bán còn sôi nổi hơn do đây là nơi có nghề truyền thống về chạm khảm chế tác