I. Mục đích và yêu cầu :
1. Mục đích:
Giúp cho sinh viên biết cách áp dụng phần lý thuyết đã được trang bị trong nhà trường vận dụng vào các công tác như: thiết kế, các bước lập hồ sơ thiết kế. Tổng hợp các kiến thức đã học phục vụ cho các bước làm đồ án tốt nghiệp trong thời gian tới.
2. Yêu cầu:
Trong thời gian thực tập tại các cơ quan, sinh viên phải thực hiện tốt các yêu cầu và nội dung sau:
a) Tuân thủ nghiêm túc các nội quy, quy định của cơ quan được cử đến thực tâp, quy chế thực tập của nhà trường đề ra, không được tự ý thay đổi địa điểm thực tập khi chưa có sự đồng ý của nhà trường, giáo viên hướng dẫn và cơ quan đang thực tập.
b) Những vấn đề cần lĩnh hội về chuyên môn:
Biết vận dụng các kiến thức đã học để củng cố và nắm bắt được nội dung chính sau:
* Nội dung công tác thiết kế ở các bước :
- Bước báo cáo đầu tư
- Bước lập Dự án đầu tư
- Bước thiết kế kỹ thuật
- Bước thiết kế lập bản vẽ thi công, công nghệ thi công
49 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4935 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế ban quản lý các dự án đường sắt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời cảm ơn.............................................................................................................2
Phần mở đầu
I/ Mục đích và yêu cầu 3
II/ Nội dung thực tập 4
Phần A: Giới thiệu về Ban quản lí dự án đường sắt Việt Nam
Cơ cấu và chức năng Ban quản lí dự án đường sắt Việt Nam 5
Phần B: Tìm hiểu về công tác quản lý dự án đầu tư và các bước để lập
một dự án đầu tư
I/ Giới thiệu chung 6
II/ Nội dung công tác thiết kế các bước 7
A. Lập Báo cáo đầu tư 7
B. Lập dự án đầu tư 8
C. Thiết kế kỹ thuật 13
D. Thiết kế lập bản vẽ thi công, công nghệ thi công 16
Phần C:Một số nội dung công việc thực tập và các chuyên đề về đường sắt
I/ Quy trình, quy phạm, các quyết định, nghị định, thông tư........17
II/ Tìm hiểu biện pháp tổ chức thi công đoạn km105+200 -km107+350; ga
Yên Cư km112+823.73; cống km108+680.15
III/Các chuyên đề..........30
Kết luận...........................33
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một công việc quan trọng trong chương trình học của sinh viên, nó đánh dấu việc hoàn thành kiến thức về lý thuyết và phục vụ cho công việc làm đồ án tốt nghiệp sau này. Đây là một cơ hội rất tốt để sinh viên được tiếp cận, trải nghiệm với thực tế công việc sau này, vận dụng những kiến thức đã được học để tính toán, thiết kế với những số liệu, công trình thực tế - điều mà sinh viên còn rất thiếu.
Trong quá trình thực tập tại Ban Quản Lý Các Dự Án Đường Sắt, với thời gian thực tập 6 tuần (từ 08/08/2014 đến 17/9/2014), với nội dung yêu cầu nắm bắt trong thời gian thực tập của Bộ môn, với sự hướng dẫn nhiệt tình của anh, chị của các chú trong Phòng Quản Lý Dự Án 1, em đã hoàn thành các yêu cầu nội dung của đợt Thực tập Tốt nghiệp, đã nắm bắt một cách tổng quát công việc của người làm công tác Tư vấn Thiết kế công trình Cầu, Đường và một số kiến thức thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ban Quản Lý Các Dự Án Đường Sắt , Anh Tân – trưởng phòng Quản Lý Dự Án 1 và các anh chị trong phòng đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Ths Phạm Duy Hòa, giáo viên hướng dẫn tốt nghiệp và các thầy giáo, cô giáo của Bộ môn Đường Sắt đã tạo điều kiên và nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường cũng như trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Nguyễn Văn Cường
Lớp Đường Sắt – K53
PHẦN MỞ ĐẦU
------------------O0O-------------------
MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỢT THỰC TẬP
I. Mục đích và yêu cầu :
Mục đích:
Giúp cho sinh viên biết cách áp dụng phần lý thuyết đã được trang bị trong nhà trường vận dụng vào các công tác như: thiết kế, các bước lập hồ sơ thiết kế. Tổng hợp các kiến thức đã học phục vụ cho các bước làm đồ án tốt nghiệp trong thời gian tới.
Yêu cầu:
Trong thời gian thực tập tại các cơ quan, sinh viên phải thực hiện tốt các yêu cầu và nội dung sau:
a) Tuân thủ nghiêm túc các nội quy, quy định của cơ quan được cử đến thực tâp, quy chế thực tập của nhà trường đề ra, không được tự ý thay đổi địa điểm thực tập khi chưa có sự đồng ý của nhà trường, giáo viên hướng dẫn và cơ quan đang thực tập.
b) Những vấn đề cần lĩnh hội về chuyên môn:
Biết vận dụng các kiến thức đã học để củng cố và nắm bắt được nội dung chính sau:
* Nội dung công tác thiết kế ở các bước :
- Bước báo cáo đầu tư
- Bước lập Dự án đầu tư
- Bước thiết kế kỹ thuật
- Bước thiết kế lập bản vẽ thi công, công nghệ thi công
* Hồ sơ cần lập:
- Các bản vẽ cần thiết, khái toán và dự toán công trình cho các hạng mục công trình như: đường, ga, các công trình thoát nước, các công trình phòng hộ, các công trình phục vụ khác trên đường... các văn bản tài liệu liên quan đến các bước thiết kế trên.
- Hồ sơ thiết kế các công trình đặc biệt.
3. Những vấn đề khác:
+ Cuối đợt thực tập sinh viên phải nộp báo cáo thực tập và bảo vệ trước bộ môn kết quả đợt thực tập, điểm bảo vệ thực tập được dùng để xét tư cách nhận đề tài tốt nghiệp.
+ Báo cáo thực tập có xác nhận và nhận xét của cơ quan đến thực tập.
+ Trong thời gian thực tập:
- Tranh thủ học hỏi kinh nghiệm của các đồng chí cán bộ đi trước trong chuyên môn để phục vụ cho bước làm đồ án tốt nghiệp.
- Nếu có điều gì bất thường phải báo ngay cho bộ môn, giáo viên hướng dẫn biết để giải quyết kịp thời.
II - Nội dung thực tập :
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã được gửi về phòng quản lý dự án 1 thuộc Ban quản lí dự án đường sắt Việt Nam trực thuộc bộ giao thông vận tải với thời gian thực tập từ ngày 9/8/2016 -:- 17/9/2016 với nội dung yêu cầu cần nắm bắt:
Tìm hiểu cơ cấu, chức năng, tổ chức hoạt động của cơ quan nơi tham gia thực tập.
Tìm hiểu vai trò của người cán bộ kỹ thuật, tham gia vào các hoạt động sản xuất của cơ quan nơi tham gia thực tập để làm quen dần tác phong làm việc của một người kỹ sư.
Tìm hiểu nội dung thiết kế kỹ thuật các công trình đường, ga, các công trình trên tuyến mà cơ quan nơi tham gia thực tập đã và đang thực hiện.
Thu thập tài liệu phục vụ làm đồ án tốt nghiệp.
Ôn lại nội dung các đồ án thiết kế, đồ án thi công, các giáo trình về thiết kế, thi công đường, xử lý nền đường đất yếu,
Phần A
------------------o0o-------------------
Giới thiệu về địa điểm thực tập
Cơ cấu tổ chức và chức năng Ban quản lý dự án đường sắt Việt Nam
Ban quản lí các dự đường sắt trực thuộc bộ giao thông vận tải làm nhiệm vụ quản lí các dự án do bộ giao thông vận tải làm chủ đầu tư.
Ban quản lí dự án đường sắt Việt Nam có tiền thân là 2 ban quản lý: ban quản lý của tổng công ty đường sắt Việt Nam và ban quản lí của cục đường sắt Việt Nam.
Ban có 165 nhân sự gồm 1 tổng giám đốc và 4 phó tổng giám đốc ( hiện chuyển 1 phó tổng còn 3 phó tổng), mô hình chung của các ban trực thuộc bộ gtvt chia làm 10 bộ phận: dưới 3 phó tổng giám đốc là 4 bộ phận tham mưu( tức 4 phòng chức năng) và 6 phòng quản lí dự án (6 phòng qlda, mỗi phòng sẽ quản lí từ 1 đến 2 dự án). Bốn phòng chức năng này có nhiệm vụ kiểm tra chéo 6 phòng quản lí dự án, các phòng quản lí dự án làm nhiệm vụ quản lí tổng thế một dự án, còn các phòng chức năng có nhiệm vụ quản lí tham mưu, kiểm soát chéo tránh sự khép kín trong từng dự án.
Tổng giám đốc đương nhiệm Lê Kim Thành.
Địa chỉ liên hệ: Ô D20 Đường Tôn Thất Thuyết – KĐT mới Cầu Giấy P.Dịch Vọng Hậu – Q.Cầu Giấy – TP.Hà Nội (tầng 12-14)
4 phòng chức năng:
Phòng tham mưu đầu tiên là văn phòng: hoạt động về mảng quản lí hành chính và nhân sự, tất cả các công tác liên quan đến mảng hành chính nhân sự.
Phòng kinh tế kế hoạch: quản lí chung về các chi phí, quản lí đầu vào và đầu ra của nguồn tiền, lập kế hoạch kêu gọi đầu tư và các dự án chuẩn bị đầu tư.
Phòng kĩ thuật thẩm định: quản lí chất lượng, thẩm định hồ sơ, kiểm tra tất cả các vấn đề kĩ thuật ở công trường.
Phòng tài chính kế toán làm nhiệm vụ chi trả tiền.
6 phòng quản lý dự án:
Phòng thực tập là phòng quản lí dự án 1 hiện đang quản lí 2 dự án: 1 dự án đang chuẩn bị đầu tư và 1 dự án đang triển khai thực hiện đầu tư.
Dự án chuẩn bị đầu tư: dự án án đường sắt đi sang Viên Chăn ( Lào)
Dự án đang triển khai thực hiện đầu tư: đã thi công từ lâu nhưng do
nguồn vốn bị hạn chế( cắt giảm thi công) nên vừa làm vừa dừng tuyến
Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
Phòng qlda 2: quản lí dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Phòng qida 3: quản lí dự án tuyến lai 1( Yên Viên - Ngọc Hồi)
Phòng qlda 4: quản lí sửa chữa nâng cấp tuyến Yên Viên - Lào Cai
Phòng qlda 5: quản lí sửa chữa nầng cấp 44 cầu, sửa chữa nâng cấp các cầu yếu trên tuyến.
Phòng qlda 6: quản lí dự án thông tin tín hiệu.
PHẦN B
------------------O0O-------------------
TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
I. Giới thiệu chung
1/ Theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ các công trình xây dựng được phân thành các nhóm sau:
- Công trình đặc biệt có vốn > 10.000 tỷ VNĐ phải được Quốc Hội thông qua.
- Các dự án nhóm A: Đối với các công trình Giao thông, Thuỷ lợi có tổng mức đầu tư ³ 200 tỷ VNĐ phải được Chính Phủ hoặc Bộ kế hoạch Đầu tư thông qua.
- Các dự án nhóm B: Đối với các Công trình Giao thông, Thuỷ lợi có tổng mức đầu tư từ 25 đến 200 tỷ VNĐ phải được cấp bộ thông qua.
- Các dự án nhóm C: Là các dự án không thuộc diện trên, có thể thông qua cấp tỉnh.
2/ Các giai đoạn đầu tư:
Tuỳ theo quy mô của Dự án và mức độ phức tạp của Công trình có thể có các giai đoạn đầu tư như sau:
- Đối với các công trình lớn thì tiến hành theo các bước: Chuẩn bị đầu tư – Lập Dự án đầu tư – Thiết kế kỹ thuật - Thiết kế bản vẽ thi công. Tuy nhiên với dự án đã được Quốc hội , Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì không phải lập dự án đầu tư.
- Đối với các Công trình vừa : là các dự án thành phần (hay gọi là tiểu dự án thuộc dự án nhóm A) và đã được Chính Phủ thông qua báo cáo lập dư án đầu tư và cho phép chia nhỏ dự án, tuy nhiên phải trình duyệt và quản lý dự án theo quy định của dự án nhóm A thì tiến hành theo các bước: Lập Dự án đầu tư - Thiết kế kỹ thuật - Thiết kế Bản vẽ Thi công.
- Với các công trình nhỏ: Có mức vốn dưới 1tỷ đồng chỉ lập Báo cáo đầu tư và Thiết kế kỹ thuật - Thi công.
Thông thường một Dự án gồm có 3 giai đoạn đầu tư:
- Giai đoạn Lập dự án đầu tư: Là bước tiến hành nghiên cứu xác định tổng quát, sơ bộ về chủ trương đầu tư các công trình Đường bộ, Đường sắt, Đường sông..., quy mô của Công trình, hướng phát triển, kết hợp Kinh tế - Quốc phòng, phương án hợp tác, đưa ra một số phương án và thời gian xây dựng, dự kiến kinh phí của từng phương án để từ đó có quyết định phê duyệt phương án tối ưu nhất.
- Giai đoạn Thiết kế kỹ thuật: Dựa vào báo cáo LDAĐT đã được phê duyệt, phác thảo những ý đồ thiết kế và đưa ra các giải pháp thiết kế đáp ứng được yêu cầu của Báo Cáo LDAĐT, tiến hành TKKT, lập các bản vẽ Thiết kế và lập Hồ Sơ Tổng Dự Toán phù hợp với từng bước thiết kế.
- Thiết kế Bản vẽ Thi công: Giải quyết một cách cụ thể giải pháp thiết kế ở bước TKKT, lập bản vẽ và bảng thống kê chi tiết, trình bày các giải pháp thi công một cách cụ thể.
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC THIẾT KẾ CÁC BƯỚC :
A. Bước báo cáo đầu tư:
* Các căn cứ pháp lý:
- Quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư.
- Quyết định duyệt đề cương lập báo cáo CBĐT.
- Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và cơ quan tư vấn.
- Các văn bản có liên quan như chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch vùng lãnh thổ... có liên quan tới dự án.
* Những nội dung chủ yếu của báo cáo BCĐT
a) Sự cần thiết phải đầu tư:
- Tình hình kinh tế, xã hội, GTVT trên cơ sở các thông tin điều tra thu thập.
- Phân tích dự báo về lượng vận chuyển, tình hình phát triển giao thông trong vùng dự án.
- Từ các phân tích trên đưa ra căn cứ kết luận cần thiết phải đầu tư.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình đầu tư xây dựng.
b) Dự kiến vị trí và quy mô công trình:
- Đối với dự án đường cần đưa ra các phương án tuyến, phân tích ưu nhược điểm từng phương án.
- Cấp hạng kỹ thuật chủ yếu của đường về bình đồ, trắc dọc, trắc ngang, kết cấu mặt đường, công trình...
- Các bản vẽ kèm theo...
- Xác định khối lượng xây dựng công trình, tổng mức đầu tư.
c) Hiệu quả dự án, hình thức đầu tư:
- Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án.
- Nguồn vốn, hình thức đầu tư.
- Thời gian dự kiến xây dựng công trình.
- Tác động tới môi trường của dự án.
* Các kết luận và kiến nghị
- Đưa ra kiến nghị có tiếp tục nghiên cứu tiếp hay không?
- Hướng NCKT tiếp tục và các chú ý khi lập báo cáo DAĐT.
B. Bước lập Dự án Đầu tư
* THUYẾT MINH
TÊN CÔNG TRÌNH:
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG:
CHỦ ĐẦU TƯ:
CƠ QUAN TƯ VẤN THIẾT KẾ:
a) Giới thiệu chung, các căn cứ pháp lý:
- Tổng quan.
- Các căn cứ pháp lý lập báo cáo DAĐT: Các quyết định phê duyệt, các văn bản liên quan...
- Đối tượng phạm vi nghiên cứu.
- Các tài liệu sử dụng và xuất xứ các tài liệu đó.
b) Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi:
+ Tình hình kinh tế xã hội trong vùng (hiện tại và tương lai)
- Dân số trong vùng
- Tổng sản phẩm xã hội trong vùng
- Tình hình ngân sách của vùng hay khu vực tuyến đi qua
- Một số ngành kinh tế chủ yếu
- Kinh tế các vùng xung quanh có liên quan tới dự án
- Tình hình các nước liên quan (nếu dự án có liên quan tới nước ngoài)
+ Chiến lược phát triển kinh tế của vùng:
* Định hướng phát triển kinh tế vùng:
- Chiến lược phát triển kinh tế vùng qua các giai đoạn
- Một số chỉ tiêu chủ yếu
- Phát triển dân số
* Phương hướng phát triển kinh tế xã hội vùng có liên quan tới dự án
* Phương hướng phát triển một số ngành chủ yếu (công, nông, ngư nghiệp, dịch vụ...)
+ Các quy hoạch có liên quan tới dự án:
- Các quy hoạch đô thị, khu công nghiệp tập trung liên quan tới dự án
- Quy hoạch mạng lưới giao thông trong vùng
- Quy hoạch các vùng liên quan: Thuỷ lợi, năng lượng, nông nghiệp
- Quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên
+ Hiện trạng giao thông trong vùng:
- Tổng quan về mạng lưới giao thông
- Mạng lưới giao thông đường bộ (đường và lưu lượng xe trên đường)
- Đường sắt
- Đường thuỷ, các cảng có liên quan
- Hàng không
- Nếu là cải tạo nâng cấp đường cũ phải đánh giá các mặt của tuyến hiện có như tiêu chuẩn kỹ thuật, nền và mặt đường, công trình trên đường cũng như lưu lượng giao thông trên tuyến.
+ Đánh giá về vận tải và dự báo nhu cầu về vận tải:
- Đánh giá về vận tải trong vùng
- Dự báo khu vực hấp dẫn của tuyến đường
- Dự báo về nhu cầu vận tải trong vùng
+ Sự cần thiết đầu tư tuyến đường:
- Tổng hợp những vấn đề có liên quan đến việc đầu tư xây dựng tuyến đường
- Phân tích lập luận sự cần thiết đầu tư
+ Đặc điểm các điều kiện tự nhiên:
- Mô tả chung
- Điều kiện địa hình
- Điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn công trình
- Điều kiện khí tượng
- Điều kiện thuỷ văn
+ Xác định quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:
- Quy trình áp dụng
- Cấp hạng đường, quy mô và các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu
- Thiết kế mặt đường
- Tiêu chuẩn thiết kế cầu, cống
+ Các giải pháp và kết quả thiết kế:
- Kết quả khảo sát tuyến, cầu cống trên tuyến.
- Kết quả khảo sát thuỷ văn địa chất
- Thiết kế tuyến: Nêu các đặc điểm khống chế, các phương án hướng tuyến, chú ý các chỗ khó khăn. Kết quả thiết kế: bình đồ, trắc dọc, nền đường (trắc ngang điển hình), mặt đường thoát nước (cống, rãnh), công trình phòng hộ, công trình phục vụ khai thác.
- Thiết kế cầu: Khẩu độ, bố trí chung, kết cấu nhịp, mố trụ...
- Tổng hợp khối lượng xây dựng: nền, mặt, cầu, cống...
- Khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng
- Tổng hợp các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến
+ Tổng mức đầu tư và các giải pháp xây dựng:
- Khối lượng xây dựng
- Tổng mức đầu tư: các căn cứ lập, đơn giá, cấu thành, tổng mức đầu tư các phương án.
- Kiến nghị phương án chọn
- Giải pháp xây dựng
+ Giải pháp nguồn vốn:
- Giải pháp phân kỳ xây dựng, phân tích kỹ phương án kiến nghị chọn
- Giải pháp nguồn vốn đầu tư
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính:
- Phương pháp phân tích kinh tế và các giải pháp cơ bản
- Phương pháp tính toán
- Kết quả tính toán (có kết quả các chi phí và lợi ích kèm theo)
- Kết luận kiến nghị
+ Đánh giá tác động môi tường và các giải pháp xử lý:
* Đánh giá tác động môi trường theo tiêu chuẩn 22TCN 242-98 cần lưu ý đến:
- Đặc điểm địa hình, địa chất và tài nguyên đất
- Khí hậu
- Chất lượng không khí
- Tiếng ồn
- Thuỷ văn, tài nguyên nước
- Các hệ sinh thái trong vùng
- Tài nguyên khoáng sản
- Đặc điểm kinh tế xã hội
- Dự báo diễn biến môi trường khi không thực hiện dự án
* Đánh giá tác động tới môi trường:
- Mô tả các hoạt động của dự án gây tác hại tới môi trường
- Các phương pháp sử dụng để đánh giá tác động của môi trường
- Đánh giá tác động của môi trường và đề xuất các biện pháp hạn chế
* Các giải pháp và kiến nghị:
+ Kết luận và kiến nghị
* Kết luận:
- Sự cần thiết đầu tư
- Điều kiện kinh tế xã hội thực hiện dự án
- Phương pháp kiến nghị
- Tổng mức đầu tư và giải pháp phân kỳ
* Kiến nghị
* BẢN VẼ
a) Bình đồ hướng tuyến:
Vẽ trên bình đồ 1/ 50000, 1/ 25000 hay 1/ 10000 Bản đồ nên tô màu: Tuyến dự án màu đỏ, tuyến hiện có màu vàng đậm, sông suối màu xanh, các điểm khống chế màu vàng chanh, tuyến có đánh số Km theo thứ tự.
b) Trắc ngang điển hình:
Tỷ lệ 1/ 100, có đầy đủ các loại trắc ngang điển hình, đào, đắp, các công trình thoát nước, ghi đầy đủ kích thước.
c) Bản vẽ kết cấu mặt đường trên trắc ngang:
Có đầy đủ kích thước chiều dày các kiến trúc tầng trên
d) Bình đồ tuyến:
- Tuyến cải tạo nâng cấp tỷ lệ 1/ 2000
- Tuyến mới tỷ lệ 1/ 10000 hay 1/ 5000
e) Trắc dọc: Tỷ lệ tương ứng với bình đồ, có đầy đủ vị trí các công trình thoát nước
f) Thống kê các công trình thoát nước và bản vẽ điển hình mỗi loại 1 bản
g) Cầu : Lập hồ sơ riêng.
h) Bảng thống kê các công trình phòng hộ, có bản vẽ điển hình
i) Bản vẽ các nút giao thông
k) Bản thống kê và vẽ các công trình phục vụ khai thác
* PHỤ LỤC
- Quyết định cho phép tiến hành chuẩn bị đầu tư.
- Đề cương lập dự án được duyệt.
- Các văn bản có liên quan.
- Bảng thống kê khối lượng từng Km.
- Các tính toán kèm theo.
C. Bước Thiết kế kỹ thuật
Các căn cứ thiết kế kỹ thuật
+ Các quy định pháp luật.
+ Hồ sơ và văn bản phê duyệt nghiên cứu khả thi.
+ Số liệu khảo sát:
- Giao thông (lượng vận chuyển).
- Khảo sát tuyến: Khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, khảo sát thuỷ văn dọc tuyến, khảo sát giải phóng mặt bằng hay di chuyển đền bù.
- Khảo sát thuỷ văn công trình.
- Khảo sát địa chất công trình: Vật liệu xây dựng ( quan trọng nhất là đất).
Nội dung của thuyết minh bản thiết kế kỹ thuật
*Thuyết minh thiết kế tuyến:
Những nội dung quan trọng nhất của nghiên cứu khả thi:
Vị trí, tầm quan trọng của con đường (cấp đường được lựa chọn).
- Điều kiện tự nhiên địa hình, khí hậu, dân cư, kinh tế.
- Kết quả điều tra dự báo về kinh tế.
- Các trị số khống chế về hình học đường, nền đường, mặt đường, công trình trên đường.
Tổng mức đầu tư, thời hạn thi công, thời gian đưa đường vào sử dụng.
Tất cả những cái đó quyết định giải pháp thiết kế, yêu cầu kỹ thuật và giá thành công trình.
Thiết kế bình đồ đường, thuyết minh các yếu tố tuyến được lựa chọn, đặc biệt ở các vị trí khó khăn:
Thiết kế trắc dọc đường:
Trình bày độ dốc lựa chọn, bán kính đường cong đứng, cao độ đào đắp.
Thiết kế trắc ngang đường:
Thiết kế các bộ phận của trắc ngang và thuyết minh cho từng bộ phận của trắc ngang.
*Thuyết minh thiết kế nền đường
Nền thiên nhiên:
- Sức chịu của nền thiên nhiên chung hoặc của từng đoạn
- Thế nằm của các lớp, đất đá có khả năng sụt trượt.
Cao độ của nước ngầm.
Vùng ngập nước thường xuyên.
Bề rộng của hồ nước, sông hay mặt thoáng của nước ngầm.
Các khu vực đặc biệt bất lợi cho nền: Khu vực nền thiên nhiên quá yếu, khu vực vị trí nước ngầm, khu vực qua vùng sụt trượt.
Thân nền đường:
* Nền thông thường: Là nền đắp trên nền thiên nhiên đủ sức chịu tải.
+ Nền đắp thấp, đào nông: Ta luy đường theo định hình phụ thuộc vào loại đất, chiều cao đắp và mực nước ngầm.
+ Nền đắp cao đào sâu:
- Nền thông thường ta luy đường theo địa hình nhưng phải làm nhiều bậc nhiều độ dốc.
- Kiểm toán độ ổn định của mái dốc.
+ Quy định đất đắp, cách thức đắp và độ chặt từng lớp, từng độ sâu của nền đường. Đó là những yếu tố trọng yếu làm nên chất lượng của nền và giá thành xây dựng đường.
+ Khối lượng của từng loại đất đắp, đất đào, cách thức xử lý đất thừa.
* Nền đường đặc biệt là nền trên nền thiên nhiên yếu (đất yếu, nền dễ bị sụt trượt).
+ Kiểm toán ổn định.
+ Kiểm toán lún, lún theo thời gian.
+ Giải pháp tăng sức chịu tải cho nền thiên nhiên yếu.
+ Ta luy nền đường đắp.
+ Loại đất và yêu cầu đắp đất.
+ Tốc độ đắp đất.
+ Biện pháp quan trắc lún trong quá trình thi công để khống chế tốc độ đắp đất.
+ Yêu cầu kỹ thuật và vật liệu sử dụng để gia cố nền thiên nhiên yếu, để rút ngắn thời gian thi công nền.
Tính toán khối lượng nền đường:
Phải tính cho từng loại công việc có cùng yêu cầu kỹ thuật.
*Thuyết minh thiết kế công trình:
Công trình thoát nước, công trình phục vụ, công trình phòng hộ.
Năng lực phục vụ cần thiết của công trình:
- Lưu lượng của các công trình cầu, cống.
- Công trình phòng hộ như: Tường chắn, gia cố mái ta luy.
- Sửa chữa.
Các tiêu chuẩn thiết kế áp dụng:
Giải pháp t