Đề tài Thiết kế Đê chắn sóng cảng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân – Bình Thuận

Với thực tế trong những năm gần đây, Việt Nam đang trong quá trình phát triển, hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Việc tăng trưởng nhu cầu điện nhanh là kết quả của quá trình công nghiệp hoá, điện khí hoá, chương trình đưa điện về nông thôn và nhu cầu sử dụng các thiết bị điện khi mức sống của người dân được nâng cao. Dự báo đến năm 2020 nhu cầu điện toàn quốc đạt khoảng 300 tỷ kWh, gấp 3 lần nhu cầu điện năm 2010. Để đáp ứng nhu cầu điện năng nói trên, ngành điện phải tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng thêm nhiều công trình nhà máy điện mới. Nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển ngành điện, tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã chủ trương đầu tư xây dựng Trung Tâm Nhiệt Điện Vĩnh Tân (tổng công suất lắp đặt là 5.624 MW) và các cảng chuyên dụng để nhập than cho nhà máy tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân là dự án đặc biệt quan trọng trong mùa khô 2014 để tăng cường độ tin cậy của hệ thống điện quốc gia và giải tỏa cơn khát điện ở miền Nam, giảm sản lượng điện phải truyền tải từ Bắc vào Nam, giảm tổn thất điện năng, tăng hiệu quả kinh tế cho hệ thống điện, bởi dự báo khu vực này sẽ còn khó khăn về nguồn điện đến sau năm 2018. Bên cạnh đó, Trung Tâm Nhiệt Điện Vĩnh Tân còn là đầu mối trung chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, đặc thù của các cảng chuyên dụng nhập than cho nhà máy nhiệt điện cần phải xây dựng công trình đê chắn sóng để bảo vệ khu nước, đảm bảo khả năng khai thác cho cảng ở điều kiện bình thường và an toàn trong điều kiện gió bão. Đồ án tốt nghiệp với đề tài “ Thiết kế Đê chắn sóng cảng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân – Bình Thuận” xuất phát từ thực tế nêu trên. Nội dung của đồ án gồm có: Chương 1: Giới thiệu chung Chương 2: Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng Chương 3: Thiết kế quy hoạch tổng thể trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân Chương 4: Tính toán các thông số sóng Chương 5: Thiết kế quy hoạch công trình Chương 6: Thiết kế kết cấu công trình Chương 7: Thiết kế kỹ thuật thi công Chương 8 : Khái toán công trình Chương 9 : Kết luận và kiến nghị.

docx218 trang | Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế Đê chắn sóng cảng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân – Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Với thực tế trong những năm gần đây, Việt Nam đang trong quá trình phát triển, hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Việc tăng trưởng nhu cầu điện nhanh là kết quả của quá trình công nghiệp hoá, điện khí hoá, chương trình đưa điện về nông thôn và nhu cầu sử dụng các thiết bị điện khi mức sống của người dân được nâng cao. Dự báo đến năm 2020 nhu cầu điện toàn quốc đạt khoảng 300 tỷ kWh, gấp 3 lần nhu cầu điện năm 2010. Để đáp ứng nhu cầu điện năng nói trên, ngành điện phải tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng thêm nhiều công trình nhà máy điện mới. Nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển ngành điện, tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã chủ trương đầu tư xây dựng Trung Tâm Nhiệt Điện Vĩnh Tân (tổng công suất lắp đặt là 5.624 MW) và các cảng chuyên dụng để nhập than cho nhà máy tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân là dự án đặc biệt quan trọng trong mùa khô 2014 để tăng cường độ tin cậy của hệ thống điện quốc gia và giải tỏa cơn khát điện ở miền Nam, giảm sản lượng điện phải truyền tải từ Bắc vào Nam, giảm tổn thất điện năng, tăng hiệu quả kinh tế cho hệ thống điện, bởi dự báo khu vực này sẽ còn khó khăn về nguồn điện đến sau năm 2018. Bên cạnh đó, Trung Tâm Nhiệt Điện Vĩnh Tân còn là đầu mối trung chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, đặc thù của các cảng chuyên dụng nhập than cho nhà máy nhiệt điện cần phải xây dựng công trình đê chắn sóng để bảo vệ khu nước, đảm bảo khả năng khai thác cho cảng ở điều kiện bình thường và an toàn trong điều kiện gió bão. Đồ án tốt nghiệp với đề tài “ Thiết kế Đê chắn sóng cảng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân – Bình Thuận” xuất phát từ thực tế nêu trên. Nội dung của đồ án gồm có: Chương 1: Giới thiệu chung Chương 2: Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng Chương 3: Thiết kế quy hoạch tổng thể trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân Chương 4: Tính toán các thông số sóng Chương 5: Thiết kế quy hoạch công trình Chương 6: Thiết kế kết cấu công trình Chương 7: Thiết kế kỹ thuật thi công Chương 8 : Khái toán công trình Chương 9 : Kết luận và kiến nghị. Trong quá trình làm đồ án em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS.Bùi Việt Đông và thầy giáo Ths.Nguyễn Sinh Trung cùng với các thầy cô giáo trong bộ môn Cảng - Đường thủy. Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới quý thầy cô, gia đình và bạn bè đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành tốt đồ án này. Hà Nội, Ngày 01 /10/2014 Sinh viên thực hiện Doãn Quốc Việt CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN 1.1.1. Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ Vị trí Vùng duyên hải này gồm 4 tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận với tổng diện tích tự nhiên 21.432km². Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển, gần Thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế. Tài nguyên Tài nguyên lớn nhất của vùng là kinh tế biển. Kinh tế biển nói ở đây bao gồm: Nguồn lợi hải sản (chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước) và nuôi trồng thủy sản, nhất là các loại đặc sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai...) với diện tích có thể nuôi trồng là 60.000 ha trên các loại thủy vực: mặn, ngọt, lợ. Vận tải biển trong nước và quốc tế. Chùm cảng nước sâu đảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu và với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm cửa ngõ ra biển cho đường "xuyên Á". Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sản của nước ta, đáng chú ý là sa khoáng nặng, cát trắng (cho phép vùng trở thành trung tâm phát triển công nghiệp thuỷ tinh, kính quang học), đá ốp lát, nước khoáng, vàng... Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều sân bay quốc tế và có nhiều cảng biển nước sâu có thể đón được các loại tàu biển có trọng tải lớn như cảng Cam Ranh, Khánh Hòa, một trong những cảng biển nước sâu lớn nhất cả nước. Kinh tế biển tổng hợp Nơi đây thuận lợi vì có nhiều bãi tôm, bãi cá. Đặc biệt ở vùng cực Nam Trung Bộ. Có ngư trường lớn ở Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) và Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa). Sản lượng đánh bắt hải sản năm 2006 đã hơn 624.000 tấn, trong đó sản lượng cá chiếm 420.000 tấn. Vùng có nhiều vũng, vịnh, đầm phá... thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Nuôi tôm hùm, tôm sú đang phát triển mạnh, nhất là ở Phú Yên và Khánh Hòa. Tương lai ngành thủy hải sản sẽ giải quyết được vấn đề lương thực của vùng và cung cấp được nhiều sản phẩm giúp chuyển dịch cơ cấu nông thôn ven biển. Tuy nhiên, việc khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (nhất là Hoàng Sa, Trường Sa) là rất cấp bách. Ngành du lịch phát triển mạnh nhờ có nhiều bãi tắm, thắng cảnh đẹp. Nơi đây có nhiều cảng biển lớn, và còn thích hợp xây dựng các cảng nước sâu như: Dung Quất, Vân Phong.... Định hướng phát triển Mục tiêu tổng quát : Xây dựng vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thành vùng phát triển các ngành kinh tế quan trọng gắn với biển. Từ nay đến năm 2025, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ được quy hoạch xây dựng theo hướng là vùng kinh tế tổng hợp, là cửa ngõ hướng biển của các tỉnh vùng Tây Nguyên và các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan. Đây sẽ là vùng phát triển các ngành kinh tế quan trọng gắn với biển, vùng du lịch đặc trưng về sinh thái biển, vịnh, đầm, đồi núi và là vùng chuyển tiếp giữa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 1.1.2. Tỉnh Bình Thuận a. Một số nét đặc trưng của khu vực nghiên cứu Vị trí địa lý, kinh tế Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Phan Thiết nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km về phía đông bắc, cách thành phố Nha Trang khoảng 250 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.518 km về phía nam. Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bình Thuận là tỉnh có dãy đất bắt đầu chuyển hướng từ nam sang tây của phần còn lại của Việt Nam trên bản đồ hình chữ S, có tọa độ địa lý từ 10o33'42" đến 11o33'18" vĩ độ Bắc, từ 107o23'41" đến 108o52'18" kinh độ Ðông. Phía bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía đông bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, Phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, ở phía đông và nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 192 km. Đặc điểm địa hình Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng đông bắc - tây nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa chiếm 9,43%, vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên. Khí hậu Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 26 - 27oC. 1.2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đặt ra mục tiêu tổng quát là “ Xây dựng và phát triển Bình Thuận đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp - dịch vụ theo hướng hiện đại, năng động. Cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ liên thông với cả nước và quốc tế. Quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống nhân dân càng ngày được nâng cao”. Trong đó, chú trọng 1 số mục tiêu cụ thể là : Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2011 - 2015 đạt bình quân khoảng 13,0 - 14,3%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt bình quân khoảng 12,0 - 12,8%/năm. GDP/người năm 2015 tăng khoảng 1,78 lần so với năm 2010 và năm 2020 tăng khoảng 1,7 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng trong GDP của công nghiệp - xây dựng đạt 45,6%, nông - lâm - ngư nghiệp đạt 12,8%, dịch vụ đạt 41,6%; đến năm 2020 đạt tương ứng: 47,72%, 7,83% và 44,45%. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước (không kể thuế tài nguyên dầu khí) so với GDP giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 16 - 17% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 18 - 20%. Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2020 tăng bình quân khoảng 17 - 18%/năm. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt khoảng 480 - 500 triệu USD và năm 2020 đạt khoảng trên dưới 1 tỷ USD. Tăng cường thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng. Phấn đấu tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011 - 2015 đạt 44 - 46% GDP và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 40 - 42% GDP 1.3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM NHIỆT ĐIỆN VĨNH TÂN 1.3.1. Trung tâm điện lực Vĩnh Tân Trung tâm điện lực Vĩnh Tân (Vĩnh Tân Power Generation Complex) nằm tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Vị trí của nhà máy là bên cạnh Quốc lộ 1A và tiếp giáp biển, cách khoảng 90 km từ Phan Thiết về phía Đông Nam thị xã và 250 km từ thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm điện lực Vĩnh Tân tại tỉnh Bình Thuận gồm 4 dự án nhà máy nhiệt điện với tổng công suất 5.600 MW sử dụng gần 14 triệu tấn than mỗi năm, cung cấp điện cho miền Nam giai đoạn 2013-2020. Trong đó : Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 gồm 2 tổ máy 600MW, tổng công suất 1.200 MW cung cấp khoảng 8 tỷ kWh điện mỗi năm cho hệ thống điện quốc gia Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gồm 2 tổ máy 600MW, tổng công suất lắp đặt 1.244MW, sản lượng điện sản xuất hàng năm khoảng 8 tỷ kWh. Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3 gồm 3 tổ máy siêu tới hạn với tổng công suất gần 2.000MW sản lượng điện bình quân hơn 12 tỷ kWh/năm Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 gồm 2 tổ máy 600MW, tổng công suất 1.200 MW cung cấp khoảng 8 tỷ kWh điện mỗi năm cho hệ thống điện quốc gia Các nhiên liệu chính cho nhà máy điện Vĩnh Tân sẽ than trong nước và nhập khẩu từ Indonesia và Úc. Theo tính toán, nhu cầu than cho toàn bộ Trung tâm sẽ là 14 triệu tấn / năm. Than cho nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1,2 nhiệt sẽ được sử dụng than trong nước được vận chuyển từ miền Bắc Việt Nam, và than cho các nhà máy điện Vĩnh Tân 3,4 nhiệt sẽ được nhập khẩu từ Indonesia và Úc. Ngoài ra Trung Tâm Nhiệt Điện Vĩnh Tân còn có khả năng than trung chuyển 24 triệu tấn mỗi năm cung ứng cho một số nhà máy nhiệt điện xây dựng ở Nam Trung bộ và có thể ở đồng bằng sông Cửu Long; tiếp nhận tàu chở hàng rời chuyên dùng và có khả năng kết hợp xuất alumin, quặng, bô- xít khai thác từ Tây Nguyên và hàng tổng hợp. 1.3.2. Sự cần thiết đầu tư Trung Tâm Nhiệt Điện Vĩnh Tân Nhu cầu điện của VN hiện có tốc độ tăng cao nhất so với khu vực và thế giới. Giai đoạn 2000-2013, VN đã tăng trưởng bình quân nhu cầu sử dụng điện 13%/năm, gấp gần 2 lần tăng trưởng GDP. Dự báo đến năm 2020, nhu cầu điện toàn quốc đạt khoảng 300 tỉ kWh, gấp 3 lần nhu cầu điện năm 2010. Trong khi đó, do nhiều công trình nguồn điện, nhất là các công trình khu vực phía nam bị chậm, nhiều khả năng sẽ xảy ra thiếu điện khu vực này giai đoạn 2017 – 2019. Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) là dự án đặc biệt quan trọng trong mùa khô 2014 để tăng cường độ tin cậy của hệ thống điện quốc gia và giải tỏa cơn khát điện ở miền Nam, giảm sản lượng điện phải truyền tải từ Bắc vào Nam, giảm tổn thất điện năng, tăng hiệu quả kinh tế cho hệ thống điện, bởi dự báo khu vực này sẽ còn khó khăn về nguồn điện đến sau năm 2018. Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 4, công suất 1.200MW khi đi vào hoạt động (dự kiến phát điện tổ máy số 1 cuối năm 2017), TTNĐ Vĩnh Tân sẽ trở thành trung tâm năng lượng đồ sộ bậc nhất khu vực miền Trung và cả nước. 1.4. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU VỰC Bình Thuận là tỉnh nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam, hiện nay tỉnh có ba tuyến quốc lộ chạy qua (1A, 55, 28), tất cả đều đã được nâng cấp, mở rộng hoàn toàn. Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km và qua 11 ga, quan trọng nhất là ga Mương Mán. Tỉnh đã xây mới ga Phan Thiết nhằm phục vụ du lịch. Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Cảng vận tải Phan Thiết (1.000 tấn) và Phú Quý (làm mới) đã được xây dựng, Cảng cá Phan Thiết, Lagi, Phan Rí Cửa, Phú Quý đã được nâng cấp, đang có kế hoạch xây dựng Cảng chuyên dùng Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong. Hiện nay, Bình Thuận sử dụng nguồn cấp điện từ lưới điện quốc gia. Một số nhà máy thuỷ điện đã được đầu tư và đang hoạt động tại Bình Thuận: Nhà máy thủy điện Hàm Thuận- Đa Mi công suất 475 MW, nhà máy thuỷ điện Đại Ninh công suất 300 MW. Bình Thuận sẽ đầu tư xây dựng Trung tâm năng lượng lớn công suất lớn là Trung tâm nhiệt điện than Vĩnh Tân theo Quyết định của Chính phủ. 1.5. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.5.1. Nhiệm vụ của đồ án tốt nghiệp Như phân tích tiềm năng phát triển của Trung Tâm Điện Lực Vĩnh Tân ở trên, ta thấy được vai trò quan trọng sẽ là hạt nhân trong sự phát triển điện lực của cả vùng cũng như giải tỏa cơn khát điện lực toàn Miền Nam. Khu vực Tuy Phong, Vĩnh Tân là vũng nước sâu nên rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước sâu, tuy nhiên khu vực Vĩnh Tân không được thuận lợi do không được che chắn tốt và quỹ đất hậu phương cảng hạn chế nên vì vậy cần xây dựng hệ thống đê chắn sóng. Và nhiệm vụ của đồ án này là thiết kế Đê chắn sóng cho cảng Nhà Máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân, Bình Thuận. Khối lượng đồ án cần hoàn thành - Thu thập, chỉnh lý và phân tích số liệu : 5 % khối lượng - Thiết kế quy hoạch : 25 % khối lượng - Thiết kế công trình : 45 % khối lượng - Thiết kế thi công : 25 % khối lượng - Dự toán xây dựng công trình : 05 % khối lượng - Chuyên đề nghiên cứu : 05 % khối lượng Nội dung đồ án bao gồm - 9 chương thuyết minh giấy A4. - 23 bản vẽ khổ A1. - 1 chuyên đề nghiên cứu. 1.5.2. Các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, tài liệu hướng dẫn Để hoàn thành được đồ án này, đồ án có tham khảo và nghiên cứu các tài liệu sau: Bảng 1.1 - Tài liệu tiêu chuẩn sử dụng trong đồ án TT Mã hiệu tiêu chuẩn Tên tiêu chuẩn I Các tiêu chuẩn Việt Nam 1 22TCN 222–95 Tải trọng và tác động (do sóng và do tàu) lên công trình thủy 2 TCCS 04–2010/CHHVN Tiêu chuẩn thiết kế công nghệ cảng biển 3 22TCN 207–92. Công trình bến cảng biển 4 TCVN 9446 – 2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển. 5 TCVN 4116 –1985 Kết cấu BT và BTCT thủy công. 6 TCVN 9342–2012 Công trình BTCT toàn khối xây dựng bằng cốp pha trượt – thi công và nghiệm thu. 7 14 TCN 130 – 2002 Thiết kế đê biển. II Các tiêu chuẩn tài liệu nước ngoài 8 BS 6349-7:1991 Maritime Structures – Part 7: Guide to the design and construction of breakwaters. 9 OCDI - 2002 Technical Standards and Commentaries for Port and Habour Facilities in Japan. 10 OCDI – 2009 Technical Standards and Commentaries for Port and Habour Facilities in Japan. 11 SPM Sổ tay bảo vệ bờ của hải quân Mỹ Ngoài ra trong đồ án còn tham khảo một số tài liệu sau : Phạm Văn Giáp (chủ biên). Công trình bến cảng - Nhà xuất bản Xây dựng 1998 Lương Phương Hợp. Đê chắn sóng và 1 số vấn đề thiết kế đê chắn sóng mái nghiêng. Lương Phương Hậu, Hoàng Xuân Lượng, Nguyễn Sỹ Nuôi, Lương Giang Vũ - Công trình bảo vệ bờ biển hải đảo - Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2001 Phạm Văn Giáp, Nguyễn Ngọc Huệ, Trần Hiếu Nhuệ, Nguyễn Hữu Đậu, Bạch Dương, Doãn Vĩnh Lộc, Vũ Quốc Hưng, Bùi Việt Đông, Nguyễn Minh Quý – Quy hoạch cảng – Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2010. Đào Văn Tuấn – Công trình đê chắn sóng và bảo vệ bờ biển – Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội Nguyễn Văn Phúc, Hồ Ngọc Luyện, Lương Phương Hậu – Kỹ thuật thi công công trình cảng - đường thủy – Hà Nội 2003. Phạm Văn Giáp, Nguyễn Ngọc Huệ, Nguyễn Hữu Đẩu, Đinh Đình Trường - Bể cảng và đê chắn sóng – Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội 2000. Vũ Minh Tuấn, Nguyễn Viết Thanh, Nguyễn Anh Dân – Công nghệ xây dựng công trình biển – Nhà xuất bản giao thông vận tải 2013 Shigeo Takahashi – Design Of Vertical Breakwater – 2002 Experimental Study on Wave Forces Acting on Perforated Wall Caisson Breakwaters (Nghiên cứu của Takahashi và các cộng sự về thùng chìm tiêu năng có rãnh dọc – Khuyến nghị của Tiêu chuẩn Nhật Bản ODCI 2009) Design study of wave power generator for power supply to islands in Far East. Nghiên cứu thiết kế máy phát điện bằng năng lượng sóng để cung cấp điện cho đảo ở Viễn Đông. Design, simulation, and testing of a novel hydraulic power take-off system for the Pelamis wave energy converter. Thiết kế, mô phỏng và kiểm tra hệ thống thủy năng để biến đổi năng lượng sóng Pelamis. Tác giả Henderson, Ross. Tạp chí Renewable Energy, 2006. Lê Vĩnh Cẩn – Phát điện năng lượng sóng biển, 2013. CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC XÂY DỰNG 2.1. ĐỊA HÌNH KHU VỰC XÂY DỰNG Vị trí Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 thuộc pha Đông Nam xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Huyện Tuy Phong phía Đông Bắc giáp huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.  Phía Tây giáp huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Phía Đông giáp Biển Đông. Phía Đông Nam giáp Biển Đông. Chiều dài đường bờ biển khoảng 50km. Giao thông ở đây rất thuận tiện, tuyến quốc lộ 1A đi qua huyện dài gần 43km, tuyến đường sắt Thống Nhất đi qua huyện dài 38km. Phía tây có 1 bến cảng trú ẩn tạm thời cho tàu thuyền nghề cá tại thị xã Vĩnh Tân. Địa hình huyện Tuy Phong chia làm 3 vùng : vùng núi trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Miền núi trung du chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, chủ yếu là đồi núi thấp, phân bố trải dài theo lãnh thổ phía Tây của huyện. Đồng bằng tập trung chủ yếu dọc sông Lòng Sông và một phần sông Lũy, địa hình thấp dần về phía biển Hình 2-1. Vị trí địa lý huyện Tuy Phong, Bình thuận 2.2. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU KHÍ TƯỢNG 2.2.1. Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm là 27.1°C. Nhiệt độ không khí trung bình tháng cao nhất vào tháng 4, 5 là 28.5°C. Nhiệt độ không khí trung bình tháng thấp nhất vào tháng 1 là 25.2°C. Nhiệt độ không khí cao nhất là 38.7°C (ngày 9/05/2001). Nhiệt độ không khí thấp nhất là 17.7°C (ngày 30/12/2001). 2.2.2. Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí tương đối trung bình nhiều năm là 80%. Độ ẩm không khí trung bình cao nhất là 84%. Độ ẩm không khí trung bình thấp nhất là 39% (ngày 20/05/1997). 2.2.3. Lượng mưa Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm là 1272.6mm. Lượng mưa ngày lớn nhất là 215.1mm (ngày 16/11/2000). Tháng 5 có lượng mưa trung bình lớn nhất là 200.4mm, tháng 1 có lượng mưa trung bình nhỏ nhất là 1.6mm . Năm 1999 là năm có tổng lượng mưa lớn nhất là 1768.1mm. Lượng mưa lớn tập trung vào các tháng 6, 7,8 và tháng 10. 2.2.4. Áp suất không khí Theo thống kê áp suất không khí từ năm 1996 đến 2005 cho thấy: Áp suất không khí trung bình nhiều năm là 1009.2mb. Áp suất không khí cao nhất nhiều năm là 1019.1 mb (ngày 5/3/2005). Áp suất không khí thấp nhất nhiều năm là 1000 mb (ngày 21/8/2000). 2.2.5. Gió Theo tài liệu gió tại Phú Quý từ 1980 đến 2008 cho thấy tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 34 m/s theo hướng Tây (W) ngày 12/11/1988 và theo hướng Tây Nam (SW) ngày 05/12/2006, tốc độ gió trung bình nhiều năm quan trắc được là 5,4 m/s. Số liệu gió lớn nhất đã được tính tần suất lý luận (xem bảng đặc trưng hướng và tốc độ gió; kết quả tính tần suất lý luận trạm Phú Quý trong phụ lục riêng). Dựa vào kết quả gió thực đo đã tính tần suất và vẽ hoa gió tổng hợp nhiều năm và các tháng: Nhìn vào hoa gió tổng hợp năm cho thấy gió thịnh hành nhất là hướng Bắc Đông Bắc(NNE) chiếm 26.49%, hướng Đông Bắc (NE) chiếm 19.74% và hướng Tây Tây Nam (WSW) chiếm 17.26%; gió lặng chiếm 8.58%, gió chủ yếu ở cấp từ 4-8.9m/s chiếm 50.21%.