Năng lượng là một nhu cầu cấp thiết nhất cho cuộc sống con người, nhất là trong cuộc sống hiện nay. Loài người chúng ta sống không thể thiếu năng lượng, nhưng liệu chúng ta có mấy ai quan tâm về hiệu quả sử dụng năng lượng?. Chúng ta chỉ quý các tiện ích mà năng lượng mang lại như ánh sáng, sưởi ấm, làm mát, phục vụ công nghiệp. vấn đề đặt ra là với ít năng lượng hơn, chúng ta có thể có được những dịch vụ như vậy hay không. Điều này chúng ta hoàn toàn thực hiện được, thậm chí còn tốt hon, vậy làm thế nào để sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất? Điều này không có nghĩa là chúng ta không sử dụng năng lượng, mà là nhận diện cách sử dụng năng lượng lãng phí và quyết định giảm lãng phí năng lượng tới mức thấp nhất, thậm chí loại bỏ hoàn toàn sự lãng phí. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao, con người một mặt phải sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, thì mặt khác phải tăng cường nghiên cứu, khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, v.v.
Trên cơ sở đó và được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Bá Thành, nên nhóm em xin chọn thiết kế giải pháp tiết kiệm năng lượng cho động cơ điện không đồng bộ.
35 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế giải pháp tiết kiệm năng lượng cho động cơ điện không đồng bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Năng lượng là một nhu cầu cấp thiết nhất cho cuộc sống con người, nhất là trong cuộc sống hiện nay. Loài người chúng ta sống không thể thiếu năng lượng, nhưng liệu chúng ta có mấy ai quan tâm về hiệu quả sử dụng năng lượng?. Chúng ta chỉ quý các tiện ích mà năng lượng mang lại như ánh sáng, sưởi ấm, làm mát, phục vụ công nghiệp... vấn đề đặt ra là với ít năng lượng hơn, chúng ta có thể có được những dịch vụ như vậy hay không. Điều này chúng ta hoàn toàn thực hiện được, thậm chí còn tốt hon, vậy làm thế nào để sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất? Điều này không có nghĩa là chúng ta không sử dụng năng lượng, mà là nhận diện cách sử dụng năng lượng lãng phí và quyết định giảm lãng phí năng lượng tới mức thấp nhất, thậm chí loại bỏ hoàn toàn sự lãng phí. Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao, con người một mặt phải sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, thì mặt khác phải tăng cường nghiên cứu, khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, v.v..
Trên cơ sở đó và được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Bá Thành, nên nhóm em xin chọn thiết kế giải pháp tiết kiệm năng lượng cho động cơ điện không đồng bộ.
Chương 1: Lý thuyết của quản lý năng lượng
1.1 Tiết kiệm năng lương là gì.
TKNL tích cực được định nghĩa là thực hiện những thay đổi thường xuyên thông qua đo lường giám sát và kiểm soát mức độ sử dụng năng lượng.
TKNL thụ động là triển khai các biện pháp chống suy hao nhiệt, sử dụng các thiết bị tiêu thụ ít năng lượng.
Sử dụng thiết bị và máy móc tiết kiệm năng lượng như chiếu sáng tiết kiệm có tầm quan trọng sống còn, nhưng vẫn chưa đủ. Nếu được kiểm soát phù hợp, những biện pháp này thông thường chỉ chống lại mất mát năng lượng thay vì thực sự giảm năng lượng tiêu thụ và cách sử dụng năng lượng.
Để có thể đạt được TKNL tích cực không chỉ nhờ việc lắp đặt các thiết bị tiết kiệm năng lượng mà còn điều khiển chúng để sử dụng đúng lượng năng lượng cần thiết. Chính quản lý mức độ sử dụng năng lượng bằng đo lường, giám sát và điều khiển mà ta có thể thay đổi.
Mọi thiết bị tiêu thụ năng lượng từ trực tiếp như chiếu sáng, sưởi ấm, và nhiều nhất là các động cơ điện, điều khiển HVAC , điều khiển nồi hơicần được quan tâm đúng mức nếu ta muốn thu được những lợi ích bền vững
Thực trạng của ngành năng lượng Việt Nam.
Ở Việt Nam, nguồn năng lượng hóa thạch đang suy giảm dần do trữ lượng có hạn mà nhu cầu sử dụng ngày càng lớn, kèm theo đó là việc tiêu thụ nguồn năng lượng này đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó, tiềm năng để phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo là rất lớn, việc phát triển năng lượng tái tạo sẽ góp phần giảm tiêu hao năng lượng hóa thạch, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính. Do đó, các nguồn điện được sản xuất ra từ các nguồn năng lượng tái tạo đang được xem là sự bổ sung lý tưởng cho sự thiếu hụt điện năng và không chỉ giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng mà còn góp phần phân tán rủi ro, tăng cường, đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia.
Tổng quan năng lượng tái tạo của Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng tái tạo phân bổ rộng khắp trên toàn quốc. Ước tính tiềm năng sinh khối từ các sản phẩm hay chất thải nông nghiệp có sản lượng khoảng 10 triệu tấn dầu/năm. Khí sinh học xấp xỉ 10 tỉ m3 năm có thể thu được từ rác, phân động vật và chất thải nông nghiệp. Nguồn năng lượng mặt trời phong phú với bức xạ nắng trung bình là 5 kWh/m2 /ngày. Bên cạnh đó, với vị trí địa lý hơn 3.400 km đường bờ biển giúp Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng gió ước tính khoảng 500-1000 kWh/m2/năm. Những nguồn năng lượng tái tạo này được sử dụng sẽ đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng tăng nhanh.
Hiện trạng sử dụng và tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo
Thủy điện nhỏ
Nhìn vào cơ cấu đóng góp trong ngành điện thì thủy điện vẫn đang chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên, sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện thường không ổn định vì phụ thuộc rất nhiều vào lưu lượng nước đổ về cũng như lượng nước tích ở các hồ thủy điện. Với thủy điện nhỏ, thời gian qua đã khai thác khoảng 50% tiềm năng, các nguồn còn lại ở các vùng sâu, vùng xa, khu vực không thuận lợi, giá khai thác cao. Theo các báo cáo đánh giá gần đây nhất thì hiện nay có trên 1.000 địa điểm đã được xác định có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ, qui mô từ 100kW tới 30MW với tổng công suất đặt trên 7.000MW, các vị trí này tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Năng lượng gió
Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam có một thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió. So sánh tốc độ gió trung bình trong vùng biển Đông Việt Nam và các vùng biển lân cận cho thấy gió tại biển Đông khá mạnh và thay đổi nhiều theo mùa.Trong chương trình đánh giá về năng lượng cho châu Á, Ngân hàng Thế giới đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất với tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW tức là bằng hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Tất nhiên, để chuyển từ tiềm năng lý thuyết thành tiềm năng có thể khai thác, đến tiềm năng kỹ thuật, và cuối cùng, thành tiềm năng kinh tế là cả một câu chuyện dài; nhưng điều đó không ngăn cản việc chúng ta xem xét một cách thấu đáo tiềm năng to lớn về năng lượng gió ở Việt Nam
Năng lượng sinh khối
Với lợi thế một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam có nguồn sinh khối lớn và đa dạng từ gỗ củi, trấu, bã cà phê, rơm rạ và bã mía. Phế phẩm nông nghiệp rất phong phú dồi dào ở Vùng đồng bằng sông Mê kông, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng phế phẩm nông nghiệp toàn quốc và vùng đồng bằng sông Hồng với 15% tổng sản lượng toàn quốc. Hàng năm tại Việt Nam có gần 60 triệu tấn sinh khối từ phế phẩm nông nghiệp, trong đó 40% được sử dụng đáp ứng nhu cầu năng lượng cho hộ gia đình và sản xuất điện. Các nguồn sinh khối khác bao gồm sản phẩm từ gỗ, chất thải đô thị và chất thải gia súc. Các sản phẩm và phế phẩm từ gỗ tại các công ty sản xuất chế biến gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng và gỗ nhập khẩu. Hiện nay, 90% sản lượng sinh khối được dùng để đun nấu trong khi chỉ có 2% được dùng làm phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh (từ nguồn phế phẩm chăn nuôi trồng trọt, bùn và bã mía từ các nhà máy đường); 0.5% được sử dụng để trồng nấm và khoảng 7.5% chưa được sử dụng (phế phẩm từ chế biến thức ăn được chọn trong khi rơm rạ, bã mía và vỏ cà phê thì được đốt. Sinh khối được sử dụng ở hai lĩnh vực chính là sản xuất nhiệt và sản xuất điện. Đối với sản xuất nhiệt, sinh khối cung cấp hơn 50% tổng năng lượng sơ cấp tiêu thụ cho sản xuất nhiệt tại Việt Nam (IEA, 2006). Tuy nhiên phần đóng góp này của sinh khối đang ngày càng giảm dần trong những năm gần đây khi các dạng năng lượng hiện đại khác như khí hoá lỏng LPG được đưa vào sử dụng. Ở các vùng nông thôn, năng lượng sinh khối vẫn là nguồn nhiên liệu chính để đun nấu cho hơn 70% dân số nông thôn. Đây cũng là nguồn nhiên liệu truyền thống cho nhiều nhà máy sản xuất tại địa phương như sản xuất thực phẩm, mỹ nghệ, gạch, sứ và gốm.
Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu năng lượng, ứng dụng sinh khối phù hợp còn giúp giảm thiểu phát thải nhà kính, giảm thiểu những tổn hại đến sức khoẻ do việc đun đốt củi và than, giảm nghèo và cải thiện tình hình vệ sinh.
Năng lượng mặt trời
Việt Nam được xem là một quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, đặc biệt ở các vùng miền trung và miền nam của đất nước, với cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 5 kWh/m2. Trong khi đó cường độ bức xạ mặt trời lại thấp hơn ở các vùng phía Bắc, ước tính khoảng 4 kWh/m2 do điều kiện thời tiết với trời nhiều mây và mưa phùn vào mùa đông và mùa xuân. Ở Việt Nam, bức xạ mặt trời trung bình 230-250 kcal/cm2 theo hướng tăng dần về phía Nam chiếm khoảng 2.000 - 5.000 giờ trên năm, với ước tính tiềm năng lý thuyết khoảng 43,9 tỷ TOE. Năng lượng mặt trời ở Việt Nam có sẵn quanh năm, khá ổn định và phân bố rộng rãi trên các vùng miền khác nhau của đất nước. Đặc biệt, số ngày nắng trung bình trên các tỉnh của miền trung và miền nam là khoảng 300 ngày/năm. Năng lượng mặt trời được khai thác sử dụng chủ yếu cho các mục đích như: sản xuất điện và cung cấp nhiệt.
Năng lượng địa nhiệt
Là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong lòng Trái Đất. Năng lượng này có nguồn gốc từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ hoạt động phân hủy phóng xạ của các khoáng vật, và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái Đất. Năng lượng địa nhiệt đã được sử dụng để nung và tắm kể từ thời La Mã cổ đại nhưng ngày nay nó được dùng để phát điện. Có khoảng 10 GW công suất điện địa nhiệt được lắp đặt trên thế giới đến năm 2007, cung cấp 0,3% nhu cầu điện toàn cầu. Thêm vào đó, 28 GW công suất nhiệt địa nhiệt trực tiếp được lắp đặt phục vụ cho sưởi, spa, các quá trình công nghiệp, lọc nước biển và nông nghiệp ở một số khu vực.
Khai thác năng lượng địa nhiệt có hiệu quả về kinh tế, có khả năng thực hiện và thân thiện với môi trường, nhưng trước đây bị giới hạn về mặt địa lý đối với các khu vực gần các ranh giới kiến tạo mảng. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật gần đây đã từng bước mở rộng phạm vi và quy mô của các tài nguyên tiềm năng này, đặc biệt là các ứng dụng trực tiếp như dùng để sưởi trong các hộ gia đình. Các giếng địa nhiệt có khuynh hướng giải phóng khí thải nhà kính bị giữ dưới sâu trong lòng đất, nhưng sự phát thải này thấp hơn nhiều so với phát thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch thông thường. Công nghệ này có khả năng giúp giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu nếu nó được triển khai rộng rãi.
Mặc dù nguồn địa nhiệt chưa được điều tra và tính toán kỹ. Tuy nhiên, với số liệu điều tra và đánh giá gần đây nhất cho thấy tiềm năng điện địa nhiệt ở Việt Nam có thể khai thác đến trên 300MW. Khu vực có khả năng khai thác hiệu quả là miền Trung.
Như vậy, hiện tại ở nước ta có 5 loại năng lượng tái tạo đã được khai thác để sản xuất điện. Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng công suất lắp đặt khoảng 1.215 MW. Các nguồn năng lượng tái tạo đang được khai thác là: thuỷ điện nhỏ (1000 MW), sinh khối (152 MW), rác thải sinh hoạt (8 MW), mặt trời (3 MW) và gió (52 MW), Thực trạng khai khác năng lượng tái tạo còn rất nhỏ so với tiềm năng chiếm khoảng 3,4%. Trong khi đó theo Quy hoạch điện VII, chỉ tiêu được đặt ra là tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn NLTT chiếm 3,5% năm 2010 lên 4,5% và 6% vào năm 2020 và năm 2030. Với bối cảnh hiện nay và dự báo trong thời gian tới cần có giải pháp cụ thể để nâng mức phát triển năng lượng tái tạo cao hơn.
Tính cấp thiết của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Vai trò của tiết kiệm năng lượng
Năng lượng là yếu tố có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, là dòng máu nuôi sống nền kinh tế. Tuy nhiên, nguồn năng lượng truyền thống đang cạn kiệt dần và việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống cũng gây ra những tác động tiêu cực đối với con người và môi trường sống như biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu. Các hiện tượng thiên tai như bão lũ, hạn hán, xói lở bờ biển đã và đang xảy ra thường xuyên hơn gây thiệt hại rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sống.
Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng trong các năm qua ở mức khá cao và còn tiếp tục duy trì trong nhiều năm nữa, theo dự tính, giai đoạn 2014 - 2030 nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ tăng với tốc độ bình quân 5,9%/năm.
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một cao hơn của nền kinh tế quốc dân, đồng thời bảo vệ được môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng giúp tiết kiệm ngoại tệ, phát triển kinh tế –xã hội một cách bền vững.
Chính sách về tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam
Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương và triển khai nhiều chính sách nhằm thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm ô nhiễm môi trường và giảm chi phí sản xuất. Điển hình là năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả (VNEEP) giai đoạn 2006-2015 tại Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 2 tháng 10 năm 2012; Và, năm 2010, Quốc hội thông qua “Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.
Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả đã xác định rõ các mục tiêu và đề ra các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện các mục tiêu. Các mục tiêu cụ thể của Chương trình bao gồm:
(i) Đạt mức tiết kiệm 3 - 5% tổng mức tiêu thụ năng lượng quốc gia trong giai đoạn 1 (2006 - 2010) và 5 - 8% trong giai đoạn 2 (2011 – 2015) so với nhu cầu Snăng lượng theo quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030.
(ii) Hình thành mạng lưới thực thi luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng ở cấp trung ương và địa phương, tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ quản lý năng lượng cho hơn 2000 người thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
(iii) Sử dụng rộng rãi các thiết bị hiệu suất cao, thay thế dần các trang thiết bị có hiệu suất thấp, tiến tới loại bỏ các trang thiết bị có công nghệ lạc hậu. Áp dụng tiêu chuẩn và định mức kỹ thuật tiên tiến nhằm cải thiện hiệu suất năng lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đạt mức ít nhất 10% cường độ năng lượng của các ngành sử dụng nhiều năng lượng: Xi măng, ngành thép, ngành dệt may.
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực từ năm 2011. Luật quy định trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó các cơ sở sản xuất công nghiệp có trách nhiệm phải xây dựng, thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hàng năm; lồng ghép chương trình quản lý năng lượng với các chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở; Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; lựa chọn áp dụng quy trình và mô hình quản lý sản xuất tiên tiến, biện pháp công nghệ phù hợp và thiết bị công nghệ có hiệu suất năng lượng cao; sử dụng các dạng năng lượng thay thế có hiệu quả cao hơn trong dây chuyền sản xuất; Áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiến trúc nhà xưởng nhằm sử dụng tối đa hiệu quả hệ thống chiếu sáng, thông gió, làm mát; sử dụng tối đa ánh sáng, thông gió tự nhiên; Thực hiện quy trình vận hành, chế độ duy tu, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị trong dây chuyền sản xuất để chống tổn thất năng lượng; Loại bỏ dần phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, còn có trách nhiệm:
(i) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
(ii) Xây dựng chế độ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
(iii) Chỉ định người quản lý năng lượng;
(iv) Ba năm một lần thực hiện việc kiểm toán năng lượng bắt buộc ;
(v) Áp dụng mô hình quản lý năng lượng;
(vi) Thực hiện quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong xây dựng mới, cải tạo, mở rộng cơ sở.
Để triển khai thực hiện Chương trình và Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau hướng dẫn và quy định cụ thể các nội dung, giải pháp thực hiện. Cụ thể:
(i) Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng NL TK & HQ;
(ii) Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 24/08/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
(iii) Quyết định số 1294-TTg ngày 1/8/2011 ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2011;
(iv) Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 20/4/2012 quy định về lập kế hoạch SDNL Tk&HQ, thực hiện kiểm toán năng lượng;
(v) Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 2/1/2012 Thủ tướng phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015;
Nghị định 134/2013/NĐ-CP: Quy định về xử phạt trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thuỷ điện, Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
(i) Quyết định số 78 /2013/QĐ-TTg: Ban hành danh mục và lộ trình thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây mới;
(ii) Quyết định 1535/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm 2014;
(iii)Thông tư số 45/2014/TTLT-BCT-BTC-BKHĐT ngày Hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015.
(iv)Thông tư 02/2014/TT-BCT ngày 16/1/2014 “Quy định biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các ngành công nghiệp”.
Với việc triển khai Luật Sử dụng năng lượng TK&HQ và các đề án trong khuôn khổ Chương trình MTQG về sử dụng năng lượng TK&HQ, đến nay, Việt Nam đã từng bước tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sử dụng năng lượng TK&HQ trên phạm vi toàn quốc Ước tính, trong giai đoạn 2011 – 2015, mức năng lượng tiết kiệm ở Việt Nam đạt gần 6% tổng tiêu thụ năng lượng quốc gia, đây là con số rất có ý nghĩa, bởi nếu không có tiết kiệm này phải xây dựng thêm những nhà máy điện mới có thể bù đắp được lượng điện thiếu hụt.
Thách thức trong thực hiện tiết kiệm năng lượng
Bên cạnh những kết quả đạt được, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn để thúc đẩy việc sự dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả một cách bền vững. Trong đó, những vấn đề nổi cộm là nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn hạn chế, chưa sẵn sàng tiếp cận với thông tin về công nghệ và các giải pháp tiết kiệm năng lượng; Doanh nghiệp thiếu vốn hoặc không tiếp cận được những khoản vay tín dụng ưu đãi cho các dự án tiết kiệm năng lượng; Cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư thay thế dây chuyền công nghệ lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự khuyến khích doanh nghiệp...
Theo các quy định hiện hành và kinh nghiệm của một số dự án tài trợ nước ngoài về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang triển khai tại Việt Nam, để thúc đẩy thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, đi kèm với các chính sách bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ, các cơ chế khuyến khích cũng được kèm theo nhằm khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các nội dung quy định. Tuy nhiên, các cơ chế khuyến khích để thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được các doanh nghiệp mong đợi như giảm hoặc miễn thuế, khấu trừ thuế cho các thiết bị tiết kiệm năng lượng hiện chưa có cơ chế Vay vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp để thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng chưa có văn bản hướng dẫn. Chương trình VEEP sẽ kết thúc vào năm 2015, hiện tại chưa xác định các hoạt động tiết kiệm năng lượng sẽ thực hiện theo cơ chế nào. Do đó, những hỗ trợ có tính chất khuyến khích trong khuôn khổ Chương trình cũng chưa đảm bảo có tiếp tục triển khai cho giai đoạn tiếp theo hay không.
Một số Dự án đang triển khai, quỹ tài chính cung cấp các khoản vay để doanh nghiệp có thể vay thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng Tuy nhiên, các điều kiện tham gia khắt khe đã không kích thích doanh nghiệp vay vốn hoặc nộp hồ sơ tham gia dự án hoặc vay vốn, thậm chí xin trợ cấp. Một số quỹ, dự án hiện tại chỉ cho một số ngành nhất định được