Hiện nay, phương tiện giao thông đóng vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày. Nó phục vụ nhu cầu đi lại của con người. Bên cạnh đó nó đóng góp một phần vào sự phát triển của xã hội. Nhờ có các phương tiện giao thông mà hàng hóa được vận chuyển dễ dàng hơn.
Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất ở nước ta. Để giảm lực tác động lên xe và người điều khiển thì hệ thống giảm xóc đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nhận thấy tính cần thiết của hệ thống giảm xóc nên đề tài thiết kế hệ thống giảm xóc được đề xuất trong học phần “ đề án thiết kế”. Đây là một trong những đề án sinh viên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí phải thực hiện trong chương trình đào tạo. Nhằm giúp sinh viên làm quen với công việc của một kỹ sư thiết kế cơ khí. Để hiểu rõ các công việc, phương pháp tiếp cận và thiết kế một thiết bị trong thực tế.
34 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5149 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế giảm xóc xe máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài
Thiết kế giảm xóc xe máy
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, phương tiện giao thông đóng vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày. Nó phục vụ nhu cầu đi lại của con người. Bên cạnh đó nó đóng góp một phần vào sự phát triển của xã hội. Nhờ có các phương tiện giao thông mà hàng hóa được vận chuyển dễ dàng hơn.
Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất ở nước ta. Để giảm lực tác động lên xe và người điều khiển thì hệ thống giảm xóc đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nhận thấy tính cần thiết của hệ thống giảm xóc nên đề tài thiết kế hệ thống giảm xóc được đề xuất trong học phần “ đề án thiết kế”. Đây là một trong những đề án sinh viên ngành Kỹ Thuật Cơ Khí phải thực hiện trong chương trình đào tạo. Nhằm giúp sinh viên làm quen với công việc của một kỹ sư thiết kế cơ khí. Để hiểu rõ các công việc, phương pháp tiếp cận và thiết kế một thiết bị trong thực tế.
Với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thày Th.s Nguyễn Hoàng Nghị và Ks Nguyễn Quang Hưng trong suốt thời gian qua đến nay em đã hoàn thành đề án thiết kế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các thầy, cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện:
Thân Văn Cam
MỤC LỤC
Phần 1. GIỚI THIỆU CHUNG………………………………………………3
1.1. Khái niệm ……………………………………………………….. 3
1.2. Cấu tạo của hệ thống giảm xóc .…………………………………..3
1.3. Phân loại hệ thống giảm xóc ……………………………………..3
1.4. Chức năng của hệ thống giảm xóc ……………………………… 4
1.5. Ứng dụng……………………………… …………………………4
1.6. Đối tượng nghiên cứu….……………… …………………………4
1.7. Nội dung nghiên cứu………………………………………………5
1.8. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………..6
Phần 2. HỆ THỐNG GIẢM XÓC SAU XE WAVE 110…………………. 5
2.1. Giới thiệu ………….……………...……………………………. 5
2.2. Nguyên lý hoạt động……………...……………………………… 6
2.3. So sánh khi xe không có hệ thống giảm xóc và khi xe có hệ thống giảm xóc ……………. ……………………………………………………..7
2.4. Quy trình tháo lắp thiết bị………..………..……………………8
2.5. Cấu tạo, chức năng của các chi tiết chính…………………………9
2.6. Dung dịch thủy lực cho hệ thống giảm xóc …………………….10
2.7. Sử dụng và bảo dưỡng thiết bị ……………………………………12
Phần 3. KHẢO SÁT ĐO ĐẠC VÀ XÂY DỰNG BẢN VẼ……………….14
3.1. Dụng cụ sử dụng trong quá trình đo đạc…………………………14
3.2. Bản vẽ lắp và bản vẽ chế tạo……………………………………..14
Phần 4. PHÂN TÍCH LỰC TÁC DỤNG & KIỂM TRA BỀN CHO LÒ XO…20
4.1. Giới thiệu chung ………………………………………………
4.2. Tính toán độ cứng và kiểm tra bền cho lò xo ………………
4.3. Mối quan hệ giữa độ cứng k của lò xo với độ cản nhớt B của dung dịch ………………………………………………………………………..
4.4. Hướng cải tiến ………………………………………………………………………………………….
Phần 5. KẾT LUẬN………………………………………………………...32
Phần 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………....33
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Khái niệm.
Hệ thống giảm xóc là một thiết bị cơ khí được thiết kế để làm êm dịu những rung động hoặc những va đập và để làm tiêu tan năng lượng động lực.
1.2. Cấu tạo của hệ thống giảm xóc.
Hệ thống giảm xóc có cấu tạo gồm: Lò xo, hệ thống giảm chấn và các chi tiết phụ như ống lọc lò xo, ống che bụi, đệm cao su giảm va...
Quan trọng nhất trong giảm xóc là lò xo và hệ thống giảm chấn (ti giảm xóc); bộ giảm chấn gồm xylanh, piston và dung dịch thủy lực hay khí nén. Lò xo có tác dụng đàn hồi, biến dao động va đập ở bánh xe thành dao động điều hòa cho phần khung xe. Còn hệ thống giảm chấn có tác dụng dập tắt nhanh các dao động của khung xe, bảo đảm tốt hơn cho sự êm ái của khung cũng như người ngồi trên xe.
1.3. Phân loại hệ thống giảm xóc
Hệ thống giảm xóc thường được chia làm hai loại:
* Giảm xóc dầu hay giảm xóc thủy lực
Hình 1.1. Giảm xóc thủy lực
Bao gồm hệ thống giảm chấn và lò xo, hoạt động trong hai chu kỳ, chu kỳ mở rộng và chu kỳ nén. Trong cả hai chu kỳ chức năng giảm xóc bởi sự thay đổi lớp chất lỏng ở bên trong xylanh. Giảm xóc thủy lực không chỉ giúp loại bỏ rung động mà còn hấp thụ năng lượng nổi bật trong thời gian ngắn, giảm tiếng ồn, làm cho xe di chuyển một cách êm dịu, nâng cao năng suất sản xuất và kéo dài tuổi thọ của máy.
* Giảm xóc khí nén
Hình 1.2. Giảm xóc khí nén
Giảm xóc khí nén là một hệ thống giảm chấn quan trọng với chức năng sử dụng một cơ cấu giảm chấn khí cho hệ thống giảm xóc. Hệ thống giảm xóc khí nén bao gồm một xylanh và một piston trong đó được xác định một buồng khí trong xylanh. Nhưng giảm xóc bao gồm cửa vào và cửa ra. Cửa ra được kết nối với buồng áp suất, cửa vào được kết nối với nguồn không khí nén bên ngoài. Đầu vào và đầu ra có chứa một van kiểm tra và một van cứu trợ tương ứng. Giảm xóc khí nén , khí nén hoạt động giống như một lò xo như áp suất không khí xây dựng để chống lại lực cản trên nó. Một giảm xóc khí hoạt động như giảm xóc thủy lực, một khi áp suất không khí đạt tới tối đa cần thiết. Giảm xóc khí nén có một số tính năng như sau:
Những giảm giảm xóc được xây dựng của vật liệu bền .
Dễ dàng bảo dưỡng và cài đặt.
Hoạt động tốt đảm bảo cho xe an toàn và độ tin cậy.
1.4. Chức năng của hệ thống giảm xóc
Hệ thống giảm xóc gồm một số chức năng cơ bản sau:
- Giới hạn sự di chuyển của thân xe .
- Ổn định hệ thống lái .
- Hạn chế mòn bánh xe.
- Giảm mòn toàn bộ hệ thống treo của xe.
1.5. Ứng dụng
Hệ thống giảm xóc được sử dụng chủ yếu trong xe gắn máy và ô tô, bộ phận hạ cánh cho máy bay và cũng là một phần của hệ thống đỡ trong các nhà máy công nghiệp. Một loại giảm xóc lớn đôi khi được sử dụng trong kỹ thuật kết cấu để tăng thêm tính bền vững và giảm bớt thiệt hại từ chấn động đất và thiên tai khác.
1.6. Đối tượng nghiên cứu
Giảm xóc sau xe Wave 110
Hình 1.3. Giảm xóc sau xe Wave 110
1.7. Nội dung nghiên cứu
- Thiết kế lại giảm xóc.
- Phân tích cấu tạo, chức năng của các chi tiết và nguyên lý làm việc của hệ thống.
- Tiến hành tháo rời hoặc tìm thông tin để dựng lại bản vẽ sơ đồ nguyên lý, bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
- Phân tích lực tác dụng và kiểm tra bền cho lò xo.
- Phân tích và bình luận về mức độ phù hợp và đề xuất cải tiến cho chi tiết hoặc toàn hệ thống.
1.8. Phương pháp nghiên cứu
- Mua một bộ giảm xóc sau xe máy trên thị trường, tiến hành tháo các bộ phận đế tìm hiểu và nghiên cứu.Tháo rời các bộ phận
- Sử dụng thước panme, thước cặp đo kích thước của từng chi tiết. sử dụng các phần mềm vẽ hình ảnh 3D của chi tiết và đưa ra bản vẽ chế tạo.
- Kết hợp các kiến thức đã học như sức bền, chi tiết máy và nguyên lý máy, để tính toán và kiểm tra bền cho những chi tiết quan trọng.
PHẦN 2. HỆ THỐNG GIẢM XÓC SAU XE WAVE 110
2.1. Giới thiệu
Giảm xóc sau là bộ phận nối giữa càng và khung sau của xe.
Giảm xóc sau đảm nhiệm chức năng giảm chấn động lên thân xe theo phương thẳng đứng từ mặt đường lên thân sau của xe. Khác với giảm xóc trước thiên về tính "an toàn" thì giảm xóc sau thiên về hướng "chịu tải" khi bản thân nó phải chịu 2/3 toàn bộ trọng lượng của xe, người ngồi, hàng hóa...
Cùng với săm lốp, yên xe, thụt sau đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chấn trong quá trình vận hành trên đường không bằng phẳng, giúp cho toàn bộ thân xe và người điều khiển, người ngồi sau... chuyển động theo phương thẳng đứng một cách mềm mại bằng cách đồng thời triệt tiêu các xung lực hoặc biến chúng thành lực đàn hồi mềm mại.Ngoài ra, giảm xóc sau còn đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ thăng bằng của xe khi vào cua úp vỉa đặc biệt với tốc độ cao.
· Tính sẵn có: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty và hiệu sửa chữa, bao dưỡng xe máy. Như công ty xe máy honda, yamaha, suzuki vì vậy việc mua hay thay thế một bộ giảm xóc cho xe máy là rất dễ dàng. Với nhiều mẫu mã và kiểu dáng đẹp mắt đặc biệt giá cả phù hợp với thu nhập của người dân. Ví dụ như một đôi giảm xóc sau xe máy wave110 giá bán trên thị trường khoảng 500000đ
Trong giảm xóc sau gồm có lò xo, pít-tông, xilanh thủy lực và các chi tiết phụ như ống lọc lò xo, ống che bụi, đệm cao su giảm va... Quan trọng nhất trong giảm xóc là lò xo và cặp pít-tông thủy lực (ti giảm xóc).
Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo giảm xóc sau
Cấu tạo gồm các bộ phận chính:
1, 18. Cao su giảm va
2, 19. Bạc lót
3. Ống ty
4. Ống lọc lò xo ngoài
5. Ống lọc lò xo trong
6. Van piston
7. Xec măng
8,9. Vòng đệm piston
10. Lò xo piston
11. Ống che
12. Lò xo chính
13. Cần piston
14. Cao su trên cần piston
15. Đai ốc
16. Đệm lòxo
17.Chân thụt
2.2. Nguyên lý làm việc
Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý
Hình 2.3. Dầu dịch chuyển trong xylanh
Khi có một lực tác dụng lên giảm xóc ( khối lượng của người, hàng hoá,…) hoặc khi xe đi vào vị trí mặt đường gồ ghề:
Bộ giảm xóc làm chậm và giảm độ rung bằng cách biến năng lượng động lực của hoạt động cản thành năng lượng nhiệt, và sau đó phân tán năng lượng nhiệt này thông qua dầu giảm chấn.
Bộ giảm xóc làm việc trong hai chu kỳ: Chu kỳ nén và chu kỳ phần giãn nở.
- Chu kỳ nén: Khi bánh xe di chuyển lên trên làm cho lò xo bị nén và cần pittông chuyển động lên trên làm cho áp suất trong buồng trên cao hơn áp suất trong buồng dưới. Vì vậy chất lỏng trong buồng trên bị ép xuống buồng dưới qua van pittông. Lúc này lực giảm chấn được sinh ra do sức cản dòng chảy của van.
- Chu kỳ giãn nở: Khi bánh xe bắt đầu di chuyển trở lại xuống, cần pittông chuyển động xuống làm cho áp suất trong buồng dưới cao hơn áp suất trong buồng trên. Vì vậy chất lỏng trong buồng dưới bị ép lên buồng trên qua van pit-tông và sức cản dòng chảy của van có tác dụng như lực giảmchấn.
2.3. So sánh khi xe không có hệ thống giảm xóc và khi xe có hệ thống giảm xóc
+ Khi xe không có hệ thống giảm xóc: nếu xe máy chuyển động trên đường gồ ghề thì lực chấn động làm cho thân xe dao động với biên độ lớn và thời gian dập tắt hoàn toàn dao động kéo dài.
+ Khi xe có hệ thống giảm xóc: Biên độ dao động và thời gian dập tắt hoàn toàn dao động được rút ngắn.
Hình 2.4. Biểu đồ so sánh
2.4. Quy trình tháo, lắp thiết bị.
* Dụng cụ tháo lắp
Dụng cụ thường được sử dụng để tháo lắp hệ thống giảm xóc bao gồm một số dụng cụ cơ bản sau:
Cờ lê dẹt: Để tháo các đai ốc của hệ thống giảm xóc thường dùng cờ lê có kích thước từ 8 mm đến 23 mm, khi siết mở phải kéo cờ lê về phía mình.
Mỏ lết : Ngoài cờ lê sử dụng để vạn các đai ốc chung ta co thể sư dụng mỏ lết.Mỏ lết có thể điều chỉnh to ,nhỏ được nhờ cỏ cấu bánh vít và trục vít. Mỏ lết thường dùng có chiều dài 15, 20, 25 cm.
Vam tháo giảm xóc: Là dụng cụ quan trọng nhất để tháo hệ thống giảm xóc.
Tua vít: được sử dụng để đóng tháo đệm lót cao su, thường dùng hai loại tua vít đầu bằng và tua vít hình chữ thập.
Búa: Dùng để hỗ trợ trong quá trình đóng tháo các vòng cao su giảm chấn đầu trên và đầu dưới của hệ thống giảm xóc. Thông thường dùng búa sắt đầu tròn, ngoài ra còn dùng búa cao su.
* Quy trình tháo, lắp
Bước 1. Đưa đầu trên của giảm xóc vào khoảng giữa hai má trên bàn vam. Lấy tua vít hay thanh sắt tròn nhỏ chốt ngang qua hai lỗ trên hai má của bàn vam. Dùng tay giữ và điều chỉnh đầu dưới của giảm xóc luôn ở khoảng giữa lỗ đầu trên của vam, tiến hành vặn trục vít cùng chiều kim đồng hồ để di chuyển bàn vam đi lên. Khi vam đi lên nén lò xo giảm xóc một khoảng 3cm – 5cm thì dừng lại.
Bước 2: Sử dụng cờ lê nới đai ốc giữa chân thụt và cần piston của lò xo. Tiếp tục dùng mỏ lết để cặp chặt cần piston và rất dễ dàng dùng tay vặn tháo rời chân thụt của giảm xóc ra khỏi cần piston.
Bước 3: Tiến hành vặn trục vít của vam ra để nới lỏng lò xo, rút chốt giữa hai má của vam và đầu trên của giảm xóc ta tháo rời được lò xo, ống lọc lò xo, ống che và ty giảm xóc.
Bước 4: Sử dụng búa và tua vít để đóng tháo vòng cao su giảm chấn và bạc lót rời khỏi đầu trên xylanh và của chân thụt.
+ Quy trình lắp giảm xóc thực hiện ngược lại với quy trình tháo.
2.5. Cấu tạo, chức năng của các chi tiết chính
Giảm xóc sau của một xe máy gồm có 3 chi tiết chính : Cặp pít-tông thủy lực, lò xo, chân thụt.
2.5. 1. Cặp pít-tông thủy lực
Xylanh thủy lực gồm có 3 phần chính:
* Ống ty ( vỏ xylanh )
Được làm bằng thép hợp kim gồm có 3 phần
- Phần đầu: Có nhiệm vụ kết nối hệ thống giảm giảm xóc với phần khung xe và cố định đầu trên của lò xo.
- Phân thân: Là một ống trụ tròn có nhiệm vụ chứa dầu thủy lực, dẫn hướng, bảo vệ piston và truyền nhiệt độ bên trong xylanh ra ngoài môi trường.
- Phần cuối của xy lanh: Gồm phớt cao su chắn dầu, vòng đệm. Có nhiệm vụ bịt kít không cho dầu thủy lực chảy ra ngoài, và dẫn hướng cho cần piston.
* Van piston và cần piston
Van piston nằm bên trong vỏ xylanh, có dạng hình trụ tròn và thường làm bằng thép. Được lắp ở phần đầu của cần piston, vặn chặt bởi chính nó hoặc bằng đai ốc. Piston gồm có phần thân và phần đế, chia phần thân của xylanh thành hai khoang trên và dưới, dung dịch thủy lực di chuyển qua lại giữa hai khoang nhờ các lỗ nhỏ khoan trên bề mặt thân piston và khe hở giữa phần thân và phần đế.
Chức năng chính của piston là nén và điều chỉnh dung dịch thủy lực, di chuyển giữa hai khoang để dập tắt hoàn toàn dao động gây ra.
Cần piston là một thanh tròn hình trụ, thường được chế tạo từ thép cán nguội và được phủ một lớp chrome bên ngoài để chống ăn mòn, mài mòn. Cần piston được chia làm ba phần, phần đầu, phần thân và phần đuôi. Cả hai phần đầu và phần đuôi của cần piston đều có ren, phần đầu được lắp với piston và phần đuôi được kết nối với dầu dưới của giảm xóc, vặn chặt bởi đai ốc. Trên phần thân của cần piston có một lò xo nhỏ và một đệm cao su hình côn trụ. Kết với phần đuôi của vỏ xylanh thủy lực tạo hành trình của piston như hình 4.2.1.
2.5. 2. Lò xo giảm xóc
Lò xo giảm xóc sau xe máy là loại lò xo xoắn nén và biên dạng vòng dây chế tạo có dạng tròn. Vật liệu chế tạo lò xo là loại thép đàn hổi có hàm lượng carbon( 0,62÷0,7 )% , Si (0.17÷0.37), Mn(0.90 ÷ 1.20). Mác thép thường được sử dụng để chế tạo lò xo là mác 65Mn. Chức năng chính của lò xo tiếp nhận dao động từ bánh xe thông qua chân thụt và biến những dao động này thành những dao động điều hòa ổn định của khung xe.
2.5. 2. Chân thụt
Chân thụt giảm xóc có dạng hình trụ, phần đầu của chi tiết có lỗ ren để kết nối với cần piston và cố định đầu dưới của lò xo. Phần dưới của chi tiết được nối với hệ thống treo bánh xe thông qua đệm cao su và ống lót. Ngoài ra, đầu dưới giảm xóc còn có nhiệm vụ truyền những chần động từ bánh xe tới lò xo và cặp piston thủy lực.
2.6. Dung dịch thủy lực cho hệ thống giảm xóc
Chức năng chính của dung dịch thủy lực ( hydraulic fluid) là để truyền năng lượng trong các thiết bị thủy lực. Những thiết bị có thể sử dụng dung dich thủy lực gồm có : Máy xúc, hệ thống phanh, hệ thống truyền tải, hệ thống trợ lực lái, thang máy, hệ thống kiểm soát máy bay và trong công nghiệp máy móc.
Dầu hệ thống giảm chấn (damper oil) luôn luôn được chọn là dầu khoáng nhẹ ( light mineral oil ), đôi khi thay thế cho dầu tổng hợp ( synthetic oil ) những loại dầu có giá đắt hơn, nhưng có thể làm giảm sự biến đổi độ nhớt với nhiệt độ.
Sử dụng dầu : “ SINOPEC Motorcycle Shock Absorber Oi ”
Hình 2.5. Các thùng dầu SINOPEC
2.7. Sử dụng và bảo dưỡng thiết bị
- Tránh để nước mưa, cát bụi, bùn đất lọt vào bên trong gây hư hại cho giảm xóc.
- Có chế độ bảo dưỡng định kỳ nhưng phải lựa chọn địa điểm và người thợ bảo dưỡng uy tín và chuyên nghiệp tránh bị đổi đồ… nên thay dầu định kỳ giảm xóc khoảng 20.000 km / 1 lần.
- Việc sửa chữa, bảo dưỡng... nên được tiến hành đồng thời với cả hai bên thụt trái và phải. Sửa giảm xóc càng sớm càng tốt khi có hiện tượng chảy dầu để tránh làm cho giảm xóc hỏng nặng hơn.
- Có thể dùng trọng lực cơ thể nhấn xuống phần đuôi xe. Nếu thấy êm, giảm xóc không có tiếng kêu là tạm ổn. Cẩn thận thì tháo giảm xóc rời xe. Dùng hai tay cùng trọng lực cơ thể nhấn từ trên xuống dưới từng chiếc một. Nếu không có tiếng kêu, khi giảm xóc hồi về êm là được. Chú ý là cả hai giảm xóc ta nhấn đều cảm thấy ‘’ nặng ‘’ như nhau. Tức là hai giảm xóc chịu lực bằng nhau thì xe mới không bị lệch nhất là khi tải nặng ( cách này cũng dùng cho cả hai giảm xóc trước).
- Thường xuyên kiểm tra cao su giảm chấn ở 2 đầu thụt nơi thụt gắn với càng sau và thân xe và nên thay thế khi vòng cao su giảm chấn này quá cứng hoặc bị biến dạng.
PHẦN 3. KHẢO SÁT ĐO ĐẠC VÀ XÂY DỰNG BẢN VẼ
3.1. Dụng cụ sử dụng trong quá trình đo đạc
Các chi tiết của bộ giảm xóc sau xe máy đơn giản, kích thước nhỏ và yêu cầu độ chính xác khác nhau vì vậy thước cặp là dụng cụ đo lý tưởng. Đây là dụng cụ đo thông dụng trong cơ khí và dễ sử dụng.
Một số loại thước cặp đang lưu hành trên thị trường hiện nay:
Hình 3.1. Các loại thước cặp
Thước cặp được sử dụng thông dụng nhất là thước VERNIERCALIPER
Hình 3. 2. Thước cặp VERNIERCALIPER
* Cấu tạo.
Hình 3.3. Cấu tạo của thước cặp
* Cách đo:
Khi đo cần kiểm tra xem thước co chính xác không .
Phải kiểm tra xem mặt vật đo có sạch không.
Khi đo phải giữ cho hai mặt phẳng của thước song song với nhau
Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm để cố định hàm động với thang thước chính .
3.2. Bản vẽ lắp và bản vẽ chế tạo
● Ống che
● Ống ty
● Ống lọc lò xo
● Van piston
● Đai ốc đỡ piston
●Cần piston
●Lò xo piston
● Vòng đệm piston
● Chân thụt
●Cao su giảm va
●Bạc lót
PHẦN 4
PHÂN TÍCH LỰC TÁC DỤNG VÀ KIỂM TRA BỀN CHO LÒ XO
4.1. Giới thiệu chung
4.1.1. Yêu cầu tính toán
Nhiệm vụ chính của hệ thống giảm xóc sau xe máy là dập tắt hoàn toàn dao động đến từ phía sau xe khi xe hoạt động trên đường. Trong đó lò xo giảm xóc ty giảm xóc và (cặp piston thủy lực ) là hai bộ phận quan trọng nhất. Lò xo có nhiệm vụ biến các dao động nhận được từ bánh xe khi xe đi trên đường thành những dao động điều hòa của thân xe. Ty giảm xóc có tác dụng dập tắt nhanh các dao động của khung xe.
Vì vậy yêu cầu của bài toán thiết kế giảm xóc sau xe máy phải giải quyết hai vấn đề:
+ Xác định độ cứng và kiểm tra bền cho lo xo.
+ Tìm quan hệ giữa độ cứng K của lò xo với độ cản nhớt B của dầu trong xy lanh để hệ không dao động.
4.1.2. Phương pháp tính toán
* Phương pháp tính toán trên lý thuyết
Từ yêu cầu của vật lệu chế tạo lò xo là thép carbon có hàm lượng ( 0,620,7) carbon và điều kiện làm việc. Từ bảng tra chúng ta cũng xác định được ứng suất cho phép, modul đàn hồi và modul độ cứng của vật liệu chế tạo lò xo. Từ các thông số tra được áp dụng các công thức đã học tìm được được độ cứng của lò xo và ứng suất cắt gây ra trong quận dây chế tạo lò xo.
*Phương pháp tính toàn trên thực tế
Tiến hành thí nghiệm xác định độ dịch chuyển của lò xo bằng cách đặt một khối lượng trực tiếp lên lo xo, từ đó sử dụng công thức quan hệ giữa lực và biến dạng xác định được độ cứng của lò xo, ứng suất cắt trên dây chế tạo lò xo.
4.1.3. Vật liệu cho lò xo
Vật liệu chế tạo lò xo vào phải có độ mỏi cao, tính dễ uốn cao, tính đàn hồi cao và phải chống rão, trườn. Lò xo phụ thuộc lớn mục đích sử dụng.
Những lò xo phần lớn được làm từ những dây thép cacborn gồm từ (0,620,7)% carbon và (0,91,2) mangan.
Bảng 4.1 trình bày những giá trị của ứng suất cắt cho phép, modul của độ cứng và modul đàn hồi cho những vật liệu khác nhau được sử dụng cho những lò xo.
Bảng 4.1
4.1.4. Cỡ tiêu chuẩn của dây lò xo
Bảng 4.2. Cỡ tiêu chuẩn của dây lò xo
4.1.5. Ứng suất trong lò xo
Thông số của lò xo:
D = Đường kính trung bình của cuộn dây lò xo,
d = Đường kính của dây lò xo,
p = Bước của lò xo
n = Số vòng dây làm việc ,
G = Modul đàn hồi trượt cho vật liệu chế tạo lò xo,
C = Chỉ số lò xo =
Độ dịch chuyển của lò xo.
Ta có nội lực trên mặt cắt của lò xo:
+ Lực cắt Qy = P
+ Mômen xoắn Mx =
Ứng suất trong lò xo:
+ Lực cắt Qy gây nên ứng suất tiếp trong lò xo, coi như phân bố đều
+ Mômen xoắn Mx gây nên ứng suất có giá trị cực đại tai chu vi vòng tròn, có giá trị:
Hình 4.2. Biểu đồ phân bố ứng suất
Qua hình vẽ biểu đồ phân bố và nhận thấy điểm A là điểm nguy hiểm vì tại đó ứng suất tiếp do lực cắt và mômen xoắn gây nên cùng chiều. Khi đó ứng suất tổng là:
Vì << 1 nên có thể bỏ qua, nhưng khi đó ta đã bỏ qua ảnh hưởng của lực cắt . Để kể đến ảnh hưởng của lực cắt và nặt cắt không tròn người ta sẽ nhân thêm hệ số k.
Công thức được viết lại là: (*)
Trong đó k được xác định bằng tra bảng theo tỷ số D/d hoặc theo công thức thực nghiệm :
Những giá trị của k đã cho