Đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Giao thông Vận tải Đà Nẵng

Việt Nam là một nước đang phát triển với nền kinh tếthịtrường. Song song với việc phát triển kinh tế, công tác bảo vệvà chăm sóc sức khoẻngười dân cũng được chú trọng, hoạt động y tế được đẩy mạnh nhanh chóng. Bệnh viện được đầu tư xây dựng ngày càng nhiều, kèm theo đó là chất thải độc hại từcác bệnh viện trở thành một vấn đềnóng hiện nay. Đặc biệt, đối với các loại thuốc điều trịbệnh ung thư, thuốc kháng sinh.v.v. nếu không qua xửlý sẽcó khảnăng gây quái thai, ung thưcho những người tiếp xúc. Ngoài ra, những chất thải nhưmáu, nước tiểu có hàm lượng chất hữu cơcao, phân hủy nhanh nếu không được xửlý, không chỉgây bệnh mà còn gây mùi hôi thối nồng nặc, làm ô nhiễm không khí trong các khu dân cư. Bệnh viện Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng, là một bệnh viện đa khoa, bệnh viện cung cấp toàn diện các loại dịch vụvềkhám chữa bệnh cảbằng phương pháp y học hiện đại, y học cổtruyền và kết hợp cảhai phương pháp. Bệnh viện đã được xây dựng và đưa vào hoạt động từnăm 2004 nhưng đến nay vẫn chưa có hệthống xửlý nước thải, hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn thải ra môi trường quy định. Trước những tính chất nguy hại của nước thải bệnh viện đã nêu trên, tôi chọn đềtài “Thiết kếhệthống xửlý nước thải bệnh viện Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng”với mục đích xửlý nước thải của bệnh viện đạt tiêu chuẩn xảthải theo quy định, góp phần bảo vệmôi trường và sức khỏe cộng đồng.

pdf57 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2841 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Giao thông Vận tải Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN CHƠN THÀNH Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐỨC TRÍ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ĐỀ TÀI: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng NGUYỄN CHƠN THÀNH Trang 2 MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước đang phát triển với nền kinh tế thị trường. Song song với việc phát triển kinh tế, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người dân cũng được chú trọng, hoạt động y tế được đẩy mạnh nhanh chóng. Bệnh viện được đầu tư xây dựng ngày càng nhiều, kèm theo đó là chất thải độc hại từ các bệnh viện trở thành một vấn đề nóng hiện nay. Đặc biệt, đối với các loại thuốc điều trị bệnh ung thư, thuốc kháng sinh.v.v. nếu không qua xử lý sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những người tiếp xúc. Ngoài ra, những chất thải như máu, nước tiểu có hàm lượng chất hữu cơ cao, phân hủy nhanh nếu không được xử lý, không chỉ gây bệnh mà còn gây mùi hôi thối nồng nặc, làm ô nhiễm không khí trong các khu dân cư. Bệnh viện Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng, là một bệnh viện đa khoa, bệnh viện cung cấp toàn diện các loại dịch vụ về khám chữa bệnh cả bằng phương pháp y học hiện đại, y học cổ truyền và kết hợp cả hai phương pháp. Bệnh viện đã được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2004 nhưng đến nay vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải, hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn thải ra môi trường quy định. Trước những tính chất nguy hại của nước thải bệnh viện đã nêu trên, tôi chọn đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng” với mục đích xử lý nước thải của bệnh viện đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. CHƯƠNG 1 NGUYỄN CHƠN THÀNH Trang 3 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÀ NẴNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÀ NẴNG 1.1.1. Vị trí Bệnh viện Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng có vị trí thuộc địa phận phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. - Phía Tây : giáp đất ruộng và lạch nước - Phía Bắc : giáp đất ruộng - Phía Nam : giáp đường Hoàng Văn Thái và nhà dân. - Phía Đông : giáp Công ty xây lắp điện 3 1.1.2. Qui mô hoạt động của bệnh viện Bệnh viện Giao Thông Vận Tải Đà Nẵng là Bệnh viện đa khoa hạng III, với quy mô 100 giường bệnh. Chức năng của Bệnh viện là khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên ngành GTVT trong toàn khu vực miền Trung và cụm dân cư. Ngoài ra, Bệnh viện còn được giao nhiệm vụ là Chi nhánh của Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ lao động và môi trường GTVT trên địa bàn quản lý. - Các phòng, khoa chức năng: gồm 8 khoa, 4 phòng chức năng: + Các khoa: Khoa ngoại tổng hợp, Khoa nội tổng hợp, Khoa y học cổ truyền- phục hồi chức năng, Khoa hồi sức cấp cứu - lọc máu, Khoa khám bệnh, Khoa liên chuyên khoa, Khoa cận lâm sàng, Khoa dược và trang thiết bị y tế. + Các phòng: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Điều dưỡng. - Số lượng cán bộ công nhân viên: 85 người, trong đó 28 nam và 57 nữ. - Hoạt động vào năm: Bệnh viện GTVT Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2004. 1.1.3. Nhu cầu sử dụng nước của bệnh viện 1.1.3.1. Nguồn cung cấp nước NGUYỄN CHƠN THÀNH Trang 4 Nguồn nước sử dụng của bệnh viện được lấy từ mạng lưới cấp nước thành phố tại khu vực. Nước cấp được dẫn vào bể chứa nước ngầm và được bơm lên đài nước đặt trong khuôn viên của bệnh viện, sau đó nước được phân phối về toàn bộ các khu vực dùng nước ở các khoa phòng. 1.1.3.2. Nhu cầu sử dụng Nước được sử dụng trong bệnh viện cho các mục đích: nước sinh hoạt (cho bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân, CBCNV của bệnh viện, người phục vụ trong bệnh viện) và nước dự trữ cho chữa cháy. Trong đó: - Nước sinh hoạt: theo các số liệu thống kê, lượng sử dụng tối đa là 50m3/ngàyđêm. (Nguồn: Hoá đơn tiền nước hàng tháng tại bệnh viện). Trong đó: + Nước rửa tay chân và vệ sinh WC (trung bình 300-350 lít/giường bệnh/ngđ): khoảng 30-35 m3/ngđ. + Nước thải từ nhà ăn (tính cho 100 bệnh nhân và 85 CBCNV bệnh viện (với lượng sử dụng 25 lít/người.ngđ)): khoảng 4,625 m3/ngđ. + Nước thải khác (từ nhà giặt là, nước vệ sinh dụng cụ, thiết bị, nước vệ sinh sàn): khoảng 10,375 - 15,375 m3/ngđ. - Nước dự trữ cứu hoả: Lượng nước dự trữ yêu cầu phải đảm bảo chữa cháy trong vòng 2 giờ (với 6 vòi đồng thời nếu có nước bổ sung liên tục). Qcc = (15l/s x 3600)/1000 x 2giờ = 108 (m3/ngđ). 1.2. CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN 1.2.1. Tác động đến môi trường nước 1.2.1.1. Nguồn phát sinh nước thải Bao gồm các nguồn sau: a. Nước thải sinh hoạt - Nước thải bệnh viện: nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách vãng lai và của CBCNV trong bệnh viện; nước thải từ các phòng thí nghiệm, phòng mổ; nước vệ sinh dụng cụ, thiết bị. NGUYỄN CHƠN THÀNH Trang 5 - Nước thải từ nhà giặt tẩy. - Nước thải từ nhà ăn. b. Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng của bệnh viện. 1.2.1.2. Nguồn tiếp nhận nước thải Nguồn tiếp nhận nước thải sau cùng của bệnh viện là mương thoát nước bên cạnh bệnh viện dẫn ra sông Phú Lộc. Nước thải của bệnh viện chưa được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn xả thải theo quy định, sẽ làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm đối với nguồn nước tiếp nhận và sức khoẻ cộng đồng. Do vậy, xử lý nước thải bệnh viện nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường quy định là vấn đề môi trường cấp thiết hiện nay của bệnh viện. 1.2.2. Tác động đến môi trường do chất thải rắn 1.2.2.1. Nguồn gốc phát sinh Chất thải rắn của bệnh viện gồm các loại sau: - Rác thải sinh hoạt: giấy, nilon, bao bì, vải, nhựa, thức ăn thừa, vỏ, cành cây,… - Chất thải rắn y tế: các loại bông, gạc, kim tiêm, phẩm vật y tế, dược phẩm phế thải, bệnh phẩm, thạch cao bó bột sau khi cắt bỏ... 1.2.2.2. Tải lượng - Chất thải rắn sinh hoạt: khối lượng thực tế phát sinh khoảng 5 m3/tháng, tương đương 2,25 tấn/tháng và 75 kg/ngày (khối lượng riêng của rác thải 0,45 tấn/m3). - Chất thải rắn y tế nguy hại: khối lượng thực tế phát sinh dao động trong khoảng 71 kg/tháng (tháng 04/2009) đến 95 kg/tháng (tháng 06/2009). Trong đó: + Chất thải có thể phân huỷ chiếm 65%. + Chất lây nhiễm (nguy hại) chiếm 35%. 1.2.3. Tác động đến môi trường không khí 1.2.3.1. Nguồn phát sinh NGUYỄN CHƠN THÀNH Trang 6 - Bụi và các loại khí thải SO2, NO2, COx… sinh ra từ hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào bệnh viện. - Hơi các loại thuốc và chất sát trùng từ các phòng xét nghiệm, khu vực chứa hoá chất, dược phẩm. - Khí thải máy phát điện dự phòng; khí ôzôn từ thiết bị chụp X-quang; các khí độc sinh ra trong phòng xét nghiệm... - Tiếng ồn sinh ra từ các hoạt động của bệnh viện (chủ yếu phát sinh từ một lượng lớn người đang có mặt ở bệnh viện) và từ quá trình hoạt động của các trang thiết bị, máy móc. 1.2.3.2. Tải lượng ” Bụi và khí thải từ hoạt động giao thông vận tải Tại khu vực cổng ra vào, khu cấp cứu và nhà giữ xe là nơi có mức độ hoạt động của các phương tiện giao thông cao nhất. Ước tính số lượt xe ra vào bệnh viện như sau: - Xe ô tô (tải trọng <3,5 Tấn, chủ yếu là xe cấp cứu, xe taxi): nhiều nhất là 10 lượt/ngày. - Xe mô tô 2 bánh: nhiều nhất là khoảng 300 lượt/ngày (kể cả gần 100 lượt xe của CBCNV bệnh viện). Với tải lượng khí thải do hoạt động giao thông đã góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên, đối với hoạt động này chất ô nhiễm chủ yếu phát tán trên đoạn đường mà các phương tiện tham gia giao thông. Đối với môi trường khu vực bệnh viện thì tải lượng các chất ô nhiễm thải ra ít hơn nhiều. Do đó hoạt động giao thông có gây ảnh hưởng đến môi trường không khí nhưng không đáng kể. ” Khí thải từ máy phát điện dự phòng Máy phát điện dự phòng có tác dụng đảm bảo sự hoạt động liên tục của các thiết bị, phụ tải điện trong trường hợp hệ thống lưới điện bị cúp. Do máy phát điện không hoạt động thường xuyên (ước tính khoảng 40 giờ/tháng) nên mức độ tác động của máy phát điện là không lớn. NGUYỄN CHƠN THÀNH Trang 7 1.2.4. Tác động đến môi trường do tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh ra từ các nguồn: hoạt động của con người, máy phát điện dự phòng. - Từ sinh hoạt của con người: Kết quả đo đạc tại bệnh viện cho thấy, tiếng ồn ở các vị trí khác nhau trong khu vực bệnh viện tại các thời điểm khác nhau (từ 9- 12h) dao động trong khgoảng trong khoảng 55-70 dBA, nằm trong giới hạn cho phép. - Hoạt động của máy phát điện dự phòng: Mức ồn tối đa cách nguồn 1m khoảng 85dBA và thời gian tiếp xúc tối đa với các nguồn trên trong ngày không quá 30 phút. So sánh với Tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ y tế cho thấy: tiếng ồn tại khu vực đặt máy phát điện dự phòng nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn. 1.2.5. Tác động đến môi trường do tia bức xạ (phòng X-quang) Hoạt động của bệnh viện còn phát sinh các nguồn gây ô nhiễm là các tia bức xạ do hoạt động chụp, tráng rửa phim của máy chụp X’quang. Hiện nay, bệnh viện có 03 máy X-quang là: máy X-quang TUR-D300, máy X-quang MULTIMOBIL và máy phát tia X HD-300R-AD/07RA32007 đã được cấp phép sử dụng và trong tình trạng hoạt động tốt. Việc sử dụng các tia X trong Bệnh viện sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cơ thể người tiếp xúc. Tác hại của tia X gây ra chủ yếu đến các tế bào cơ thể người. Tổn thương chung là ở tế bào: ức chế phân chia kèm theo là sự hoạt hoá bình thường lại hoặc là hoạt hoá quá mức dẫn đến sự tăng sinh ác tính, ức chế enzim, tổn thương các gen, biến đổi các thể nhiễm sắc. Từ tổn thương tế bào này dẫn đến sự rối loạn chức năng các tổ chức như tuỷ xương, ruột,…. Song bệnh viện đã thực hiện các nguyên tắc trong thiết kế xây dựng phòng chụp X-quang và trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho nhân viên trực tiếp làm việc nên khả năng gây nguy hại được khống chế ở ngưỡng cho phép. 1.2.6. Sự cố cháy nổ, an toàn lao động - Sự cố cháy nổ. - Sự cố tai nạn do điện giật,…. NGUYỄN CHƠN THÀNH Trang 8 Sự cố cháy nổ có tính rủi ro cao, một khi xảy ra thường gặp khó khăn trong việc tổ chức chữa cháy, cứu người, mang đến hậu quả lớn về tính mạng con người, thiệt hại lớn về vật chất và tác động đến môi trường xung quanh và hệ sinh thái. [ ]10 NGUYỄN CHƠN THÀNH Trang 9 CHƯƠNG 2 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 2.1. ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN 2.1.1. Các nguồn phát sinh nước thải 2.1.1.1.Nước thải sinh hoạt - Nước thải bệnh viện: nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách vãng lai và của cán bộ công nhân viên trong bệnh viện; nước thải từ các phòng thí nghiệm, phòng mổ; nước vệ sinh dụng cụ, thiết bị. - Nước thải từ nhà giặt tẩy. - Nước thải từ nhà ăn. 2.1.1.2.Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng của bệnh viện. Lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 85% lượng nước cấp sử dụng tối đa, khoảng 42,5 m3/ngđ. Trong đó, ước tính lưu lượng thải của từng nguồn như sau: - Nước thải rửa tay chân và nước vệ sinh toilet: khoảng 25,5-29,75 m3/ngđ. - Nước thải từ nhà ăn: khoảng 3,9 m3/ngđ. - Nước thải khác (từ nhà giặt là, nước vệ sinh dụng cụ, thiết bị, nước vệ sinh sàn): khoảng 8,82-13,1 m3/ngđ. [ ]10 2.1.2. Đặc trưng của nước thải bệnh viện 2.1.2.1. Các thành phần chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện Nước thải bệnh viện hàm lượng chất hữu cơ, chất ô nhiễm cao. Đặc biệt lượng vi trùng, vi khuẩn có khả năng lây bệnh truyền nhiễm lớn, nhất là nước thải từ các phòng mổ, phòng xét nghiệm và các khoa truyền nhiễm. Nếu nước thải được thải trực tiếp ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh bệnh viện, khu dân cư lân cận gây nên các bệnh tật, dịch bệnh cho con người, làm mất cân bằng sinh thái. Thành phần chính của nước thải gồm: NGUYỄN CHƠN THÀNH Trang 10 - Các chất hữu cơ: các chất hữu cơ trong nước thải bệnh viện đa phần là những chất dễ phân hủy và khó phân hủy sinh học. Sự có mặt của chất hữu cơ là nguyên nhân chính làm giảm lượng oxi hòa tan trong nước ảnh hưởng đến đời sống động thực vật thủy sinh. - Các chất dinh dưỡng của N, P: là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng cho nguồn tiếp nhận dòng thải ảnh hưởng đến sinh vật sống trong môi trường thủy sinh. - Các chất lơ lửng: gây ra độ đục của nước, đồng thời trong quá trình vận chuyển sự lắng đọng của chúng sẽ tạo ra cặn làm tắc nghẽn đường ống, cống rãnh. - Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: nước thải bệnh viện là nguồn điển hình chứa lượng lớn các vi sinh vật có khả năng gây ra những căn bệnh rất nguy hiểm. Chúng là nguyên nhân chính của các dịch bệnh truyền nhiễm như: thương hàn, tả, lỵ,… ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. 2.1.2.2. Chế độ thải và lưu lượng thải a. Chế độ thải Nước thải bệnh viện không đều chủ yếu tập trung vào các giờ chính trong ngày: từ 6 – 22h, nồng độ chất bẩn thay đổi từng giờ trong ngày. b. Lưu lượng nước thải - Lưu lượng nước thải ngày đêm của bệnh viện: =ngđQ 50 (m3/ngđ) - Lưu lượng nước thải trung bình trong 1h (hệ thống làm việc trong 15h). 33,3 15 50 1 ==hQ (m3/h) - Lưu lượng nước thải trung bình trong 24 giờ 08,2 24 50 2 ==hQ (m3/h) - Lưu lượng nước thải theo phút 035,0 6024 50 =×=phQ (m 3/phút) - Lưu lượng nước thải theo giây NGUYỄN CHƠN THÀNH Trang 11 4108,5 360024 50 −⋅=×=SQ (m 3/S) - Lưu lượng nước thải cực đại 1max . hQkQ = Trong đó: k: hệ số không điều hòa chung của nước thải lấy theo quy định ở điều 2.1.2 – Tiêu chuẩn Xây dựng TCXD-54-84 và có thể tham khảo ở Bảng 2, chọn k = 3. Vậy: 99,933,3.3max ==Q (m3/h) 2.1.2.3. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện Nồng độ ô nhiễm chính trong nước thải được tổng hợp như sau: - pH = 6,8 – 7,5. - BOD5 = 200 – 280 mg/l. - COD = 300 – 350 mg/l. - TSS = 100 – 200 mg/l. - NO3- = 40 – 60 mg/l. - PO43- = 8 – 10 mg/l. - Tổng Coliforms = 1.106 MNP/100ml. (Nguồn: Số liệu phân tích của Trung tâm KTMT Đà Nẵng, 2007-2009). 2.2. YÊU CẦU NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN SAU KHI XỬ LÝ Nước thải sau xử lý đạt TCVN 7382-2004 – Mức 2 - pH = 6,5 – 8,5. - BOD5 = 30 mg/l. - TSS = 100 mg/l. - NO3- = 30 mg/l. - PO43- = 6 mg/l. - Tổng Coliforms = 5.000 MNP/100ml. [ ]7 NGUYỄN CHƠN THÀNH Trang 12 Ghi chú: TCVN 7382 – Mức 2: Chất lượng nước - Nước thải bệnh viện - Tiêu chuẩn thải. Mức 2 quy định mức nước thải bệnh viện đổ vào nơi chỉ định là hệ thống thoát nước thành phố trên đường Hoàng Văn Thái, Đà Nẵng. 2.3. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ CẦN THIẾT XỬ LÝ NƯỚC THẢI Mức độ xử lý nước thải được xác định dựa trên quy mô đối tượng thoát nước và các yêu cầu vệ sinh của nguồn tiếp nhận. Nước thải sau xử lý phải đạt TCVN 7382-2004 – Mức 2. Mức độ cần thiết xử lý nước thải thường được xác định theo: - Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS). - Hàm lượng BOD. 2.3.1. Mức độ cần thiết xử lý nước thải theo chất lở lửng Mức độ cần thiết xử lý nước thải theo chất lơ lửng được xác định theo công thức sau: D = v rv C CC − .100% Trong đó: rC : hàm lượng chất lơ lửng của nước thải sau xử lý phải đạt được, Ta có rC = 100 (mg/l). vC : hàm lượng chất lơ lửng trong hỗn hợp nước thải, vC =200 (mg/l). Vậy D = 200 100200 − .100% = 50%. 2.3.1. Mức độ cần thiết xử lý nước thải theo BOD5 Mức độ cần thiết xử lý nước thải theo BOD5 được xác định theo công thức sau: D = v rv L LL − .100% Trong đó: rL : hàm lượng BOD5 của nước thải sau xử lý phải đạt được, ta có rL = 30 (mg/l). NGUYỄN CHƠN THÀNH Trang 13 vL : hàm lượng BOD5 của nước thải có trong nước thải, vL = 280 (mg/l). Vậy D = 280 30280 − .100% = 89,29% 2.4. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 2.4.1. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt ở nước ta 2.4.1.1 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng nhằm mục đích tách các chất không tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học bao gồm: - Song chắn rác, chắn giữ các chất bẩn có kích thước lớn hay ở dạng sợi: giấy, rau, cỏ, rác... được gọi chung là rác. Rác được chuyển tới máy nghiền để nghiền nhỏ, sau đó đổ trở lại song chắn rác hay chuyển tới bể phân cặn (bể metan). Trong thời gian gần đây người ta áp dùng song chắn rác liên hợp vừa chắn giữ vừa nghiền rác. - Bể lắng để tách các chất có trọng lượng riêng lớn trọng lượng riêng của nước. Chất lơ lửng nặng hơn sẽ từ từ lắng xuống đáy, còn chất lơ lửng nhẹ hơn sẽ nổi lên mặt nước. Dùng thiết bị thu gom và vận chuyển các chất bẩn nổi lên công trình xử lý cặn. - Bể vớt dầu mỡ thường áp dụng xử lý nước thải có chứa dầu mỡ (nước thải công nghiệp), nhằm tách các tạp chất nhẹ. Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu mỡ không cao thì việc vớt dầu mỡ được thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt chất nổi. - Bể lọc nhằm tác các chất ở trạng thái lơ lửng có kích thước nhỏ bằng cách cho nước thải đi qua lớp lọc đặc biệt hoặc lớp vật liệu lọc. Trong nước thải ít sử dụng. Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không hoà tan có trong nước thải và giảm BOD đến 20%. Để tăng cường hiệu xuất của các công trình xử lý cơ học có thể dùng các biện pháp làm thoág sơ bộ, thoáng gió đông tụ sinh học, hiệu quả xử lý đạt 75% theo hàm lượng chất lơ lửng, 40-50% theo BOD. NGUYỄN CHƠN THÀNH Trang 14 - Ưu điểm của phương pháp xử lý cơ học: + Ít tốn năng lượng vận hành thiết bị, quy trình xử lý đơn giản. + Loại bỏ được nhiều các chất nặng, các chất có kích thước lớn, làm cho quá trình xử lý tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. - Nhược điểm: + Chưa loại bỏ được các chất lơ lửng, hợp chất hoà tan một cách triệt để. + Không giải quyết được việc khử màu, khử mùi, chất độc trong nguồn nước thải. + Hiệu suất xử lý không cao. 2.4.1.2. Phương pháp hoá lý Cơ sở của phương pháp này là các phản ứng hoá học, các quá trình lý hoá xảy ra giữa các chất bẩn và các hoá chất cho vào thêm. Những phản ứng xảy ra có thể là phản ứng ôxy hoá khử, các phản ứng tạo chất kết tủa, hoặc các phản ứng phân huỷ các chất làm hại. Đây là quá trình nâng cao chất lượng nước thải, nước thải có thể sử dụng lại sau khi quá trình này xử lý một cách triệt để. a. Các phương pháp hoá học Thực chất của phương pháp hoá học là đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn biến đổi hoá học, tạo thành khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan nhưng không gây độc hại hay ô nhiễm môi trường. Bao gồm các phương pháp: ôxi hoá khử, trung hoà, keo tụ. Thông thường đi đôi với quá trình trung hoà là quá trình keo tụ và các biện pháp vật lý khác. Tất cả các phương pháp này đều dùng các tác nhân hoá học nên là phương pháp đắt tiền. Người ta sử dụng phương pháp hoá học để khử các chất hoà tan vào trong các hệ thống cấp nước khép kín. Đôi khi các phương pháp này được sử dụng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học nước thải lần cuối để thải vào nguồn nước. - Phương pháp trung hoà: Nước thải chứa các axít hữu cơ hoặc kiềm, nên cần được trung hoà, đưa nồng độ pH vào khoảng 6,5-8,5 trước khi thải và nguồn nước hoặc sử dụng cho các công nghệ tiếp theo. NGUYỄN CHƠN THÀNH Trang 15 - Phương pháp ôxi hoá khử: Để làm sạch nước thải người ta có thể dùng các chất ôxi hoá như clo hoá lỏng, ozon,... Trong quá trình ôxi hoá, các chất độc hại trong nước thải chuyển thành các chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước. Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn các tác nhân hoá học, do đó quá trình ôxi hoá khử chỉ được sử dụng trong những trường hợp các tạp chất nhiễm bẩn trong nước thải không thể lắng bằng phương pháp khác. b. Phương pháp hoá lý Các phương pháp hoá lý để xử lý nước thải công nghiệp đều dựa trên cơ sở ứng dụng các quá trình: đông tụ và keo tụ, tuyển nổi, hấp thụ, trao đổi ion, các quá trình tách bằng màng điện hoá... - Đông tụ và keo tụ: Làm trong và xử lý nước thải bằng cách dùng các chất keo tụ và các chất trợ lọc để liên kết chất bẩn ở dạng lơ lửng và keo thành dạng bông tụ có kích thước lớn. Khi những bông tụ này lắng xuống kéo theo các chất bẩn hoà tan cũng lắng theo.
Luận văn liên quan