Nước thải sinh hoạt là một vấn đề quan trọng cho những thành phố lớn và đông dân cư, nhất là đối với các quốc gia đã phát triển. Riêng đối với các quốc gia còn trong tình trạng đang phát triển, vì hệ thống cống rãnh thoát nước còn trong tình trạng thô sơ, không hợp lý cũng như không theo kịp đà phát triển dân số nhanh như trường hợp ở các thành phố ở Việt Nam như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẳng, Cần Thơ v.v , việc giải quyết và xử lý nước thải nầy hầu như không thể thực hiện được. Nước thải sau khi qua mạng lưới cống rãnh được chảy thẳng vào sông rạch và sau cùng đổ ra biển cả mà không qua giai đoạn xử lý. Thêm nữa, hầu hết các cơ sở sản xuất công kỹ nghệ cũng không có hệ thống xử lý nước thải, do đó tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng hơn nữa. Nếu tình trạng trên không chấm dứt, nguồn nước mặt và dọc theo bờ biển Việt Nam sẽ không còn được sử dụng được nữa trong một tương lai không xa.
71 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3335 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt quận Bình Thạnh TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẴNG KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
─────&─────
ĐỒ ÁN:
KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT QUẬN BÌNH THẠNH.TP.HCM
GVHD: Trương Thị Thùy Trang
SVTH: Nuyễn Minh Châu
Lớp: c6sh2
tp. Hồ Chí Minh, 2012
MỤC LỤC
CHƯƠNG TRANG
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD:biochemical oxgen demand(nhu cầu oxy sinh học)
COD:chemical oxygen demand-(nhu cầu oxy hóa học)
SS: suspended solids(chất lơ lững)
DO: dissolved oxygen(oxy hòa tan)
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 8.1:Sơ đồ quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp kị khí 16
Hình 8.2:bể tiếp xúc kị khí 17
Hình 2.71:Sơ đồ phân hủy yếm khí nước thải 20
Hình 2.72:Sơ đồ bể tiêu hủy yếm khí 21
Hình 2.74:Sơ đồ một hồ yếm khí xử lý nước thải chế biến thịt 22
Hình 2.75:Sơ đồ xử lý nước thải 35
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG TRANG
Bảng 1:Các thông số của quá trình kị khí để xử lý nước thải 19
Bảng 2:Số liệu thiết kế hồ kị khí ở nhiệt độ <200 22
Bảng 3:chi phí xây dựng 59
Bảng 4:chi phí máy móc-thiết bị 60
Bảng 5:Chi phí điện năng 61
Bảng 6:Chi phí hóa chất 61
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô trường CD Kinh Tế Công Nghệ Tp.HCM,thầy cô khoa công nghệ sinh học đã tận tình hướng dẫn ,bồi dưỡng kiến thức cho tôi suốt thời gian học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS.Trương Thị Thùy Trang,cô trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi để hoàn thành được đồ án thí nghiệm này,nhờ có cô mà từ những kiến thức lý thuyết tôi có thể chuyển thành những kinh nghiệm thực tế trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi mọi điều.
Trên hết tôi vô cùng biết ơn gia đình đã đọng viên ủng hộ tôi trong mọi chuyện ,luôn giúp đỡ và là chỗ dựa vững chắc cho tôi.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những sai sót.Tôi mong nhận được ý kiến kiến đóng góp của các thầy cô,các anh chị và các bạn để đồ án tôi được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
TP.HCM,tháng 05 năm 20012
Sinh viên
Nguyễn Minh Châu
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I.1 GIỚI THIỆU
Nước thải sinh hoạt là một vấn đề quan trọng cho những thành phố lớn và đông dân cư, nhất là đối với các quốc gia đã phát triển. Riêng đối với các quốc gia còn trong tình trạng đang phát triển, vì hệ thống cống rãnh thoát nước còn trong tình trạng thô sơ, không hợp lý cũng như không theo kịp đà phát triển dân số nhanh như trường hợp ở các thành phố ở Việt Nam như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẳng, Cần Thơ v.v…, việc giải quyết và xử lý nước thải nầy hầu như không thể thực hiện được. Nước thải sau khi qua mạng lưới cống rãnh được chảy thẳng vào sông rạch và sau cùng đổ ra biển cả mà không qua giai đoạn xử lý. Thêm nữa, hầu hết các cơ sở sản xuất công kỹ nghệ cũng không có hệ thống xử lý nước thải, do đó tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng hơn nữa. Nếu tình trạng trên không chấm dứt, nguồn nước mặt và dọc theo bờ biển Việt Nam sẽ không còn được sử dụng được nữa trong một tương lai không xa.
Và quận Bình Thạnh, một quận nằm trong nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh với dân số khá lớn,với nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, trong quận có nhiều nhà máy sản xuất, khách sạn, nhà hàng, trường học và nhiều ngành dịch vụ khác. Do đó lượng nước thải xả ra môi trường là một con số tương đối lớn. Vấn đề đặt ra là phải có một hệ thống xử lý nước thải cho quận để đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn sức khỏe cho người dân. Thế nhưng từ trước đến nay chúng ta chưa chú ý đến việc xử lý nước thải, trong khi về mặt kĩ thuật chúng ta có thể hoàn toàn làm được và hậu quả của nó để lại là rất nghiêm trọng, nước ở các kênh rãnh bốc mùi huỷ hoại mỹ quan của thành phố và sức khoẻ của người dân.
Cùng với việc hiện nay trên địa bàn Quận có rất nhiều dự án quy hoạch các khu dân cư, chỉnh trang đô thị. Vì vậy việc xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải cho quận là rất cần thiết và cấp bách.
I.2 NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
Thiết kế trạm xử lý nước thải cho Quận Bình Thạnh TP Hồ Chí Minh
Lựa chọn 2 phương án xử lý
Chất lượng nước sau xử lý đạt cột A QCVN 14:2009/BTNMT
Tính toán thiết kế các công trình đơn vị - trạm xử lý nước thải toàn khu
Lập bảng thuyết minh tính toán
I.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN
Giới thiệu tổng quan về khu vực quận Bình Thạnh: Số lượng dân số trong quận, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, các khu vui chơi, trường học, khách sạn…
Qua đó xác định lưu lượng, thành phần nước thải để đưa ra phương án xử lý hiệu quả.
Lập 2 phương án xử lý nước thải sau đó:
+ Tính toán thiết kế
+ Tính toán kinh tế cho 2 phương án đó.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
II.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA QUẬN BÌNH THẠNH
Diện tích : 2076 ha
Dân số : 464397 người
Dân tộc : 21 dân tộc, đa số là người Kinh
Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên - kinh tế - văn hoá-xã hội – môi trường
Vị trí địa lý
Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, ở vị trí cửa ngõ thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng.
Phía Đông Bắc giáp với quận 2 và Thủ Đức; ở phía Nam, Bình Thạnh và quận 1 cách nhau bởi con rạch Thị Nghè; về phía Tây - Tây Bắc giáp với quận Gò Vấp và Phú Nhuận.
Điều kiện tự nhiên
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Quận Bình Thạnh có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C.
Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc.
Cùng với sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc... đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác.
Kinh Thanh Đa được khởi đào vào năm 1897 đã biến bán đảo Thanh Đa- Bình Quới trở thành “vùng sâu” có 3 mặt giáp với sông. Chính địa thế này đã tạo nhiều thuận lợi cho phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Bình Hòa-Thạnh Mỹ Tây trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hiện nay, bán đảo Thanh Đa - Bình Quới xinh đẹp với khí hậu tươi mát là một khu du lịch nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh.
Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13; là cửa ngõ đón con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và lại có Bến xe khách Miền Đông.
Kinh tế
Từ thuở khai hoang lập ấp cho đến khi nhà Nguyễn trực tiếp cai quản, nông nghiệp lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây, bên cạnh chăn nuôi và đánh cá.
Dưới thời Pháp thuộc, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo. Nhưng do ở vị trí địa lý thuận lợi có nhiều đường giao thông thủy bộ quan trọng lại ở trung tâm tỉnh lỵ .Gia Định, thủ công nghiệp, thương nghiệp lại có điều kiện phát triển và mở rộng, đã xuất hiện một số cơ sở công nghiệp nhỏ.
Trong thập niên 60, kinh tế Bình Hoà - Thạnh Mỹ Tây chưa có sự thay đổi .Nhưng vào thập niên 70, các nhà tư bản trong và ngoài nước đã có đầu tư, nhất là lĩnh vực công nghiệp. Vì thế, trong 5 năm trước giải phóng , sản xuất công nghiệp tăng lên đáng kể. Nông nghiệp tụt hậu do đất đai bị thu hẹp để xây dựng nhà cửa và thương nghiệp phát triển tăng vọt nhằm phục vụ cho một số lượng đông dân cư do quá trình đô thị hoá và quân sự hoá cưỡng chế.
Sau năm 1975 , trong quá trình khôi phục, cải tạo và xây dựng kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa , cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch . Kinh tế nông nghiệp đã lùi về vị trí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế - văn hóa xã hội của quận huyện trong hiện tại và tương lai.
Quận Bình Thạnh được quy hoạch phát triển thành một phần trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh. Với tiềm năng về lao động, đất đai, sông rạch, cảnh quan thiên nhiên, quận Bình Thạnh có những lợi thế để đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ, du lịch.
Đối với các ngành nghề ưu tiên, như sản xuất sạch có giá trị gia tăng cao, các ngành dịch vụ cao cấp và du lịch, được đưa vào chương trình ưu đãi về vốn, hỗ trợ về thông tin, đào tạo nhân lực... Quận tổ chức bộ phận hỗ trợ về pháp lý và thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Đối với các tuyến đường chuyên doanh, việc phổ biến chủ trương của quận về khuyến khích kinh doanh các ngành hàng truyền thống và mới để người dân tự giác điều chỉnh ngành nghề kinh doanh cho phù hợp... được coi trọng.
Công tác đầu tư phát triển, nâng cấp kết cấu hạ tầng được đẩy mạnh. Nhiều dự án công trình đã được đầu tư, triển khai việc chỉnh trang, xây dựng mới tại nhiều khu vực; nhiều khu dân cư mới được hình thành; kết cấu hạ tầng, như đường giao thông, mạng lưới điện, mạng lưới thông tin, trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện, công viên cây xanh... được đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận.
Tuy vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ thời gian qua, Bình Thạnh vẫn còn một số hạn chế, bất cập:
- Chất lượng tăng trưởng, phát triển và hiệu quả của ngành dịch vụ còn thấp, phát triển dưới mức tiềm năng. Sự phát triển chủ yếu dựa vào số lượng cơ sở tăng, còn chất lượng hoạt động của từng thành phần kinh tế, từng ngành hàng vẫn còn nhiều hạn chế.Hoạt động của ngành dịch vụ còn phân tán, chưa hình thành các trung tâm thương mại chuyên doanh.
Hoạt động dịch vụ tư nhân của quận đang ở giai đoạn khởi đầu với quy mô nhỏ, hiệu quả còn thấp. Trong cơ cấu doanh thu của dịch vụ phần lớn chủ yếu dựa vào ngành thương nghiệp, còn doanh thu trong ngành khách sạn, ăn uống và các dịch vụ khác chiếm tỷ trọng thấp, hoạt động chưa vượt ra khỏi phạm vi địa bàn quận. Dịch vụ quốc doanh và hợp tác xã chưa tìm được chỗ đứng trên thị trường, với số lượng cơ sở chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Tiềm năng, thế mạnh của quận về vốn, lao động, đất đai, vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên... chưa được khai thác đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành dịch vụ nói riêng.
- Quy hoạch sử dụng đất và quản lý đô thị còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ, gắn kết với quá trình quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng kỹ thuật và xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế.Hạ tầng kỹ thuật trong thời gian qua đã được đầu tư, xây dựng nhiều nhưng không đều, chỉ tập trung mở rộng ở khu vực phía đông bắc.
- Môi trường kinh doanh và đầu tư còn có những bất cập đối với nhu cầu phát triển kinh tế. Những chính sách thu hút đầu tư chưa rõ ràng, chưa đủ sức hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước. Thu ngân sách còn nhiều bất cập, vẫn còn tồn tại một thực trạng sót hộ trong quá trình quản lý thu thuế.
- Tốc độ tăng dân số cơ học nhanh, nhất là dân nhập cư, đa số là dân nghèo, nên đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và tốc độ đô thị hoá của quận.
Kinh tế ngày càng phát triển và số lượng dân số gia tăng thì lượng nước thải xả ra môi trường sẽ không thể kiểm soát được vì vậy vấn đề cấp thiết hiện nay đặt ra là xây dựng cho quận một hệ thống xử lý nước thải hợp lý để bảo vệ môi trường và con người.
Văn hóa —xã hội
Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành phố, nơi qui tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.Ở Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ Bắc, Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp .Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừa phong phú vừa đa dạng. Những lớp dân cư xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá, sinh nhai, trong hành trang của mình, văn hóa như một nhu cầu quan trọng để sống và tồn tại. Mặt khác, trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm nay, những người Bình Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nổi gian nguy, khắc nghiệt của thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết. Bên cạnh nền văn hóa vốn có, những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay như một truyền thống văn hóa.
Môi trường
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường chung... Vì vậy, Quận Bình Thạnh hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn.Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi còn rất phổ biến.Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải là một thực trạng đáng báo động.
Vấn đề đặt ra là phải có một hệ thống xử lý nước thải cho quận để đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn sức khỏe cho người dân. Thế nhưng từ trước đến nay chúng ta chưa chú ý đến việc xử lý nước thải, trong khi về mặt kĩ thuật chúng ta có thể hoàn toàn làm được.
Thế nên hiện nay trên địa bàn Quận có rất nhiều dự án quy hoạch các khu dân cư, chỉnh trang đô thị. Xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải cho quận để đảm bảo vấn đề mỹ quan và môi trường đô thị.
II.2 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
II.2.1 KHÁI NIỆM VỀ NƯỚC THẢI
Nước thải là nước đã qua sử dụng vào các mục đích như:sinh hoạt ,dịch vụ,tưới tiêu,thủy lợi,chế biến công nghiệp,chăn nuôi,các xí nghiệp…
Thông thường nước thải được phân theo nguồn phát sinh ra chúng:
Nước thải sinh hoạt :nước thải từ các khu dân cư,hộ gia đình ,bệnh viện..
Nước thải công nghiệp :là nước thải từ các xí nghiệp xản suất công nghiệp,thủ công ,giao thông vận tải ..
Nước thải tự nhiên :nước mưa,ở những thành phố hiện đại chúng được gom theo hệ thống thoát nước riêng.
Nước thấm qua :nước mưa thấm qua hệ thống cống
Nước thải đô thị :là chất lỏng trong hệ thống cống thoát của thành phố đó là hỗn hợp các loại nước trên.
II.2.2VAI TRÒ VÀ TÁC HẠI CỦA NƯỚC THẢI
II.2.2.1 vai trò:
Trong nước thải có nhiều hợp chất hữu cơ,vô cơ và thành phần vi sinh vật.cho nên một số loại nước thải giúp ích cho quá trình xản suất nông nghiệp,cung cấp cho cây trông f một số chất dinh dưỡng như:n.p.c…và một số chất hữu cơ.
Bên cạnh đó sinh vật tron nupowcs thải thám vào đất phân hủy các chất có trong đất giúp đất tươi xốp.
Nước thải sau khi sử lý có thể đưa vào tái sử dụng trong công nghiệp và nông nghiệp.
III.2.2,2Tác hại
Nước thải làm ô nhiễm môi trường nước gây ảnh hưởng đến hoạt sống bình htuowngf của người và sinh vật .
Trong quá trình phát trển của nền công nghiệp ,nông nghệp cũng như qua s trình đô thị hóa hiện nay dẫn tới việc sử dụng nước ngày càng nhiều và lượng nước thỉa càng lớn.Trong nước thiair lại có nhiều chất và vi sinh vật mang tính độc hại.Nếu không đước sử lý,kiểm soát thích hợp sẽ ảnh hưởng rất xấu đến môi trường nói chung .xét cho cùng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay đều do hoạt dọng của con người,trong đó chủ yếu là nước thải .
Hơn thế nữa ,môi trường lại có khả năng xâm nhập vào cơ thể động thực vật và con người bởi nhu cầu của sinh vật cho nên nó tác động trực tiếp đến mọi hoạt động sống của con người,gay nên nhiều tác hại xấu ảnh hưởng đến mọi mặt trong xã hội.
II.2.3.CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
II.2.3.1.MỤC ĐÍCH CỦA XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Mục đích của quá trình xử lý nước thải là loại bớt các chất ô nhiễm có trong nước thải đến mức độ chấp nhận được theo tiêu chuẩn quy định.Mức độ yêu cầu xử lý nước thải phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Xử lý để tái sử dụng
Xử lý để quay vòng
Xử lý để thải ra môi trường
Hầu hết nước thải được xử lý để thải ra môi trường .trong trường hợp này ,yêu cầu mức độ xử lý phụ thuộc vào nguồn tiếp nhận nước thải và quy định của tung fkhu vực khác nhau.
Để đạt được mục đích đó chúng ta thường dựa vào đặt điểm của từng loại tạp chất để lựa chọn phương án xử lý thích hợp.
II.2.3.2.CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LỲ
Thông thường có các phương pháp sau:
Phương pháp cơ học:
Là gồm những quá trình mà khi nước thải đi qua sẽ thay đổi tính chất hóa học và sinh học của nước .Xử lý cơ học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước tieps theo.
Các phương pháp hóa học và hóa học
Dùng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt gồm có: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại. Cơ sở của phương pháp này là các phản.ứng hóa học diễn ra giữa chất ô nhiễm và hóa chất thêm vào, do đó, ưu điểm của phương pháp là có hiệu quả xử lý cao, thường được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước khép kín.Tuy nhiên, phương pháp hóa học có nhược điểm là chi phí vận hành cao, không thích hợp cho các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với quy mô lớn. Bản chất của phương pháp hoá lý trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt là áp dụng các quá trình vật lý và hoá học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường.
Trung hòa Nước thải chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoảng 6,5 – 8,5 trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo. Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách:
- Trộn lẫn nước thải acid và nước thải kiềm;
– Bổ sung các tác nhân hóa học;
– Lọc nước acid qua vật liệu có tác dụng trung hòa;
– Hấp thụ khí acid bằng nước kiềm hoặc hấp thụ ammoniac bằng nước acid.
Keo tụ – tạo bông
Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân tán, kích thước các hạt thường dao động từ 0,1 – 10 micromet. Các hạt này không nổi cũng không lắng, và do đó tương đối khó tách loại. Vì kích thước hạt nhỏ, tỷ số diện tích bề mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện tượng hóa học bề mặt trở nên rất quan trọng. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có khuynh hướng keo tụ do lực hút Vander Waals giữa các hạt. Lực này có thể dẫn đến sự kết dính giữa các hạt ngay khi khoảng cách giữa chúng đủ nhỏ nhờ va chạm. Sự va chạm xảy ra nhờ chuyển động Brown và do tác động của sự xáo trộn. Tuy nhiên trong trường hợp phân tán cao, các hạt duy trì trạng thái phân tán nhờ lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang tích điện, có thể là điện tích âm hoặc điện tích dương nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion trong dung dịch hoặc sự ion hóa các nhóm hoạt hóa. Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được bền hóa nhờ lực đẩy tĩnh điện. Do đó, để phá tính bền của hạt keo cần trung hòa điện tích bề mặt của chúng, quá trình này được gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo đã bị trung hòa điện tích có thể liên kết với các hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và lắng xuống, quá trình này được gọi là quá trình tạo bông.
Phương pháp sinh học:
Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, Sunfit, ammonia, Nito… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất để làm thức ăn. Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân thành 2 loại:
- Phương pháp kị khí sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy.
- Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, cả chất keo và chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn chính như sau: – Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng đến bề mặt tế bào vi sinh vật. – Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào. . – Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.
Tốc độ quá trình oxy hóa sinh hóa phụ thộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước