Đề tài Thiết kế nhà máy sản xuất kem que

Kem là loại thức ăn ngọt dạng đông lạnh được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như: sữa, đường, chất béo, phụ gia, hương liệu, Kem dường như đã đi vào đời sống hằng ngày của con người với các chủng loại rất đa dạng và phong phú về chủng loại cũng như chất lượng, có hai dạng phổ biến nhất hiện nay là kem que và kem hộp/ly. Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam trong đầu thế kỷ 20 nhưng hiện giờ kem đã có vị trí rất quan trọng trong ẩm thực của người Việt. Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo cũng là một điều kiện thuận lợi để phát triển các xí nghiệp sản xuất kem để đáp ứng nhu cầu thị trường trong những ngày hè nóng bức cũng như để xuất khẩu. Không những thế kem cũng là một món ăn phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở các nước phát triển, trung bình mỗi người dân tiêu thụ 20 lít kem ăn một năm. Theo thống kê của các Hiệp hội sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa, Mỹ là quốc gia sản xuất kem ăn lớn nhất thế giới với 61.3 triệu hectolit/năm, kế đến là Trung Quốc 23.6 triệu hectolit/năm. Tuy nhiên, New Zealand lại là nước tiêu thụ kem mạnh mẽ nhất trên thế giới với 26.3 triệu hectolit/năm kế đến là Mỹ 22.5 triệu hectolit/năm. Trung bình, một người New Zealand sử dụng 26.3 lít kem/năm, trong khi mức tiêu thụ của người Trung Quốc là 1.8 lít/năm. Mức tiêu thụ kem trung bình của người Việt Nam là 0.3 lít/năm. Việt Nam là một nước có nhiều nhân tố khả quan cho việc phát triển thị trường kem:  Khí hậu nóng ẩm (tăng nhu cầu tiêu thụ).  Nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng nhanh, thu nhập tăng vì thế tăng nhu cầu sử dụng các món tráng miệng (trong đó có kem).  Sự gia tăng dân số nhanh và mức độ đô thị hóa ngày càng tăng cũng ảnh hưởng đến mức tiêu thụ kem.  Mức tiêu thụ kem bình quân đầu người là 0,3 lít/người/năm còn quá thấp so với nhiều nước trên thế giới là một điều kiện thận lợi để mở rộng và phát triển thêm trong lĩnh vực này. Với các điều kiện trên có thể thấy rằng thị trường kem rất có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Vì vậy, việc xây dựng một nhà máy sản xuất kem là một điều cần thiết và phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ kem trong nước và xuất khẩu. Trên cơ sở đó, nhóm tiểu luận đã chọn đề tài: “Thiết kế nhà máy sản xuất kem”.

docx88 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2821 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế nhà máy sản xuất kem que, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM BỘ MÔN : THỰC HÀNH THIẾT KẾ NHÀ MÁY oOo TP.Hồ Chí Minh , tháng 09 năm 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM BỘ MÔN : THỰC HÀNH THIẾT KẾ NHÀ MÁY oOo TP.Hồ Chí Minh , tháng 09 năm 2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài báo cáo này, tập thể nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Trường đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cùng với Viện công nghệ sinh học thực phẩm đã tạo ra một môi trường học tập có cơ sở vật chất rất tốt cho chúng em học hỏi và nghiên cứu. Thư viện trường đại học Công Nghiệp đã cung cấp cho chúng em những tài liệu tham khảo quý báu cùng với những phòng họp nhóm hiện đại. Sau cùng, Nhóm chúng em xin gởi lời cám ơn chân thành đến cô đã tận tình chỉ bảo chúng em trong quá trình hoàn thành đề tài này. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do khả năng, thời gian và khuôn khổ của trang giấy có hạn nên không thể nào tránh được những sai sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn và để chúng em rút kinh nghiệm cho những bài báo cáo sau này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2011 BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ Chương 3, Chương 5, Chương 6 Tổng hợp Word, Power Point Chương 3, Chương 5, Chương 6 Chương 1, Chương 2 Chương 4, Chương 7 Chương 4, Chương 7 MỤC LỤC Chương 1: Lập luận kinh tế 12 1.1. LÝ DO LỰA CHỌN SẢN PHẨM. 12 1.2. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG PHÂN XƯỞNG 13 1.2.1. Mục đích xây dựng nhà máy. 13 1.2.2. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc xây dựng nhà máy. 14 1.2.2.1 Vị trí địa lý. 14 1.2.2.2. Cơ xở hạ tầng. 15 1.2.2.3. Đặc điểm khu đất. 15 1.2.2.4. Nguồn lao động. 16 1.2.2.5. Giao thông. 16 1.2.2.6. Nhà máy lân cận. 16 1.3. ĐỊA ĐIỂM ĐẶT PX VÀ TT CHI TIẾT VỀ KCN CHỌN 16 1.4. Thiết kế tổng thể mặt bằng nhà máy kem 30 1.4.1. Yêu cầu của việc thiết kế mặt bằng tổng thể 30 1.4.2. Bảng thiết kế mặt bằng tổng thể 30 Chương 2: Quy trình công nghệ 31 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU 31 2.1.1. Nguyên liệu chính. 31 2.1.1.1. Sữa. 31 2.1.1.2. Bột sữa gầy. 32 2.1.1.3. Cream. 32 2.1.1.4. Đường. 32 2.1.1.5. Chất béo. 33 2.1.2. Nguyên liệu phụ. 33 2.1.2.1. Chất nhũ hóa 33 2.1.2.2. Chất ổn định. 34 2.1.2.3. Chất tạo hương. 34 2.1.2.4. Chất màu. 34 2.1.2.5. Nguyên liệu khác. 35 2.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 37 2.2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ 37 2.2.2. Thuyết minh quy trình công nghệ 38 2.2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu 38 2.2.2.2. Phối trộn 38 2.2.2.3. Đồng hoá 38 2.2.2.4. Thanh trùng 38 2.2.2.5. Ủ chín 39 2.2.2.6. Lạnh đông sơ bộ 39 2.2.2.7. Kem que 40 Chương 3: Tính cân bằng Vật chất 41 3.1. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT 41 3.1.1. Thành phần nguyên liệu và sản phẩm 41 3.1.1.2. Chọn thành phần sản phẩm 41 3.1.1.3. Ước lượng tổn thất qua từng công đoạn 42 3.1.2 Tính toán cân bằng vật chất cho 100 kg nguyên liệu 42 3.1.3 Tính lượng h2 nguyên liệu qua từng công đoạn của QTSX 44 3.1.4 Tính lượng nguyên liệu đầu vào của QTSX 44 3.1.5. Bảng phân phối lượng nguyên liệu cho 1 ca, 1 ngày sản xuất 45 Chương 4: Tính chọn thiết bị 46 4.1 TÍNH TOÁN LỰA CHỌN THIẾT BỊ 46 4.1.1 Tính chọn thiết bị chính 46 4.1.1.1. Thiết bị phối trộn 46 4.1.1.2. Thiết bị gia nhiệt cho quá trình trộn nguyên liệu 47 4.1.1.3. Thiết bị đồng hoá 48 4.1.1.4. Thiết bị thanh trùng 50 4.1.1.5. Thiết bị ủ chín 51 4.1.1.6. Thiết bị lạnh đông sơ bộ 51 4.1.1.7. Thiết bị sản xuất kem que 52 4.1.2 Tính chọn thiết bị phụ 53 4.1.2.1 Bồn bảo quản sữa tươi 53 4.1.2.2. Bồn bảo quản cream 53 4.1.2.3. Thiết bị CIP 54 4.1.2.4. Bố trí lịch làm việc cho các thiết bị 55 4.2 BỐ TRÍ THIẾT BỊ VÀO PHÂN XƯỞNG 55 4.2.1 Bố trí thiết bị 55 4.2.2 Tính diện tích mặt bằng phân xưởng 55 Chương 5. Tính điện – nước – hơi 56 5.1. TÍNH NĂNG LƯỢNG 56 5.1.1. Gia nhiệt trong quá trình phối trộn 56 5.1.2. Gia nhiệt cream 56 5.1.3. Thanh trùng 56 5.1.4. Hơi cho thiết bị CIP 57 5.1.5. Chọn nồi hơi 59 5.2. TÍNH LẠNH 60 5.2.1. Làm lạnh sữa tươi 60 5.2.2. Làm lạnh cream 60 5.2.3. Làm lạnh hỗn hợp sau quá trình thanh trùng 60 5.2.4. Lạnh đông kem 61 5.2.5. Bảo quản lạnh 61 5.2.6. Chọn máy nén lạnh 61 5.3. TÍNH NƯỚC 62 5.3.1.Tính nước 62 5.3.2.Chọn bể nước 63 5.3.3.Chọn đài nước 63 5.4. TÍNH ĐIỆN 63 5.4.1. Điện động lực 63 5.4.2. Điện dân dụng 64 5.4.4. Chọn máy biến áp 64 Chương 6. Tính tổ chức – xây dựng 65 6.1.TÍNH TỔ CHỨC 65 6.1.1. Sơ đồ tổ chức 65 6.1.2.Tính nhân lực 65 6.2.TÍNH XÂY DỰNG 66 6.2.1 Phân xưởng sản xuất chính 66 6.2.2. Phòng thường trực bảo vệ 67 6.2.3. Khu hành chính 67 6.2.4.Nhà ăn 68 6.2.5. Nhà vệ sinh, phòng giặt là, phòng phát áo quần - bảo hộ lao động 68 6.2.6.Kho nguyên vật liệu 69 6.2.7. Kho thành phẩm 72 6.2.8. Trạm biến áp 72 6.2.9. khu xử lí nước thải 72 6.2.10. Phân xưởng cơ điện 72 6.2.11. Nhà nồi hơi 72 6.2.12. Nhà đặt máy phát điện 72 6.2.13. Lạnh trung tâm 73 6.2.14. Khu cung cấp nước và xử lí nước 73 6.2.15. Tháp nước 73 6.2.16. Nhà để xe 73 6.3. TÍNH KHU ĐẤT XÂY DỰNG NHÀ MÁY 75 6.3.1. Diện tích khu đất 75 6.3.2.Tính hệ số sử dụng Ksd 75 Chương 7. Tính toán kinh tế 77 7.1. VỐN DẦU TƯ CHO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 77 7.1.1. Vốn xây dựng nhà máy 77 7.1.2. Vốn đầu tư cho máy móc , thiết bị 79 7.1.3. Vốn đầu tư cho tài sản cố định 80 7.2. TÍNH LƯƠNG 80 7.3.TÍNH CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG 1 NĂM 81 7.3.1. Chi phí nhiên liêu, năng lượng sử dụng chung 81 7.3.2. Chi phí nguyên vật liệu chính và phụ của từng dây chuyền sản xuất 82 7.4.TÍNH GIÁ THÀNH CHO 1 ĐƠN VỊ SẢN PHẨM 83 7.4.1.Tính giá thành của kem 83 7.5. TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ 85 7.5.1. Tổng chi phí sản xuất mặt hàng 85 7.5.2.Tính lãi vay ngân hàng trong 1 năm 85 7.5.3. Tính tổng vốn đầu tư 85 7.5.4. Tính doanh thu ( thuế VAT) 85 7.5.5. Thuế doanh thu 86 7.5.6 .Lợi nhuận tối đa sau thuế 86 7.5.7.Thời gian hoàn vốn của dự án 86 PHẦN MỞ ĐẦU Kem là loại thức ăn ngọt dạng đông lạnh được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như: sữa, đường, chất béo, phụ gia, hương liệu,…Kem dường như đã đi vào đời sống hằng ngày của con người với các chủng loại rất đa dạng và phong phú về chủng loại cũng như chất lượng, có hai dạng phổ biến nhất hiện nay là kem que và kem hộp/ly. Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam trong đầu thế kỷ 20 nhưng hiện giờ kem đã có vị trí rất quan trọng trong ẩm thực của người Việt. Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo cũng là một điều kiện thuận lợi để phát triển các xí nghiệp sản xuất kem để đáp ứng nhu cầu thị trường trong những ngày hè nóng bức cũng như để xuất khẩu. Không những thế kem cũng là một món ăn phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở các nước phát triển, trung bình mỗi người dân tiêu thụ 20 lít kem ăn một năm. Theo thống kê của các Hiệp hội sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa, Mỹ là quốc gia sản xuất kem ăn lớn nhất thế giới với 61.3 triệu hectolit/năm, kế đến là Trung Quốc 23.6 triệu hectolit/năm. Tuy nhiên, New Zealand lại là nước tiêu thụ kem mạnh mẽ nhất trên thế giới với 26.3 triệu hectolit/năm kế đến là Mỹ 22.5 triệu hectolit/năm. Trung bình, một người New Zealand sử dụng 26.3 lít kem/năm, trong khi mức tiêu thụ của người Trung Quốc là 1.8 lít/năm. Mức tiêu thụ kem trung bình của người Việt Nam là 0.3 lít/năm. Việt Nam là một nước có nhiều nhân tố khả quan cho việc phát triển thị trường kem: Khí hậu nóng ẩm (tăng nhu cầu tiêu thụ). Nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng nhanh, thu nhập tăng vì thế tăng nhu cầu sử dụng các món tráng miệng (trong đó có kem). Sự gia tăng dân số nhanh và mức độ đô thị hóa ngày càng tăng cũng ảnh hưởng đến mức tiêu thụ kem. Mức tiêu thụ kem bình quân đầu người là 0,3 lít/người/năm còn quá thấp so với nhiều nước trên thế giới là một điều kiện thận lợi để mở rộng và phát triển thêm trong lĩnh vực này. Với các điều kiện trên có thể thấy rằng thị trường kem rất có tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Vì vậy, việc xây dựng một nhà máy sản xuất kem là một điều cần thiết và phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ kem trong nước và xuất khẩu. Trên cơ sở đó, nhóm tiểu luận đã chọn đề tài: “Thiết kế nhà máy sản xuất kem”. Chương 1: Lập luận kinh tế 1.1. LÝ DO LỰA CHỌN SẢN PHẨM. Theo kết quả khảo sát từ một công ty nghiên cứu thị trường Singapore, năm 2009, tổng doanh số của thị trường kem Việt Nam là 667 tỷ đồng và tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 15 - 20%. Con số này cho thấy đây là một thị trường không nhỏ với tốc độ phát triển khá cao. Tuy nhiên, cho đến nay, trong thị trường hàng trăm tỷ đồng này, loại kem có tên tuổi của các hãng lớn chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu, còn lại là phần của các loại kem rẻ tiền, kem của các cơ sở nhỏ, kem không tên tuổi. Do dây chuyền sản xuất không khép kín nên loại kem này thường không đảm bảo vệ sinh. Kem sạch, vì thế, hiện đang là vấn đề rất đáng quan tâm của người tiêu dùng và chính điều này sẽ giúp cho các loại kem có nhãn hiệu, tên tuổi với chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng các sản phẩm cao cấp, chất lượng cao, sản phẩm được bảo quản tốt cũng tăng lên tương ứng và điều này sẽ tạo ra sự phân khúc về thị trường các nhóm sản phẩm ở đô thị và nông thôn. Sự tăng trưởng của thị trường kem Việt Nam có thể giải thích bởi nhiều lý do: Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 tăng trưởng GDP đạt 6,78%, cao hơn mục tiêu đề ra là 6,5%. . Mức tăng trưởng cao đã kéo theo sự tăng trưởng trong thu nhập của người dân, vì vậy dẫn đến sự tăng trưởng nhu cầu về sản phẩm đồ tráng miệng đông lạnh, trong đó có kem. Thứ hai, sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng trong những năm gần đây cũng tác động làm tăng mức tiêu thụ kem ăn. Dân số Việt Nam hiện nay ước tính khoảng hơn 85,2 triệu người; trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,1 triệu người. Theo ước tính, đến năm 2024, dân số nước ta có khoảng 100 triệu người. Tỷ lệ dân số tại khu vực đô thị cũng tăng lên rất nhanh. Thứ ba, mức tiêu thụ kem bình quân đầu người của Việt Nam chỉ ở mức 0,3 lít/người/năm, rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Việt Nam trong diễn ra theo một chiều hướng tích cực. Vì vậy ngành kem ăn Việt Nam hoàn toàn có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với thế giới, triển vọng phát triển của ngành kem ăn Việt Nam là rất khả quan. Thêm vào đó, là một sản phẩm từ sữa, kem được nhà nước Việt Nam khuyến khích sản xuất và áp dụng nhiều chính sách ưu đãi. “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” (do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt). 1.2. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG PHÂN XƯỞNG 1.2.1. Mục đích xây dựng nhà máy. Việc chọn được một địa điểm để xây dựng nhà máy cho phù hợp là một phần rất quan trọng, mang tính thuyết phục và quyết định sự sống còn của nhà máy. Xây dựng nhà máy ở một địa điểm hợp lý sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhờ thỏa mãn tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn các sản phẩm và dịch vụ mà không cần phải đầu tư thêm. Một địa điểm tốt sẽ tạo được một thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng dễ dàng, nhanh chóng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó việc chọn lựa một địa điểm thích hợp sẽ dễ dàng trong việc huy động nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho sản xuất. Nó còn tạo ra được một nguồn lực lao động mạnh mẽ cho doanh nghiệp và là giải pháp quan trọng để giảm giá thành sản phẩm. Nếu địa điểm xây dựng nhà máy không phù hợp sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và hoạt động của nhà máy như: khó khăn về nguồn nguyên liệu, về vùng đất, giao thông... Nếu việc lựa chọn không phù hợp sẽ dẫn đến chi phí tăng và có thể dẫn đến việc nhà máy ngưng hoạt động. Theo xu thế công nghiệp hóa và chính sách phát triển của nhà nước, cố gắng đưa nhà máy xây dựng ở địa điểm các khu công nghiệp. Lợi ích của khu công nghiệp là tiết kiệm chi phí xây dựng các công trình phụ, được hỗ trợ về thuế, giá xây dựng, nguồn lao động và cơ sở điện, nước... Kem là loại thức ăn tráng miệng phổ biến, là một nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Đồng thời với xu thế hiện nay, việc triển khai và xay dựng một nhà máy kem cũng là một điều khả thi đối với thị trường Việt Nam. Xây dựng nhà máy kem giúp giải quyết việc làm, đa dạng hóa sản phẩm,đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong thời đại mới. 1.2.2. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc xây dựng nhà máy. Có sáu nhóm nhân tố chính là: Vị trí địa lý: khoảng cách tới các vùng nguyên liệu, vị trí so với thị trường tiêu thụ. Cơ sở hạ tầng: giao thông trong KCN, cấp điện, cấp nước, vấn đề xử lý nước thải, thông tin liên lạc. Đặc điểm khu đất:giá khu đất, cấu trúc nền đất,khả năng ngập lụt. Nguồn lao động: nhà ở, lực lượng lao động. Giao thông vận tải: đường bộ, đường thủy. Các nhà máy lân cận 1.2.2.1 Vị trí địa lý. Khoảng cách tới vùng nguyên liệu: Xây dựng nhà máy phải gần vùng nguyên liệu (hoặc ngay vùng nguyên liệu) để: giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng, ùng nguyên liệu phải đủ lớn, đảm bảo đủ chất lượng và số lượng nguyên liệu cho nhà máy hoạt động liên tục. Tuy nhiên, đối với nhà máy kem thì nguyên liệu là sản phẩm của các nghành khác nên vị trí thích hợp là gần các nhà máy sản xuất ra nguyên liệu hoặc ở gần cảng là thích hợp. Vị trí so với thị trường tiêu thụ: nếu nhà máy đặt quá xa vùng tiêu thụ sản phẩm, sẽ tốn chi phí vận chuyển hàng đến nơi tiêu thụ, đôi khi thời gian vận chuyển dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm → Có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của nhà máy. 1.2.2.2. Cơ xở hạ tầng. Cấp nước: Đối với nhà máy thực phẩm thì nguồn cung cấp nước rất quan trọng. Nên chọn khu đất có nguồn cung cấp nước ổn định và chất lượng nước đạt yêu cầu. Giao thông: Nhà máy nên đặt gần đường giao thông chính (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không) để thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm... Cấp điện: Nhà máy nên đặt trong vùng có khả năng cung cấp điện, nước tốt để đỡ tốn kém chi phí cho việc cung cấp điện, nước cho hoạt động của nhà máy. Đặc biệt đối với nhà máy thực phẩm thì nước là một nhu cầu rất cần thiết. Xử lý nước thải và rác thải: Vấn đề thoát nước thải và rác thải cũng rất quan trọng trong các nhà máy chế biến thực phẩm. Vì nước thải và rác thải chủ yếu chứa các chất hữu cơ, là môi trường cho vi sinh vật dễ phát triển, làm cho dễ lây vào dụng cụ thiết bị và nguyên liệu nhập vào nhà máy, sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và chất lượng thành phẩm. Bên cạnh đó, rác thải và nước thải còn làm ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan, ảnh hưởng đến sức khỏe đến người lao động, và đôi khi còn làm hư hỏng các công trình, máy móc thiết bị trong nhà máy. Do đó, cần xem xét kỹ khả năng xử lý nước thải và rác thải, nên chọn những khu đất cao ráo, dễ thoát nước, lại nằm trong khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, đỡ tốn chi phí xây dựng hệ thống xử lý thải riêng. Đặc biệt tìm ra cách tận dụng các phế thải của nhà máy một cách triệt để và kinh tế. 1.2.2.3. Đặc điểm khu đất. Giá khu đất: là tiền thuê khu đất đó, giá cả phải hợp lý để tiết kiệm nguồn vốn cho nhà máy phù hợp với khả năng đầu tư Cấu trúc nền đất: xem xét cường độ chịu lực của lớp đất bằng các kết quả khoan thử nghiệm, nếu cường độ chịu lực này không đủ lớn sau này có thể sinh ra hiện tượng sụt lún. Nên chọn khu đất có nền móng vững chãi, kết hợp với các biện pháp gia cố nền móng thích hợp với cấu trúc của nó. Khả năng ngập lụt: khu đất nên ở nơi cao ráo, không nên ở vùng trũng đề phòng bị ngập lụt. 1.2.2.4. Nguồn lao động. Lao động là người tham gia vào trong quá trình sản xuất của nhà máy, do đó có tầm quan trọng rất lớn. Vị trí trên thị trường sức lao động: chọn những khu vực có nhiều lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề. Nhà ở (khả năng thuê, mua, giá cả): chọn những vùng gần các khu dân cư, khi đó khả năng thuê và tìm phòng trọ dễ dàng hơn, giảm chi phí xây dựng các khu nhà ở cho nhân công. 1.2.2.5. Giao thông. Đường bộ: vì nguyên liệu sản xuất kem không phải nhập từ nước ngoài nên đường bộ là con đường vận chuyển chủ yếu trong việc chuyên chở nguyên liệu và sản phẩm. Nên chọn ở những nơi có đường lớn để thuận tiện cho việc vận chuyển. Đường thủy: chọn địa điểm gần cảng để nhập nguyên liệu và xuất sản phẩm ra thị trường một cách linh hoạt hơn 1.2.2.6. Nhà máy lân cận. Nên chọn các khu công nghiệp, để có thể hợp tác hóa với nhiều nhà máy khác. 1.3. Địa điểm đặt phân xưởng và thông tin chi tiết về khu công nghiệp được chọn Bàng 2: bảng so sánh sơ bộ ba khu công nghiệp lựa chọn Tên khu công nghiệp Việt Nam Singapore AMATA Long Thành Hình ảnh TỔNG QUAN: Chủ đầu tư Cty Liên Doanh TNHH Khu Công Nghiệp Việt Nam - Singapore Công ty TNHH Amata Việt Nam liên doanh giữa công ty Sonadezi và công ty Amata Corp.Public Thái Lan Cty Cổ phần SONADEZI Long Thành Địa chỉ Số 8, đại lộ Hữu Nghị, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương Khu công nghiệp Amata, phường Long Bình, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai Xã Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai Diện tích 500 ha 494 ha 488 ha Đất công nghiệp 325 ha 394 ha 257 ha Thời gian hoạt động 1997 1995 2003 Tổng số nhà đầu tư hiện hữu 100 công ty, gồm:Việt Nam (11). VỊ TRÍ,KHOẢNG CÁCH: Thuận lợi về vị trí địa lý: Đường bộ Đến Ho Chi Minh City 23 km 32 km 44 km Đến trung tâm tỉnh 8 km 4 km 15 km Khác Thành phố Biên Hòa 25 km Thị Xã Thủ Dầu Một 50 km Đường sắt Ga gần nhất Đến Ga Sài Gòn Thành Phố Hồ Chí Minh 25 km Cách ga Sài Gòn 32 Km Đến Ga Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai 15 km Khác Đường không Đến Son Nhat International airport 30 km 32 km 44 km To Long Thanh international airport 30 km Khác Hệ thống giao thông khác + Tân cảng: 22 km + Cảng Phú Mỹ: 40 km + Cảng Đồng Nai 4 km + Cảng Phú Mỹ: 35 km +Cảng Gò Dầu: 23 km + Cảng Vũng Tàu: 63 km CƠ SỞ HẠ TẦNG: Điều kiện địa chất Đất cứng, tốt + Đất cứng + Đất cứng, tốt Giao thông Hệ thống trục chính Rộng: 28m Số làn xe: 4 làn + Rộng: 12m - 35m + Số làn xe: 4 làn + Rộng: 31m + Số làn xe: 4 Hệ thống giao thông trục nội bộ Rộng: 18m Số làn xe: 2 làn + Rộng: 15m - 22m + Số làn xe: 4 làn + Rộng: 24m + Số làn xe: 2 Cấp điện Lưới điện quốc gia 22 Kv Công suất: 120 MW/ngày + Từ điện lưới quốc gia qua trạm biến áp 2x40 MVA + Cung cấp tuyến điện: 22 Kv + Công suất: 2x63MVA Nhà máy điện dự phòng Không có + N/A N/a Cấp nước Công suất: 12.000 m3/ngày Công suất 25.000 m3/ngày + Công suất: 20.000m3/ngày Nhà máy xử lý nước thải Công suất: 8.000 m3/ngày + Nước thải được xử lý tại Nhà máy nước thải tập trung KCN. Công suất nhà máy xử lí nước thải: 1000 m3/ngày (công suất thiết kế 4000 m3/ngày). + Công suất tối đa : 15.000m3/ngày đêm Internet ADSL tốc độ cao + ADSL + ADSL 2 Mbps Thông tin liên lạc Giai đoạn 1: 1.200 số Giai đoạn 2: 6.000 số + N/A + IDD 3750 số GIÁ THUẾ: Đất Giá thuê 38 USD 50 USD 70 USD Thời hạn thuê 2046 31/12/2053 Thông tin khác Loại A + Loại A Loại A Phương thức thanh toán Một lần + Trả định kỳ + Một lần + Hàng năm + Thanh toán một lần cho cả thời hạn đầu tư (10 ngày sau khi ký hợp đồng thuê lại đất) Diện tích lô đất tối thiểu N/A + N/A + 7.400 m2 Phí quản lý Phí quản lý 0 USD 0 USD 0.05 USD Phương thức thanh toán + N/A + Hàng năm Giá cung cấp điện Giờ cao điểm 1645 VND 0 VND 1830 VND Giờ bình thường 815 VND 815 VND 920 VND Giờ thấp điểm 445 VND 0 VND 510 VND Thông tin khác Giá trên chưa bao gồm VAT + Tính theo giá Nhà nước + Giá trên chưa gồm VAT Phương thức thanh toán Hàng tháng + Hàng tháng + Hàng tháng Giá nước Giá nước sạch (m3) 4500 VND 4820 VND 4820 VND Thông tin khác Giá trên chưa bao gồm VAT + Tính theo giá Nhà nước + Giá trên chưa gồm VAT Phương thức thanh toán Hàng tháng +Hàng tháng +Hàng tháng Phí xử lý nước thải Cách tính kh