Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, khả năng tìm kiếm, sáng tạo và nhu cầu thưởng thức cái đẹp cũng không ngừng được nâng cao. Đây là một điều hết sức phù hợp với quy luật phát triển chung của cuộc sống và của xã hội. Ngày nay, những kết quả nghiên cứu khảo cổ đã giúp chúng ta biết được sự thật thú vị rằng ngay từ thời xa xưa, khi các phương tiện phục vụ cuộc sống của con người còn hết sức thô xơ họ đã biết cảm nhận và thể hiện cái đẹp qua những hình vẽ, trạm khắc, trang trí, những đồ trang sức, đồ dùng cá nhân, những bức tượng, phù điêu ở những nơi mà con người sinh sống. Trải qua hàng nghìn năm tồn tại và phát triển tới nay, con người vẫn luôn tìm tòi, cảm nhận, sáng tạo và lý giải cái đẹp. Nói cách khác cái đẹp là một thuộc tính của loài người, cái đẹp có thể coi là một sự toàn vẹn, hài hoà giữa hình thức và nội dung của các sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống. Việc cảm nhận cái đẹp đã đưa con người vượt thoát ra khỏi thế giới động vật hoang xơ, hướng con người tới sự phát triển cuộc sống, hoàn thiện bản thân.
Bất cứ nền văn minh phát triển nào cũng cần phải có một nền mỹ thuật phát triển. Đó là vì con người luôn vươn tới cái đẹp, có nhu cầu sáng tạo và thưởng thức cái đẹp. Một phần của mỹ thuật là Mỹ thuật công nghiệp. Mỹ thuật công nghiệp là sự giải quyết những nhu cầu về cái đẹp trong một thời đại công nghiệp phát triển và khẳng định vị trí của mình trong đời sống xã hội và sản xuất. Chính vì thế mà Mỹ thuật công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại, đóng góp những sản phẩm đẹp trong cuộc sống - giải quyết nhu cầu về mặt thẩm mỹ, định hướng và nâng cao trình độ thẩm mỹ của xã hội. Trong sự phát triển chung của Mỹ thuật công nghiệp, ngành thiết kế Nội - Ngoại thất giữ một vị trí rất quan trọng bởi nó đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trường. Bởi chính ngành này đã xây dựng nên bộ mặt xã hội, minh chứng thiết thực cho sự phát triển của một quốc gia, ghi dấu một nền văn hoá mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, một nền kiến trúc phản ánh văn hoá bản xứ.
28 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2783 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế nội thất cửa hàng thời trang Song Doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, khả năng tìm kiếm, sáng tạo và nhu cầu thưởng thức cái đẹp cũng không ngừng được nâng cao. Đây là một điều hết sức phù hợp với quy luật phát triển chung của cuộc sống và của xã hội. Ngày nay, những kết quả nghiên cứu khảo cổ đã giúp chúng ta biết được sự thật thú vị rằng ngay từ thời xa xưa, khi các phương tiện phục vụ cuộc sống của con người còn hết sức thô xơ họ đã biết cảm nhận và thể hiện cái đẹp qua những hình vẽ, trạm khắc, trang trí, những đồ trang sức, đồ dùng cá nhân, những bức tượng, phù điêu … ở những nơi mà con người sinh sống. Trải qua hàng nghìn năm tồn tại và phát triển tới nay, con người vẫn luôn tìm tòi, cảm nhận, sáng tạo và lý giải cái đẹp. Nói cách khác cái đẹp là một thuộc tính của loài người, cái đẹp có thể coi là một sự toàn vẹn, hài hoà giữa hình thức và nội dung của các sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống. Việc cảm nhận cái đẹp đã đưa con người vượt thoát ra khỏi thế giới động vật hoang xơ, hướng con người tới sự phát triển cuộc sống, hoàn thiện bản thân.
Bất cứ nền văn minh phát triển nào cũng cần phải có một nền mỹ thuật phát triển. Đó là vì con người luôn vươn tới cái đẹp, có nhu cầu sáng tạo và thưởng thức cái đẹp. Một phần của mỹ thuật là Mỹ thuật công nghiệp. Mỹ thuật công nghiệp là sự giải quyết những nhu cầu về cái đẹp trong một thời đại công nghiệp phát triển và khẳng định vị trí của mình trong đời sống xã hội và sản xuất. Chính vì thế mà Mỹ thuật công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại, đóng góp những sản phẩm đẹp trong cuộc sống - giải quyết nhu cầu về mặt thẩm mỹ, định hướng và nâng cao trình độ thẩm mỹ của xã hội. Trong sự phát triển chung của Mỹ thuật công nghiệp, ngành thiết kế Nội - Ngoại thất giữ một vị trí rất quan trọng bởi nó đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trường. Bởi chính ngành này đã xây dựng nên bộ mặt xã hội, minh chứng thiết thực cho sự phát triển của một quốc gia, ghi dấu một nền văn hoá mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, một nền kiến trúc phản ánh văn hoá bản xứ.
Để góp phần làm phong phú cho sự phát triển của ngành Thiết kế nội thất em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “ Thiết kế nội thất cửa hang thời trang Song Doanh”. Đây là một đề tài hoàn toàn mới mẻ, được áp dụng cho không gian cụ thể tại Hà Nội.
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu không gian không gian kiến trúc công trình cửa hàng thời trang Song Doanh, các mặt hàng được bày bán trong cửa hàng, cách bố trí các không gian trong cửa hàng theo yêu cầu của khách hàng, từ đó xây dựng phương án thiết kế mặt bằng nội thất tổng thể.Phương án thiết kế phải bố trí vị trí khu bày bán, phòng thay đồ quầy tiếp tân sao cho phù hợp, đồng thời đưa ra giải pháp thích hợp để chọn lựa và kê đặt đồ đạc cho cửa hàng.
Nghiên cứu xu hướng thời trang và phong các ăn mặc của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay, từ đó xác định các sản phẩm được giới trẻ ưa chuộng, trên cơ sở đó đưa các sản phẩm này vào bày bán trong cửa hàng
Tìm hiểu các không gian bày bán của một số cửa hàng thời trang nổi tiếng hiện nay, từ đó xây dựng phương án thiết kế nội thất cho cửa hàng đã chọn.Phương án thiết kế phải mang tính sáng tạo, độc đáo và tạo được nét độc đáo cho cửa hàng.
1.2 Nội dung của đề tài
- Thiết kế mặt bằng tổng thể cho cửa hàng thời trang Song Doanh – Hà nội
- Thiết kế nội thất cho không gian bày bán cửa hàng thời trang Song Doanh – Hà nội
- Thiết kế sản phẩm phục vụ trưng bày, bày bán trong cửa hàng.
1.3 Phạm vi của đề tài
- Các vấn đề tìm hiểu không gian kiến trúc thông qua các bản vẽ kiến trúc đã có.
- Trên cơ sỏ bản vẽ kiến trúc, thiết kế bố trí nội thất cho không gian cửa hàng.
- Thiết kế một sản phẩm tiêu biểu được sử dụng trong trưng bày hàng hóa.
1.4 Phương pháp xây dựng đề tài
* Điều tra, đánh giá thực tiễn
* Phương pháp kế thừa lý thuyết có liên quan: bằng việc tìm hiểu các tài liệu, các bản vẽ để đưa ra các giải pháp bố trí các mặt tường, sàn và trần trong cửa hàng thời trang
* Nghiên cứu theo phương pháp nhân trắc, tư duy logic
* Phân tích kế thừa mẫu có sẵn
* Phương pháp đồ hoạ vi tính
- Là phương pháp thiết kế kết hợp ý tưởng và thể hiện ý đồ thiết kế một cách chính xác và chân thực nhất thông qua các phần mềm đồ hoạ tiên tiến hiện đại nhất sử dụng cho các mục tiêu thiết kế như autocad, 3dmax, photoshop.
Chương II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Đặc điểm vai trò của ngành trang trí nội thất.
Ngành Trang trí nội thất có thể được xem là thành tựu lớn nhất của Design công nghiệp và nó khẳng định một cách rõ nét nhất từ đầu thế kỷ XX, đây là bước đột phá trong ngành trang trí nội thất bởi nó đã có chỗ đứng riêng, là tiền đề để ngành trang trí nội thất phát triển. Tuy ban đầu chỉ là những không gian đơn sơ, thô mộc, nhưng đó là tiền đề để giờ dây ngành Trang trí nội thất vươn lên một tầm cao mới không những đáp ứng tối đa công năng sử dụng mà còn đạt đến một trình độ nhất định về công năng tinh thần bao hàm giá trị thẩm mỹ.
Sự ra đời của ngành trang trí nội thất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đi lên của xã hội. Hiện nay, kinh tế phát triển, trình độ nhận thức và nhu cầu cải thiện sống ngày một bức thiết. Hội nhập kinh tế giúp tiếp cận nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ xây dựng mới cũng như đón nhận nguồn vật liệu xây dựng từ nước ngoài vào làm nóng thị trường vật liệu xây dựng rất phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã đáp ứng tối đa nhu cầu của các nhà thiết kế và chủ đầu tư. Các lý do trên đã thúc đẩy làm thay đổi quan điểm để xây dựng công trình kiến trúc phải đạt tiêu chuẩn tiện nghi tối đa, đáp ứng mọi nhu cầu về công năng thẩm mỹ và công năng tinh thần của người sử dụng. Đầu tư chi phí cho phần trang trí nội thất dần chiếm phần quan trọng trong xây dựng cơ bản. Trong tương lai, việc thiết kế trang trí nội ngoại thất công trình là bắt buộc, như vậy nhu cầu trang trí nội thất là rất lớn và cấp thiết.
Trang trí nội thất là một bộ phận vô cùng quan trọng để cấu thành nên ngành Mỹ thuật công nghiệp. Hơn nữa, ngành trang trí nội thất đã, đang và sẽ có một lực lượng các họa sĩ nội thất yêu nghề, đã dày công nghiên cứu, tìm tòi tạo ra những không gian thuận lợi nhất đối với môi trường sống, thoả mãn được cả ba yếu tố: tính công năng, tính thẩm mỹ và tính kinh tế. Trang trí nội thất là sự kết hợp hài hòa với nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác nhau. Người kỹ sư thiết kế nội ngoại thất phải luôn học hỏi và hiểu biết nhiều vấn đề xung quanh cuộc sống, phải biết tư duy tổng hợp, sự sáng tạo của các ngành như: tranh ảnh, âm nhạc, các thiết bị ánh sáng, các tác phẩm công nghệp ….. cùng với những “cái tôi” và những “cái riêng” của mình để tạo ra một không gian hài hòa, mang tính thẩm mỹ, ứng dụng và tính kinh tế cao. Ngành trang trí nội thất ngày càng chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc sống bởi sự phát triển chung của xã hội. Nhu cầu ăn, ở, mặc, giải trí, sinh hoạt hằng ngày ….. của con người ngày càng tiện nghi hơn, thuận tiện hơn. Điều đó cũng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy trang trí nội ngoại thất phát triển nhanh.
Cùng với đó, công nghệ tin học phát triển, con người với nền khoa học kỹ thuật biến đổi nhanh chóng, vật liệu và chất liệu phong phú đa dạng sẽ là điều kiện thuận lợi để nghệ thuật dễ dàng đi vào đời sống con người hơn. Nghệ thuật – Mỹ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu cuộc sống của con người. Ngày càng có nhiều hình thức mới được con người sáng tạo để đáp ứng những nhu cầu ấy. Vật liệu phong phú, đa dạng sẽ là những chất liệu để con người khai thác, tạo ra những sản phẩm, những không gian tươi đẹp phục vụ mọi nhu cầu sống, làm việc và hưởng thụ của con người.
Điều đương nhiên là những người được sống, nghỉ ngơi và làm việc trong không gian lý tưởng, nội thất hoàn hảo cả về công năng vật chất cũng như công năng tinh thần thì cuộc sống sẽ thi vị hơn, cảm xúc hơn và công việc cũng đạt được hiệu quả cao hơn… Bằng việc kế thừa ”cái cũ” và tiếp thu “cái mới”, ngành Trang trí nội thất nhằm hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Mặt khác, khi môi trường sống xuất hiện nhiều bóng dáng của mỹ thuật thì đồng thời cũng có tác dụng giáo dục làm tăng thị hiếu và khả năng cảm thụ nghệ thuật, thẩm mỹ của đông đảo quần chúng, nâng mức sống tinh thần của con người ngày một cao hơn, đó cũng là mục tiêu phát triển của mọi chế độ xã hội.
2.1.2 Thực trạng và xu hướng của ngành trang trí nội ngoại thất tại
Việt Nam.
* Thực trạng của ngành:
Từ 1986 đến nay, với những chủ trương chính sách đổi mới về mọi mặt kinh tế, xã hội, chính trị của Đảng và nhà nước đã đem lại những bước phát triển lớn về kinh tế xã hội. Đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của người dân ngày một cao; ăn ngon, mặc đẹp, không chỉ có chỗ để ở mà phải tiện nghi, hiện đại. Người ta không chỉ xây dựng nhà với hình thức kiến trúc đẹp mà đã giành những phần kinh phí lớn hơn chi phí xây dựng cơ bản để trang trí nội thất bên trong, tạo những không gian ở bên trong thật tiện nghi phục vụ cho chính cuộc sống của bản thân và gia đình ở mức cao nhất mà kinh tế cho phép. Từ lẽ đó mà những năm gần đây, nhu cầu của trang trí nội thất ngày càng nhiều và không thể thiếu trong qui trình xây dựng nhà ở cũng như những công trình công cộng khác. Tạo cho người Việt Nam có cách nhìn mới và nhu cầu trang trí nội thất song hành với việc xây dựng nhà. Những tiến bộ vượt bậc, nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin làm cho việc thiết kế, tham khảo, tư liệu về hình thức ngôn ngữ trang trí ngày một đơn giản, thuận lợi, sự phong phú, đa dạng của các vật liệu trang trí với những tiến bộ về tay nghề và kỹ thuật trong thi công công trình đã mang lại cho chủ đầu tư công trình rất nhiều sự lựa chọn để có được một không gian ở tiện nghi, đạt trình độ thẩm mỹ nhất định phù hợp về tài chính. Cũng nhờ vậy, khả năng cảm thụ thẩm mỹ của người dân được nâng cao, góp phần thúc đẩy hoạt động ngành trang trí nội thất ngày một lớn mạnh để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.
Về chuyên ngành, từ trước đến nay trang trí nội thất vẫn ít được nhắc đến trong kiến trúc, chỉ được xem như là một thành tố của kiến trúc mặc dù các kiến trúc sư không phải ai cũng có thể đi sâu, hiểu tường tận và thiết kế được những không gian sống cụ thể, đáp ứng được công năng, thẩm mỹ của từng đối tượng sẽ sống và thụ hưởng không gian ở bên trong công trình kiến trúc ấy hơn các họa sĩ làm trang trí nội thất vốn còn non trẻ chưa đủ khẳng định vị trí của mình. Đó là những thách thức và hạn chế mà đến nay, trang trí nội thất vẫn chưa có chỗ đứng đúng tầm của mình.
Trang trí nội thất thường tạo lập không gian bên trong phù hợp với kiến trúc bên ngoài công trình. Phân loại dưới đây được nhận định trên cơ sở của hình thức và phong cách kiến trúc đang phổ biến ở một số thể loại công trình nhà tiêu biểu như biệt thự, nhà phố, nhà ở cao tầng:
- Nệ cổ, giả cổ - Kế thừa và chọn lọc những đặc tính truyền thống. - Kế thừa và phát triển trên cơ sở hiện đại và truyền thống . - Phong cách hiện đại - Hình thức khác - tự do tự phát.
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập trên cơ sở phát huy bản sắc của mỗi dân tộc, quốc gia, các công trình kiến trúc và trang trí nội thất ở Việt Nam có hai xu hướng:
Thứ nhất: Quay trở về với truyền thống dân tộc, từ hình thức trang trí, sắp đặt không gian, đồ đạc, chất liệu ánh sáng và màu sắc, hòa nhập vào thiên nhiên ...
Thứ hai: Tiếp thu & phát triển phong cách mới, hiện đại theo xu hướng quốc tế.
Tuy nhiên vẫn chưa đủ để tạo nên phong cách đặc trưng cho một không gian ở Việt hiện đại. Đấy là nhiệm vụ, gánh nặng mà những lớp họa sĩ thiết kế trang trí nội ngoại thất kế cận phải gánh vác trong tương lai.
* Xu hướng phát triển của ngành trang trí nội thất tại Việt Nam:
Trang trí nội thất sẽ ngày một phát triển mạnh theo nhịp độ phát triển của kiến trúc, dựa theo tiêu chí của các yếu tố: kết cấu, công năng, thẩm mỹ... theo quan niệm nhận thức (thẩm mỹ), điều kiện kinh tế... Tầm quan trọng của trang trí nội thất đối với công trình cũng như mức độ đầu tư về trang trí và thiết bị nội thất đang chiếm tỉ lệ ngày một lớn.
Hình thức biểu hiện trong trang trí vẫn dựa trên một số hình thức đã hình thành từ trước đến nay đó là nệ cổ, giả cổ, ngoại lai hoặc kế thừa và chọn lọc những đặc tính truyền thống, kế thừa và phát triển trên cơ sở hiện đại và dân tộc.
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập thế giới trên cơ sở phát huy bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Các công trình kiến trúc và trang trí nội thất ở Việt Nam có xu hướng quay trở về với truyền thống dân tộc, từ hình thức trang trí, bố trí không gian, đồ đạc, chất liệu và màu sắc, hòa nhập vào thiên nhiên... cách nhìn về truyền thống dân tộc của người thiết kế và người sử dụng cũng sẽ có chiều sâu hơn, không đơn thuần chỉ là những mô típ hay chi tiết bề ngoài. Quá trình giao lưu kiến trúc và nghệ thuật với các nước, thường bắt đầu là sự phản ứng, xung đột trước các hình thức mới lạ, sau đó là quá trình đối thoại, tìm hiểu, để rồi tiếp nhận và thử nghiệm, kế tiếp là sáng tạo và phát triển. Chỉ đến khi có sự hoán cải, tiếp biến cả nội dung lẫn hình thức giữa truyền thống và tiếp thu những cái mới thì mới thể hiện được tinh thần dân tộc, nâng nó lên tầng cao mới và có thể hòa nhập được với thế giới. Việc phát triển ngành thiết kế và tư vấn thiết kế sẽ giúp nhà các thiết kế và người sử dụng thêm nhiều cơ hội tiếp xúc và phối hợp tạo dựng những không gian nội thất hoàn thiện.
Kế thừa và phát triển trên cơ sở vừa hiện đại vừa dân tộc cũng là một xu hướng lớn để phù hợp với hoàn cảnh và cuộc sống hiện đại. Bản sắc dân tộc luôn có nhu cầu tiếp nhận và vận động để phát triển. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực vật liệu và thi công công trình sẽ tác động nhiều vào quá trình này. Tuy nhiên, sẽ có những mặt hạn chế vì sẽ ít dần những tác phẩm nghệ thuật – mỹ thuật thể hiện bằng phương pháp thủ công truyền thống. Sử dụng các tác phẩm mỹ thuật một cách lạm dụng thiếu cân nhắc sàng lọc, chiều theo những yêu cầu thị hiếu hạn chế của chủ công trình đôi khi làm không gian bị loãng hoặc quá ôm đồm dẫn đến sự rối rắm trong nội thất đang khá phổ biến trong thời buổi cơ thế thị trường.
Kéo theo sự phát triển của ngành thiết kế trang trí nội thất, việc đào tạo trang trí nội ngoại thất đang phát triển rất nhanh. Để đáp ứng nhu cầu thiết kế và tư vấn trang trí nội ngoại thất công trình của xã hội, hiện đang thu hút rất đông sinh viên tham gia đăng ký vào ngành học tiềm năng này trong các trường đại học có mở ngành đào tạo thiết kế nội thất. Tuy nhiên, nếu không đầu tư xây dựng chương trình giảng dạy tiên tiến, đội ngũ giáo viên chuẩn mực có đầy đủ kiến thức và bản lĩnh nghề nghiệp, đồng thời định hướng chiến lược phát triển lâu dài thì không thể đào tạo được những nhà thiết kế giỏi, đủ sức hình thành những phong cách thể hiện bản sắc kiến trúc dân tộc Việt Nam, cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của xã hội, thúc đẩy sự lớn mạnh, phát triển của ngành thiết kế trang trí nội ngoại thất Việt Nam.
2.1.3 Mục đích nghiên cứu.
Hơn bất cứ không gian nội thất nào, Shop cần được tạo một không gian mới lạ, hấp dẫn được người mua nhằm thu hút khách hàng, đồng thời để cạnh tranh với các shop khác. Trong kinh doanh thì đây là một yếu tố hết sức quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với shop. Cũng chính vì vậy việc trang trí thiết kế shop hiếm khi bị các chủ shop bỏ qua mà thường khiến cho nó trở thành thế mạnh của shop mình. Đặc biệt là với mặt hàng thời trang lại càng cần thiết tạo được ấn tượng để hấp dẫn người mua đến với shop của mình.
Không chỉ thu hút khách hàng mà một không gian nội thất shop được thiết kế đẹp còn làm tăng giá trị sản phẩm nói riêng và thương hiệu sản phẩm nói chung, đồng thời khiến cho người mua hàng cảm thấy mình được coi trọng, được chăm sóc một cách chu đáo, nâng cao “đẳng cấp” của thương hiệu cũng như người tiêu dùng. Đây là một yếu tố tâm lý rất cần được tạo ra cho khách hàng khiến họ tin dùng và lựa chọn sản phẩm của shop.
Bên cạnh đó đề tài thiết kế trang trí nội ngoại thất cho Shop là một đề tài mới mẻ và hiện nay đang được nhiều người quan tâm. Thiết kế nội thất cửa hàng đòi hỏi người thiết kế cần phải sáng tạo một cách tối đa để tạo được một không gian đẹp, mới lạ theo quan điểm thẩm mỹ mà nó còn phải đạt được mục đích hết sức quan trọng đó là mục đích kinh tế, là cuốn hút được người mua. Chính vì thế khi thiết kế cửa hàng người họa sĩ thiết kế phải đi sâu tìm tòi một cách nghiêm túc về rất nhiều yếu tố như yếu tố sản phẩm, thương hiệu, tính cách riêng của nó lẫn tâm lý khách hàng ….. tổng hợp tất cả nhứng yếu tố đó cộng với khả năng thẩm mỹ của bản thân để cấu thành một không gian nội thất cửa hàng hấp dẫn, độc đáo mang cá tính riêng biệt.
2.1.4 Nguyên lý thiết kế nội thất
2.1.4.1. Đường nét
Trước hết cần phải phân biệt được hai khái niệm là đường và nét vẽ:
Đường vẽ trên lý trí, Nét vẽ thuộc về tình cảm.
Đường vẽ cố định, nét vẽ tùy hứng.
Đường vẽ diễn tả sự vật, nét vẽ diễn tả sự vật( họa sĩ)
Đường vẽ cứng cỏi, nét vẽ linh động
* Đường.
Xem như một vạch vẽ dài có thể liên tục hay đứt khoảng, cong, ngay hoặc đơn iệu hay thay đổi.
Trên một bức vẽ sử dụng nhiều đường thẳng song song, đều đặn sẽ dễ tạo cảm giác đơn điệu, khô cứng.
Khi cần vẽ những đường thẳng (trừ khi vẽ trang trí) nên tô vẽ bằng tay.
Ý nghĩa:
+ Đường thẳng đứng tượng trưng cho sự sống động.
+ Đường thẳng nằm ngang tượng trưng cho dự chết, sự tĩnh.
+ Đường chéo góc- góc xiên tượng trưng cho sự biến cố bất ngờ, sức mạnh, hành động.
+ Đường cong: sự duyên dáng, bay bướm, sự chuyển động.
+ Đường gẫy: cảm giác về một sự tan vỡ, thay đổi.
* Đường viền.
- Nét chu vi hay nét bao quanh một hình vẽ. Khi vẽ đường viền – tức là tạo ra hai phần bằng nhau:
Phạm vi bên trong đường viền tức là bề mặt của vật
Phạm vi bên ngoài tương đương phần không gian của vật
- Có nhiều cách thể hiện : nhấn mạnh ở hình trang trí. Xóa mờ ở hình họa nơi
có ánh sáng tác động. Trong thiết kế, nét có thể do chính bản thân sản phẩm tạo thành.
* Nét.
Biểu thị động tác vẽ bằng một dụng cụ nào đó.
Có điểm khởi đầu và điểm kết thúc.
Biểu lộ tính cách: mạnh, yếu, nhẹ nhàng, hợp lý, điêu luyện, lả lướt….
* Mảng.
Có thể được hiểu là:
Một phạm vi nhất định trên mặt phẳng.
Do một hay nhiều nét kết hợp.
Nhất thiết phải có hình thẻ nhất định.
Có nhiều cách thể hiện mảng: Có thể viền cho mảng thêm rõ. Có mảng đen- mảng trắng- mảng màu. Mảng đã được vẽ hay chưa được vẽ (mảng trống)
* Hình thể.
Mọi sự vật trong tự nhiên đều tùy thuộc một hình thể nhất định hoặc là hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật hay hình tam giác…
Tuy có nhiều hình thể khác nhau song tất cả đều cho một hình thể chính Hình tam giác.
Chi tiết:
Hai hình tam giác cân hợp nhau thành hình vuông.
Sáu hình tam giác đều hợp lại thành hình lục giác.
Hai hình tam giác vuông hợp lại thành hình chữ nhật
Từ căn bản đó phát sinh ra đường tròn.
Hình tam giác là một hình : đơn giản nhất do cách cấu tạo:
+ Một chấm mới chỉ là một điểm.
+ Hai chấm tạo nên một đường thẳng
+ Ba chấm có thể tạo được một hình thể.
Hình tam giác đều tượng trưng cho sự hòa hợp – cân đối của đường nét, hình thể. Sự sắp đặt hình tạo nên sự cân đối và thăng bằng trên hình vẽ.
Ý nghĩa: miêu tả sự vật.
Bao gồm: Bóng dáng cụ thể, Nội dung sự vật
Hình vẽ cắt giấy cũng là điển hình vì miêu tả được đặc trưng.
* Khối.
Không gian có ba chiều: ngang- dọc – sâu. Khối là do không gian ba chiều giới hạn. Khối do nhiều mảng ghép lại. Biểu hiện thể tích trong không gian.
Có ba loại hình khối: Tự nhiên ( người + hoa lá+ chim muông…)
Hình thể nhân tạo ( nhà cửa + cầu cống…)
Hình kỷ hà.
Khối được ánh sáng làm phân rõ các chiều hướng và bề mặt. Do vậy khi vẽ khối phải diễn tả đúng hình, đúng tỷ lệ và đúng chiều.
2.1.4.2 Không gian: Hội họa là nghệ thuật không gian, thể hiện chủ yếu trên bề mặt phẳng hai chiều. Không gian trong hội họa là không gian ảo.
* Ánh sáng và bóng tối: Ánh sán