Trong những năm gần đây, công nghệ kỹ thuật điện tử đã có sự tiến bộ vượt bậc và
ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Các thiết bị điện tử đã chứng minh được khả năng ưu
việt trong đời sống hàng ngày.
Đối với các nước đang phát triển, mà đặc biệt là nước ta, việc cập nhật các công nghệ
tiên tiến đó để giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng . và ứng dụng vào thực tế là một
vaệc làm rất cần thiết. Do vậy, việc thiết kế những mô hình dàn trải các thiết bị truyền thanh,
đặc trưng của kỹ thuật điện tử, mà điển hình là thiết bị Radio –Cassette phục vụ cho công tác
nghiên cứu, thực tập đo đạc và sửa chữa là vấn đề thiết thực. Các mô hình cụ thể sẽ tạo điều
kiện dễ dàng cho cán bộ giảng dạy truyền đạt kiến thức một cách sinh động, đồng thời giúp
học viên thấy một cách thực tế các thiết bị điện tử mà mình đang học.
Trong khuynh hướng đó, em đã được giao đề tài: “THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ
HÌNH RADIO –CASSETTE”. Với những kiến thức đã được thầy cô trang bị, kết hợp với sự
nỗ lực của bản thân, em quyết tâm phấn đấu hòan thành nhiệm vụ để kết quả này có ý nghĩa
nhất.
79 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế và thi công mô hình radio – Cassette, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
Bộ môn: Điện – Điện Tử
Luận văn
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH RADIO – CASSETTE
Sinh viên thực hiện : Đinh Cao Phước
MSSV : 95101114
Lớp : 95 KĐĐ
Giáo viên hướng dẫn : Hà A Thồi
TP HỒ CHÍ MINH tháng 3- 2000
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, công nghệ kỹ thuật điện tử đã có sự tiến bộ vượt bậc và
ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Các thiết bị điện tử đã chứng minh được khả năng ưu
việt trong đời sống hàng ngày.
Đối với các nước đang phát triển, mà đặc biệt là nước ta, việc cập nhật các công nghệ
tiên tiến đó để giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng ... và ứng dụng vào thực tế là một
vaệc làm rất cần thiết. Do vậy, việc thiết kế những mô hình dàn trải các thiết bị truyền thanh,
đặc trưng của kỹ thuật điện tử, mà điển hình là thiết bị Radio – Cassette phục vụ cho công tác
nghiên cứu, thực tập đo đạc và sửa chữa là vấn đề thiết thực. Các mô hình cụ thể sẽ tạo điều
kiện dễ dàng cho cán bộ giảng dạy truyền đạt kiến thức một cách sinh động, đồng thời giúp
học viên thấy một cách thực tế các thiết bị điện tử mà mình đang học.
Trong khuynh hướng đó, em đã được giao đề tài: “THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ
HÌNH RADIO – CASSETTE”. Với những kiến thức đã được thầy cô trang bị, kết hợp với sự
nỗ lực của bản thân, em quyết tâm phấn đấu hòan thành nhiệm vụ để kết quả này có ý nghĩa
nhất.
Vì khả năng và thời gian có hạn, nên trong quá trình làm luận án sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Rất mong qúy thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến.
Tháng 2 _ 2000
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP_HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
*****
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO - HẠNH PHÚC
*****
KHOA ĐIỆN
BỘ MÔN: ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
*****
NHIỆM VỤ LUẬN ÁN
- Tên đề tài: Thiết kế và thi công mô hình RADIO – CASSETTE.
- Giáo viên hướng dẫn: Hà A Thồi.
- Sinh viên thực hiện: Đinh Cao Phước.
- Nội dung các phần thuyết minh và tính tóan:
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
- Ngày giao đề tài:................................................................................................
- Ngày hòan thành đề tài: .....................................................................................
Giáo viên hướng dẫn ký tên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Thông qua bộ môn
Ngày ........ tháng ...... năm 2000
Chủ nhiệm bộ môn
(Ký và ghi rõ họ tên)
MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Ngày nay, các trường trung học dạy nghề và trường kỹ thuật đang chiếm được sự quan
tâm, chú ý của nhà nước. Để nâng cao chất lượng dạy và học, tất cả các trường này đều cố
gắng trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết. Bên cạnh những bài học lý thuyết, thì các mô
hình cũng như hình vẽ minh họa sẽ gíup cho học viên thấy được thực tế. Các thiết bị này góp
phần rất quan trọng trong việc dẫn dắt các học viên từ lý thuyết đến thực hành. Nhờ vậy nên
bài giảng ở lớp giúp học viên tiếp thu mau chóng và không bị ngỡ ngàng khi thực hành. Đó
chính là cầu nối giữa việc dạy và học.
Sinh viên thực hiện
Đinh Cao Phước
GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Ngành kỹ thuật truyền thanh có vị trí quan trọng trong đời sống hằng ngày. Nó truyền đi
những tin tức, chương trình thời sự, ca nhạc...Radio – Cassette là một trong những ứng dụng
của kỹ thuật truyền thanh. Đề tài này rất phong phú, đa dạng nhưng do kiến thức còn nhiều
giới hạn và những bất lợi khách quan nảy sinh nên em chỉ có thể làm tốt việc phân tích một
Radio _ Cassette dạng đơn giản.
Sinh viên thực hiện
Đinh Cao Phước
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên)
Nhận xét của giáo viên duyệt
............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Giáo viên duyệt
(ký và ghi rõ họ tên)
PHẦN I
SƠ LƯỢC VỀ RADIO – CASSETTE
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ RADIO
A. NGUYÊN LÝ THU PHÁT SOĐNG VÔ TUYẾN:
I. BỨC XẠ ĐIỆN TỪ:
Các sóng vô tuyến điện dùng trong kỹ thuật thông tin, tia hồng ngọai mà chúng ta
cảm nhận được hiệu ứng nhiệt trên da hoặc ánh sáng thấy được từ màu tím -> đỏ, hay tia tử
ngọai, tia X, tia gamma phát từ các chất phóng xạ… đều là những sóng có tần số khác nhau
của bức xạ điện từ. Bức xạ điện từ còn gọi là sóng điện từ, nó có thể chuyển đổi lẫn nhau
trong không gian truyền dẫn từ dạng điện trường sang dạng từ trường và ngược lại.
Sóng điện từ lan truyền trong không gian với vận tốc 300.000 Km/s. Nếu gọi C là vận
tốc truyền sóng, f là tần số và là bước sóng của bức xạ ta có:
Cf
Tần số của sóng điện từ là hec (Hz). Trong kỹ thuật thông tin sóng vô tuyến điện có
bước sóng tính bằng (m) hay centimet (cm) còn các bức xạ khác như ánh sáng, tia X, tia
Gamma … có bước sóng tính bằng A0 với 1A0= 10-10 m.
II. TÍN HIỆU ĐIỆN:
Trong kỹ thuật thông tin, âm thanh hoặc hình ảnh được biến đổi thành một đại lượng
điện dưới dạng dòng điện hoặc điện áp. Dòng điện hoặc điện áp tín hiệu được gọi là tín hiệu
điện. Tín hiệu điện thường gặp là tín hiệu âm tần (AF) và tín hiệu hình (VF).
1.Tín hiệu âm tần: (AF: audio frequency)
Tín hiệu âm tần là tín hiệu có tần số trong khỏang tần số âm thanh nghe được (20Hz-
20.000Hz) thiết bị thường dùng để chuyển đổi âm thanh ra tín hiệu âm tần là micro.
2.Tín hiệu hình: (VF: video frequency)
Tín hiệu hình là tín hiệu điện có cường độ biến thiên theo độ sáng của các phần tử hình.
Tần số tối đa của tín hiệu hình tỉ lệ với bình phương số đường phân giải của hình ảnh và nó có
trị số tính bằng Mhz.
III. ĐIỀU CHẾ TÍN HIỆU ĐIỆN:
Tiếng nói và âm nhạc sau khi đã được chuyển đổi thành tín hiệu âm tần dù đã được
nâng cao công suất vẫn không thể đưa ra Antenna phát để truyền tin dưới dạng sóng điện từ là
vì:
- Qua antenna phát sóng tín hiệu âm tần không phát xa được vì tần số không đủ cao
(dưới 20Khz).
- Nếu tần số tín hiệu đủ lớn để phát bức xạ được thì hiệu suất của công tác thấp, đài
phát sóng rất phức tạp, phẩm chất của tín hiệu thu được rất kém.
Do vậy, để truyền tín hiệu âm tần dưới dạng bức xạ điện từ người ta dùng kỹ thuật điều
chế. Dùng tín hiệu âm tần điều chế một tín hiệu cao tần để được một tín hiệu khác, tín hiệu đã
điều chế vừa chứa tín hiệu âm tần truyền đi vừa có tần số cao đủ khả năng đưa ra antenna phát
dễ dàng bức xạ thành các sóng điện từ truyền lan trong không gian. Quá trình “điều chế” là
nhằm lồng tín hiệu âm tần vào tín hiệu cao tần, dùng sóng cao tần “mang” sóng âm tần đi.
Sóng cao tần gọi là sóng mang.
Tại máy thu, tín hiệu âm tần (chứa tin tức cần truyền đi) được tách khỏi tín hiệu cao
tần tiếp tục xử lý khuếch đại … được chuyển ra loa để tái tạo lại tín hiệu âm thanh.
Trong kỹ thuật biến điệu, ta có biến điệu biên độ (AM) và biến điệu tần số (FM)
được sử dụng trong hệ thống âm thanh.
1. Biến điệu tín hiệu AM: (Amptitude Modulation)
Biến điệu biên độ còn được gọi là điều chế biên độ hay điều biên. Hình (1a) là tín hiệu
cao tần (RF: Radio Frequency) chưa được điều chế. Hình (1b) là tín hiệu âm tần (AF) của tin
tức cần truyền đi và hình (1c) là kết quả cuĩa sự điều biến, tín hiệu điều biến hay còn gọi là
sóng AM.
Tín hiệu đã được điều biến biên độ có tần số bằng tần số tín hiệu cao tần nhưng biên
độ thay đổi theo tín hiệu âm tần.
Người ta chứng minh được rằng nếu tín hiệu cao tần RF có tần số f0 được điều chế
biên độ bởi tín hiệu âm tần AF có tần số f thì tín hiệu điều biên AM có ba thành phần: sóng
mang f0 và hai biên tần mang f0 – f và f0 + f (hình 2).
Hiệu số (f0 + f )- (f0 - f) = 2f = BW được gọi là băng thông, dải thông hoặc phổ
sóng. Các đài phát thanh thường có BW = 10Khz.
Hình a
Hình b
Hình c
Hình 1: Biến điệu biên độ.
a) Tín hiệu cao tần RF
b) Tín hiệu âm tần AF
c) Tín hiệu điều biên AM
Hình 2: Tần phổ của tín hiệu cao tần điều chế bởi tín hiệu âm tần.
a) Bởi một đơn âm
b) Bởi một dải âm tần
2. Biến điệu tần số FM: (Frequency Modulation)
Biến điệu tần số còn được gọi là điều tần.
Hình 3 cho ta thấy dạng tín hiệu cao tần đã được điều chế tần số bởi tín hiệu âm tần.
Tín hiệu âm tần làm thay đổi tần số của tín hiệu cao tần (sóng mang) biên độ giữ nguyên.
Gọi f0 là tần số tín hiệu cao tần chưa điều chế, sau khi đã biến điệu thì ở nửa chu kỳ
dương tần số tăng lên f0 +f =f1 và ở nữa chu kỳ âm tần số giảm xuống còn f0 -f =f2 . Sóng
FM phát đi có tần số là f= f0 f. Trong đó f0 gọi là tần số trung tâm, f gọi là độ lệch tần, di
tần hoặc gia tần.
Băng thông BW của đài phát sóng FM giới hạn ở 150Khz.
BW = 2f =150Khz.
Hình 3: Sóng đã biến điệu âm tần.
3. So sánh sóng biến điệu FM và AM:
f0-f f0+f f0 f0
So với sóng biến điệu AM sóng biến điệu tần số FM có những ưu điểm sau:
- Chất lượng âm thanh tốt, tính chống nhiễu cao.
- Máy phát sóng FM cung cấp công suất cố định có hiệu suất công tác cao.
Tuy nhiên khuyết điểm của nó có băng thông quá rông nên chỉ thích hợp với sóng
ngắn và cực ngắn. Do đó cự ly truyền xa chỉ dưới 100Km. Từ sự so sánh trên, sóng FM
thường được sử dụng phát thanh âm nhạc cho từng đài địa phương vì nó có chất lượng tốt hơn
sóng AM.
IV. SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN:
Sóng vô tuyến điện gọi là sóng điện từ. Tín hiệu cao tần (sóng mang) sau khi được
điều chế (biến điệu) bởi tín hiệu âm tần và khuếch đại được antenna phát bức ra không gian
haiphần: điện trường và từ trường cùng tần số nằm trên hai mặt phẳng vuông góc với nhau và
vuông góc với phương truyền sóng.
Cường độ sóng lan truyền tại một điểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Kết cấu antenna phát.
- Công suất đài phát.
- Môi trường truyền sóng.
- Các yếu tố về thời tiết, địa lý…
1. Phân lọai băng thông:
Sóng vô tuyến điện được chia làm 8 loại để tiện gọi tên và sự phân chia này không có ý
nghĩa tuyệt đối.
Loại tần số
sóng
Bước
sóng
Tên gọi Tên thông
dụng
Công dụng
1 10Khz-
30Khz
30km-
10km
Siêu hạ
tần
VLF Thông tin liên lạc đường dài.
2 30Khz-
300Khz
10km-
1km
hạ tần LF Thông tin liên lạc đường dài hàng
hải.
3 300Khz
– 3Mhz
1000m-
100m
trung
tần
MF Truyền tin hàng hải.
4 3Mhz –
30Mhz
100m-
10m
Cao tần HF Thông tin liên lạc đường dài và trung
bình.
5 30Mhz-
300Mh
10m-
1m
Thượng
cao tần
VHF Truyền hình, thông tin liên lạc đường
ngắn.
6 300Mhz-
3Ghz
1m-
10cm
Tối cao
tần
UHF Giống như VHF
7 3Ghz-
30Ghz
10cm-
1cm
Siêu
cao tần
SHF Giống như VHF
8 30Ghz-
300Ghz
1cm-
1mm
Cực
cao tần
EHF Rada tiếp cận vô tuyến
Bảng 1: Phân loại băng thông.
Ghi chú: Sóng có tần số 2000Mhz trở lên gọi là sóng Viba.
2. Sự lan truyền của sóng điện từ:
Có hai đường chính để sóng vô tuyến điện từ đi từ anten phát đến anten thu:
- Sóng đất: sóng truyền lan gần mặt đất từ nơi phát đến nơi thu sóng truyền lan trực
tiếp.
- Sóng trời: sóng truyền lan đến các tầng điện ly của bầu khí quyển phản xạ trở về
nơi thu, sóng truyền lan gián tiếp.
Hình 4: Sự truyền lan sóng vô tuyến
a) Sóng đất
b) Sóng trời
Sự truyền lan của sóng trời luôn thay đổi theo thời tiết nghĩa là luôn thay đổi theo sự
biến động của hai lớp khí quyển bao quanh trái đất. Còn sự lan truyền của sóng đất lại bị hạn
chế bởi địa hình (núi, biển…) và tầm xa truyền lan khó vượt qua 100Km do độ cong của trái
đất (hình 4).
Từ sóng VHF trở lên (sóng cực ngắn) không phản xạ ở tầng điện ly nên vượt ra
ngòai vũ trụ, do đó nó chỉ truyền lan dưới đất nên chỉ thích hợp với thông tin gần.
Từ sóng HF (sóng ngắn) chủ yếu truyền lan dưới dạng sóng trời, nó được tầng điện
ly phản xạ, nên cự ly truyền rất xa, thích hợp với thông tin xa.
Cần lưu ý rằng$ càng xa antena phát năng lượng sóng càng yếu, tín hiệu thu được
yếu. Mức độ tổn hao năng lượng của sóng truyền lan phụ thuộc vào khỏang cách, tần số địa
hình…
V. SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN THANH:
Muốn truyền các chương trình thời sự, ca nhạc… đi khắp nơi, trong nước và truyền ra
nước ngòai thì phải dùng hệ thống truyền thanh vô tuyến. Hệ thống truyền thanh bao gồm ba
bộ phận là phòng thu, đài phát thanh và máy vô tuyến thu thanh.
Phòng thu thanh có chức năng thu âm thanh, chuyển đổi tiếng nói và âm nhạc thành tín
hiệu âm tần, khuếch đại sơ bộ, và cung cấp tín hiệu âm thanh cho đài phát.
Anten phát
Anten thu
(a)
Anten phát
Anten thu
Khúc xạ tầng
điện ly
(b)
Đài phát thanh tiếp nhận tín hiệu âm tần từ phòng thu thanh truyền tới, khuếch đại, điều
chế với sóng cao tần thành tín hiệu của đài phát rồi được đưa ra anten phát, tại anten phát tín
hiệu của đài phát được bức xạ thành sóng vô tuyến điện và truyền lan trong không gian.
Hình 5: a: Sơ đồ khối đơn giản của hệ thống phát thanh
b: Sơ đồ khối đơn giản của hệ thống thu thanh
Tại máy thu thanh, sóng vô tuyến điện của đài phát cảm ứng trên anten thu thành sức
điện động của tín hiệu. Tín hiệu được chọn lọc và đưa đến tầng khuếch đại cao tần, tách sóng
nhằm lọai bỏ sóng mang cao tần, lấy lại tín hiệu âm tần mà đài cần truyền đi. Khuếch đại
nâng mức công suất tín hiệu âm tần đủ mạnh để chuyển ra loa (hình5).
B. CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG:
I. ĐỘ NHẠY:
Độ nhạy của máy thu thanh được tính theo milivolt/met (mV/m) hoặc V/m. Trị số
điện áp tín hiệu càng nhỏ thì máy thu có độ nhạy càng cao và máy thu có thể thu được những
đài càng xa có tín hiệu tới máy yếu.
Trong thực tế bản thân máy thu thanh còn có mức tạp âm nội bộ. Tạp âm nội bộ này
ra loa đồng thời với tín hiệu của đài định thu, nên yêu cầu chung là mức tín hiệu ra loa phải
lớn hơn mức tạp âm từ 3 đến 4 lần trở lên, thì độ nhạy đó mới có ý nghĩa thực tế. Do vậy, độ
nhạy được xác định kèm theo điều kiện: tỉ số tín hiệu/tạp âm (S/n) là 3/1, 4/1.
II. ĐỘ CHỌN LỌC:
Làn sóng mà đài chuyển đi bao gồm cả một tần phổ rộng ở hai bên tần số sóng