Hiện nay quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã và đang từng bước làm thay đổi dần hình ảnh của Việt Nam trong mắt các nước trên thế giới. Mọi mặt của đời sống đều được chú trọng, mức sống của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ngày càng cao của nhân loại thì lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh cũng gia tăng dần, vấn đề môi trường ở các thành phố lớn, các khu đô thị đang ngày càng xấu đi do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người, các vùng nông thôn trên cả nước cũng đang dần bị ô nhiễm như huyện Krông Nô – Đắk Nông là một ví dụ.
Trong thời gian qua huyện Krông Nô đã có sự phát triển mạnh mẽ đầy triển vọng và dân số ngày càng tăng. Huyện Krông Nô giờ đây như một đô thị đang phát triển của tỉnh trẻ Đăk Nông. Cuộc sống của người dân được thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó, tình hình phát sinh chất thải rắn ngày càng gia tăng nhưng không được giải quyết kịp thời gây tồn đọng đã làm mất cảnh quan và ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân.
Vì vấn đề môi trường mới được quan tâm trong những năm gần đây, nên huyện chưa có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh (BCL HVS), việc xử lý CTR cũng gặp nhiều bất cập. Phần lớn người dân tự xử lý rác bằng cách chôn lấp, đốt, ủ làm phân Việc cấp bách nhất bây giờ là cần có những giải pháp phù hợp để giữ môi trường sạch đẹp và đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Dựa trên những lý luận và thực tiễn đó tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện Krông Nô – tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 đến 2030” nhằm thiết kế bãi chôn lấp rác tại huyện Krông Nô - Đắk Nông để đạt hiệu quả xử lý rác như mong muốn.
Do điều kiện về mặt thời gian và nhận thức có hạn, chắc chắn rằng khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô nhằm giúp em hoàn thiện hơn bài khóa luận tốt nghiệp này.
63 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2969 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện Krông Nô – tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 đến 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Hiện nay quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã và đang từng bước làm thay đổi dần hình ảnh của Việt Nam trong mắt các nước trên thế giới. Mọi mặt của đời sống đều được chú trọng, mức sống của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ngày càng cao của nhân loại thì lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh cũng gia tăng dần, vấn đề môi trường ở các thành phố lớn, các khu đô thị đang ngày càng xấu đi do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt… Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người, các vùng nông thôn trên cả nước cũng đang dần bị ô nhiễm như huyện Krông Nô – Đắk Nông là một ví dụ.
Trong thời gian qua huyện Krông Nô đã có sự phát triển mạnh mẽ đầy triển vọng và dân số ngày càng tăng. Huyện Krông Nô giờ đây như một đô thị đang phát triển của tỉnh trẻ Đăk Nông. Cuộc sống của người dân được thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó, tình hình phát sinh chất thải rắn ngày càng gia tăng nhưng không được giải quyết kịp thời gây tồn đọng đã làm mất cảnh quan và ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân.
Vì vấn đề môi trường mới được quan tâm trong những năm gần đây, nên huyện chưa có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh (BCL HVS), việc xử lý CTR cũng gặp nhiều bất cập. Phần lớn người dân tự xử lý rác bằng cách chôn lấp, đốt, ủ làm phân…Việc cấp bách nhất bây giờ là cần có những giải pháp phù hợp để giữ môi trường sạch đẹp và đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Dựa trên những lý luận và thực tiễn đó tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện Krông Nô – tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2010 đến 2030” nhằm thiết kế bãi chôn lấp rác tại huyện Krông Nô - Đắk Nông để đạt hiệu quả xử lý rác như mong muốn.
Do điều kiện về mặt thời gian và nhận thức có hạn, chắc chắn rằng khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô nhằm giúp em hoàn thiện hơn bài khóa luận tốt nghiệp này.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Chất thải rắn (CTR) (Solid Waste) là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng, ...) trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): Là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. [4]
1.2. NGUỒN GỐC, THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.2.1. Các nguồn phát sinh rác thải [9]
a. Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH): Là các chất thải liên quan đến hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ khu vực dân cư, các cơ quan, trường học. CTRSH có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, đất cát, cao su …
Theo phương diện khoa học có thể phân chia thành những loại sau:
- Chất thải thực phẩm: Bao gồm thức ăn, rau, củ quả … Loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình này tạo ra mùi khó chịu, đặc biệt là trong điều kiện nóng ẩm.
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, là chất thải chủ yếu từ khu vực sinh hoạt của dân cư.
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga , cống rãnh, là các chất thải từ khu dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác gồm: các vật liệu sau khi đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nóng bằng than, củi và các chất dễ cháy khác.
- Chất thải từ đường phố chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon …
b. Chất thải rắn công nghiệp (CTRCN): Là CTR phát sinh từ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chủ yếu là:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện.
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ sản xuất.
- Các phế thải trong quá trình công nghệ.
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
c. Chất thải rắn y tế (CTRYT): Phát sinh từ các bệnh viện, khu vực khám chữa bệnh cho người dân. Người ta chia loại CTR này thành hai thành phần:
- CTRYT nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất sinh học đễ gây thối rữa …
- CTRYT không nguy hại: Là loại chất thải không chứa các chất, hợp chất có chứa một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
d. Chất thải rắn từ hoạt động thương mại – dịch vụ (CTRTM-DV): Chủ yếu phát sinh từ các chợ và trung tâm buôn bán.
1.2.2. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần CTRSH thay đổi theo điều kiện kinh tế, theo tập quán sinh hoạt, theo vị trí địa lý cũng như theo thời gian và mùa trong năm…
Bảng 1.1. Định nghĩa thành phần CTRSH
Thành phần
Định nghĩa
Ví dụ
a. Các chất cháy được
Giấy
Các vật liệu làm từ giấy và bột giấy
Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ sinh
Hành dệt
Có nguồn gốc từ các sợi
Vải, len, nilon …
Thực phẩm
Các chất thải từ đồ ăn, thực phẩm
Cọng rau, vỏ trái cây, thân cây …
Cỏ, gỗ củi, rơm rạ
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, rơm
Đồ dung bằng gỗ như: ghế, đồ chơi, vỏ dừa …
Chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo
Phim cuộn, túi nhựa, chai lọ, dây điện, chất dẻo…
Da và Cao su
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su
Bóng, ví, giày dép, …
b. Các chất không cháy được
Các kim loại sắt
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút
Vỏ hộp, dây điện, dao, …
Các loại phi sắt
Các vật liệu không bị nam châm hút
Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ đựng
Thuỷ tinh
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ thuỷ tinh
Chai lọ, dồ dựng bang thủy tinh, bóng đèn
Đá, sành sứ
Bất cứ vật liệu nào không cháy ngoài kim loại và thủy tinh
Xương, gạch, đá, gốm …
c. Các chất hỗn hợp
Tất cả các vật liệu khác không phân loại trong bảng này. Loại này cá thể chia làm 2 phần: Kích thước lớn hơn 5mm và nhỏ hơn 5mm
Đá cuội, cát, tóc…
1.2.3. Tính chất của chất thải rắn sinh hoạt [9]
1.2.3.1. Tính chất vật lý
Những tính chất vật lý quan trọng nhất của CTRSH là khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước hạt và sự phân bố kích thước, khả năng giữ nước và độ xốp. Trong đó, đáng quan tâm nhất trong công tác quản lý là khối lượng riêng và độ ẩm.
- Khối lượng riêng: Được hiểu là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích (m3/kg), chúng thay đổi tùy thuộc vào trạng thái như: xốp, nén, không nén, chứa trong các thùng chứa (container)…
Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Vị trí địa lý, mùa trong năm, thời gian lưu giữ chất thải. Khối lượng riêng của CTRSH từ các khu đô thị dao động trong khoảng 180 ÷ 400 kg/m3.
- Độ ẩm được xác định bằng một trong hai phương pháp sau: Tính theo thành phần phần trăm khối lượng ướt và thành phần phần trăm khối lượng khô. Trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn phương pháp khối lượng ướt thông dụng hơn.
1.2.3.2. Tính chất hóa học
Các thông tin về tính chất hóa học của CTRSH đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn phương pháp xử lý và tái sinh chất thải.
Ví dụ: Khả năng cháy của CTR phụ thuộc vào thành phần hóa học của nó, đặc biệt trong trường hợp CTRSH là hỗn hợp của chất cháy được và không cháy được. Nếu CTR được sử dụng làm nhiên liệu cho quá trình đốt thì cần xác định 4 đặc tính quan trọng sau:
- Phân tích gần đúng – sơ bộ ( xác định sơ bộ hàm lượng chất hữu cơ).
- Điểm nóng chảy của tro.
- Phân tích thành phần nguyên tố CTR.
- Năng lượng chứa trong rác.
1.2.3.3. Tính chất sinh học
Phần hữu cơ (không kể nhựa, cao su, da) của hầu hết CTRSH có thể được phân loại như sau:
- Các chất có thể tan trong nước như: đường, tinh bột, amino acid và nhiều acid hữu cơ.
- Hemicellulose: Các sản phẩm ngưng tụ của hai đường 5 và 6 carbon.
- Cellulose: Sản phẩm ngưng tụ của glucose, đường 6 – carbon.
- Dầu, mỡ và sáp: Là những ester của rượu và acid béo mạch dài.
- Lignin: Là hợp chất cao phân tử chứa vòng thơm và các methoxyl (-OCH3).
- Lignocellulose
- Proteins: Là chuỗi các amino acid
Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong CTRSH là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo khí, chất rắn hữu cơ trơ và chất vô cơ. Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình rác hữu cơ thối rữa.
1.2.3.4. Sự biến đổi tính chất lý, hóa và sinh học của chất thải rắn
Các tính chất của CTRSH có thể được biến đổi bằng các phương pháp lý, hóa và sinh học. Khi thực hiện quá trình biến đổi, mục đích quan trọng nhất là mang lại hiệu quả bởi vì sự biến đổi các đặc tính của CTRSH có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch phát triển chương trình quản lý CTR tổng hợp.
Bảng 1.2. Các quá trình biến đổi áp dụng xử lý CTRSH
Quá trình biến đổi
Phương pháp biến đổi
Biến đổi hoặc thay đổi cơ bản sản phẩm
Lí học
- Tách loại theo thành phần
- Giảm thể tích
- Giảm kích thước
- Tách loại bằng tay hoặc máy phân loại
- Sử dụng lực hoặc áp suất
- Sử dụng lực cắt, nghiền, xay
- Các thành phần riêng biệt trong hỗn hợp chất thải đô thị
- Giảm thể tích ban đầu
- Biến đổi hình dáng ban đầu và kích thước.
Hóa học
- Đốt
- Nhiệt phân
- Khí hóa
- Oxi hóa bằng nhiệt
- Sự chưng cất phân hủy
- Đốt thiếu khí
- CO2, SO2, sản phẩm oxi hóa khác, tro
- Khí gồm hỗn hợp khí, cặn dầu và than
Sinh học
- Hiếu khí compost
- Kỵ khí phân hủy
- Kỵ khí compost
- Biến đổi sinh học hiếu khí
- Biến đổi sinh học kỵ khí
- Biến đổi sinh học kỵ khí
- Phân compost (mùn dùng để ổn định đất)
- CH4, CO2, khí ở dạng vết, chất thải còn lại
- CH4, CO, sản phẩm còn lại mùn hoặc bùn
1.3. TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.3.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Bất cứ hoạt động nào của con người cũng phát sinh một lượng chất thải rắn, theo thống kê của cục Bảo vệ môi trường Việt Nam thì mỗi người, mỗi ngày phát sinh khoảng 0,6 - 0,8 kg chất thải rắn. Vì vậy, ở các vùng nông thôn lượng chất thải rắn cũng ngày càng tăng lên tương đương với các khu vực ở thành thị. Mặt khác, tại các khu vực nông thôn lượng chất thải rắn gồm các loại hóa chất độc hại, kim loại độc hại như chì, crôm, kẽm, thủy ngân của các làng nghề thủ công, rơm rạ chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật… Theo báo cáo của Ủy ban nghiên cứu và bảo vệ môi trường của Liên hiệp quốc, ngày nay lượng chất thải rắn tại các khu vực nông thôn ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất độc hại, đặc biệt, tại các khu vực đông đúc dân cư, rác thải không được thu gom và đây là một trong các ổ dịch gây bệnh nghiêm trọng.
Trước đây, rác thải nông thôn thường ít được quan tâm do tính chất phân tán và quan niệm của con người. Tuy nhiên, ngày nay lượng chất thải rắn nông thôn ngày càng gia tăng và đang là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo.
1.3.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
Kết quả đợt tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy: Dân số Việt Nam đạt 85,8 triệu người, đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Dân số Việt Nam phân bố không đồng đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Theo kết quả thống kê lần này, dân số thành thị là 25.374.262 người (chiếm 29,6%), dân số nông thôn là 60.415.311 người (chiếm 70,4%).
Lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%).
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.
Bảng1.3. Tình hình phát sinh chất thải rắn
Các loại chất thải rắn
Toàn quốc
Đô thị
Nông thôn
Tổng lượng phát sinh chất thải sinh hoạt (tấn/năm)
12.800.000
6.400.000
6.400.00
Chất thải nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm)
128.4
125
2.4
Chất thải không nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm)
2.510.000
1.740.000
770
Chất thải Y tế lây nhiễm (tấn/năm)
21
-
-
Tỷ lệ thu gom trung bình (%)
-
71
20
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung bình theo đầu người (kg/người/ngày)
-
0,8
0,3
(Theo báo cáo Diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Chất thải rắn)
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (Hình 2.2). Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày), đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 - 0,73 kg/người/ngày), đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP. Hội An 1,08kg/người/ngày; TP. Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả nước là 0,73kg/người/ngày.
Bảng 1.4. Lượng CTRSH đô thị phát sinh theo vùng địa lý Việt Nam
STT
Đơn vị hành chính
Lượng CTRSH bình quân trên đầu người (kg/người.năm)
Lượng CTRSH đô thị phát sinh
Tấn/ngày
Tấn/năm
1
Đồng bằng sông Hồng
0,81
4,444
1622060
2
Đông Bắc
0,76
1164
424860
3
Tây Bắc
0,75
190
69350
4
Bắc Trung Bộ
0,66
755
275575
5
Duyên hải Nam Trung Bộ
0,85
1640
598600
6
Tây Nguyên
0,59
650
237250
7
Đông Nam Bộ
0,79
6713
2450245
8
Đồng bằng sông Cửu Long
0,61
2136
779640
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương)
Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra.
1.4. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE
1.4.1. Ảnh hưởng đến môi trường [3] [4] [8] [9]
- CTR làm ô nhiễm môi trường nước:
Các CTR nếu là chất hữu cơ thì sẽ bị phân hủy nhanh chóng trong môi trường nước. Phần lớn nổi lên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất chất hữu cơ để tạo thành các sản phẩm trung gian, sau đó là những sản phẩm cuối là chất khoáng và nước. Phần chìm trong nước có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian và các sản phẩm sau cùng là các chất khí CH4, H2S, H2O, CO2. Tất cả chất trung gian đều gây mùi hôi thối và là độc chất. Bên cạnh đó còn rất nhiều vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước.
Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn trong môi trường nước. Sau đó là các quá trình oxi hóa có oxi và không có oxi xuất hiện gây nhiễm bẩn cho môi trường nước, nguồn nước.
Mặc khác, từ quá trình canh tác trong các hoạt động nông nghiệp của mình, con người đã sử dụng một lượng lớn hoá chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón… Làm gia tăng lượng độc tố và chất dinh dưỡng vào môi trường nước một cách cục bộ và gây ra hiện tượng tích luỹ sinh học đối với các sinh vật sống trong môi trường nước bị ô nhiễm.
Bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật sau khi được người dân sử dụng đã vứt bỏ ngoài đồng với hàm lượng thuốc còn thừa trong bao bì đi vào nguồn nước mặt và nước ngầm của vùng, ngoài chất thải rắn do thuốc bảo vệ thực vật, việc đốt đồng, thải rơm rạ sau mỗi vụ mùa cũng đã góp phần làm tăng chất thải rắn của vùng, làm ô nhiễm nguồn nước sông quê.
- Ảnh hưởng đến môi trường đất
Các chất thải hữu cơ sẽ được các vi sinh vật trong đất phân hủy ở hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng là hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2, CH4...
Với một lượng vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ làm cho các chất từ rác không trở thành ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn thì môi trường đất sẽ bị quá tải và gây ô nhiễm. Ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy vào nguồn nước ngầm. Mà một khi nước ngầm bị ô nhiễm thì không cách gì có thể cứu chữa được.
Đối với các loại rác không phân hủy như nhựa, cao su nếu không có những biện pháp xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì nhiêu của đất.
- Làm ô nhiễm môi trường không khí
Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển rác gây ô nhiễm không khí.
Rác có thành phần dễ phân hủy sinh học, cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao, sau một thời gian ngắn chúng bị phân hủy kỵ khí và hiếu khí sinh ra các khí độc hại có mùi hôi khó chịu gồm CH4, H2S, H2O, CO2, NH3... ngay từ khâu thu gom, vận chuyển đến chôn lấp. Khí metan có khả năng gây cháy nổ nên rác thải cũng là nguồn sinh chất thải thứ cấp nguy hại.
- Cản dòng chảy, làm ứ đọng nước hoặc ngập lụt vùng dân cư: CTR không được thu gom mà được thải thẳng xuống sông hồ, kênh rạch... rác nặng lắng xuống đáy làm tắc đường lưu thông của dòng chảy. Rác nhỏ, nhẹ lơ lửng trong nước làm đục nước. Rác có kích thước lớn nhưng nhẹ như giấy vụn, túi nilong... nổi lên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxy của nước với không khí, làm mất mỹ quan trong khu vực.
1.4.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng [4]
CTRSH có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường sống tốt cho các vector gây bệnh như: chuột, muỗi, ruồi, gián,... Qua các trung gian truyền nhiễm, bệnh có thể phát triển thành dịch. Ví dụ điển hình nhất là bệnh dịch hạch.
Người ta tổng kết rác đã gây ra 22 bệnh cho con người. Trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lao tồn tại được từ 4 đến 42 ngày trong rác. Riêng trực khuẩn phó thương hàn tồn tại lâu hơn từ 24 đến 107 ngày. Trong rác sinh hoạt với thành phần chất hữu cơ cao chiếm 30 – 70%, trong điều kiện ẩm ướt của các vùng nhiệt đới như Việt Nam (độ ẩm 50 – 70%) là môi trường tốt cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển như: Vi trùng thương hàn, lỵ, tiêu chảy, lao, bạch hầu, giun sán... Những ký sinh trùng này tồn tại và phát triển nhanh chóng.
Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho c