“TQ là một nước có truyền thống về thơ. Từ Kinh Thi đến thơ hiện đại, thơ TQ có hơn 2500 năm lịch sử. Ở mỗi thời đại, thơ đều có những đặc sắc riêng. Nhưng người TQ cũng như thế giới đều công nhận thơ Đường là đỉnh cao của thơ TQ và là một trong những đỉnh cao của thơ ca nhân loại” . Thơ Đường là tinh hoa của VHTQ, là một chủ thể có vai trò quan trọng tạo nên mối quan hệ tương tác giữa dân tộc đã sản sinh ra nó với các dân tộc khác, trong đó có VN. GS. Trần Đình Sử trong Lý luận và phê bình văn học có nói rằng: “Đặc sắc của văn học VN như là một nền văn học dân tộc độc đáo chính là ở cách tiếp nhận, ứng xử của nó đối với tác động ảnh hưởng của nước ngoài” . Trên thế giới có lẽ hiếm có quan hệ văn chương nào đặc biệt như quan hệ giữa thơ Đường với thơ Việt. Thơ Đường – chứ không phải toàn bộ thơ ca TQ – có một ảnh hưởng phong phú, lâu bền và tốt đẹp đối với thơ Việt, không chỉ ngày xưa mà cả đến ngày nay.
Ở VN, từ đời Lý trở về sau, thơ Đường được ông cha ta tiếp thu rất nhiều. Nhiều nhà thơ VN đã vận dụng đề tài, thi liệu, tứ thơ, điển cố và ngôn ngữ trong thơ Đường. Nhiều tập thơ Đường bằng chữ Hán và chữ Nôm đã xuất hiện ở VN cách đây hàng mấy trăm năm và được phổ biến rộng rãi trong công chúng. Thơ Đường cũng được đưa vào giảng dạy ở đại học và phổ thông. Điều đó nói lên giá trị to lớn của thơ Đường và thái độ trân trọng, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của nhân dân ta. Trong lĩnh vực nghiên cứu, lí luận phê bình, vấn đề tiếp nhận văn học nói chung và VHNN nói riêng thể hiện trên các bình diện: Tổng thuật, dịch thuật, giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Xưa nay, chúng ta chỉ mới quan tâm, xem xét những yếu tố ảnh hưởng của thơ văn TQ đối với nền văn học nước ta, còn công việc xem xét vấn đề giảng dạy VHTQ được tiến hành và phát triển như thế nào lại chưa được quan tâm đúng mức. Đây là một khiếm khuyết cần được bổ sung kịp thời để vấn đề nghiên cứu lịch sử tiếp nhận VHTQ ở nước ta ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong phạm vi của một KLTN, đề tài này đi sâu nghiên cứu một mảng nhỏ, qua đó hy vọng không chỉ thấy được diện mạo của VHTQ, đặc biệt là thơ Đường trong quá trình giảng dạy VHTQ ở nhà trường phổ thông, mà còn thấy được những vấn đề lý thú về văn học sử đàng sau việc tuyển chọn và biên soạn thơ Đường. Điểm dừng chân của đề tài là tìm hiểu vấn đề: Thơ Đường trong hai bộ sách giáo khoa Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 (so sánh với SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000).
92 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4470 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thơ Đường trong hai bộ Sách giáo khoa Văn 10 cải cách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
“TQ là một nước có truyền thống về thơ. Từ Kinh Thi đến thơ hiện đại, thơ TQ có hơn 2500 năm lịch sử. Ở mỗi thời đại, thơ đều có những đặc sắc riêng. Nhưng người TQ cũng như thế giới đều công nhận thơ Đường là đỉnh cao của thơ TQ và là một trong những đỉnh cao của thơ ca nhân loại” Xin xem: Thi pháp thơ Đường phần Những tiền đề lịch sử lí luận, Nguyễn Thị Bích Hải, NXB Thuận Hóa, Huế, 2006, tr.5-14.
. Thơ Đường là tinh hoa của VHTQ, là một chủ thể có vai trò quan trọng tạo nên mối quan hệ tương tác giữa dân tộc đã sản sinh ra nó với các dân tộc khác, trong đó có VN. GS. Trần Đình Sử trong Lý luận và phê bình văn học có nói rằng: “Đặc sắc của văn học VN như là một nền văn học dân tộc độc đáo chính là ở cách tiếp nhận, ứng xử của nó đối với tác động ảnh hưởng của nước ngoài” Dẫn theo: Lí luận và phê bình văn học, Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, HN, 2008.
. Trên thế giới có lẽ hiếm có quan hệ văn chương nào đặc biệt như quan hệ giữa thơ Đường với thơ Việt. Thơ Đường – chứ không phải toàn bộ thơ ca TQ – có một ảnh hưởng phong phú, lâu bền và tốt đẹp đối với thơ Việt, không chỉ ngày xưa mà cả đến ngày nay.
Ở VN, từ đời Lý trở về sau, thơ Đường được ông cha ta tiếp thu rất nhiều. Nhiều nhà thơ VN đã vận dụng đề tài, thi liệu, tứ thơ, điển cố và ngôn ngữ trong thơ Đường. Nhiều tập thơ Đường bằng chữ Hán và chữ Nôm đã xuất hiện ở VN cách đây hàng mấy trăm năm và được phổ biến rộng rãi trong công chúng. Thơ Đường cũng được đưa vào giảng dạy ở đại học và phổ thông. Điều đó nói lên giá trị to lớn của thơ Đường và thái độ trân trọng, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của nhân dân ta. Trong lĩnh vực nghiên cứu, lí luận phê bình, vấn đề tiếp nhận văn học nói chung và VHNN nói riêng thể hiện trên các bình diện: Tổng thuật, dịch thuật, giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Xưa nay, chúng ta chỉ mới quan tâm, xem xét những yếu tố ảnh hưởng của thơ văn TQ đối với nền văn học nước ta, còn công việc xem xét vấn đề giảng dạy VHTQ được tiến hành và phát triển như thế nào lại chưa được quan tâm đúng mức. Đây là một khiếm khuyết cần được bổ sung kịp thời để vấn đề nghiên cứu lịch sử tiếp nhận VHTQ ở nước ta ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong phạm vi của một KLTN, đề tài này đi sâu nghiên cứu một mảng nhỏ, qua đó hy vọng không chỉ thấy được diện mạo của VHTQ, đặc biệt là thơ Đường trong quá trình giảng dạy VHTQ ở nhà trường phổ thông, mà còn thấy được những vấn đề lý thú về văn học sử đàng sau việc tuyển chọn và biên soạn thơ Đường. Điểm dừng chân của đề tài là tìm hiểu vấn đề: Thơ Đường trong hai bộ sách giáo khoa Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 (so sánh với SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000).
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Cho đến nay, ở VN đã có không ít công trình nghiên cứu về vấn đề giảng dạy Đường thi ở trường phổ thông. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu như: Thơ Đường ở trường phổ thông của Hồ Sĩ Hiệp [9], Dạy học các tác phẩm thơ Đường ở trường THCS và THPT: Theo chương trình ngữ văn mới của Lê Xuân Soan [10], trong đó có phần “Vị trí, vai trò của phần thơ Đường trong chương trình SGK Ngữ văn trung học, Thơ Đường trong nhà trường của Trần Ngọc Hưởng [56], Bình giảng thơ Đường và việc dạy học thơ Đường ở trường PT của Nguyễn Thị Bích Hải [27], trong đó có phần “Vị trí của thơ Đường và việc dạy học thơ Đường ở trường PT”, VHTQ với nhà trường – tập tiểu luận của Hồ Sĩ Hiệp [8], trong đó có bài “Cái vỏ hình thức thơ Đường trong SGK văn học”... Các bài viết này đã có công đề cập đến một nội dung quan trọng trong giảng dạy văn học cho HS PT, nhiều bài đã nêu được những ưu nhược điểm của công tác giảng dạy Đường thi. Tuy nhiên các bài viết này mới chỉ xem xét vấn đề theo quan điểm của Lí luận phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn, chưa có một tác phẩm nào tìm hiểu vấn đề này từ góc độ mỹ học tiếp nhận.
Mới đây, năm 2007, Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Mạnh Thị Minh, lớp K48 NVSP chính quy, do sự hướng dẫn của GV Phạm Ánh Sao đã trực tiếp bàn về vấn đề: Đường thi trong SGK phổ thông ở VN. Khóa luận này đã có công rất lớn trong việc hệ thống hóa và chỉ ra những đặc điểm, những đổi thay trong cách lựa chọn, trình bày và hướng dẫn tìm hiểu Đường thi trong SGK văn. Đồng thời khóa luận cũng đã lí giải được một đôi điều dẫn đến sự đổi mới nội dung Đường thi trong mối liên hệ với những tiến bộ của lí luận văn học. Khóa luận trên đã giải quyết phần nào câu chuyện về giảng dạy Đường thi ở VN. Tuy nhiên, còn một vấn đề hết sức quan trọng mà do phạm vi đề tài qui định, khóa luận của sinh viên Mạnh Thị Minh mới chỉ đề cập đến chứ chưa làm sáng tỏ được, đó là những thay đổi trong cách biên soạn VHTQ trong hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90. Do vậy, ở khóa luận này, chúng tôi không mô tả lại toàn bộ chương trình giảng dạy VHTQ trong SGK Ngữ văn từ năm 1989-90 cho đến nay mà chỉ đi sâu tìm hiểu hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 để hoàn thiện tiếp công việc tìm hiểu về Đường thi được giảng dạy ở VN mà tác giả Mạnh Thị Minh còn để ngỏ...
1.2. Tính cấp thiết của đề tài:
Như khóa luận của Mạnh Thị Minh đã đề cập đến: Một trong những biểu hiện của CCGD chính là nỗ lực đổi mới chương trình học, đổi mới phương pháp dạy học. Cải tiến SGK nhằm giải quyết một vấn đề trung tâm của CCGD và SGK Ngữ văn cũng không nằm ngoại lệ. Do đó tìm hiểu nội dung biên soạn và những biến đổi của nội dung này trong SGK là công việc cần thiết giúp người nghiên cứu thấy sự biến đổi của phương pháp dạy học tương ứng. Đặc biệt, trong quá trình cải tiến SGK Ngữ văn, chúng ta chú ý đến hai bộ SGK Văn 10 cải cách năm học 1989-90. Ở thời kỳ này chúng ta có hai bộ SGK được biên soạn khác nhau ở hai miền Bắc và miền Nam. Tại sao lại có sự khác biệt này? Để có cái nhìn tổng thể về quá trình cải cách giáo dục ở nước ta trong từng thời kỳ, chúng ta cần thiết phải trả lời được câu hỏi này.
Khi một bộ SGK ra đời đó là cả một quá trình khổ công lao động của những nhà biên soạn sách. Và để minh chứng cho hiệu quả của nó đòi hỏi phải trải qua quá trình thử nghiệm thực tế đó chính là công việc giảng dạy nó ở trường phổ thông, trong đó giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp và truyền đạt những thông tin mà SGK yêu cầu tới đối tượng tiếp nhận cụ thể là HS. Trong chương trình SGK Ngữ văn mỗi phần có một vị trí khác nhau và đem đến những hiệu quả giáo dục khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu dạy học. VHNN là một trong những nội dung chủ yếu trong SGK Ngữ văn ở tất cả các cấp học và bậc học; đây cũng là một nội dung tương đối khó đòi hỏi GV phải có sự đầu tư thời gian và tâm huyết thì mới giảng dạy thành công được. Vì sao khi giảng dạy nội dung này, người GV lại gặp nhiều khó khăn như vậy? Chúng tôi cũng đồng ý với Mạnh Thị Minh rằng GV khi dạy VHNN gặp phải hai khó khăn lớn. Thứ nhất, chúng ta giảng dạy VHNN chủ yếu dựa vào bản dịch nghĩa, vì GV và HS không đủ trình độ tiếp cận với nguyên tác. Do vậy khó có thể diễn đạt hết giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Khó khăn thứ hai là gần như mỗi tác phẩm được đưa vào SGK là đại biểu cho nền văn học của một quốc gia và muốn giảng dạy thành công, GV cần có “phông” văn hóa sâu rộng về quốc gia đó. Không những thế GV còn phải ý thức được giá trị và vai trò của từng tác phẩm trong việc giáo dục nhân cách cho HS. Dưới góc độ là người giảng dạy, GV cần phải nắm được ý đồ lựa chọn của người biên soạn sách. Tại sao tác giả này lại được đưa vào chương trình mà không phải tác giả khác, tại sao tác phẩm này được học ở phổ thông trung học chứ không phải phổ thông cơ sở? Cụ thể ở đề tài này, chúng ta cần phải tìm hiểu tại sao năm học 1989-90, những tác giả, tác phẩm được chọn giảng ở hai bộ SGK ở hai miền lại có sự khác nhau? Có sự khác nhau như thế nào về đối tượng tiếp nhận ở thời kỳ này? Đây tưởng như chỉ là công việc của nhà biên soạn sách nhưng lại cũng chính là một nhiệm vụ hết sức cần thiết của người GV bởi nếu không nắm được ý đồ, mục đích của người biên soạn GV rất dễ lạc hướng trong giảng dạy.
Bên cạnh đó, người GV cũng cần phải nhận thức đầy đủ tác dụng của Đường thi trong vai trò định hướng và giáo dục nhân cách cho HS. Trước hết, thơ Đường có khả năng cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản về một thời đại huy hoàng trong lịch sử thơ ca nhân loại; bồi dưỡng cho HS tình yêu thiên nhiên, niềm tin vào cuộc sống; giáo dục cho HS biết sống gắn bó với nhân dân, biết chia sẻ đồng cảm với những số phận đau khổ; đồng thời rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo cho HS. Mục đích đưa Đường thi vào chương trình SGK phổ thông không chỉ đơn thuần làm phong phú thêm nội dung VHNN mà chủ yếu là nhằm mục đích giáo dục nhân cách toàn diện cho HS. Chính vì vậy, công việc cải cách SGK là công việc đòi hỏi các nhà cải cách giáo dục phải tốn nhiều thời gian và công sức nhất. Gần đây, trong bối cảnh nền giáo dục nước nhà có nhiều đổi mới, chương trình và SGK liên tục được chỉnh sửa, bổ sung và cũng có khá nhiều ý kiến xung quanh câu chuyện này.
Năm học 1989-90 là giai đoạn bước ngoặt trong công tác cải cách giáo dục ở nước ta. Chương trình VHTQ được đưa vào giảng dạy trong SGK Văn 10 năm học này có sự khác biệt ở miền Bắc với miền Nam và lại càng có sự khác biệt so với SGK chỉnh lý hợp nhất năm 2000. GV cần nắm vững được sự khác biệt này để thấy được diễn biến của chương trình Ngữ văn qua các đợt cải cách, chỉnh lý, thấy được mối liên quan giữa tri thức văn chương giữa các vùng miền, từ đó có cách xử lí thích hợp đối với từng bài học cụ thể.
Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi nhận thấy: xem xét VHTQ trong hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 là một công việc cần thiết để hoàn thiện hơn nữa vấn đề tiếp nhận văn học trong trường phổ thông của chúng ta hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc tìm hiểu VHTQ trong hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90, chúng tôi muốn đưa ra những đánh giá và tổng kết về cách thức lựa chọn cũng như những thay đổi của nội dung này trong chương trình cải cách SGK ở hai miền Bắc, Nam trong năm học đó.
Giảng dạy Ngữ văn không chỉ cung cấp kiến thức văn học cho HS mà còn là công việc tiếp nhận văn học và định hướng tiếp nhận văn học cho HS PT. Nghiên cứu sự biến đổi của chương trình SGK ở hai vùng miền khác nhau và ở hai giai đoạn khác nhau sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn những lí luận mới về tiếp nhận văn học, hoàn thiện vấn đề giảng dạy VHTQ ở VN.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mô tả nội dung Đường thi trong SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989 -1990 trên hai phương diện: tuyển chọn và biên soạn, có so sánh với chương trình chỉnh lí hợp nhất năm 2000.
- Lý giải sự thay đổi của nội dung chương trình giữa các vùng miền và các giai đoạn khác nhau dưới sự tác động của các yếu tố: Lịch sử văn hóa xã hội, chủ trương chính sách giáo dục của nhà nước, công cuộc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, quá trình tiếp nhận lí luận văn học hiện đại...
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: tác phẩm Đường thi trong SGK Văn 10 cải cách năm học 1989-90 và nội dung hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm.
- Khách thể nghiên cứu: Chương trình SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 phần thơ cổ TQ: thơ Đường.
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để trình bày đề tài này một cách khoa học, hệ thống và logic, phương pháp chủ yếu mà chúng tôi lựa chọn là mô tả, thống kê, phân tích, so sánh các tư liệu thu thập được về nội dung thơ Đường trong ba bộ SGK mà chúng tôi đã kể đến ở phần phạm vi tư liệu nghiên cứu. Sau khi thống kê xử lí số liệu, chúng tôi đi vào phần chính là lí giải sự khác biệt của ba bộ SGK này trên cơ sở lý thuyết về mỹ học tiếp nhận.
4. Phạm vi nghiên cứu và tư liệu:
Do phạm vi của đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu chương trình VHTQ (thơ Đường) trong hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 trong đó có sự so sánh với SGK Ngữ văn chỉnh lí hợp nhất năm 2000 nên phạm vi tư liệu mà chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu chỉ giới hạn trong ba bộ SGK:
- SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc năm học 1989-90 do GS. Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên.
- SGK Văn 10 cải cách ở miền Nam năm học 1989-90 do GS. Nguyễn Lộc chủ biên.
- SGK Ngữ Văn 10 chỉnh lí hợp nhất năm 2000 do Nguyễn Hải Hà và Lương Duy Trung chủ biên.
5. Đóng góp của đề tài:
- Như đã nói ở trên, đề tài này không nhằm mục đích hệ thống hóa lại toàn bộ diến biến của quá trình cải cách SGK Ngữ văn phổ thông từ năm 1989 đến nay mà chỉ đi sâu tìm hiểu một khía cạnh nhỏ và hết sức cụ thể của hệ thống này. Dựa trên cái nhìn lịch sử và hệ thống, đề tài này cố gắng chỉ ra cho chúng ta thấy sự khác biệt trong cách lựa chọn, trình bày và hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm VHTQ (thơ Đường) trong hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 (có sự so sánh với SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000). Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra một số cách lí giải sự khác biệt này dựa trên lý thuyết thi pháp học hiện đại trong đó mới nhất là lí thuyết mỹ học tiếp nhận.
- Cùng với đề tài khóa luận của Mạnh Thị Minh: Đường thi trong SGK phổ thông ở VN, đề tài này mong muốn được hoàn thiện diện mạo quá trình tiếp nhận Đường thi ở VN, cụ thể trong phạm vi chương trình giáo dục phổ thông.
- Từ phía là một GV, chúng tôi cũng mong muốn làm một công việc có ý nghĩa thiết thực đối với nghề nghiệp của mình sau này là nắm được bản chất của chương trình cải cách SGK qua các thời kỳ và các vùng miền, từ đó có cách ứng xử hợp lí đối với những tri thức văn chương của nhân loại.
6. Cấu trúc của đề tài:
Khóa luận của chúng tôi, ngoài Mở đầu và Kết luận, thì Nội dung chính gồm 3 chương sau:
Chương 1: So sánh việc tuyển chọn thơ Đường trong hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90.
Chương 2: So sánh việc biên soạn thơ Đường trong hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90.
Chương 3: Lí giải việc tuyển chọn và biên soạn thơ Đường trong hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90: từ góc độ mỹ học tiếp nhận.
Ngoài ra, cuối khóa luận còn có Tài liệu tham khảo và Phụ lục.
7. Quy cách trình bày khóa luận:
Khóa luận của chúng tôi được trình bày theo quy cách Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội qui định cho KLTN.
Sau trích dẫn tư liệu đều có ngoặc vuông ghi lần lượt: Số thứ tự tài liệu (theo danh mục tài liệu tham khảo xếp ở phía cuối khóa luận), trang thứ bao nhiêu của tài liệu đó.
Phần tài liệu tham khảo bao gồm: SGK và Sách giáo viên; Sách nghiên cứu; Luận văn và luận án; Báo, tạp chí. Các tài liệu này sắp xếp theo thứ tự a, b, c tên tác giả.
Chú thích trực tiếp ở chân trang dành riêng cho việc giải thích từ ngữ, khái niệm ... xuất hiện trong trang viết đó.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
SO SÁNH VIỆC TUYỂN CHỌN THƠ ĐƯỜNG
TRONG HAI BỘ SGK VĂN 10 CẢI CÁCH
Ở MIỀN BẮC VÀ MIỀN NAM NĂM 1989-90
Theo Phùng Văn Tửu trong Cảm thụ và giảng dạy VHNN [46], giai đoạn từ 1956 đến 1979, kể cả sau đợt chỉnh lí SGK năm 1979, SGK môn Văn vốn không giới thiệu thơ Đường trong chương trình PT. Từ năm 1989 đến 1990 bắt đầu tiến hành đợt cải cách chương trình THPT với quy mô rộng, trong đó có môn văn học nói chung và bộ phận VHNN nói riêng. Trên cơ sở chương trình thống nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai song song hai bộ SGK Văn 10 do hai tập thể các nhà khoa học của trường Đại học sư phạm Hà Nội và Hội nghiên cứu văn học TP HCM biên soạn. Trong khuôn khổ các tác giả, tác phẩm do chương trình ấn định, Bộ cho phép hai bộ sách có thể chọn những đoạn trích giảng khác nhau. Đến năm 2000, sau khi rút kinh nghiệm những ưu nhược điểm của bộ sách thí điểm, SGK môn văn ở THPT được tổ chức lại thành một bộ duy nhất (SGK Ngữ Văn chỉnh lí hợp nhất) dùng trong cả nước. Lúc đó, bộ phận VHNN được giới thiệu trong cả 3 lớp là 21 tác giả của hai nước Châu Á (TQ và Ấn Độ), năm nước châu Âu (Hi Lạp, Anh, Pháp, Nga, Đức), một nước châu Mĩ (Hoa Kì). Như vậy, mảng VHNN có quy mô phát triển đột biến. Số lượng các nhà văn tăng gấp đôi. Ngoài một vài nền văn học quen thuộc từ trước, HS còn được tiếp xúc với những nền văn học khác. Riêng phần VHTQ, SGK giới thiệu 6 tác giả: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu (thế kỉ VIII), Bạch Cư Dị (thế kỉ IX), La Quán Trung (thế kỉ XIV) và Lỗ Tấn (thế kỉ XX).
Như vậy, Đường thi chính thức được đưa vào SGK văn bậc THPT từ những năm 1989-90. Tuy nhiên điều chúng tôi quan tâm ở đây là vào thời điểm này, chúng ta có hai bộ SGK cùng tồn tại song song với nhau ở 2 miền là miền Bắc và miền Nam. Nó có sự giống và khác nhau như thế nào? Chúng ta cùng đi vào mô tả diện mạo của hai bộ SGK này ở phần tiếp theo.
1.1. Tác giả, tác phẩm được chọn giảng:
Qua khảo sát hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm 1989-90, chúng tôi thấy có sự khác biệt rõ nét ở các tác giả và các tác phẩm được chọn giảng. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Bảng thống kê các tác giả, tác phẩm được chọn giảng:
SGK miền Bắc năm 1990:
STT
Tác phẩm
Tác giả
1
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Lý Bạch
2
Tảo phát Bạch Đế thành (Đọc thêm)
Lý Bạch
3
Thu hứng
Đỗ Phủ
4
Nguyệt dạ (Đọc thêm)
Đỗ Phủ
5
Hoàng Hạc lâu
Thôi Hiệu
6
Tỳ bà hành
Bạch Cư Dị
SGK miền Nam năm 1990:
STT
Tác phẩm
Tác giả
1
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Lý Bạch
2
Tảo phát Bạch Đế thành (Đọc thêm)
Lý Bạch
3
Đăng cao
Đỗ Phủ
4
Hoàng Hạc lâu (Đọc thêm)
Thôi Hiệu
5
Tỳ bà hành
Bạch Cư Dị
SGK chỉnh lí năm 2000:
STT
Tác phẩm
Tác giả
1
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Lý Bạch
2
Tảo phát Bạch Đế thành (Đọc thêm)
Lý Bạch
3
Thu hứng
Đỗ Phủ
4
Đăng cao (Đọc thêm)
Đỗ Phủ
5
Hoàng Hạc lâu
Thôi Hiệu
6
Tỳ bà hành
Bạch Cư Dị
Qua ba bảng thống kê các tác giả, tác phẩm trên chúng ta thấy:
- Về các tác giả được chọn giảng, ở ba bộ SGK trên đều giới thiệu và đưa vào giảng dạy 4 tác giả lớn tiêu biểu cho Đường thi đó là: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu và Bạch Cư Dị. Tuy nhiên, các tác phẩm được chọn giảng và cách phân bố các tác phẩm này lại có sự khác nhau.
- Về các tác phẩm được chọn giảng: chúng ta thấy ở ba bộ SGK trên, các tác phẩm được chọn giảng của Lý Bạch, Thôi Hiệu và Bạch Cư Dị là như nhau và không có sự thay đổi khi chỉnh lí. Điều này chứng tỏ giá trị và mức độ phù hợp của các tác phẩm này đối với HS, chỉ có các tác phẩm của Đỗ Phủ là có sự khác biệt giữa hai bộ SGK miền Bắc và miền Nam.
+ SGK miền Bắc: chọn giảng 2 tác phẩm là Thu hứng và Nguyệt dạ
+ SGK miền Nam: chỉ chọn giảng 1 tác phẩm là Đăng cao
+ SGK năm 2000: lại chọn giảng 2 tác phẩm là Thu hứng và Đăng cao
Và qua bảng trên chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy số lượng các tác phẩm được chọn giảng ở 3 bộ SGK đã có sự chênh lệch mặc dù không đáng kể:
+ SGK miền Bắc và SGK chỉnh lí năm 2000: 6 tác phẩm trong đó Lý Bạch (2), Đỗ Phủ (2), Thôi Hiệu (1), Bạch Cư Dị (1)
+ SGK miền Nam: 5 tác phẩm trong đó Lý Bạch (2), Đỗ Phủ (1), Thôi Hiệu (1), Bạch Cư Dị (1)
1.2. Vai trò của từng tác phẩm trong chương trình:
Nội dung chương trình trong các bộ SGK không chỉ có sự thêm bớt về số lượng các tác phẩm mà còn thay đổi cả về vai trò của các tác phẩm đó trong quá trình giảng dạy. Có thể vẫn là tác phẩm đó nhưng vai trò của nó trong nội dung dạy học bộ môn đã có sự thay đổi: ở cuốn sách này, nó được giảng chính nhưng ở cuốn sách khác nó lại được xếp vào phần bài đọc thêm. Sự chuyển dịch vị trí những tác phẩm này từ chỗ là tác phẩm giảng chính sang đọc thêm hay ngược lại không chỉ đơn thuần là sự thay đổi vai trò của tác phẩm mà nó còn phản ánh tư duy cũng như tư tưởng, quan điểm của người biên soạn sách. Đồng thời chúng ta cũng có thể hiểu đó là do sự chi phối của nhiều yếu tố xã hội và thời đại qui định. Để làm rõ hơn vấn đề này chúng ta quan sát bảng thống kê sau:
Bảng 2: Thống kê số lượng tác phẩm giảng chính và đọc thêm:
SGK
Giảng chính
Đọc thêm
Miền Bắc 1990
4
2
Miền Nam 1990
3
2
SGK năm 2000
4
2
Có trường hợp cùng một tác phẩm nhưng ở sách này là giảng chính nhưng ở sách kia lại là đọc thêm đó là:
- Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu: SGK miền Bắc năm 1990: giảng chính; SGK miền Nam năm 1990: đọc thêm; SGK năm 2000: giảng chính.
Chúng ta có thể lí g