Theo tiến trình vận động của thơca Việt Nam, đến giữa thếkỷXIV ta
thấy thơcó dấu hiệu chuyển biến. ThơThiền phát triển mạnh và chiếm địa vị
chủ đạo từthếkỷX đến đầu thếkỷXIV; nhưng đến giữa thếkỷXIV thì lực
lượng sáng tác, sốlượng tác phẩm thơThiền đã giảm thiểu. Thơca từgiữa
thếkỷXIV vềsau tiếp tục phát triển, nhưng lực lượng sáng tác chủyếu là nhà
nho. Nhìn chung sốlượng tác giả, tác phẩm thơphát triển. Quan niệm nghệ
thuật, cảm hứng thơca thời gian này chủyếu là thuộc vềloại hình tác giảnhà
nho.
Nguyên nhân sâu xa của sựthay đổi này là sựthay đổi vịthếcủa tư
tưởng Phật giáo đối với xã hội. Vịthếthượng tôn của tưtưởng Phật giáo trên
phương diện văn hóa xã hội được thay thếbởi tưtưởng Nho giáo. Giờ đây,
Nho giáo ảnh hưởng đến nhiều phương diện văn hóa - xã hội Đại Việt. Vềvăn
học, các nhà văn nhà thơ đã sáng tác bằng quan niệm nghệthuật và cảm hứng
chịu ảnh hưởng Nho giáo. Quan niệm nghệthuật và cảm hứng này đã thay đổi
nhiều so với trước đây.
Hiện tượng Nho giáo thay thế địa vịPhật giáo và đi dần đến độc tôn cũng
đã diễn ra tương tự ởcác nước Đông Á (tuy có những chênh lệch ít nhiều về
thời gian tùy theo hoàn cảnh từng quốc gia). Hiện tượng chuyển đổi địa vịvăn
hóa của Thiền và Nho đã ảnh hưởng lớn đến diện mạo văn học, thơca các
quốc gia này. Ởnước ta, sau thếhệHuyền Quang, thơThiền không còn
nhiều. Một sốbài thơ ảnh hưởng Thiền như “Mai thôn phếtự”, “ĐềGia Lâm
tự” (Trần Quang Triều và thi xã Bích Động); “Hạnh ngộ”, “ĐềCam Lộ
tự”, “Tương tịch, ký Nam Sơn thiền sư ”(Trần Minh Tông) (1300-1357) có
thểxem là những cốgắng duy trì ảnh hưởng của thơThiền. Cũng từ đây, lực
2
lượng sáng tác đã có sựphân hóa, thơThiền cũng không còn thịnh nhưtrước,
chất Thiền trong thơcũng không còn đậm đà nhưtrước.
Từgiữa thếkỷXIV đến giữa thếkỷXV thơNho đã hoán đổi vai trò
thượng tôn của thơThiền. Trong khoảng một thếkỷnày, thơNho đã thểhiện
tương đối trọn vẹn tính chất độc đáo của nó. Nó tồn tại và phát triển nhưmột
mạch thơ, một dòng thơ, có tưtưởng – cảm hứng chủ đạo, có quan niệm nghệ
thuật và đặc điểm thểcách, ngôn ngữkhác biệt với thơThiền trước đó. Sự
khác biệt này gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ.
Trong khi đó nhiều công trình nghiên cứu vềmảng văn học nhà Nho đã
tiếp tục ra đời. Những công trình nghiên cứu vềvăn học nhà Nho cũng tiếp
tục phát triển song song với những công trình nghiên cứu vềvăn học Phật
giáo, văn học Thiền. Trong đó, ta có thểkể đến những công trình tiêu biểu
như “Nho giáo và văn học Việt Nam Trung cận đại”(Trần Đình Hượu). Cũng
trong mạch đó, công trình “Loại hình học tác giảvăn học, nhà nho tài tửvà
văn học Việt Nam”(Trần Ngọc Vương) (1995) [181] đi vào nghiên cứu loại
hình tác giảnhà nho tài tử. Ở “Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn
chung”(1998), Trần Ngọc Vương bàn đến “văn chương Nho giáo”[184,
114], “Văn học nhà nho thếkỷXIV – XVII”[184,134]. Tác phẩm “Văn học
Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa”(Trần Nho Thìn) [153] đã có
những ý kiến nhận xét lại những di sản của tác giảTrần Đình Hượu trong
nghiên cứu văn học nhà nho. Những công trình này đã làm cho việc nghiên
cứu thơvăn nhà nho thêm nhiều sinh khí. Các nhà nghiên cứu đã thật sựchú ý
đến thơvăn nhà nho, thơNho. Nhiều công trình nghiên cứu vềthơvăn nhà
nho đã tập trung chú ý đến thời gian từgiữa thếkỷXV vềsau.
Tuy nhiên vấn đềkhông chỉ đơn giản nhưvậy. ThơThiền tuy mất dần ưu
thếnhưng vẫn còn tồn tại. Một sốtác giả đã nghiên cứu vềthơThiền trong
thời gian này. ThơThiền trong sựnghiệp thơca của Nguyễn Trãi đã được
3
nghiên cứu bởi nhiều công trình nhưquyển “Nguyễn Trãi” của Nguyễn Thiên
Thụ[155], “Từtâm sựqua mọi giai đoạn của cuộc đời đến Thiền trong thơ
Nguyễn Trãi”của Thạch Trung Giả[39], “Vềcảm quan Phật giáo trong thơ
văn Nguyễn Trãi”của Nguyễn Hữu Sơn [143], “Nguyễn Trãi: Huyễn – Thực
và Sắc – Không”(Trần Ngọc Ninh) [162] (Nếu xét riêng thì mạch thơ
Thiền Lê - Nguyễn vẫn tiếp tục lưu chuyển thầm lặng qua Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Minh Hành, Nguyên Thiều, Ngô Thời Nhậm, Nguyễn
Du Nó tồn tại khiêm tốn bên cạnh thơNho). Tính chất Thiền trong thơ đầu
thếkỷXV (tiêu biểu là trong thơNguyễn Trãi) được nhiều nhà nghiên cứu
chú ý. Hiện tượng này đã nói lên tính phức tạp của vấn đềnếu tìm hiểu thơ
Nho thời điểm giữa thếkỷXIV. Trong cùng một thời gian có sựxuất hiện hai
loại hình văn học chịu ảnh hưởng bởi hai tưtưởng triết học khác nhau.
Nhưvậy, từsựthay đổi địa vịcủa Nho và Thiền vềmặt văn hóa – xã hội
cũng nhưsựkhác biệt vềnội dung và nghệthuật của thơNho và thơThiền đã
góp phần xác định sựkhác biệt của hai mạch thơNho và thơThiền. Sựphức
tạp vì có cảthơThiền trong sáng tác của các nhà nho (nhưtrường hợp
Nguyễn Trãi ) là lý do dẫn đến đềtài “ThơNho Việt Nam từgiữa thếkỷXIV
đến giữa thếkỷXV”.Việc nghiên cứu đềtài sẽgóp phần làm sáng tỏnhững
phức tạp của thơNho Việt Nam trong khoảng một thếkỷ. Đó là một thếkỷ
thơNho biểu hiện nhưmột dòng thơvới những đặc điểm độc đáo trong lịch
sửthơca dân tộc.
2. MỤC ĐÍCH N
205 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2925 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thơ Nho Việt Nam từ giữa thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo tiến trình vận động của thơ ca Việt Nam, đến giữa thế kỷ XIV ta
thấy thơ có dấu hiệu chuyển biến. Thơ Thiền phát triển mạnh và chiếm địa vị
chủ đạo từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XIV; nhưng đến giữa thế kỷ XIV thì lực
lượng sáng tác, số lượng tác phẩm thơ Thiền đã giảm thiểu. Thơ ca từ giữa
thế kỷ XIV về sau tiếp tục phát triển, nhưng lực lượng sáng tác chủ yếu là nhà
nho. Nhìn chung số lượng tác giả, tác phẩm thơ phát triển. Quan niệm nghệ
thuật, cảm hứng thơ ca thời gian này chủ yếu là thuộc về loại hình tác giả nhà
nho.
Nguyên nhân sâu xa của sự thay đổi này là sự thay đổi vị thế của tư
tưởng Phật giáo đối với xã hội. Vị thế thượng tôn của tư tưởng Phật giáo trên
phương diện văn hóa xã hội được thay thế bởi tư tưởng Nho giáo. Giờ đây,
Nho giáo ảnh hưởng đến nhiều phương diện văn hóa - xã hội Đại Việt. Về văn
học, các nhà văn nhà thơ đã sáng tác bằng quan niệm nghệ thuật và cảm hứng
chịu ảnh hưởng Nho giáo. Quan niệm nghệ thuật và cảm hứng này đã thay đổi
nhiều so với trước đây.
Hiện tượng Nho giáo thay thế địa vị Phật giáo và đi dần đến độc tôn cũng
đã diễn ra tương tự ở các nước Đông Á (tuy có những chênh lệch ít nhiều về
thời gian tùy theo hoàn cảnh từng quốc gia). Hiện tượng chuyển đổi địa vị văn
hóa của Thiền và Nho đã ảnh hưởng lớn đến diện mạo văn học, thơ ca các
quốc gia này. Ở nước ta, sau thế hệ Huyền Quang, thơ Thiền không còn
nhiều. Một số bài thơ ảnh hưởng Thiền như “Mai thôn phế tự”, “Đề Gia Lâm
tự”… (Trần Quang Triều và thi xã Bích Động); “Hạnh ngộ”, “Đề Cam Lộ
tự”, “Tương tịch, ký Nam Sơn thiền sư…” (Trần Minh Tông) (1300-1357) có
thể xem là những cố gắng duy trì ảnh hưởng của thơ Thiền. Cũng từ đây, lực
2
lượng sáng tác đã có sự phân hóa, thơ Thiền cũng không còn thịnh như trước,
chất Thiền trong thơ cũng không còn đậm đà như trước.
Từ giữa thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XV thơ Nho đã hoán đổi vai trò
thượng tôn của thơ Thiền. Trong khoảng một thế kỷ này, thơ Nho đã thể hiện
tương đối trọn vẹn tính chất độc đáo của nó. Nó tồn tại và phát triển như một
mạch thơ, một dòng thơ, có tư tưởng – cảm hứng chủ đạo, có quan niệm nghệ
thuật và đặc điểm thể cách, ngôn ngữ khác biệt với thơ Thiền trước đó. Sự
khác biệt này gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ.
Trong khi đó nhiều công trình nghiên cứu về mảng văn học nhà Nho đã
tiếp tục ra đời. Những công trình nghiên cứu về văn học nhà Nho cũng tiếp
tục phát triển song song với những công trình nghiên cứu về văn học Phật
giáo, văn học Thiền. Trong đó, ta có thể kể đến những công trình tiêu biểu
như “Nho giáo và văn học Việt Nam Trung cận đại” (Trần Đình Hượu). Cũng
trong mạch đó, công trình “Loại hình học tác giả văn học, nhà nho tài tử và
văn học Việt Nam” (Trần Ngọc Vương) (1995) [181] đi vào nghiên cứu loại
hình tác giả nhà nho tài tử. Ở “Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn
chung” (1998), Trần Ngọc Vương bàn đến “văn chương Nho giáo” [184,
114], “Văn học nhà nho thế kỷ XIV – XVII” [184,134]. Tác phẩm “Văn học
Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa” (Trần Nho Thìn) [153] đã có
những ý kiến nhận xét lại những di sản của tác giả Trần Đình Hượu trong
nghiên cứu văn học nhà nho. Những công trình này đã làm cho việc nghiên
cứu thơ văn nhà nho thêm nhiều sinh khí. Các nhà nghiên cứu đã thật sự chú ý
đến thơ văn nhà nho, thơ Nho. Nhiều công trình nghiên cứu về thơ văn nhà
nho đã tập trung chú ý đến thời gian từ giữa thế kỷ XV về sau.
Tuy nhiên vấn đề không chỉ đơn giản như vậy. Thơ Thiền tuy mất dần ưu
thế nhưng vẫn còn tồn tại. Một số tác giả đã nghiên cứu về thơ Thiền trong
thời gian này. Thơ Thiền trong sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Trãi đã được
3
nghiên cứu bởi nhiều công trình như quyển “Nguyễn Trãi” của Nguyễn Thiên
Thụ [155], “Từ tâm sự qua mọi giai đoạn của cuộc đời đến Thiền trong thơ
Nguyễn Trãi” của Thạch Trung Giả [39], “Về cảm quan Phật giáo trong thơ
văn Nguyễn Trãi” của Nguyễn Hữu Sơn [143], “Nguyễn Trãi: Huyễn – Thực
và Sắc – Không” (Trần Ngọc Ninh) [162]… (Nếu xét riêng thì mạch thơ
Thiền Lê - Nguyễn vẫn tiếp tục lưu chuyển thầm lặng qua Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Minh Hành, Nguyên Thiều, Ngô Thời Nhậm, Nguyễn
Du… Nó tồn tại khiêm tốn bên cạnh thơ Nho). Tính chất Thiền trong thơ đầu
thế kỷ XV (tiêu biểu là trong thơ Nguyễn Trãi) được nhiều nhà nghiên cứu
chú ý. Hiện tượng này đã nói lên tính phức tạp của vấn đề nếu tìm hiểu thơ
Nho thời điểm giữa thế kỷ XIV. Trong cùng một thời gian có sự xuất hiện hai
loại hình văn học chịu ảnh hưởng bởi hai tư tưởng triết học khác nhau.
Như vậy, từ sự thay đổi địa vị của Nho và Thiền về mặt văn hóa – xã hội
cũng như sự khác biệt về nội dung và nghệ thuật của thơ Nho và thơ Thiền đã
góp phần xác định sự khác biệt của hai mạch thơ Nho và thơ Thiền. Sự phức
tạp vì có cả thơ Thiền trong sáng tác của các nhà nho (như trường hợp
Nguyễn Trãi…) là lý do dẫn đến đề tài “Thơ Nho Việt Nam từ giữa thế kỷ XIV
đến giữa thế kỷ XV”. Việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ những
phức tạp của thơ Nho Việt Nam trong khoảng một thế kỷ. Đó là một thế kỷ
thơ Nho biểu hiện như một dòng thơ với những đặc điểm độc đáo trong lịch
sử thơ ca dân tộc.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của Luận án là nhằm tìm hiểu rõ hơn về khoảng
một thế kỷ thơ Nho với tư cách một dòng thơ. Nội dung đề tài là tìm hiểu,
nghiên cứu về nguồn gốc phát sinh, cơ sở hình thành, diện mạo, đặc điểm của
dòng thơ này nhằm đóng góp thành quả vào lĩnh vực nghiên cứu thơ văn của
các nhà nho Việt Nam.
4
Từ việc xác định lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu, chúng ta
cần tìm hiểu lịch sử vấn đề thông qua những công trình nghiên cứu của những
người đi trước, những khuynh hướng nghiên cứu có liên quan.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Từ lâu “thơ Nho” đã được giới nho sĩ quý trọng, sưu tập và lưu giữ. Qua
nhiều thế hệ, mỗi thế hệ có cách nhìn nhận, đánh giá, nghiên cứu thơ Nho với
những định hướng và những mức độ khác nhau. Trong quá khứ và gần đây đã
có những ý kiến ít nhiều liên quan vấn đề thơ Nho.
Xác định được những giá trị vô giá của thơ ca nhà nho có thể kể đến
trước tiên là những công trình sưu tập – biên tập thơ Nho cổ. Các công trình
này cho ta nhiều thông tin có giá trị nghiên cứu thơ Nho. Trước hết qua các
tác phẩm thi lục, thi tuyển... các tác phẩm thơ ca của các nhà nho chính thức
được lưu giữ, trân trọng cùng với những ý kiến đề cao. Đó là những tác phẩm
như: “Việt âm thi tập” (1433) (Phan Phu Tiên soạn, Lý Tử Tấn phê điểm,
tuyển thơ thời Trần - Lê), “Tân tuyển Việt âm thi tập” (1459) (Chu Xa, Lý Tử
Tấn, tuyển thơ thời Trần - Lê), “Cổ kim thi gia tinh tuyển” (Dương Đức
Nhan, tuyển thơ thời Trần, Hồ, Lê) (?), “Trích diễm thi tập” (1497) (Hoàng
Đức Lương, tuyển thơ thời Trần đến đầu thời Lê), “Toàn Việt thi lục” (1768)
(Lê Quý Đôn, tuyển thơ thời Lý đến đời Hồng Đức), “Hoàng Việt thi tuyển”
(1788) (Bùi Huy Bích, tuyển thơ thời Lý, Trần đến cuối thời Lê)... Các công
trình này có tác dụng lưu giữ những thi phẩm cổ trong đó có thơ Nho, đồng
thời còn ít nhiều cho thấy những quan niệm sáng tác, phê bình của những nhà
nho xưa. Các công trình này đã lưu giữ những thi phẩm và những ý kiến, nhận
định quí báu của người xưa truyền lại cho đến ngày nay.
Trong những công trình thuộc loại này, các nhà nho vừa sưu tập, biên tập
vừa phản ánh suy nghĩ của mình về văn học dân tộc, với niềm tự hào về văn
hóa dân tộc. Lý Tử Tấn đã có những đóng góp quan trọng trong buổi đầu sưu
5
tập thơ văn cổ. Qua đó, ông bày tỏ niềm tự hào về nền thơ của Đại Việt:
“Nước Việt ta từ thời lập quốc đến nay, có nhiều nhà thơ nổi tiếng với đời”
(“Tân tuyển Việt âm thi tập”) [94, 51]. Trong số những nhà thơ đó ta thấy có
rất nhiều nhà thơ Nho. Càng ngày, phong trào sáng tác của các nhà nho càng
lên cao. Phan Phu Tiên nhận định về một thời đại rất xem trọng thơ văn. Ông
nhận xét là: “mấy đời gần đây, các bậc vua chúa, các quan công khanh và sĩ
đại phu chẳng ai mà không để tâm tới việc học thuật, sớm tối ngâm vịnh”
(“Đề tựa tập thơ Việt âm mới san định”- Phan Phu Tiên) [117, 74]. Thơ Nho
đã trở thành sinh hoạt tinh thần của kẻ sĩ. Thơ Nho trở thành nơi để gởi gắm ý
chí, khát vọng, tâm sự của nhà nho. Cho đến thời gian này, Hoàng Đức Lương
vẫn còn xem trọng thơ Thiền bên cạnh thơ Nho khi phân trần: “đâu phải nhà
nho không bằng nhà Phật học” (Tựa Trích diễm thi tập) [118, 431-432]. Qua
đó cho thấy vị thế của đội ngũ trí thức trẻ càng lớn mạnh nhưng thái độ tôn
trọng thơ Thiền vẫn còn. Nói chung nhờ vào đây, ta có được những nguồn tư
liệu tham khảo khi nghiên cứu về thơ Nho đồng thời những tài liệu này cũng
góp phần tái hiện không khí thời đại.
Bên cạnh những tài liệu về nguyên tác thơ Nho là các ý kiến nhận xét,
phê bình bổ sung vào kho tàng lý luận về thơ Nho. Nguyễn Dữ, Lê Quý Đôn,
Bùi Huy Bích... đều có một số ý kiến liên quan đến thơ Nho. Trong “Truyền
kỳ mạn lục”, Nguyễn Dữ đã có nhận định đề cao thơ Nho giữa thế kỷ XV trở
về trước và phê bình mạnh mẽ thơ Nho cuối thế kỷ XV: “Thơ ông Chuyết Am
(Lý Tử Tấn) kỳ lạ mà tiêu tao,... thơ ông Cúc Pha (Nguyễn Mộng Tuân)... có
vẻ mềm mại, nhưng có thể khiến cho làng phong nhã thì chỉ duy những bài
thơ đầy lòng trung ái của Nguyễn Ức Trai...” [24, 251-252]. Đây là một trong
những nhận định đánh giá nhiều nhà thơ mà chủ yếu là những nhà thơ trong
giai đoạn chúng ta khảo sát.
6
Qua “Vân đài loại ngữ”, Lê Quý Đôn (1726 - 1784) đã thu thập những
kinh nghiệm lý luận, phê bình từ văn học cổ của Trung Quốc có liên quan đến
phương pháp phê bình và sáng tác thơ Nho (Quyển V: Văn nghệ) [34, 89 -
120]. Tiếp theo, học trò ông là Bùi Huy Bích (1741-1818) đã có ý thức về sự
vận động dựa trên tiêu chuẩn nghệ thuật khá chính xác. Bùi Huy Bích viết
trong “Lịch triều thi sao” (Tiểu dẫn) là: “Nước Việt ta từ đời Trần đến buổi
đầu Lê (giữa thế kỷ XV) khí thơ có hơi hồn hậu, đến thời Hồng Đức thì lời
thanh tao bóng bẩy, về sau dần dần yếu ớt, đến thời Trung hưng thì vụng
về...” (“Lịch triều hiến chương loại chí”– Văn tịch chí) [19, 181]. Từng giai
đoạn thơ Nho đã được ý thức với những nét cơ bản nhất của nó. Các tác giả
cũng không quên bình luận những điểm chung nhất của mỗi giai đoạn. Qua
đó, chúng ta thấy cách đánh giá, thẩm định của chính các nhà nho về thơ Nho.
Trong các thế hệ nhà nho, các bậc cao sĩ được nhiều người kính trọng đồng
thời cũng là những tác giả thơ Nho. Lê Quý Đôn đã dựa theo phong độ, phẩm
chất của họ để chọn ra những nhân vật tiêu biểu (Kiến văn tiểu lục) [32, 298-
300]. Theo tiêu chí đó, ông chọn được ở triều Trần chỉ năm người: Chu An,
Đặng Tảo, Trương Đỗ, Bùi Mộng Hoa, Trần Đình Thâm. Thời Lê sơ theo Lê
Quý Đôn thì có thể chọn Nguyễn Thiên Tích, Bùi Cầm Hổ, Nguyễn Thì
Trung... Điều này lại trùng hợp ngẫu nhiên vì đó là những nhà nho nổi tiếng
trong khoảng giữa thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XV!
Từ giữa thế kỷ XV về sau, phong độ kẻ sĩ như thời trước dần dần giảm
đi. Đến giữa niên hiệu Hồng Đức (Lê Thánh Tông) và từ những năm Đoan
Khánh (Lê Uy Mục) những người khí tiết khảng khái thật “thưa thớt”, đồng
thời “tập tục sĩ phu thối nát” [32, 301]. Như vậy, những nhà nho giữa thế kỷ
XIV đến giữa thế kỷ XV có vị trí đặc biệt trong các thế hệ nho sĩ nước ta qua
các thời đại. Thơ ca của họ vì thế cũng được các thế hệ quan tâm, tìm hiểu.
Các nhà nho xưa đánh giá rất cao các tác giả thơ Nho thời gian này. Nhìn
7
chung những nhà nho xưa vẫn lấy triều đại làm tiêu chí để phân kỳ thơ Nho
và đánh giá cao thơ thời Lý – đầu thời Lê. Tuy tiêu chí lấy triều đại làm cơ sở
cũng như lấy “đức nghiệp” để đánh giá có thể chưa thật sự đi vào bản chất
văn chương nhưng nó cũng có những bổ ích nhất định cho nghiên cứu và
đánh giá thơ văn nhà nho.
Đến đầu thế kỷ XX, các học giả vẫn còn quan điểm tôn trọng thơ Nho.
Các nhà nghiên cứu đã có những ý kiến khác nhau, bổ sung cho những ý kiến
trước đó. Tác phẩm “Việt Hán văn khảo” của Phan Kế Bính tiếp tục những
quan niệm, những nguyên lý thơ văn cổ của các nhà nho. Tác giả này viết về
cái hay trong thơ, đó là “cái hay kỳ cổ, cái hay hào kiệt, cái hay hồn hậu, cái
hay thanh sảng...” [101, 342]. Những ý kiến đó không khác gì ý kiến các nhà
nho xưa. Đến Phan Kế Bính, ta vẫn chưa thấy gì khác nhiều so với những
quan niệm tương đối ổn định từ truyền thống.
Trong buổi giao thời, ở nhóm “Nam phong tạp chí” và một số nhà nghiên
cứu như Nguyễn Hữu Tiến (Nam âm thi văn khảo luận), Ôn Như Nguyễn Văn
Ngọc (Nam thi hợp tuyển)... vẫn quan tâm thơ văn nhà nho. Phạm Quỳnh viết
“Quan niệm về thơ của người ta người Tàu” (Nam Phong tạp chí, số 05).
Tùng Vân viết “Phái nhà nho khoảng 30 năm nay với sự học cũ” (số 195).
“Các bậc danh nho nước ta” (Nam Phong tạp chí, các số 53, 54, 55
(10/1921-01/1922). (Ở đây, nội dung trích lại từ “Lịch triều hiến chương loại
chí”). Quan niệm của Chương Dân về thơ đăng trong Nam Phong tạp chí vẫn
là quan niệm của thơ Nho nói chung: “Thơ làm ra cốt để tả cái tâm tình của
mình mà cũng có ích cho người xem” [22, 354]. Bên cạnh đó mục Văn uyển
của Nam Phong tạp chí thường tuyển cả thơ của những nhà nho xưa và những
thi nhân đương thời. Phạm Quỳnh chú ý đến cái khó trong thơ Đường luật và
bắt đầu phê bình thơ Đường luật – thể thơ quan trọng của nhà nho. Tác giả
thấy thơ Đường “hay quá, khéo quá, phần nhân công nhiều mà vẻ tự nhiên
8
ít” (Quan niệm về thơ của người ta người Tàu) [47, 261]. Đây cũng là một
đặc điểm của thể loại thơ Nho. Ngoài sự quan tâm, các nhà nghiên cứu đầu
thế kỷ XX cũng đã tìm hiểu một số khía cạnh khác nhau của thơ nhà nho. Đến
đầu thế kỷ XX thơ văn của các nhà nho nói chung vẫn tiếp tục được chú ý
nhưng đã bắt đầu có những nhận xét đánh giá lại vấn đề một cách thích hợp
hơn.
Ngoài ra, những công trình nghiên cứu, tuyển tập, lịch sử văn học như
“Những áng văn hay” do Tr. N. K, Thiếu Sơn biên tập (Nam ký thư quán,
H,1933) và đặc biệt Dương Quảng Hàm với “Việt Nam văn học sử yếu”
(1943), “Việt Nam thi văn hợp tuyển” (1941), “Quốc văn trích diễm”
(1953)... đều chú ý đến tác giả, tác phẩm thơ Nho. Cả Việt Nam văn học sử
yếu lẫn Quốc văn trích diễm (Dương Quảng Hàm) đều có biểu liệt kê tác giả
tác phẩm theo thứ tự thời gian. Dương Quảng Hàm đã đánh giá cao thơ văn
nho thời Lý - Trần. Theo ông, các nhà nho phần nhiều đều có công nghiệp,
phẩm cách thanh cao. Hơn nữa, “người cầm quyền trong nước là người trong
phái nhà nho” [48, 78]. Nho sĩ đã được xem như một “phái”, “phái nhà nho”.
Trong phái đó, các tác giả nổi bật cũng đồng thời là “các bậc cao sĩ nước
Nam”. Thơ của các tác giả nhà nho có một vị trí đặc biệt trong quan niệm của
các nhà nghiên cứu. Tuy đến thời điểm này, thơ văn nhà nho đã được tìm hiểu
với cái nhìn mới của người trí thức Tây học nhưng họ vẫn chưa tách thơ
Thiền, thơ Nho ra thành những mạch riêng. Quan niệm thơ của các nhà nho
vẫn được nói chung, gồm cả thơ Thiền, thơ chịu ảnh hưởng tư tưởng Lão –
Trang.
Đối với các nhà nghiên cứu lịch sử văn học tiếp theo, họ có nhiều thời
gian hơn, công trình của họ có những nhận định liên hệ đến thơ Nho với
những mức độ khác nhau. Các nhà nghiên cứu lịch sử văn học có thể được
xếp theo các nhóm khác nhau. Nhóm các tác giả phân chia lịch sử văn học
9
theo giai đoạn lịch sử - xã hội - văn học có thể kể đến các công trình như
“Lịch sử văn học Việt Nam” (T2) (Đại học Sư Phạm Hà Nội), “Văn học Việt
Nam thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII” (Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai
Cao Chương), “Lịch sử văn học Việt Nam” (T1) (Ủy Ban KHXH, 1980)…
Các nhà nghiên cứu lịch sử văn học theo lịch sử triều đại có thể kể đến Dương
Quảng Hàm, Nguyễn Đổng Chi (Việt Nam cổ văn học sử), Phạm Thế Ngũ
(Việt Nam văn học sử giản ước tân biên)… Cả hai nhóm tác giả các công
trình lịch sử văn học nói trên đều đánh giá cao thơ ca nhà nho thế kỷ XIV-
XV. Ngay cả những nhà nghiên cứu lịch sử văn học dựa theo thế hệ tác giả
như trường hợp Thanh Lãng cũng đánh giá cao thơ ca nhà nho thế kỷ XIV-
XV.
Một số công trình đã có những ý kiến cần tham khảo. Tài liệu văn học sử
của Phạm Thế Ngũ cho rằng thời Trần là thời “thịnh đạt nhất”, “thi gia nẩy
lên khắp làng nho” [121, 120]. Ngô Tất Tố đã viết “Trong rừng văn chương
hồi ấy (Lý – Trần), phái Nho giáo đã tiến bộ hơn phái Phật giáo” [163, 116].
Các tác giả đã có ý thức rõ về văn chương của “phái” Nho. Đồng thời các tác
giả cũng ý thức được sự phát triển của dòng văn chương này. Tuy vậy, thể
loại thơ và văn của nhà nho vẫn thường được khảo sát chung với nhau.
Mặt khác, khuynh hướng nghiên cứu lịch sử văn học dựa trên cơ sở các
dòng phái đã có xuất hiện. Cơ sở của những quan điểm này thường chịu ảnh
hưởng những hệ hình và quan điểm của người phương Tây. Một số nhà
nghiên cứu đã thử đi theo hướng này. Theo khuynh hướng này, ta có thể kể
đến một số trường hợp như ở “Văn học phân tích toàn thư” (Thạch Trung
Giả) [40, 35]. Tác giả chia văn học Việt Nam gồm cả văn học cổ ra thành bốn
dòng: Tả thực, ấn tượng, tương trưng, thần bí (tương ứng với văn học thế
giới) [40, 473-483]. Công trình “Lịch sử văn học Việt Nam” (Lê Hữu Mục)
[111] có cách phân chia trường phái rõ nét. Tác giả này phân chia văn học cổ
10
Việt Nam thành ba trường phái: Trường phái văn học “Thiền tông” (Thế kỷ
XI – XIII), trường phái văn học “Cổ điển” (thế kỷ XIV – XVI), trường phái
văn học “Nôm na” (thế kỷ XVII – XIX). Ở tập I, tác giả chủ yếu kiến giải và
định hình hai trường phái văn học Thiền tông và văn học Cổ điển. Cơ sở của
trường phái ở đây được xác định dựa trên loại hình tác giả. Hơn nữa nó còn là
quá trình đi dần đến “đoạn tuyệt” với phái văn học Phật giáo.
Theo tác giả này, trường phái văn học Cổ điển năm 1304 -1385 là sự thay
đổi giảm dần của văn học ảnh hưởng Phật giáo và tăng dần của văn học ảnh
hưởng Nho giáo. Đây là một cách tiếp cận sử dụng trường phái văn học làm
cơ sở. Có thể nói, các công trình viết về lịch sử văn học Việt Nam thời trung
đại thường quan tâm đến vấn đề văn học ảnh hưởng Nho giáo với những mức
độ khác nhau.
Bên cạnh những công trình lịch sử văn học, ta có thể kể đến một số công
trình xoay quanh vấn đề “ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn học Việt
Nam”, “văn học nhà nho”. Trong đó, những bước đi đầu có thể kể đến tác
phẩm “Tâm lý và tư tưởng của Nguyễn Công Trứ” (Nguyễn Bách Khoa)
(1944) [154, 121-227]. Có lẽ ông là người đầu tiên dùng khái niệm “nhà nho
tài tử”. Theo ông, nhà nho tài tử chỉ “thiên trọng về văn học” [154, 167].
Công trình này chỉ giới hạn trong phạm vi một tác giả văn học.
Tiếp đến, đó là bài “Ảnh hưởng của Hán học đối với văn học Việt Nam”
(Đặng Thai Mai phát biểu tại Viện Đông phương, Liên Xô cũ (1974) [18, 2].
Bài phát biểu chủ yếu quan tâm vào Hán học đối với văn học Việt Nam, đặc
biệt lưu ý văn học Lý – Trần.
Đến những năm cuối thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu, các bài viết
công bố trên các tạp chí bàn về những vấn đề có liên quan đến thơ Nho khá
phong phú. Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu thơ văn nhà
nho nói chung. Trong đó ta có thể kể đến những công trình tiêu biểu như
11
“Nho giáo và văn học Việt Nam Trung cận đại” (Trần Đình Hượu). Tác giả
đã hướng vào trọng tâm là “văn học do nhà nho viết” [61, 09], “văn học nhà
nho viết theo quan niệm Nho giáo” [63, 10], “ảnh hưởng của Nho và nhà nho
đối với văn học” [61, 16]. Từ đây tác giả cũng xác định loại hình tác giả nhà
nho hành đạo, ẩn dật, tài tử như là cơ sở ban đầu để đi xa hơn trong nghiên
cứu.
Cũng trong mạch nghiên cứu đó, công trình “Loại hình học tác giả văn
học, nhà nho tài tử và văn học Việt Nam” (Trần Ngọc Vương) (1995) [181] đi
vào nghiên cứu loại hình tác giả nhà nho, đặc biệt là nhà nho tài tử với những
đặc điểm riêng. Từ đó, tác phẩm tìm hiểu những thế hệ nhà nho mang phẩm
chất tài tử, nhất là trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVIII về sau.
Ở tác phẩm “Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung” (1998),
Trần Ngọc Vương bàn đến “văn chương Nho giáo” [184, 114], “