Đề tài Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương

Thời gian và không gian đều là những thuộc tính phổ biến, những điều kiện tất yếu, những hình thức tồn tại của thế giới. Cùng tương tự như vậy, trong nghệ thuật, thời gian và không gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật. Thời gian và không gian nghệ thuật chịu tác động có ý nghĩa quyết định của quan niệm về thế giới và con người của nhà văn và phong cách sáng tạo của nhà văn. Đồng thời, chúng phản ánh, bộc lộ, thể hiện các đặc trưng của chính cái phong cách đó. Tìm hiểu thời gian và không gian nghệ thuật giúp ta hiểu sâu sắc hơn, từ những góc độ đặc biệt, cá tính của nhà văn và những đặc sắc của thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã sáng tạo nên. Không gian và thời gian nghệ thuật là những phương diện rất quan trọng trong thi pháp học, chúng tồn tại song song thống nhất trong tác phẩm văn chương, đồng thời là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Mặt khác, chúng là những hình tượng rất quan trọng góp phần thể hiện nội dung, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Trong cấu trúc văn bản của văn xuôi nghệ thuật, không gian và thời gian đóng một vai trò quan trọng. Với nhà văn có thể sáng tác rất nhiều, nhưng để có được tác phẩm neo bám vào lòng người là điều không dễ, thậm chí rất hiếm hoi. Văn chương như một trò bập bênh nghệ thuật với những luật chơi ngoắt ngoéo vô hình, đã thách thức tất cả những ai lao vào con đường cầm bút. Nó chẳng loại trừ ai, sẵn sàng hê tung nếu như anh ta không đủ bản lĩnh và lượng sức mình trong cuộc đua chen đầy ảo tưởng. Trên bước đường nghệ thuật, Hữu Phương là một trong số những cây bút văn xuôi kỳ cựu của miền Trung. Chân trời mùa hạ, là cuốn tiểu thuyết viết về con người của mảnh đất Quảng Bình với đề tài người lính và chiến tranh cách mạng. Tiểu thuyết có giá trị về mặt tư liệu, mang chất tự sự của một giai đoạn lịch sử về văn học hiện thực đơn thuần, đơn tuyến. Mặc dù bị thi pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa ràng buộc, chi phối nhưng nó vẫn phản ánh chân thực thân phận con người cũng như sự dẻo dai của người dân miền Trung trong những năm tháng bom đạn

pdf81 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 3109 | Lượt tải: 13download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có kế thừa và tham khảo các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Hoàng Thị Hà LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè. Qua đây cho phép tôi gửi đến mọi người lời cảm ơn chân thành nhất. Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Nga, người trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức và phương pháp để tôi hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Khoa học xã hội trường Đại học Quảng Bình đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức và phương pháp cho tôi trong những năm học qua. Các thầy cô là những tấm gương mà tôi sẽ mãi noi theo. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới thư viện trường Đại học Quảng Bình đã giúp tôi trong quá trình tìm kiếm và mượn tư liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè, gia đình và những người luôn kịp thời động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Mặc dù hết sức nỗ lực và cố gắng, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp nên bài khóa luận không tránh khỏi sai sót, rất mong được sự chỉ đạo đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Đồng Hới, tháng 5 năm 2015 Tác giả khóa luận Hoàng Thị Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2 2.1. Tình hình nghiên cứu về thời gian – không gian nghệ thuật .................................. 2 2.2 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương ..................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 6 3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 6 3.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 6 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6 5. Đóng góp của đề tài ................................................................................................. 7 6. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................... 7 NỘI DUNG................................................................................................................. 8 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG ............................................... 8 1.1 Vài nét về tác giả tác phẩm .................................................................................... 8 1.1.1 Tác giả Hữu Phương ........................................................................................... 8 1.1.2 Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ ........................................................................... 10 1.1.3 Ý nghĩa của tiểu thuyết Chân trời mùa hạ .......................................................... 13 1.2 Về thời gian nghệ thuật ........................................................................................ 15 1.2.1 Khái niệm ......................................................................................................... 15 1.2.2 Các chiều của thời gian nghệ thuật .................................................................... 17 1.3 Về không gian nghệ thuật .................................................................................... 18 1.3.1 Khái niệm ......................................................................................................... 18 1.3.2 Các loại không gian nghệ thuật ......................................................................... 19 1.3.2.1 Không gian thiên nhiên vũ trụ ........................................................................ 19 1.3.2.2 Không gian địa lí ............................................................................................ 19 1.3.2.3 Không gian xã hội .......................................................................................... 20 CHƯƠNG 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHÂN TRỜI MÙA HẠ ....................................................................................................... 21 2.1 Thời gian hồi tưởng ............................................................................................. 21 2.1.1 Hồi tưởng về tuổi học trò .................................................................................. 21 2.1.2 Hồi tưởng về gia đình ....................................................................................... 23 2.1.3 Hồi tưởng về chiến tranh ................................................................................... 25 2.1.4. Hồi tưởng về tình yêu ...................................................................................... 27 2.2 Thời gian hiện tại ................................................................................................. 29 2.2.1 Thiện về làng .................................................................................................... 29 2.2.2 Thiện đi tìm cha ................................................................................................ 32 2.2.3 Thiện lên đường vào đại học ............................................................................ 33 2.3 Thời gian tương lai .............................................................................................. 34 2.3.1 Tương lai thể hiện qua dự cảm ......................................................................... 34 2.3.2 Tương lai thể hiện qua ước mơ.......................................................................... 37 2.4 Sự đan xen dịch chuyển các chiều thời gian ........................................................ 38 CHƯƠNG 3. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CHÂN TRỜI MÙA HẠ ....................................................................................................... 41 3.1 Không gian chiến tranh ........................................................................................ 41 3.1.1 Không gian hủy diệt và nỗi đau chiến tranh ...................................................... 41 3.1.2 Không gian ý chí và khát vọng giải phóng ....................................................... 44 3.1.3 Không gian trú ẩn và dục vọng bản năng........................................................... 48 3.2 Không gian thiên nhiên và phong cảnh trữ tình .................................................... 52 3.3 Không gian sinh hoạt và văn hóa vùng miền ........................................................ 54 3.3.1 Sinh hoạt xã hội ............................................................................................... 55 3.3.2 Sinh hoạt gia đình ............................................................................................ 59 3.3.3 Sinh hoạt cá nhân ............................................................................................. 61 3.4 Không gian lao động sản xuất và thi đua chiến đấu .............................................. 66 3.4.1 Trên cánh đồng làng Đại Hòa ............................................................................ 67 3.4.2 Trên nông trường Lệ Giang ............................................................................... 71 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 75 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thời gian và không gian đều là những thuộc tính phổ biến, những điều kiện tất yếu, những hình thức tồn tại của thế giới. Cùng tương tự như vậy, trong nghệ thuật, thời gian và không gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật. Thời gian và không gian nghệ thuật chịu tác động có ý nghĩa quyết định của quan niệm về thế giới và con người của nhà văn và phong cách sáng tạo của nhà văn. Đồng thời, chúng phản ánh, bộc lộ, thể hiện các đặc trưng của chính cái phong cách đó. Tìm hiểu thời gian và không gian nghệ thuật giúp ta hiểu sâu sắc hơn, từ những góc độ đặc biệt, cá tính của nhà văn và những đặc sắc của thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã sáng tạo nên. Không gian và thời gian nghệ thuật là những phương diện rất quan trọng trong thi pháp học, chúng tồn tại song song thống nhất trong tác phẩm văn chương, đồng thời là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Mặt khác, chúng là những hình tượng rất quan trọng góp phần thể hiện nội dung, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Trong cấu trúc văn bản của văn xuôi nghệ thuật, không gian và thời gian đóng một vai trò quan trọng. Với nhà văn có thể sáng tác rất nhiều, nhưng để có được tác phẩm neo bám vào lòng người là điều không dễ, thậm chí rất hiếm hoi. Văn chương như một trò bập bênh nghệ thuật với những luật chơi ngoắt ngoéo vô hình, đã thách thức tất cả những ai lao vào con đường cầm bút. Nó chẳng loại trừ ai, sẵn sàng hê tung nếu như anh ta không đủ bản lĩnh và lượng sức mình trong cuộc đua chen đầy ảo tưởng. Trên bước đường nghệ thuật, Hữu Phương là một trong số những cây bút văn xuôi kỳ cựu của miền Trung. Chân trời mùa hạ, là cuốn tiểu thuyết viết về con người của mảnh đất Quảng Bình với đề tài người lính và chiến tranh cách mạng. Tiểu thuyết có giá trị về mặt tư liệu, mang chất tự sự của một giai đoạn lịch sử về văn học hiện thực đơn thuần, đơn tuyến. Mặc dù bị thi pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa ràng buộc, chi phối nhưng nó vẫn phản ánh chân thực thân phận con người cũng như sự dẻo dai của người dân miền Trung trong những năm tháng bom đạn. Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương dựa trên nguyên tắc kết hợp, song trùng những cái đối lập tương phản. Điều này thể hiện ở hầu hết các phương diện nghệ thuật của tác phẩm. Theo trục thời gian là sự đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, ký ức 2 và bây giờ. Xét ở tọa độ không gian là sự song hành đồng hiện giữa hậu phương và tiền tuyến, gia đình và xã hội..Cái mới của tác phẩm ở cái nhìn nhân bản, tác giả đã sử dụng những kỹ thuật ấy để mang lại cho độc giả một sự cảm nhận khá đầy đủ, chân thực về cuộc sống của người dân trên mảnh đất Quảng Bình, những năm khói lửa ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Một cuộc chiến mà bây giờ và hàng trăm năm sau nhìn lại, chúng ta vẫn chưa hết bàng hoàng về những chiến công kỳ vĩ liền kề với bao tổn thất di chứng. Trong quá trình sáng tạo tác phẩm, ngòi bút của Hữu Phương đã sử dụng linh hoạt yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật làm cho Chân trời mùa hạ trở nên đặc sắc và hấp dẫn. Tiểu thuyết Chân trời mùa hạ là một phần của văn học địa phương. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương” để có dịp tìm hiểu kĩ hơn về nghệ thuật tác phẩm của một nhà văn mà tôi hằng yêu thích và mến mộ. Cũng là cơ hội để tôi trau dồi, củng cố kiến thức thuận lợi cho việc chọn giảng trong chương trình văn học địa phương ở phổ thông, để hiểu rõ về không khí cứu nước của dân Quảng Bình. 2. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu thời gian – không gian nghệ thuật một cách có ý thức chỉ xuất hiện từ sau lí thuyết thi pháp học hiện đại được các nhà nghiên cứu vận dụng phổ biến ở Việt Nam. Trong khuôn khổ của một luận văn đại học, dưới đây chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu những ý kiến của các nhà nghiên cứu về vấn đề không gian, thời gian nghệ thuật nói chung. Sau đó chúng tôi xin điểm qua tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương. 2.1. Tình hình nghiên cứu về thời gian – không gian nghệ thuật Sau đây là những bài viết hoặc công trình của các nhà nghiên cứu có đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề thời gian và không gian ở các tác giả khác có liên quan đến đề tài mà luận văn đang thực hiện. Dẫn theo thời gian xuất bản 1. Trần Đình Sử (1982), Thời gian nghệ thuật trong “Truyện Kiều” và cảm quan hiện thực của Nguyễn Du, Tạp chí nghiên cứu văn học số 05. Trong bài viết này, nhà nghiên cứu đã nhìn nhận thời gian và không gian từ phía khát vọng, hành động của nhân vật, tính chất phũ phàng của các thế lực. 2. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều”, NXB Khoa học xã hội. Toàn bộ công trình không bàn nhiều và trực tiếp đến vấn đề 3 không gian và thời gian, nhưng đáng chú ý ở chương IV có tiêu đề. Cách bố cục “Truyện Kiều” theo yêu cầu của kịch. Tác giả công trình đã phân tích “những lời đoán trước”, “những giấc mộng”, tức những yếu tố liên quan đến thời gian. 3. Đặng Thị Hạnh (1987), Tiểu thuyết Huy-gô, Nxb ĐH & THCN. Ngoài công trình này, bà còn rất nhiều bài nghiên cứu trên tạp chí nghiên cứu văn học viết về Thâm Tâm, Xuân Diệutrong đó đề cập nhiều đến vấn đề thời gian ẩn. 4. Trần Đình Sử (1987) Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Tác phẩm Mới. Trong cuốn tiểu luận này có 2 chương về: Không gian nghệ thuật; Thời gian nghệ thuật, tác giả trình bày từ lí luận đến thực tiễn sáng tác của các nhà văn lớn trên thế giới và trong nước, chủ yếu là thơ Tố Hữu. 5. Phùng Văn Tửu (1990), Tiểu thuyết Pháp hiện đại, Những tìm tòi đổi mới, NXB Khoa học xã hội và Mũi Cà Mau. Cuốn sách được chia làm 4 chương. Trong chương 4 với tiêu đề: Người kể chuyện và các điểm nhìn, trong đó có phần Di chuyển điểm nhìn trên trục thời gian nói về sự xáo trộn không gian và thời gian trên cùng một sự kiện mà có nhiều điểm nhìn, cách kể lại vào những thời điểm khác nhau. 6. Trần Đăng Suyền (1991), Thời gian và không gian trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 05. Trong bài viết này, tác giả nhận định “Cảm quan về thời gian và không gian gắn liền với cảm quan về con người và cuộc đời, với mơ ước và lí tưởng của nhà văn .[30; tr.243] 7. Nguyễn Xuân Kính, (1992), Thi pháp ca dao, NXB KHXH. Trong công trình này, tác giả nghiên cứu về thời gian trong ca dao và cho rằng thời gian trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng. 8. A. JA Guervich, (1996), Các phạm trù văn hóa Trung cổ (Người dịch Hoàng Ngọc Hiển), Nxb GD . Trong mục Những biểu tượng không gian – thời gian Trung cổ, tác giả cho rằng. “Thời gian và không gian là những thông số quyết định sự tồn tại của thế giới” [10; tr.30]. 9. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975 (khảo sát trên những nét lớn) , LA.PTSKH Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội. Nhà nghiên cứu cho rằng “Văn xuôi sau 1975, không gian nghệ thuật phổ biến là không gian sinh động đời thường, không gian mang tính chất các nhân riêng tư” [3; tr.136] 4 10. Bùi Văn Tiếng (1997), Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, NXB Văn hóa. Ở công trình này, tác giả nghiên cứu thời gian và không gian trong những tiểu thuyết tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng. 11. Trần Đình Sử, (1998), Dẫn luận thi pháp học , NXB GD. Trong cuốn sách này tác giả đã dành 2 chương IV và V để nói về thời gian không gian nghệ thuật. 12. Nguyễn Thái Hòa, (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB GD. Mục đích của công trình nhằm “miêu tả những khái niệm cơ sở của thi pháp học thể loại truyện ở góc nhìn ngôn ngữ học” [23; tr.03]. 13. Đặng Anh Đào, (2001), Đổi mới nghệ thuật phương Tây hiện đại, Nxb Đại học quốc gia, H. Trong mục VIII của cuốn sách, tác giả cho rằng : “Thời gian là một vấn đề lưu ý đặc biệt trong nghệ thuật kể chuyện.Riêng đối với lý luận phương Tây, sự quan tâm đặc biệt lại nghiên hẳn về trục thời gian hơn không gian.” [8; tr.85] 14. Đào Duy Hiệp, (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb GD. Trong công trình này, tác giả đã vận dụng một số lí thuyết phê bình hiện đại để tiếp cận sáng tác văn học từ các cấp độ thời gian. Tác giả đã ứng dụng lí thuyết vào phân tích một số sáng tác của Cervantes, Maupassant, Proust. 15. Nguyễn Mạnh Quỳnh (2008), Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ lí thuyết thời gian tự sự của G. Genette, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Trong công trình này tác giả đã xác định được mô hình thời gian tự sự trong từng loại tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng theo lí thuyết của Genette. 16. Phạm Hồng Lan, (2009), không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực 1930 – 1945, luận án Tiến sĩ Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu không gian và thời gian trong tiểu thuyết hiện thực. 17. Trần Văn Toàn, (2010), Tả thực với hoạt động hiện đại hóa văn xuôi hư cấu (fiction) giao thời, (khỏa sát trên chất iệu văn học công khai), Luận án tiến sĩ Ngữ văn ĐHSP Hà Nội. Trong công trình này, ở chương II tác giả đưa ra mô hình không – thời gian trong văn xuôi hư cấu giao thời và vấn đề tả thực. Các nhà nghiên cứu trên đã đề cập tới những luận điểm quan trọng như: Khái niệm không gian, thời gian; thời gian trần thuật, nhịp điệu thời gian.Tất cả những nhận định của họ đều rất xác đáng, đặc biệt khá thống nhất khi đưa ra mô hình không thời gian đối với từng giai đoạn văn học. Từ những kết quả nghiên cứu thật đáng qúy ở các công trình trên, chúng tôi kế thừa và phát huy từ những công trình trên để đi sâu 5 nghiên cứu một cách tương đối toàn diện hơn vấn đề “Thời gian, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương”. 2.2 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của Hữu Phương Tiểu thuyết “Chân trời mùa hạ” là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Hữu Phương viết về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng, do NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2007 và đã được tái bản. Bối cảnh tiểu thuyết là một làng quê đất lửa Quảng Bình trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tác phẩm đã được Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết năm 2007 - 2009 của Hội Nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của ông vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với đóng góp của nhà văn ở thể loại này. Xem xét tình hình nghiên cứu về cuốn tiểu thuyết Chân trời mùa hạ tôi đã thu thập được những ý kiến, nhận xét đánh giá của một số nhà phê bình, nhà văn cũng như giáo viên nghiên cứu đã đề cập đến một số khía cạnh đơn lẽ. Tiến sĩ Nguyễn Thị Nga với bài viết “Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ” Tạp chí khoa học công nghệ, Trường Đại học Quảng Bình đã nhận định rằng “Một trong những điểm mấu chốt hàng đầu và cũng chính là thách thức lớn của nhà văn khi sáng tạo nghệ thuật là phải lựa chọn một chỗ đứng, một điểm nhìn thích hợp để kể câu chuyện. Vận dụng lý thuyết tự sự điểm nhìn nghệ thuật soi chiếu vào tiểu thuyết Chân trời mùa hạ để chứng minh cho một phương thức trần thuật đa điểm nhìn của nhà văn Hữu Phương” [23; tr.1] Nhà thơ Đặng Hiển Trong bài “Con người trong tiểu thuyết Chân trời mùa hạ của nhà văn Hữu Phương” ông nhận định ở đây là “những con người Quảng Bình rất anh hùng vừa sản xuất vừa chiến đấu vừa chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam” [15; tr.1]. Nhà văn Tô Đức Chiêu trong bài “Gái quê qua tiểu thuyết Chân trời mùa hạ” đã nhận định rằng “Đó là những cô gái có tâm hồn đôn hậu chất phát, đậm nghĩa, đậm tình. Khác hẳn với những cô gái quê trong “Bến không chồng” của Dương Hướng hay nhữ
Luận văn liên quan