Đề tài Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

1. Tính cấp thiết của đề tài Nhật Bản từ một nước bại trận sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế kiệt quệ, đã bắt đầu xây dựng lại nền kinh tế nhờ các khoản viện trợ nước ngoài. Cho đến nay Nhật Bản đã không chỉ vươn lên trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới và hiện đang dẫn đầu là nhà tài trợ lớn nhất trên thế giới trong nhiều năm liên tục. Với các nước đang phát triển, nơi đang đối mặt với nhiều khó khăn gay gắt thì sự giúp đỡ của các nước phát triển, trong đó có Nhật Bản là hết sức cần thiết. Không thể phủ nhận rằng ODA của Nhật Bản đã góp phần giải quyết những khó khăn, đặc biệt là vốn, trong quá trình chuyển đổi và cải tổ nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như cải thiện cuộc sống ở các nước nhận viện trợ trong đó có Việt Nam. Nhật Bản vẫn luôn là nhà tài trợ lớn trong nhiều năm liền cho Việt Nam. Nhờ nguồn vốn ODA Nhật Bản, cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam được cải thiện đáng kể. Đó là những nhà máy điện, những tuyến đường huyết mạch, những công nghệ được chuyển giao Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản cũng qua đó càng trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, hoạt đông thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết nhằm thu hiệu quả tốt hơn. Đó là việc chậm chạp trong triển khai thực hiện, vấn đề giải phóng mặt bằng, vấn đề tốc độ giải ngân chậm Vậy, làm thế nào để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? Xuất phát từ những suy nghĩ trên đây, đề tài “Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” được lựa chọn để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu tổng quan về nguồn vốn ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng, luận văn tập trung nghiên cứu hiện trạng việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam, qua đó, đánh giá những thành tựu đã đạt được cũng như các vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của chúng. Luận văn đưa ra một số giải pháp cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, tập trung vào phân tích và đánh giá hoạt đông thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản tại Việt Nam 3.2. Phạm vi Luận văn tập trung vào nghiên cứu hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1992 tới nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp. Nguồn tư liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu được lấy từ các báo cáo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các báo cáo hàng năm của JICA, các Tạp chí thương mại, Niên giám thống kê, các nghiên cứu, báo kinh tế Việt Nam và thông tin từ mạng Internet. 5. Kết cấu Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan chung về nguồn vốn ODA và hoạt động hỗ trợ phát triển của Nhật Bản Chương 2: Thực trạng việc thu hút va sử dụng ODA Nhật Bản tại Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam

doc113 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3432 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục lục Mục lục 2 Bảng chữ viết tắt 5 Lời mở đầu 7 Chương 1: Tổng quan về nguồn vốn ODA và hoạt động hỗ trợ phát triển của Nhật Bản 9 1.1. Tổng quan về ODA 9 1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn ODA 9 1.1.2. Một số đặc điểm của ODA 9 1.1.2.1. Tính ưu đãi của nguồn vốn ODA 9 1.1.2.2. ODA gắn liền với yếu tố chính trị 10 1.1.2.3. ODA gắn với điều kiện kinh tế 10 1.1.2.4. ODA gắn liền với các nhân tố xã hội 10 1.1.3. Phân loại ODA 11 1.1.3.1. Phân loại theo nguồn cung cấp 11 1.1.3.2. Phân loại theo tính chất nguồn vốn 11 1.1.3.3. Phân loại theo điều kiện 11 1.1.3.4. Phân loại theo hình thức 12 1.1.4 Vai trò của ODA đối với sự phát triển kinh tế các nước 12 1.1.4.1. Vai trò của ODA đối với nước đi tài trợ 12 1.1.4.2. Vai trò của ODA đối với nước nhận ODA 14 a. Mặt tích cực 14 b. Mặt tiêu cực 15 1.2. Hoạt động hỗ trợ phát triển của Nhật Bản 15 1.2.1. Các cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện cung cấp ODA tại Nhật Bản 15 1.2.2.1. ODA song phương 17 1.2.2.2. ODA đa phương 18 1.2.3. Tình hình cung cấp ODA Nhật Bản trên thế giới 19 1.2.3.1. Giai đoạn 1990-1999 19 1.2.3.2. Giai đoạn 2000-2007 20 1.3. Chính sách ODA của Nhật Bản 24 1.4. Kinh nghiệm một số nước trong thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản 27 1.4.1. Kinh nghiệm 27 1.4.1.1. Kinh nghiệm Trung Quốc 27 1.4.1.2. Kinh nghiệm Ba Lan 27 1.4.1.3. Kinh nghiệm Malaysia 28 1.4.2. Bài học đối với Việt Nam 29 Chương 2: Thực trạng việc thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản tại Việt Nam 30 2.1. Vấn đề huy động và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam 30 2.1.1. Tình hình huy động và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam 30 2.1.2. Một số vấn đề hiện tại của ODA 33 2.1.2.1. Hiệu quả sử dụng 33 2.1.2.2. Giải ngân 34 2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ 36 2.1.2.4. Phân cấp 36 2.1.2.5. Trả nợ 36 2.1.2.6. Sử dụng ODA với chiến lược phát triển vùng 37 2.2. Chính sách ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam 37 2.2.1. Vị trí của Việt Nam trong chính sách ODA của Nhật Bản 37 2.2.2. Cơ cấu và hình thức cung cấp ODA của Nhật Bản vào Việt Nam 39 2.2.2.1. Viện trợ không hoàn lại 39 2.2.2.2. Hỗ trợ kỹ thuật 39 2.2.2.3. Tín dụng ưu đãi của Nhật Bản 40 2.2.3. Các lĩnh vực Việt Nam được ưu tiên nhận ODA của Nhật Bản 41 2.2.3.1. Hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường 41 2.2.3.2. Điện năng và giao thông vận tải 41 2.2.3.3. Nông nghiệp 41 2.2.3.4. Phát triển các nguồn nhân lực và giáo dục 42 2.2.3.5. Các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ 42 2.2.3.6. Môi trường 42 2.2.4. Quy trình của việc thực hiện ODA Nhật Bản tại Việt Nam 43 2.2.4.1. Điều kiện cấp ODA của Nhật Bản cho Việt Nam 43 2.2.4.2. Vài nét về quy trình thực hiện ODA của Nhật Bản ở Việt Nam 44 a. Vận động ODA 44 b .Chuẩn bị và phê duyệt nội dung các chương trình, dự án ODA 45 c. Đàm phán và ký kết các Điều ước quốc tế về ODA 45 d. Thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA 46 2.3. ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam những năm qua 47 2.3.1. Đánh giá chung 47 2.3.2. Tình hình thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản ở Việt Nam 48 2.3.2.1. Tình hình thu hút và vận động ODA Nhật Bản vào Việt Nam 48 a. Giai đoạn trước 1992 48 b. Giai đoạn 1992 đến nay 50 2.3.2.2. Tình hình thực hiện ODA Nhật Bản 56 a. Cơ cấu quản lý ODA tại Việt Nam 56 b. Tình hình thực hiện ODA Nhật Bản tại Việt Nam 58 2.3.2.3. Những thành tựu đạt được trong tiếp nhận và sử dụng ODA Nhật Bản tại Việt Nam và nguyên nhân 61 a. Thành tựu 61 b. Nguyên nhân 62 2.3.2.4. Những tồn tại trong tiếp nhận và sử dụng ODA Nhật Bản tại Việt Nam và nguyên nhân 63 a. Tồn tại 63 b. Nguyên nhân 63 2.4. Xu hướng ODA của nhật Bản cho Việt Nam trong thời gian tới 66 Chương 3: Định hướng và giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả ODA Nhật Bản tại Việt Nam 69 3.1. Định hướng việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA đến năm 2010 69 3.2. Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam 71 3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách và thể chế 71 3.2.1.1. Hiểu đúng bản chất và xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng ODA phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội 71 3.2.1.2. Công tác vận động tài trợ ODA phải theo đúng chiến lược thu hút và sử dụng ODA 72 3.2.1.3. Hoàn thiện các khuôn khổ điều phối ODA 73 3.2.1.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các dự án ODA 74 3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực thu hút và sử dụng ODA 74 3.2.2.1. Đẩy mạnh tốc độ giải ngân 74 3.2.2.2. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án ODA 79 3.2.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin hữu hiệu về ODA 80 3.2.2.4. Tăng cường công tác đào tạo và điều phối bố trí cán bộ trong quản lý và sử dụng ODA 81 3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường quan hệ đối tác với nhà tài trợ 81 3.2.3.1. Điều phối giữa các nhà tài trợ 81 3.2.3.2. Hợp tác tốt với nhà tài trợ 82 Kết luận 83 Danh mục tài liệu tham khảo 84 Phụ lục 86 Bảng chữ viết tắt Số TT  Chữ viết tắt  Nghĩa đầy đủ     Tiếng Việt  Tiếng Anh   1  APEC  Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương  Asia-Pacific Economic Cooperation   2  ASEAN  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á  Association of Southeast Asian Nations   3  AIDS  Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải  Acquired Immunodeficiency Syndrome   4  ADB  Ngân hàng phát triển châu Á  Asian Development Bank   5  CAP  Chương trình hỗ trợ quốc gia  Country Assitance Program   6  CIEM  Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương  Central institute for economic management   7  CG  Nhóm các nhà tài trợ  Consultalive Group   8  DAC  Ủy ban hỗ trợ phát triển  Development Assistance Committee   9  EU  Liên minh châu Âu  European Union   10  EPA  Hiệp hội bảo vệ môi trường của Mỹ  Environmental Protection Agency,   11  FPT  Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ  The Corporation for Financing and Promoting Technology   12  FDI  Đầu tư trực tiếp nước ngoài  Foreign direct investment   13  FY  Năm tài chính  Fiscal year   14  GTGT  Giá trị gia tăng    15  GMS  Khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng  Greater Mekong Subregion   16  GNP  Tổng sản phẩm quốc dân  Gross national product   17  GDP  Tổng sản phẩm quốc nội  Gross Domestic Product   18  IMF  Quỹ tiền tệ quốc tế  International Monetary Fund   19  JBIC  Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản  Japan Bank for International Cooperation   20  JICA  Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản  Japan International Cooperation Agency   21  JAIDO  Tổ chức phát triển quốc tế Nhật Bản  Japan International Development Organization Ltd.   22  JEXIM  Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản  The Export-Import Bank of Japan   23  JOVC  Chương trình Tình nguyện viên hợp tác hải ngoại Nhật Bản  Japan Overseas Cooperation Volunteers   24  MDBs  Các Ngân hàng phát triển đa phương  Multilateral Development Banks   25  MPI  Bộ Kế hoạch và Đầu tư  Ministry of Planning and Investment   26  M/P  Quy hoạch tổng thể    27  MoF  Bộ Tài chính  Ministry of Finance   28  NĐ-CP  Nghị định – Chính phủ    29  NGOs  Các tổ chức phi chính phủ  None Government Organizations   30  ODA  Hỗ trợ phát triển chính thức  Official Development Assistance   31  OECF  Quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại  The Overseas Economic Cooperation Fund   32  OECD  Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển  Organization of Economic Co-operation and Development   33  PTKT-XH  Phát triển kinh tế-xã hội    34  PMU  Ban Quản lý các dự án  Project Management Unit   35  QĐ-BKH  Quyết định – Bộ Kế hoạch    36  SAPROF  Kỹ thuật hình thành dự án  Special Assistance for Project Formulation   37  TBCN  Tư bản chủ nghĩa    38  TT-BTC  Thông tư - Bộ Tài chính    39  Tp HCM  Thành phố Hồ Chí Minh    40  TQ  Trung Quốc    41  USD  Đồng Đô la Mỹ  United States Dollar   42  UNDP  Chương trình phát triển Liên hợp quốc  United Nations Development Programme   43  UNICEF  Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc  United nations international children’s emergency fund   44  UNHCR  Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn  United Nations High Commissioner for Refugees   45  UBND  Ủy ban nhân dân    46  WTO  Tổ chức thương mại thế giới  World Trade Organization   47  WB  Ngân hàng thế giới  World Bank   48  XHCN  Xã hội chủ nghĩa    Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhật Bản từ một nước bại trận sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế kiệt quệ, đã bắt đầu xây dựng lại nền kinh tế nhờ các khoản viện trợ nước ngoài. Cho đến nay Nhật Bản đã không chỉ vươn lên trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới và hiện đang dẫn đầu là nhà tài trợ lớn nhất trên thế giới trong nhiều năm liên tục. Với các nước đang phát triển, nơi đang đối mặt với nhiều khó khăn gay gắt thì sự giúp đỡ của các nước phát triển, trong đó có Nhật Bản là hết sức cần thiết. Không thể phủ nhận rằng ODA của Nhật Bản đã góp phần giải quyết những khó khăn, đặc biệt là vốn, trong quá trình chuyển đổi và cải tổ nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như cải thiện cuộc sống ở các nước nhận viện trợ trong đó có Việt Nam. Nhật Bản vẫn luôn là nhà tài trợ lớn trong nhiều năm liền cho Việt Nam. Nhờ nguồn vốn ODA Nhật Bản, cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam được cải thiện đáng kể. Đó là những nhà máy điện, những tuyến đường huyết mạch, những công nghệ được chuyển giao… Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản cũng qua đó càng trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, hoạt đông thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết nhằm thu hiệu quả tốt hơn. Đó là việc chậm chạp trong triển khai thực hiện, vấn đề giải phóng mặt bằng, vấn đề tốc độ giải ngân chậm… Vậy, làm thế nào để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? Xuất phát từ những suy nghĩ trên đây, đề tài “Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” được lựa chọn để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu tổng quan về nguồn vốn ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng, luận văn tập trung nghiên cứu hiện trạng việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam, qua đó, đánh giá những thành tựu đã đạt được cũng như các vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của chúng. Luận văn đưa ra một số giải pháp cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, tập trung vào phân tích và đánh giá hoạt đông thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản tại Việt Nam 3.2. Phạm vi Luận văn tập trung vào nghiên cứu hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1992 tới nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp. Nguồn tư liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu được lấy từ các báo cáo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các báo cáo hàng năm của JICA, các Tạp chí thương mại, Niên giám thống kê, các nghiên cứu, báo kinh tế Việt Nam và thông tin từ mạng Internet. 5. Kết cấu Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Tổng quan chung về nguồn vốn ODA và hoạt động hỗ trợ phát triển của Nhật Bản Chương 2: Thực trạng việc thu hút va sử dụng ODA Nhật Bản tại Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam Chương 1: Tổng quan về nguồn vốn ODA và hoạt động hỗ trợ phát triển của Nhật Bản 1.1. Tổng quan về ODA 1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn ODA ODA là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản tài trợ có hoàn lại (cho vay dài hạn với một thời gian ân hạn và lãi suất thấp) của Chính phủ, các hệ thống của tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế (WB, ADB, IMF...) dành cho Chính phủ và nhân dân nước nhận viện trợ. Các cơ quan và tổ chức viện trợ phát triển nêu trên được gọi chung là đối tác viện trợ nước ngoài. DAC của OECD có thành viên là các nước tài trợ chính đã đưa ra định nghĩa về ODA như sau: ODA là sự trợ giúp của Chính phủ hoặc các cơ quan thuộc khu vực công cộng với mục đích là góp phần vào sự phát triển kinh tế hoặc cải thiện phúc lợi xã hội ở các nước đang phát triển. Để giảm nhẹ gánh nặng nợ nần cho các nước đang phát triển, yếu tố viện trợ (thể hiện ở lãi suất, phương thức và thời hạn trả nợ) chiếm ít nhất là 25% tổng viện trợ. 1.1.2. Một số đặc điểm của ODA 1.1.2.1. Tính ưu đãi của nguồn vốn ODA ODA là nguồn vốn mang tính chất ưu đãi hơn cả bởi vì trong ODA bao giờ cũng có một phần không nhỏ là viện trợ không hoàn lại (tức là cho không). Còn phần cho vay chủ yếu là vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn các khoản tín dụng thông thường rất nhiều (thường dưới 3%). Mức độ ưu đãi nhiều hay ít, được thể hiện ở mức lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ. Một khoản ODA thường có thời gian sử dụng vốn dài, thường từ 20-50 năm, tùy thuộc vào từng nhà tài trợ, gồm hai phần: - Thời gian ân hạn từ 5-10 năm. - Thời gian trả nợ cũng đa dạng, gồm nhiều giai đoạn và tỉ lệ trả nợ khác nhau ở từng giai đoạn. Tuy nhiên, để được xếp vào ODA, một khoản cho vay phải có yếu tố không hoàn lại tối thiểu là 25%. Yếu tố cho không là cơ sở lượng giá mức ưu đãi của một khoản vay. Yếu tố cho không được xác định dựa vào việc so sánh với mức lãi suất tín dụng thương mại (thường lấy tiêu chuẩn là 10% năm). Bảng 1.1: Một số thí dụ xác định yếu tố cho không trong viện trợ Loại hình viện trợ  Thời gian (năm)  Yếu tố cho không (%)    Hoàn trả  Ân hạn    - Cho không - Vay thương mại (Lãi suất 10% năm) - Vay, lãi 4% - Vay, lãi 3% - Vay, lãi 1% - Vay, lãi 0.75% - Vay, lãi 0%  11 25 25 25 25  3 7 2.5 7 7  100 0 35 45 55 70 76   Nguồn: Thực trạng của viện trợ 2000 1.1.2.2. ODA gắn liền với yếu tố chính trị ODA là một trong những phương tiện để thực hiện ý đồ chính trị của nước cấp viện trợ đối với nước nhận viện trợ. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh ODA được sử dụng để lôi kéo đồng minh do có sự đối đầu Đông-Tây, giữa hệ thống TBCN và XHCN. Sau khi hệ thống XHCN ở Đông Âu và Liên Xô cũ sụp đổ, các nước phương Tây dùng tiền giúp đỡ các nước này trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. ODA cũng chịu ảnh hưởng bởi các quan hệ giữa bên cấp viện trợ và bên nhận viện trợ. Tính chất địa lý - chính trị trong cung cấp viện trợ được thể hiện rất rõ. Bên cấp viện trợ thường ưu tiên cung cấp cho các đồng minh kinh tế, chính trị và quân sự. Trong các nước cấp viện trợ, Nhật Bản ưu tiên cho khu vực Châu Á, Mỹ chủ yếu dành cho Trung Đông, Pháp dành phần lớn viện trợ cho các nước thuộc địa cũ ở Châu Phi. 1.1.2.3. ODA gắn với điều kiện kinh tế Các nước cung cấp viện trợ nói chung đều muốn đạt được những ảnh hưởng về kinh tế, đem lại lợi nhuận cho hàng hóa và dịch vụ...Thường các nước này đều gắn các khoản viện trợ với việc mua hàng hóa và dịch vụ của nước họ, coi như một biện pháp nhằm tăng cường khả năng thâm nhập và làm chủ thị trường xuất khẩu. Theo báo cáo của DAC thì 17.7% viện trợ song phương của DAC trong năm 1997 phải được dành để mua hàng hóa và dịch vụ từ nước tài trợ. Trong đó, các nước như Đức, Italia yêu cầu khoảng 40%; Canada yêu cầu 68.5%; Pháp là 25.1%; Anh là 13.8%; Tây Ban Nha là 100% khoản viện trợ phải để mua hàng hóa và dịch vụ của chính các nước này. Thế nhưng, ngay cả viện trợ không hoàn lại cũng không đem lại lợi ích lâu dài cho bên nhận viện trợ. Khi sự viện trợ dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ với những trang thiết bị không có khả năng thay thế bằng những trang thiết bị của các nước khác buộc nước nhận viện trợ phải phụ thuộc lâu dài vào nước viện trợ. Ngoài ra, rủi ro của đồng tiền viện trợ khi có sự biến động bất lợi về tỉ giá hối đoái làm cho nghĩa vụ trả nợ của các nước nhận viện trợ thêm nặng nề. Thông thường, nước tiếp nhận không có quyền lựa chọn đồng tiền đi vay, sự lựa chọn này do bên cấp quy định. Chẳng hạn, Nhật Bản quy định chỉ cho vay bằng đồng Yên. Tỷ giá giữa USD và Yên trong những năm 1960 khoảng 1USD=330Yên, đến những năm 1990, tỷ giá này khoảng 1USD=100Yên. Như vậy, những nước vay Nhật Bản phải trả một khoản gấp 3 lần do sự lên giá của đồng Yên sau 30 năm. 1.1.2.4. ODA gắn liền với các nhân tố xã hội ODA là một phần được trích ra từ GNP của các nước tài trợ nên rất nhạy cảm với dư luận xã hội ở các nước tài trợ. Nhìn chung, người dân các nước OECD luôn ủng hộ sự giúp đỡ đối với những người cần được giúp đỡ, 80% người dân Châu Âu cho rằng cần tăng ngân sách phát triển của EU. Ở các nước cung cấp ODA tỉ lệ dưới 0.7 GNP, hơn 70% người dân cho rằng Chính phủ nên tăng ngân sách viện trợ phát triển của nước mình. Bên cạnh số lượng viện trợ, người dân ở các nước viện trợ còn quan tâm đến chất lượng viện trợ. Ở nhiều nước, dân chúng yêu cầu Chính phủ cắt giảm viện trợ để tập trung giải quyết các vấn đề khó khăn trong nước và tỏ ra lo ngại trước một số vấn đề trong việc cung cấp viện trợ như: tiếp thu chậm dự án, hiệu quả dự án thấp, bên nhận không thực hiện đúng cam kết, có dấu hiệu tham nhũng viện trợ của các quan chức... Ngược lại, ở các nước nhận viên trợ, dân chúng cũng tỏ ra dè dặt trong việc tiếp nhận viện trợ, e ngại những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc. 1.1.3. Phân loại ODA 1.1.3.1. Phân loại theo nguồn cung cấp - ODA song phương: Đây là viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ nước này dành cho Chính phủ nước khác. Nguồn cung cấp ODA song phương chủ yếu trên thế giới hiện nay là Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Đức, Anh... - ODA đa phương: Đây là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB...) hay khu vực (ADB, EU...) hoặc của một Chính phủ nước này dành cho Chính phủ nước kia nhưng được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như: UNDP, UNICEF... 1.1.3.2. Phân loại theo tính chất nguồn vốn - ODA không hoàn lại: Đây là khoản viện trợ do bên nước ngoài cung cấp và bên nước tiếp nhận không phải hoàn trả. Khoản viện trợ không hoàn lại được sử dụng để thực hiện các chương trình dự án theo sự thỏa thuận giữa các bên. - ODA hoàn lại (tín dụng ưu đãi): Đây là các khoản cho vay với điều kiện ưu đãi, còn gọi là các khoản vay mềm có yếu tố không hoàn lại tối thiểu là 25%. Các khoản vay này thường có thời gian dài và lãi suất thấp đáng kể so với các khoản vay thương mại thông thường. - ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA bao gồm kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng ưu đãi theo các điều kiện của OECD. 1.1.3.3. Phân loại theo điều kiện - ODA không ràng buộc: Đây là khoản ODA mà việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng. - ODA ràng buộc: + Bởi nguồn sử dụng: Việc mua sắm hàng hoá, trang thiết bị hay dịch vụ bằng nguồn vồn ODA chỉ giới hạn cho một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương), hoặc các công ty của nước thành viên (đối với viện trợ đa phương). + Bởi mục đích sử dụng: Đây là nguồn vốn ODA chỉ được sử dụng cho một số lĩnh vực nhất định hoặc một số dự án cụ thể. - ODA có thể ràng buộc một phần: Đây là nguồn vốn ODA mà chỉ một phần ở nước sử dụng, phần còn lại ở bất cứ nơi nào. 1.1.3.4. Phân loại theo hình thức - Hỗ trợ cán cân thanh toán: Hỗ trợ cán cân thanh toán đựoc thực hiện qua các dạng: + Chuyển giao tiền tệ trực tiếp cho nước nhận (loại hình này ít gặp) + Viện trợ hàng hóa (hay hỗ trợ nhập khẩu): Chính phủ nư
Luận văn liên quan