Đề tài Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Trị

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là một vấn đề có tính quy luật chung của những nước nông nghiệp. Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, một số nước phát triển nhất đang chuyển lên nền kinh tế tri thức. Đảng ta chủ trương tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là "Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất" [30, tr.91]. Quảng Trị là một tỉnh duyên hải bắc miền Trung có lợi thế về địa kinh tế nên đã thành lập khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo và xây dựng các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang, các khu du lịch - dịch vụ Cửa Tùng, Cửa Việt. Tuy nhiên, Quảng Trị là một tỉnh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, điều kiện thiên nhiên không được thuận lợi như nhiều địa phương khác nên việc đầu tư để khai thác các nguồn lực chưa nhiều. Vì vậy, việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế nói trên có một ý nghĩa rất quan trọng. Nhưng gần 10 năm đã qua số lượng dự án và lượng vốn mà tỉnh thu hút được chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Chỉ từ khi hành lang kinh tế Đông - Tây được khai thông thì thị trường đầu tư ở Quảng Trị mới có những tiến triển. Tại sao với sự giúp đỡ to lớn của Chính phủ và sự nỗ lực của tỉnh mà kết quả đạt được chưa nhiều là một vấn đề cần được nghiên cứu. Bởi vậy " Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Trị " được chọn làm đề tài của luận văn này.

doc85 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2859 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là một vấn đề có tính quy luật chung của những nước nông nghiệp. Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, một số nước phát triển nhất đang chuyển lên nền kinh tế tri thức. Đảng ta chủ trương tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là "Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất" [30, tr.91]. Quảng Trị là một tỉnh duyên hải bắc miền Trung có lợi thế về địa kinh tế nên đã thành lập khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo và xây dựng các khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu công nghiệp Quán Ngang, các khu du lịch - dịch vụ Cửa Tùng, Cửa Việt. Tuy nhiên, Quảng Trị là một tỉnh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, điều kiện thiên nhiên không được thuận lợi như nhiều địa phương khác nên việc đầu tư để khai thác các nguồn lực chưa nhiều. Vì vậy, việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế nói trên có một ý nghĩa rất quan trọng. Nhưng gần 10 năm đã qua số lượng dự án và lượng vốn mà tỉnh thu hút được chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Chỉ từ khi hành lang kinh tế Đông - Tây được khai thông thì thị trường đầu tư ở Quảng Trị mới có những tiến triển. Tại sao với sự giúp đỡ to lớn của Chính phủ và sự nỗ lực của tỉnh mà kết quả đạt được chưa nhiều là một vấn đề cần được nghiên cứu. Bởi vậy " Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Trị " được chọn làm đề tài của luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề thu hút vốn đầu tư đã được nghiên cứu, phân tích ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể nêu ra một số công trình sau: “Nâng cao sức cạnh trạnh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” GS-TS Chu Văn Cấp, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003. “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Thực trạng và triển vọng” Đề tài cấp bộ năm 2004 của khoa Kinh tế - Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, PGS-TS Trần Quang Lâm chủ biên. “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải pháp” Trần Xuân Tùng, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005; “Nghiên cứu chiến lược xúc tiến FDI tại nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của bộ Kế Hoạch & Đầu Tư và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản năm 2003. “Thu hút đầu tư trực tiếp từ các nước trong khu vực nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam - thực trạng và giải pháp” Đinh Văn Cường -Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2004. “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương - thực trạng và giải pháp” Bùi Thị Dung - Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2005. “ Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam” Nguyễn Huy Thám - Luận án tiến sĩ kinh tế năm 2000. "Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng duyên hải miền Trung" Bài báo của Hoàng Hồng Hiệp, tạp chí Kinh tế và Dự Báo số 4/2005. "Một số vấn đề xã hội trong xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam" Bài báo của Th.S Nguyễn Ngọc Dũng, tạp chí Kinh tế và Dự Báo số 3/2005. Các công trình trên chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi của cả nước hoặc của từng ngành, từng địa phương. Ở tỉnh Quảng Trị có các văn bản liên quan đến thu hút đầu tư như Quyết định số 11/2005/QĐ -TTg ngày 12/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành qui chế khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo tỉnh Quảng Trị. Quyết định 984/2005/QĐ - UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ngày 25/5/2005 Ban hành chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. “Một số tình hình về xây dựng và phát triển khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo tỉnh Quảng Trị” của Ban Quản Lý khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo tỉnh Quảng Trị năm 2006. Các văn bản trên đề ra những quy định về quản lý vĩ mô của Nhà nước, chưa trực tiếp nghiên cứu vấn đề thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh. Luận văn này kế thừa có chọn lọc phương pháp phân tích, một số quan điểm, giải pháp và những kiến nghị từ các công trình đã được nêu ở trên, để làm rõ lợi thế địa kinh tế của Quảng Trị trong hệ thống hành lang kinh tế Đông - Tây. Phân tích thực trạng quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, chính sách ưu đãi và quảng bá xúc tiến thu hút đầu tư, chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Trị từ đó chỉ ra những thành công và yếu kém của hoạt động này, đồng thời đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Trị đến năm 2010. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận văn tập trung nghiên cứu lợi thế địa kinh tế của tỉnh Quảng Trị trong việc thành lập các khu công nghiệp, khu kinh tế và khả năng thu hút vốn đầu tư, tìm hiểu nguyên nhân Quảng Trị chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư trong 10 năm qua và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư ở Quảng Trị trong thời gian đến. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Phân tích lợi thế về địa kinh tế của tỉnh Quảng Trị trong việc thành lập các khu công nghiệp, khu kinh tế và khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các khu công nghiệp, khu kinh tế đó. - Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Trị trong gần 10 năm qua. Trên cơ sở đó chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến quá trình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Trị. - Đề xuất phương hướng và giải pháp để tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Trị. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Trị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Từ 1998 đến tháng 6/2006 và đến năm 2010 với tầm nhìn đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế - chính trị, coi trọng phương pháp khảo sát thực tiễn, phân tích, tổng hợp, so sánh, xử lý các số liệu thống kê. 6. Những điểm mới của luận văn - Phân tích lợi thế địa kinh tế của tỉnh Quảng Trị trên tuyến hành lang kinh tế Đông -Tây ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở Quảng Trị. - Phân tích nguyên nhân cơ bản khiến Quảng Trị chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các khu công nghiệp, khu kinh tế. - Xu hướng, triển vọng và phương hướng, giải pháp để thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế ở tỉnh Quảng Trị. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ Ở TỈNH QUẢNG TRỊ 1.1. KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 1.1.1. Khái niệm đầu tư Do hoạt động đầu tư rất phong phú nên có nhiều cách hiểu về thuật ngữ này. Theo Trần Xuân Tùng, khái niệm đầu tư thường được sử dụng rộng rãi để nói lên sự chi phí, sự hy sinh các nguồn lực hiện tại (vốn, tài nguyên, nhân lực, khoa học - công nghệ...) vào hoạt động nào đó của con người nhằm thu được lợi ích lớn hơn trong tương lai. Ở một góc độ khác, đầu tư được hiểu là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên... trong một thời gian tương đối dài nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội. Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam (Q1), Hà Nội, 1995.“ Đầu tư là bỏ vốn vào một doanh nghiệp một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách, vốn tự có, liên doanh hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựng mới hoặc thực hiện việc hiện đại hoá mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng...” [38, tr.761]. Theo luật đầu tư được Quốc Hội khoá XI thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ Tịch Nước ký lệnh số 32/2005/L/CTN công bố ngày 12/12/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006 thì “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan” [32, tr.8]. Cũng theo luật này thì “vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp” [32, tr.10]. Như vậy, theo nghĩa chung nhất đầu tư là sự bỏ ra các nguồn lực vào một công việc nào đó nhằm thu lợi lớn hơn trong tương lai. Nhưng không phải bất kể một sự chi phí nào cũng được gọi là đầu tư. Có hai đặc trưng để phân biệt một hoạt động được coi là đầu tư đó là tính sinh lời và rủi ro. Thực vậy, nếu người ta chỉ chi phí ra để mua một thứ hàng hoá cho tiêu dùng thông thường thì không thể có yếu tố đầu tư trong đó. Tuy nhiên, nếu hoạt động đầu tư nào cũng sinh lời mà không có rủi ro thì mọi người đều trở thành nhà đầu tư. Chính hai thuộc tính này đã phân hoá, sàng lọc các nhà đầu tư và thúc đẩy xã hội phát triển. Người bỏ vốn đó được gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư, họ có thể là cá nhân, tổ chức hoặc nhà nước. 1.1.2. Khái niệm khu công nghiệp Theo luật Đầu Tư nói trên thì "Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ" [32, tr.11]. Theo Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, Tập 2, Hà Nội, 2002. Thì "Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, do chính phủ thành lập hay cho phép thành lập" [39, tr.535]. Cũng theo Từ Điển Bách Khoa Việt Nam "Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, nhiều nước trên thế giới đã khẳng định khu công nghiệp là mô hình sản xuất công nghiệp có hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích. Việt nam phát triển khu công nghiệp theo quan điểm toàn diện: - Khu công nghiệp tác động đến đầu tư, đến sản xuất công nghiệp để xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. - Việc kiểm soát chất thải công nghiệp bảo vệ môi trường sinh thái có điều kiện thực hiện tốt hơn. - Trình độ tay nghề công nhân được nhân lên, sự chuyển giao công nghệ tiên tiến trong công nghiệp được hình thành từ đây. - Tiết kiệm nguồn lực phát triển hạ tầng, sử dụng đất có hiệu quả. - Góp phần hình thành các đô thị vệ tinh mới, giảm bớt sự tập trung quá cao vào các đô thị lớn hiện có, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng. Phát triển khu công nghiệp không chỉ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội mà còn mang ý nghĩa an ninh quốc phòng" [39, tr.535]. Như vậy, khu công nghiệp được hiểu là nơi tập trung các hoạt động sản xuất và phục vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định và do chính phủ quy định hay cho phép thành lập. 1.1.3. Khái niệm khu kinh tế Theo Luật Đầu tư "Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ" [32, tr.12]. Như vậy, có thể hiểu khu kinh tế là mô hình tổ chức "khu trong khu" nó bao gồm các khu đô thị, cụm dân cư, các khu công nghiệp (công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ), khu thương mại, các khu du lịch - dịch vụ... Tất cả các "Khu" này có quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau, là động lực của nhau và là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Đó là điều kiện quan trọng bậc nhất trong quá trình thu hút đầu tư. Khu kinh tế có nội dung hoạt động kinh tế rộng, đa chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế với xã hội, phát triển công nghiệp gắn với thương mại dịch vụ và sự hình thành các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch, khu thương mại tự do... là điều kiện để sử dụng chung kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư. So với khu công nghiệp thì khu kinh tế có nhiều đối tượng quản lý khác nhau bao gồm yếu tố doanh nghiệp lẫn các yếu tố khác như đô thị, du lịch, dân cư...với mô hình "khu trong khu" sẽ là một địa điểm rất phù hợp cho việc áp dụng những chính sách thử nghiệm như: Tiếp tục thực hiện chủ trương phân cấp, uỷ quyền quản lý từ Trung ương cho địa phương, sự mở cửa một số lĩnh vực kinh tế hiện nay đang hạn chế đầu tư nước ngoài, một số loại hình kinh doanh chưa từng được áp dụng tại Việt Nam hoặc các vấn đề về thủ tục đầu tư, chế độ tài chính, quản lý xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và cư trú, thủ tục hải quan... nhằm mục tiêu cải cách nền hành chính và cải thiện môi trường đầu tư theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Khi tác động trở lại, những chính sách thử nghiệm này sẽ nhanh chóng hoàn thiện môi trường đầu tư và tăng tính hấp dẫn của khu kinh tế, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ở góc độ hẹp, khu kinh tế thực chất là một địa bàn lãnh thổ thu nhỏ.Với một không gian kinh tế có thể được xem là tương đối độc lập và có khả năng "phát triển khép kín", nhưng khu kinh tế không thể tự tồn tại mà không cần đến một không gian kinh tế lớn hơn để hình thành các thị trường thiết yếu với những quan hệ kinh tế cần thiết. Quản lý nhà nước tại khu kinh tế theo mô hình "khu trong khu" có nhiều thuận lợi, Với mục tiêu trọng tâm hướng đến là phát triển công nghiệp - phát triển kinh tế, việc quản lý nhà nước tại khu kinh tế có điều kiện tốt để giải toả sức ép về mặt xã hội và ở một mức độ cao hơn, nó có điều kiện để vận hành và vận dụng các tiện ích xã hội nội khu để phục vụ tốt nhất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong Khu. Bộ máy quản lý tại khu kinh tế sẽ có những thẩm quyền đa ngành - đa lĩnh vực nhưng lại có tính chất chuyên biệt và chuyên môn hoá cao, do đó có điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý. Tuy nhiên, vấn đề này chưa có tiền lệ tại Việt Nam nên cần được nghiên cứu, bám sát thực tiễn để dự báo và đưa ra các giải pháp giải quyết một cách hợp lý. Phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế là một phương thức quản lý công nghiệp tập trung, một cách thức tạo ra các tiểu vùng kinh tế động lực rất phổ biến trong xu thế hiện nay. Với những giải pháp quản lý tích cực, chặt chẽ các khu công nghiệp, khu kinh tế sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy đô thị hóa, bảo vệ môi trường sinh thái nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài nguyên và sức cạnh tranh, thúc đẩy hình thành vùng nguyên liệu theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, là điều kiện để chuyển biến cơ bản về mọi mặt đời sống xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra cũng theo luật đầu tư còn có một số khái niệm liên quan như: "Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ". "Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ" [32, tr.12]. Thực chất khu chế xuất, khu công nghệ cao là những dạng phái sinh theo chức năng khác nhau của khu công nghiệp. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa và thực hiện các dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu. Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ cao vào sản xuất và là nơi đào tạo cung cấp và chuyển giao nguồn nhân lực công nghệ cao cho nền kinh tế. 1.1.4. Vai trò của các khu công nghiệp, khu kinh tế đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.1.4.1. Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế là điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế là điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một hình thức để huy động nguồn lực, động viên các nguồn vốn trong nước, ngoài nước, tiết kiệm trong dân cư vào sản xuất kinh doanh để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đặc biệt ở những địa phương có khả năng tích luỹ từ nội bộ thấp thì nguồn vốn thu hút được thông qua các dự án đầu tư không chỉ đơn thuần là nguồn lực bổ sung mà còn được coi là điều kiện để tạo ra “cú hích” từ bên ngoài, phá vỡ “ vòng luẩn quẩn của đói nghèo". 1.1.4.2. Phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế là điều kiện để giải quyết việc làm và đào tạo nguồn nhân lực Tăng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp hiện có hoặc thành lập các doanh nghiệp mới trong các khu công nghiệp và khu kinh tế sẽ giải quyết việc làm cho người lao động. Hơn nữa, đi theo các dự án là sự phát triển các ngành dịch vụ và gia công trong các lĩnh vực bổ trợ như dịch vụ ăn uống, vận tải, cung ứng vật liệu xây dựng, cho thuê nhà ở...Đây là điều kiện tốt để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động. Thông qua yêu cầu đáp ứng nhân lực cho các dự án đầu tư, người lao động sẽ có cơ hội được đào tạo nghề, học hỏi, tiếp thu khoa học - công nghệ, rèn luyện kỹ năng, kỹ luật lao động và năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp. Chính nguồn lực này góp phần quan trọng để rút ngắn khoảng cách tụt hậu mà trước hết là tụt hậu về kinh tế và công nghệ. 1.1.4.3. Xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế là điều kiện để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thu hút lao động từ nông nghiệp vào công nghiệp và dịch vụ sẽ làm giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ trong tổng số lao động của tỉnh (và do đó của cả nước). Đi theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động là sự biến đổi cơ cấu giá trị trong GDP cũng theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Mặt khác, cơ cấu vùng cũng được đổi mới do hình thành những khu đô thị hay thị trấn gắn liền với các khu công nghiệp, khu kinh tế, đồng thời hệ thống kết cấu hạ tầng được mở rộng và hoàn thiện tạo thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong và ngoài tỉnh, tác động đến cơ cấu hàng hóa xuất ra và nhập vào tỉnh. Thông qua quá trình đầu tư sẽ làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới có trình độ công nghệ và năng suất lao động cao phát triển mạnh, đồng thời chính quá trình ấy sẽ tạo ra một xu thế ngược lại, một số ngành nghề có sức cạnh tranh kém sẽ phát triển chậm lại thậm chí bị mai một và triệt tiêu. 1.1.4.4. Phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế là điều kiện để mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu Xuất khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trưởng và cân bằng cán cân thương mại của mỗi nước cũng như của từng địa phương, thông qua xuất khẩu, lợi thế so sánh của từng địa phương sẽ được khai thác có hiệu quả hơn. Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, dù doanh nghiệp có khả năng sản xuất với mức chi phí thấp cũng vẫn gặp khó khăn trong việc thâm nhập thị trường, nhất là thị trường thế giới. Thông qua liên doanh, liên kết đầu tư, nhất là với các công ty xuyên quốc gia nắm được thị phần lớn là điều kiện tốt nhất để phát huy những lợi thế so sánh của mỗi quốc gia và của mỗi địa phương, nhanh chóng khẳng định được thương hiệu, vì các công ty xuyên quốc gia có vị thế và uy tín lớn trong hệ thống sản xuất và thương mại quốc tế. Đây là điều kiện để đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế của cả nước cũng như của từng doanh nghiệp. 1.1.4.5. Thông qua thu hút các dự án liên doanh, liên kết vào các khu công nghiệp, khu kinh tế sẽ tiếp thu được công nghệ mới, kỹ năng quản lý tiên tiến, tạo ra sự phát triển năng động tại nơi tiếp nhận đầu tư Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi tắt đón đầu việc tiếp thu những công nghệ mới là một đòi hỏi bức thiết của các nước đang phát triển cũng như của từng địa phương. Thu hút các doanh nghiệp có vốn nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế được coi là con đường qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN LAN II.doc
  • docbia moi.doc
Luận văn liên quan