Đề tài Thu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh

Trong xã hội hiện nay, truyền hình đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực giải trí cũng như trao đổi tin tức của con người.Nó thay đổi từng ngày từng giờ cuộc sống của con người theo hướng hiện đại hơn.Dân số càng tăng , nhu cầu cũng tăng theo , các dịch vụ , các tiện ích từ đó cũng được hình thành và phát triển theo. Kể từ khi truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX đến nay, truyền hình đã có nhưng bước phát triển như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ.Từ truyền hình đen trắng rồi đến truyền hình màu. Đến nay chúng ta đã có nhiều dạng truyền hình khác nhau với chất lượng hình tốt hơn như : truyền hình số , truyền hình cáp , truyền hình với độ phân giải cao HD,truyền hình vệ tinh nhằm làm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong đó truyền hình vệ tinh đang ngày càng phát triển vì những tính ưu việt của nó như vùng phủ sóng rộng, băng tần công tác rộng thích hợp cho truyền hình độ nét cao Truyền hình vệ tinh hiện nay đang được ứng dụng tại nước ta và trong tương lai sẽ ngày một phát triển. Chính vì những lý do trên em quyết định chọn đề tài : “ Thu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh” cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.Nội dung của báo cáo : Chương I:Một số vấn đề về thông tin vệ tinh nói chung Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô trong khoa Điện tử-viễn thông và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Th.s-GVC Lê Tân Phương đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong thời gian làm báo cáo thực tập.

doc39 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3243 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong xã hội hiện nay, truyền hình đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực giải trí cũng như trao đổi tin tức của con người.Nó thay đổi từng ngày từng giờ cuộc sống của con người theo hướng hiện đại hơn.Dân số càng tăng , nhu cầu cũng tăng theo , các dịch vụ , các tiện ích từ đó cũng được hình thành và phát triển theo. Kể từ khi truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX đến nay, truyền hình đã có nhưng bước phát triển như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ.Từ truyền hình đen trắng rồi đến truyền hình màu. Đến nay chúng ta đã có nhiều dạng truyền hình khác nhau với chất lượng hình tốt hơn như : truyền hình số , truyền hình cáp , truyền hình với độ phân giải cao HD,truyền hình vệ tinh… nhằm làm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong đó truyền hình vệ tinh đang ngày càng phát triển vì những tính ưu việt của nó như vùng phủ sóng rộng, băng tần công tác rộng thích hợp cho truyền hình độ nét cao…Truyền hình vệ tinh hiện nay đang được ứng dụng tại nước ta và trong tương lai sẽ ngày một phát triển. Chính vì những lý do trên em quyết định chọn đề tài : “ Thu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh” cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.Nội dung của báo cáo : Chương I:Một số vấn đề về thông tin vệ tinh nói chung Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô trong khoa Điện tử-viễn thông và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Th.s-GVC Lê Tân Phương đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong thời gian làm báo cáo thực tập. Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THÔNG TIN VỆ TINH NÓI CHUNG 1.1:Tổng quan về thông tin vệ tinh 1.1.1:Nguyên lý thông tin vệ tinh Thông tin vệ tinh là hệ thống thông tin liên lạc giữa các điểm mặt đất với nhau thông qua trạm chuyển tiếp siêu cao tần trên vệ tinh đặt rất xa trái đất. a.Sơ đồ khối tổng quát của hệ thống thông tin vệ tinh: Trong đó: Us(t):Tín hiệu thông tin BB: Tín hiệu băng gốc MOD:Bộ điều chế U/C:Bộ đổi tần lên HPA:Bộ khuếch đại công suất lớn fpm:Tần số lên LNA:Máy thu tạp âm thấp D/C:Bộ đổi tần xuống fpd:Tần số xuống DEMOD:Bộ giải điều chế b.Nguyên lý làm việc: Thông tin liên lạc thực hiện giữa trạm A và trạm B(hay điểm A với điểm B) trên trái đất nhưng với cự ly rất xa người ta không thể liên lạc trực tiếp giữa điểm A và điểm B do đó người ta phải thông qua trạm chuyển tiếp vệ tinh. Để liên lạc giữa A với B thì tín hiệu thông tin Us(t) hay tín hiệu băng gốc BB được đưa vào bộ điều chế MOD để điều chế vào sóng trung tần.Sau đó đưa đến bộ biến đổi tần lên(U/C) để biến đổi lên tần số cao(với tần số lên fpm). Đưa đến bộ khuếch đại công suất lớn để khuếch đại đủ công suất theo yêu cầu rồi đưa ra anten phát để biến thành sóng siêu cao tần bức xạ ra không gian truyền lan trong không gian lên anten thu trên vệ tinh.Anten thu trên vệ tinh thu được fpm chuyển đổi thành tín hiệu siêu cao tần đưa đến bộ đổi tần xuống D/C mục đích thực hiện chuyển đổi sang tần số xuống fpd .Rồi đưa đến bộ khuếch đại công suất lớn HPA trên vệ tinh để khuếch đại đủ lớn đưa vào anten phát,phát trở lại mặt đất đến trạm B vào anten.Sóng điện từ siêu cao tần qua anten biến thành tín hiệu siêu cao tần đưa đến máy thu tạp âm thấp,khuếch đại đủ lớn đưa đến bộ đổi tần xuống D/C để đổi từ fpd sang trung tần fIF đưa đến bộ giải điều chế DEMOD.Sau giải điều chế ta nhận được tín hiệu thông tin US(t) hoặc tín hiệu băng gốc BB. Hệ thống thông tin vệ tinh được chia làm 3 phần: *Phần mặt đất:là các trạm mặt đất có thể chỉ có thu hoặc chỉ có phát như hệ thống truyền hình và trạm mặt đất có thể bao gồm cả thu và phát như hệ thống thông tin liên lạc. *Phần không gian:là phần rất rộng lớn ngoài Trái đất nó bao gồm tầng đối lưu,tầng điện ly (tầng i-on) và tầng không gian tự do. *Phần trên vệ tinh:gồm 50-70 bộ phát đáp (bộ chuyển tiếp).Bộ phát đáp gồm 3 khối LNA,D/C,HPA.Anten trên vệ tinh dùng cho cả thu và phát. 1.1.2: Ưu nhược điểm của thông tin vệ tinh a. Ưu điểm Thông tin vệ tinh tuy ra đời muộn so với nhiều phương tiện truyền thông khác nhưng nó được phát triển nhanh chóng nhờ có nhiều ưu điểm là: -Khoảng cách thông tin liên lạc giữa điểm thu và phát có thể rất lớn(trên 10.000km với 1 vệ tinh địa tĩnh) -Vùng phủ sóng rất lớn nên cự ly thông tin rất xa có thể đạt được hàng vạn km vì vệ tinh đặt rất xa Trái đất như vệ tinh địa tĩnh đặt cách trái đất 36000km. Chỉ cần góc mở của anten vệ tinh bằng 1 độ thì diện tích phủ sóng là 700km2 .Trên lý thuyết chỉ nhờ 3 vệ tinh địa tĩnh là đã có thể phủ sóng cho gần như hoàn toàn trái đất (trừ vùng ở 2 cực). -Dung lượng thông tin rất lớn vì nó có băng tần rộng B=500Mhz.Với kỹ thuật mở rộng băng tần có thể lên tới 2590Mhz.Do đó hệ thống thông tin vệ tinh đáp ứng được rất nhiều loại hình dịch vụ như : thoại, FAX , phát thanh truyền hình chất lượng cao,thăm dò địa chất, định vị toàn cầu,truyền hình…. -Độ tin cậy rất cao đạt 99.9%. Độ tin cậy được đánh giá bằng xác suất hỏng trong hệ thống.Trong vệ tinh chỉ có 3 trạm và vật liệu làm vệ tinh rất chắc chắn nên ít bị hỏng. -Chất lượng thông tin rất cao vì nhiễu và pha đinh trong dải siêu cao tần không đáng kể. Với thông tin tương tự tỉ lệ S/N lên đến hàng chục lần. Với thông tin số BER (tỉ lệ lỗi bit) là 10-9 ,của sóng ngắn là 10-3. Với thông tin địa tĩnh thì không gặp hiệu ứng Doppler. -Tính linh hoạt cao.Việc lắp đặt hay di chuyển các thành phần trong hệ thống truyền vệ tinh đặt trên mặt đất tương đối nhanh chóng, dễ dàng và không phụ thuộc vào cấu hình mạng cũng như hệ thống truyền dẫn. b.Nhược điểm: -Khoảng cách giữa trạm mặt đất với vệ tinh khá xa nên thời gian trễ lớn(240-275)ms dễ gây tiếng dội. -Công suất máy phát từ vệ tinh không thể dùng lớn được cộng với anten không được phép dùng lớn nên Ga nhỏ, hiệu suất thấp. -Cần phải có hệ thống tự động điều khiển xa, đo lường xa rất tinh vi, phức tạp để đảm bảo vệ tinh và các thiết bị trên vệ tinh hoạt động đúng với các chỉ tiêu yêu cầu -Nguồn cung cấp cho tất cả các thiết bị trên vệ tinh là pin mặt trời công suất không lớn.nếu vệ tinh bay đến vùng trái đất che mặt trời không có ánh sáng mặt trời vệ tinh không hoạt động nên phải có nguồn dự trữ. -Qúa trình phóng vệ tinh lên quỹ đạo rất phức tạp khó khăn và đắt tiền. -Vốn đầu tư ban đầu lớn. 1.2: Đặc điểm của thông tin vệ tinh 1.2.1:Cấu hình và quỹ đạo vệ tinh a.Cấu hình: Phân đoạn không gian của một hệ thống truyền tin vệ tinh bao gồm các thiết bị đặt trong vệ tinh và các hệ thống trang thiết bị đặt trên mặt đất để kiểm tra theo dõi, điều khiển hành trình của vệ tinh (cả hệ thống bám, đo đạc và điều khiển).Bản thân vệ tinh bao gồm 2 phần: *Phần tải: -Bao gồm hệ thống các anten thu phát và tất cả các thiết bị điện tử phục vụ cho việc truyền dẫn và xử lý tín hiệu qua vệ tinh.Các bộ phát đáp trên vệ tinh có nhiệm vụ thu sóng điện từ từ Trái đất phát lên, khuếch đại tín hiệu thực hiện đổi tần và khuếch đại công suất phát trở lại Trái đất.Thông thường có 50-72 bộ phát -Cấu hình bộ phát đáp: Hình 1.2.1.1: Cấu hình bộ phát đáp -Nguyên lý làm việc: Các bộ phát đáp được đặt trong vệ tinh để thu tín hiệu từ tuyến lên,biến đổi tần số khuếch đại công suất và truyền trở lại theo tuyến xuống. Ở đây không có nhiệm vụ giải điều chế tín hiệu thu. Nó đóng vai trò như một bộ chuyển đổi xuống,có hệ số khuếch đại công suất lớn. Do hạn chế về kích thước và trọng lượng cho nên các anten thu và phát của bộ phát đáp thường có kích thước nhỏ, vì vậy độ tăng ích của anten có giới hạn Vệ tinh trong trường hợp này đóng vai trò như một trạm trung chuyển tín hiệu giữa các trạm mặt đất và được xem như một nút mạng với hai chức năng chính sau đây: +Khuếch đại công suất sóng mang thu được từ tuyến lên để sử dụng cho việc truyền lại tuyến xuống. +Thay đổi tần số sóng mang (giữa thu và phát) nhằm tránh một phần công suất phát tác đông trở lại phía đầu vào máy thu. *Phần thân vệ tinh: Bao gồm các hệ thống phục vụ cho phần tải vệ tinh hoạt động như: cấu trúc vỏ và thân vệ tinh,gồm hệ thống điều khiển nhiệt độ, điều khiển hướng chuyển động và quỹ đạo, bám đo đạc… b.Qũy đạo của vệ tinh: Qũy đạo vệ tinh là hành trình của vệ tinh trong không gian mà trong đó vệ tinh được cân bằng bởi hai lực đối nhau.Hai lực đó là lực hấp dẫn của quả đất và lực ly tâm được hình thành do độ cong của hành trình vệ tinh. Qũy đạo vệ tinh nằm trên một mặt phẳng có dạng hình tròn hoặc elip.Nếu quỹ đạo là tròn thì tâm quỹ đạo trùng tâm Trái đất. Điểm xa nhất trên quỹ đạo so với Trái đất được gọi là viễn điểm và điểm gần nhất được gọi là cận điểm. Các dạng quỹ vệ tinh: -Qũy đạo cực tròn: Ưu điểm của dạng quỹ đạo này là mỗi điểm trên mặt đất đều nhìn thấy vệ tinh thông qua một quỹ đạo nhất định. Việc phủ sóng toàn cầu của dạng quỹ đạo này đạt được vì quỹ đạo bay của vệ tinh sẽ lần lượt quét tất cả các vị trí trên mặt đất.Dạng quỹ đạo này được sử dụng cho các vệ tinh dự báo thời tiết, hàng hải, thăm dò tài nguyên và các vệ tinh do thám, không thông dụng cho truyền thông tin. -Qũy đạo xích đạo: Đối với dạng quỹ đạo này, vệ tinh bay trên mặt phẳng đường xích đạo và là dạng quỹ đạo được dùng cho vệ tinh địa tĩnh,nếu vệ tinh bay ở một độ cao đúng thì dạng quỹ đạo này sẽ lý tưởng đối với các vệ tinh thông tin. -Quỹ đạo elip nghiêng: Ưu điểm của dạng quỹ đạo này là vệ tinh có thể đạt đến các vùng mà vệ tinh địa tĩnh không thể đạt tới.Tuy nhiên quỹ đạo elip nghiêng có nhược điểm là hiệu ứng Doppler lớn và vấn đề điều khiển bám đuổi vệ tinh phải ở mức cao. c.Vùng phủ sóng của vệ tinh: Chính là diện tích của Trái đất mà từ đó có thể nhìn thấy vệ tinh và do đó nó chính là diện tích của chỏm cầu tạo bởi hai đường tiếp tuyến kẻ từ vệ tinh tới Trái đất xoay tròn. -Với vệ tinh địa tĩnh nếu ta chia Trái đất ra làm ba cung.Mỗi cung 1200 và đặt ba vệ tinh địa tĩnh để mỗi vệ tinh phủ sóng cho một cung đó.Thì ta thấy có những vùng chỉ có một vệ tinh phủ sóng, có những vùng có hai vệ tinh phủ sóng.Hay nói cách khác với cung 1200 thì ta có khả năng thông tin liên lạc được với cả ba vệ tinh.Do đó chỉ cần ba vệ tinh có thể phủ sóng toàn cầu(trừ nam cực và bắc cực). Vùng phủ sóng là vùng từ đó có thể thực hiện thông tin liên lạc qua vệ tinh. 1.2.2:Sóng vô tuyến điện và tần số vô tuyến sử dụng trong thông tin vệ tinh a.Sóng vô tuyến điện: Sóng vô tuyến điện là một bộ phận của sóng điện từ và giống như sóng ánh sáng,tia hồng ngoại,tia X…Chúng chỉ khác nhau về tần số.Theo tiêu chuẩn cua ITU sóng vô tuyến điện được quy định là những sóng có tần số nhỏ hơn 3000Ghz(bước sóng 0.1mm).Sóng vô tuyến điện được dùng trong thông tin vệ tinh từ 1Ghz đến 52Ghz.Trong đó dùng nhiều từ 1Ghz(bước sóng 30cm) đến 10Ghz(bước sóng 3cm), khoảng này được gọi là cửa sổ tần số vì ảnh hưởng tạp âm nhiệt vũ trụ nhỏ tổn hao do mưa và các phần tử khí có trong vũ trụ nhỏ và ít bị suy hao nhất. b.Sự phân định sóng vô tuyến điện của ITU: Phân bố tần số cho các dịch vụ vệ tinh là quá trình rất phức tạp. Đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế và có quy hoạch.Việc phân định tần số được thực hiện theo điều lệ vô tuyến ở mỗi khu vực của ITU. Để tiện cho việc quy hoạch tần số thế giới được chia làm ba khu vực: -Khu vực 1:Châu Âu và Châu Phi, Liên Xô cũ và Mông Cổ. -Khu vực 2: Châu Mỹ. -Khu vực 3:Châu Á(trừ KV1) và Châu Đại Dương, Nhật Bản. Trong các vùng này băng tần được cung cấp cho các dịch vụ vệ tinh khác nhau.Các dịch vụ do vệ tinh cung cấp bao gồm: -Các dich vụ vệ tinh cố định(FSS). -Các dịch vụ vệ tinh quảng bá(BSS). -Các dịch vụ vệ tinh di động(MSS). -Các dịch vụ vệ tinh đạo hàng. -Các dịch vụ vệ tinh khí tượng. Bảng 1.2.2.1: Tên và phân loại sóng vô tuyến STT Dải tần số Tên băng tần Phân loại theo bước sóng Lĩnh vực sử dụng 1 30Hz-300Hz Tần số cực kỳ thấp(ULF) Sử dụng trong vật lý, y học 2 300Hz-3Khz Tần số cực thấp (EHF) Chưa được phân định 3 3Khz-30Khz Tần số rất thấp(VLF) Sóng mm(chục nghìn mét) Vô tuyến hàng hải. Thông tin di động hàng hải 4 30Khz-300Khz Tần số thấp (LF) Sóng km Thông tin di động hàng không. Vô tuyến hàng hải 5 300Khz-3Mhz Tần số trung bình(MF) Sóng hectomet(cỡ trăm mét) Phát thanh;thông tin hàng hải;thông tin quốc tế 6 3Mhz-30Mhz Tần số cao(HF) Sóng decamet(cỡ chục met) Phát thanh sóng ngắn Các loại thông tin di động; thông tin quốc tế 7 30Mhz-300Mhz Tần số rất cao(VHF) Sóng met Phát thanh FM và truyền hình;thông tin di động 8 300Mhz-3Ghz Tần số cực cao(UHF) Sóng dm Truyền hình Các loại thông tin di động 9 3Ghz-30Ghz Tần số siêu cao tần(SHF) Sóng cm Thông tin vệ tinh và rada Viễn thông công cộng Vô tuyến thiên văn 10 30Ghz-300Ghz Tần số vô cùng cao(EHF) Sóng mm Vô tuyến thiên văn Rada sóng mm Nghiên cứu và thí nghiệm 11 300Ghz-3000Ghz Sóng decimilimet Chưa được phân định c.Các tần số sử dụng trong thông tin vệ tinh: -Băng C:nằm ở khoảng giữa cửa sổ tần số,băng tần này chỉ suy hao ít do mưa và trước đây đã được sử dụng cho các hệ thống viba dưới mặt đất.Do có sự phát triển của thiết bị ở một số nước tiên tiến,nó được sử dụng chung hệ thống Intelsat và các hệ thống khác bao gồm các hệ thống vệ tinh khu vực và nhiều vệ tinh nội địa. Đối với băng C, đường lên là 6Ghz và đường xuống là 4Ghz. -Băng Ku: được sử dụng rông rãi tiếp sau băng C cho hệ thống viễn thông công cộng,dùng nhiều cho thông tin nội địa và thông tin giữa các công ty.Băng Ku có tần số đường lên cao, đường lên 14Ghz và đường xuống 11Ghz nên cho phép các trạm mặt đất sử dụng những anten có kích thước nhỏ.Nhưng cũng vì tần số cao nên tín hiệu ở băng Ku bị hấp thụ lớn do mưa. -Băng Ka:lần đầu tiên sử dụng cho thông tin thương mại qua vệ tinh Sakura của Nhật, cho phép sử dụng các trạm mặt đất nhỏ và hoàn toàn koong gây nhiễu cho các hệ thống viba trên mặt đất.Tuy nhiên băng Ka có nhược điểm là giá thành tương đối cao,bị suy hao nhiều do mưa nên không phù hợp cho thông tin chất lượng cao. Bảng 1.2:Các tần số sử dụng cho thông tin vệ tinh Băng Tần số(GHz) Bước sóng(cm) C 3.400÷7.075 8.82÷4.41 Ku 10.90÷18.10 2.75÷1.66 Ka 17.70÷36.00 1.95÷0.83 1.2.3:Anten trong thông tin vệ tinh a.Yêu cầu cuả anten: -Độ tăng ích và hiệu suất của anten phải cao. -Tính định hướng cao. -Phân cực sóng phải tốt. -Nhiệt tạp âm của anten phải nhỏ. PN=K.T.B.W Trong đó: PN:công suất tạp âm K:hằng số Bolzman(K=1,38.10-23) B: độ rộng kênh T: nhiệt công tác (0K) Nhiệt tạp âm tính bằng công thức: T = b.Các loại anten dùng trên vệ tinh: Anten trên vệ tinh thực hiện chức năng kép: thu đường lên và phát đường xuống.Chúng có nhiều loại từ các anten dipole có đặc tính vô hướng đến các anten tính hướng cao phục vụ cho viễn thông, chuyển tiếp truyền hình và phát quảng bá. Các chức năng chính của anten trên vệ tinh: -Lựa chọn sóng vô tuyến được phát đi trong băng tần đã cho với phân cực đã cho từ các trạm mặt đất nằm trong vùng phủ sóng của vệ tinh. -Phát sóng vô tuyến ở băng tần và phân cực đã cho lên khu vực đã quy định trên mặt đất. -Thu can nhiễu càng nhỏ càng tốt. -Phát công suất nhỏ nhất ra ngoài vùng quy định. *Anten loa : có ưu điểm độ tin cậy và đơn giản nhưng tính định hướng kém nên được sử dụng để phủ sóng với búp sóng toàn cầu. Hệ số định hướng tính theo công thức: D= Trong đó: S: diện tích của miệng loa. v:hiệu suất sử dụng bề mặt (0.6÷0.8) λ :bước sóng tín hiệu *Anten phản xạ : là loại anten thường được sử dụng nhất để tạo ra búp sóng dạng vết và dạng hình thù riêng rẽ.Anten này bao gồm: một mặt phản xạ parabol và một hoặc nhiều nguồn phát xạ đặt tại tiêu điểm của mặt phản xạ. Để điều chỉnh được hướng chùm sóng của anten trên quỹ đạo bằng các lệnh điều khiển từ xa.Việc thay đổi búp sóng được thực hiện bằng cách thay đổi pha của các phần tử bức xạ.Việc lắp đặt bộ phát xạ được đặt theo kiểu đồng trục hay lệch trục. Để tạo ra búp sóng dạng tròn hay elip được thực hiện bằng cách thay đổi hình dạng mặt phản xạ cho phù hợp với vùng phủ sóng.Còn để tạo ra búp sóng dạng hình thù riêng rẽ hay phức tạp thì có thể được thực hiện bằng cách đặt một dãy các phần tử bức xạ tại tiêu điểm của mặt phản xạ được tiếp điện của cùng một tín hiệu nhưng biên độ và pha lệch nhau nhờ các mạch tạo búp sóng. *Anten dãy : sử dụng một bộ rất nhiều các phần tử bức xạ để tạo nên một góc mở bức xạ.Biểu đồ bức xạ của anten này được tạo ra bằng cách kết hợp biên độ và pha của sóng được bức xạ bởi dãy các phần tử bức xạ.Các phần tử bức xạ được đặt cách nhau 0.6λ,biểu đồ bức xạ được điều chỉnh bằng cách thay đổi pha và biên độ của tín hiệu tiếp điện bằng một độ dịch pha,chia công suất có thể điều khiển được. c. Các loại anten của trạm mặt đất: Yêu cầu đầu tiên đối với anten trạm mặt đất là có độ tăng ích lớn và búp sóng nhọn hướng về vệ tinh.Trong nhiều trường hợp anten thu và phát của trạm mặt đất thường được sử dụng chung và tín hiệu của hai đường thu và phát được tách biệt nhau qua một bộ chia(hoặc gọi là bộ phân luồng). Có hai loại anten sử dụng phổ biến nhất của các trạm mặt đất, đó là anten parabol và anten casegrain. *Anten parabol: Cấu trúc của anten parabol gồm hai bộ phận chủ yếu là: gương phản xạ và phần tử tích cực gọi là bộ chiếu xạ. Thực chất bộ chiếu xạ là một anten sơ cấp nó bức xạ sóng điện từ hướng về gương phản xạ.Gương phản xạ là một bộ phận thụ động, nó chỉ có nhiệm vụ phản xạ năng lượng sóng tập trung vào búp sóng hẹp theo hướng ngược lại.Anten này có đặc điểm: -Đơn giản, rẻ tiền, hiệu suất thấp. -Búp sóng chính lớn và chỉ thích hợp với anten có kích thước nhỏ. Anten parabol thường dùng vào các trạm mặt đất có quy mô trung bình hoặc các trạm mặt đất chỉ có thu. *Anten casegrain: Thường được dùng rộng rãi cho các trạm mặt đất trung bình và lớn. Nó có những đặc điểm sau: -Đắt tiền(vì sử dụng 2 mặt gương phản xạ) -Có hiệu suất cao -Búp sóng chính nhỏ -Tạp âm nhiệt nhỏ d.Hệ bám vệ tinh của anten: Trong thông tin vệ tinh phải luôn luôn có hệ thống bám vệ tinh vì vệ tinh kể cả vệ tinh địa tĩnh cũng luôn luôn bị thay đổi vị trí.Khi quỹ đạo vệ tinh thay đổi thì tâm búp sóng chính của anten trên mặt đất sẽ bị lệch. Với độ lệch tia sóng chính như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến cường độ trường thu được và chất lượng thu tín hiệu từ vệ tinh.Nếu không có biện pháp điều chỉnh góc lệch này nhỏ dần.Yêu cầu đặt ra là các anten trên mặt đất phải bám theo vệ tinh nhằm giảm thiểu sự suy hao mức tín hiệu do độ tăng ích anten giảm. Các phương pháp điều chỉnh bám vệ tinh của anten: -Hệ xung đơn: Hệ thống này luôn luôn xác định tâm búp sóng của anten có hướng vào vệ tinh hay không để điều chỉnh bám vệ tinh. -Hệ thống bám theo từng nấc(thường dùng cho vệ tinh địa tĩnh): Sau khi nhận được tín hiệu chuẩn được phát từ vệ tinh gọi là tín hiệu beacon(hay được gọi là tín hiệu pilot),anten tại trạm thu mặt đất nhận được lệnh thực hiện chuyển động theo một góc ngẩng hoặc góc phương vị nào đó so với vị trí ban đầu.Với từng vệ tinh thu phát tại băng tần nhất định(băng C,băng Ku…) ta có một tần số beacon nhất định.Bằng việc so sánh mức tín hiệu nhận được và sau khi chuyển động, chiều chuyển động tiếp theo có thể được quyết định. Nếu như mức tín hiệu được tăng lên,anten tiếp tục được chuyển đông theo cùng chiều và nếu như mức tín hiệu bị giảm xuống, chiều chuyển động của anten sẽ theo hướng ngược lại.Qúa trình này sẽ được tiếp diễn và luân chuyển giữa hai trục vuông góc của anten. -Hệ thống bám vệ tinh theo chương trình: Là phương pháp dựa trên dự đoán trước về quỹ đạo của vệ tinh để điều khiển anten bám vệ tinh.Trong trường hợp này các giá trị của góc phương vị và góc ngẩng của anten được tính toán trước với các thông số cho theo chương trình lập sẵn.Anten được điều chỉnh theo các giá trị tính toán góc phương vị và góc ngẩng ứng với mỗi thời điểm.Các thông số được lưu trữ trước trong bộ nhớ trong đó có tính đến chuyển động biểu kiến của vệ tinh.Sai số định vị trong trường hợp này phụ thuộc vào độ chính xác tham số cho.Hệ bám vệ tinh theo chương trình lập sẵn được sử dụng cho các vệ tinh quỹ đạo với anten trạm mặt đất có tỉ số λ/D lớn(tức là búp sóng chính của anten có độ rông khá lớn) và các hệ thống không yêu cầu độ định vị chính xác cao thì hệ thống này chỉ điều chỉnh sơ bộ anten hướng vào vùng không gian v