Cùng với sự phát triển của đất nước ta hiện nay và trên thế giới, Việt Nam đã và đang có bước phát triển nền kinh tế lên một tầm cao mới đó là thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Cho nên nhà nước ta khuyến khích mọi người thi đua lao động và sản xuất trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó lĩnh vực nghiên cứu về khoa học và sáng chế được ưu tiên phát triển nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển có bước đột phá để xứng đáng là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Chính vì những lý do nêu trên thì đòi hỏi đất nước ta phải làm gì? Để trả lời câu hỏi này thì các nhà khoa học, tổ chức và cá nhân đã phát minh ra nhiều sáng chế mới, nhằm phục vụ cho nền kinh tế nước ta có bước tiến mới. Từ đó hàng loạt những sản phẩm mới được ra đời như (chiếc máy gặt và suốt lúa). Và từ đó người tạo ra sản phẩm muốn bảo vệ quyền lợi của mình, tránh tình trạng làm hàng giả hàng nhái.
Do vậy Luật sở hữu trí tuệ hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển giữa các doanh nghiệp, công ty.Trong đó quyền sáng chế ở nước ta ra đời nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho các tổ chức và cá nhân, trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, quyền sáng chế. Từ đó Luật sở hữu trí tuệ sẽ đi vào đời sống và ngày càng áp dụng được rộng rãi hơn.
Từ những lý do nêu trên mà tác giả muốn nghiên cứu về đề tài “thủ tục đăng ký sáng chế theo pháp luật Việt Nam”. Để làm niên luận cho ngành học, và tìm hiểu sâu hơn về pháp luật SHTT Việt Nam nói chung và lĩnh vực độc quyền sáng chế nói riêng.
30 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thủ tục đăng ký sáng chế theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của đất nước ta hiện nay và trên thế giới, Việt Nam đã và đang có bước phát triển nền kinh tế lên một tầm cao mới đó là thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Cho nên nhà nước ta khuyến khích mọi người thi đua lao động và sản xuất trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó lĩnh vực nghiên cứu về khoa học và sáng chế được ưu tiên phát triển nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển có bước đột phá để xứng đáng là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Chính vì những lý do nêu trên thì đòi hỏi đất nước ta phải làm gì? Để trả lời câu hỏi này thì các nhà khoa học, tổ chức và cá nhân đã phát minh ra nhiều sáng chế mới, nhằm phục vụ cho nền kinh tế nước ta có bước tiến mới. Từ đó hàng loạt những sản phẩm mới được ra đời như (chiếc máy gặt và suốt lúa). Và từ đó người tạo ra sản phẩm muốn bảo vệ quyền lợi của mình, tránh tình trạng làm hàng giả hàng nhái.
Do vậy Luật sở hữu trí tuệ hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển giữa các doanh nghiệp, công ty...Trong đó quyền sáng chế ở nước ta ra đời nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho các tổ chức và cá nhân, trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, quyền sáng chế. Từ đó Luật sở hữu trí tuệ sẽ đi vào đời sống và ngày càng áp dụng được rộng rãi hơn.
Từ những lý do nêu trên mà tác giả muốn nghiên cứu về đề tài “thủ tục đăng ký sáng chế theo pháp luật Việt Nam”. Để làm niên luận cho ngành học, và tìm hiểu sâu hơn về pháp luật SHTT Việt Nam nói chung và lĩnh vực độc quyền sáng chế nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài này của tác giả nhằm hiểu biết sâu hơn về các trình tự, thủ tục về quyền sáng chế, và tìm ra một hướng đi mới để nâng cao hiệu quả của việc thực thi pháp luật về quyền sáng chế trong thời kỳ mới hiện nay. Và qua lần nghiên cứu này tác muốn tuyên truyền đến người đọc hiểu sâu hơn về quy định của pháp luật việt nam nói chung và Luật sở hữu trí tuệ nói riêng, và các thủ tục liên quan đến “quyền sáng chế ”.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do luật sở hữu trí tuệ có phạm vi rất lớn và rộng, nên ở đề tài này tác giả chỉ nghiên cứu dừng lại ở một khía cạnh nhỏ của sở hữu trí tuệ, để làm rõ hơn về đề tài thì tác giả đã chọn và nghiên cứu, đó là các thủ tục đăng ký độc quyền sáng chế theo pháp luật Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở các tài liệu đã tìm được như: (sách, báo, intetnet, luật...) Và những kiến thức mà tác giả đã có, người viết sử dụng phương pháp phân tích luật viết, tổng hợp và so sánh các quy định của luật liên quan đến lĩnh vực mà người viết đang nghiên cứu để làm rõ vấn đề hơn. Đồng thời trong đề tài này tác giả cũng kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để thấy được tính hiệu quả của pháp luật trong đời sống.
5. Bố cục đề tài
Chương 1: Khái quát chung về sáng chế
Chương 2: Trình tự, thủ tục đăng ký độc quyền sáng chế ở Việt Nam
Chương 3: Khiếu nại, giải quyết khiếu nại và những đề xuất hướng hoàn thiện
Do thời gian nghiên cứu niên luận có hạn và trình độ người viết còn non trẽ, cho nên việc tìm hiểu, đề xuất những giải pháp hướng hoàn thiện còn rất hạn chế và niên luận không thể không tránh khỏi sai sót. Rất mong có sự đóng góp nhiệt tình của Thầy (Cô) và các bạn.
Để hoàn thành được niên luận này tác giả rất chân thành cảm ơn giảng viên Nguyễn Phan Khôi đã tận tình hướng dẩn trong suột thời gian thời gian thực hiện.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SÁNG CHẾ
1.1. Một số khái niệm về quyền sáng chế
1.1.1. Khái niệm về quyền sáng chế công nghiệp
Sáng chế công nghiệp là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có những đặc tính chung của tài sản trí tuệ. Đây là sản phẩm của sáng tạo, có tính chất vô hình,….tuy nhiên về nội hàm của khái niệm sáng chế công nghiệp xét trên phạm vi thế giới rất là chung chung. Theo pháp luật của Việt Nam thì “ sáng chế là một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.” (theo khoản 12 điều 4 luật SHTT 2005 ).
Theo nghĩa rộng sáng chế là những hoạt động của sáng tạo, khi tạo ra sản phẩm hay quy trình phục vụ cho sản xuất, ứng dụng…Trong cuộc sống về mặt pháp lý có thể hiểu rằng, sáng chế là đề cập đến các quyền được nhà nước công nhận theo một hệ thống điều kiện sáng chế mà nhà nước quy định. Nhằm đảm bảo những giải pháp kinh tế trong cuộc sống. Quy trình của một sản phẩm tạo ra và được áp dụng trong thực tế được xem là có tính mới trong cuộc sống.
Trong tình hình đất nước ta hiện nay ngày càng phát triển, con người tiếp cận với khoa học công nghệ ngày càng cao. Nên việc phát minh và sáng chế ra nhưng sản phẩm mới để phục vụ cho nền kinh tế nước ta và phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Hiện nay thực trạng nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề đặt ra như : Tình trạng ô nhiễm môi trường, mạng lưới giao thông ách tắc. Vậy để giải quyết những vấn đề nóng bỏng này thì phải có những phát minh và sáng chế mới để giải quyết.
Theo quy định tại khoản 1 điều 60 luật SHTT 2005
Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
Từ đó, sáng chế được xem là một cái mới chưa từng xuất hiện trước đó, và chưa bị bộc lộ dưới bất kỳ hình thức nào thì được xem là một sáng chế. Nếu một sản phẩm mà mình tạo ra được xem là một sáng chế nhưng trước đó đã có người sử dụng rồi, mặt dù không được áp dụng rộng rãi trong cuộc sống. Như vậy cũng không được xem là một sáng chế.
Theo quy định tại điều 62 Luật SHTT năm 2005
Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
Khả năng áp dụng công nghiệp là thuật ngữ được sử dụng nhằm chỉ ra khả năng sáng tạo và sáng chế sản xuất, hoặc khả năng thực hiện hay sử dụng trong thực tiễn của sáng chế. Thuật ngữ công nghiệp được dùng để chỉ ra các hoạt động trong thực tiễn bao gồm các công việc sau: sử dụng máy móc, vận hành sản xuất mà còn bao gồm cả các quy trình khác như quy trình làm phân tán sương mù hoặc quy trình chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác. “Công nghiệp” được hiểu là bao hàm tất cả những cái được nêu trên.
Theo quy định tại điều 61 luật SHTT 2005 :
“Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.”
Như vậy để biết một sáng chế có sáng tạo hay không thì không phải chuyện dễ dàng chút nào. Chúng ta phải lần lượt tiến hành so sánh và tập hợp đặc điểm của sáng chế đó với một sáng chế tương tự để tìm ra được cái hay, cái mới của một sáng tạo vừa được sáng chế ra.
Nhưng đối với yêu cầu sáng tạo ở cùng một lĩnh vực thì một câu hỏi được đặt ra ở đây là , trình độ sáng chế này được xem là sáng tạo đối với một người có trình độ trung bình trong cùng một lĩnh vực nhưng đối với một người có trình độ cao cũng ở lĩnh vực đó nói rằng đây cũng chưa được gọi là một sáng tạo, đó chỉ là ý tưởng không thì sao?
Vậy một sáng tạo được xem là một sáng chế có trình độ thì cần phải được trình bày trước một hội đồng khoa học để được đánh giá về mặt hình thức và cả nội dung, để xem sáng chế này có đủ căn cứ để xem là một sáng chế có trình độ hay không.
1.2. Vai trò và chức năng của sáng chế
*Chức năng của sáng chế
Chức năng thúc đẩy hoạt đông sáng tạo
Tình hình kinh tế ngày càng phát triển, con người ngày càng tiếp cận với KHCN nên việc phát minh, sánh chế ra những sản phẩm ngày càng thích hợp, tiện nghi là đòi hỏi vô cùng thiết yếu trong thời buổi hiện nay. Việc tạo ra một sản phẩm mới là một yếu tố có tính cạnh tranh, tạo ra lợi thế trên thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế. Do đó, chúng ta rất khó khăn đánh giá được lợi ích kinh tế, thương mại của chức năng này, nó mang lại giá trị kinh tế, cho sáng chế.
Chức năng nâng cấp chất lượng sản phẩm
Cùng với chức năng hoạt động sáng tạo của sáng chế hướng đến sự thúc đẩy hoạt động sáng tạo thì tác giả cũng quan tâm đến sự tiện dụng trong việc sử dụng sản phẩm. do đó sáng chế cũng đồng thời chú ý đến khía cạnh sử dụng tiện lợi của sản phẩm với sáng chế tạo ra.
Chức năng bảo vệ những ý tưởng của chủ thể nếu họ đăng ký sáng chế
Nếu như chủ sở hữu không đăng ký sáng chế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì khi xảy ra tranh chấp họ sẽ không có cơ sở pháp lý để kiện các cơ sở sản xuất khác khi ăn cắp quá trình, hay giải pháp kinh tế của mình. Điều này sẽ rây ra những thiệt hại không nhỏ về vật chất và uy tính của các doanh nghiệp, trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập ngày nay khi trên thị trường xuất hiện những hàng hóa giống nhau về chất lượng, chính vì lý do đó đăng ký sáng chế là yêu cầu cần thiết để hạn chế những tổn thất về sau cho các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động hợp pháp.
* Vai trò của sáng chế
Đối với chủ sở hữu sáng chế
- Ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc tạo ra sản phẩm có cùng chất lượng, cho nên như thế vị thế cạnh tranh sẽ được tăng lên và nền kinh tế củng được thúc đẩy phát triển.
- Chủ thể có quyền sử dụng sáng chế đó, ngăn cấm người khác sản xuất, đưa vào lưu thông trên thị trường để sinh lợi từ cac sản phẩm có chất lượng đang được bảo hộ với danh nghỉa là sáng chế.
- Đăng ký một sáng chế giá trị góp phần thu lợi vốn đầu tư thích đáng dành cho sáng chế khi tạo ra một sản phẩm có liên quan để tăng lợi nhuận.
- Đem lại cho chủ sở hữu sáng chế một khoản thu nhập bù đắp cho những chi phí đã đầu tư vào việc sáng chế.
- Việc đăng ký sáng chế không quá phức tạp và tốn kém, đăng ký sáng chế chính là cánh cửa cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam.
Đối với người tiêu dùng
- Bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng, cho phép chống lại việc sài hàng nhái, hàng lậu.
- Đem lại những lại ích cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội vì nó khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, góp phần cho các cá nhân và tổ chức tạo ra các sản phẩm này càng tốt đẹp hơn và hoàn mỹ hơn.
Như vậy, việc tạo ra một sản phẩm tung ra thị trường đó có thể là nhân tố quyết định phát triển kinh tế của một cá nhân hay một doanh nghiệp nào đó. Vì vậy, việc đầu tiện phương hay kỹ thuật vào việc tìm tòi sáng chế để tìm ra những tính năng mới và sản phẩm mới là sự cần thiết để góp phần làm cho sản phẩm của mình ngày càng đa dạng hơn, và từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh hơn. Tuy nhiên, một sáng chế mới được tạo ra thì lại bị sao chép bởi các nhà sản xuất khác, những người không mất thời gian, chi phí và nhân lực thì đư nhiên sản phẩm của họ sẻ không được tốt và giá thành củng gẻ hơn, từ đó sản phẩm của người sáng chế sẽ bị xâm phạm nền kinh tế sẽ chậm phát triển. Cho nên một sáng chế mới được ra đời và tung ra thị trường thì phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được bảo hộ.
1.3. Chủ thể có quyền tham gia đăng ký sáng chế
- Tổ chức cá nhân tạo ra sáng chế sản phẩm bằng chính công sức và chi phí của mình.
-“Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không ttái với quy định tại khoản 2 Điều này.” Theo quy định tại Điều 86 luật SHTT.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, cá nhân đó điều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu hai bên hợp tác sáng chế cùng đồng ý
Qua đó mọi cá, nhân tổ chức hay doanh nghiệp đều có quyền đăng ký sáng chế, đối với sản phẩm mà do chính bộ óc sáng tạo của mình tạo ra trong quá trình lao động sản xuất. Trường hợp cá nhân, tổ chức không thể tự mình đi đăng ký, thì có thể ủy quyền đăng ký cho tổ chức cá nhân khác, như hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
1.4. Thủ tục đăng ký sáng chế theo pháp luật Việt Nam
1.4.1. Nguyên tắc nợp đơn đăng ký sáng chế
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký sáng chế trùng nhau hoặc tương đương nhau hoặc không khác biệt đáng kể, thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc cái ngày nộp đơn sớm nhất trong những đơn đáp ứng các điều kiện để cấp văn bằng bảo hộ.
Còn có trường hợp khác như, các đơn cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp bằng bảo hộ, và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của đơn duy nhất trong các số đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nợp đơn, nếu tất cả các đối tượng này không thỏa thuận được với nhau thì các đối tượng này đều bị từ chối.
* Nguyên tắc ưu tiên
- Người nộp đơn đăng ký sáng chế có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng đối tượng nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Đơn đầu tiên đã nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước Quốc tế có quy định quyền ưu tiên do nước Việt Nam quy định.
+ Người nợp đơn là công dân Việt Nam hoặc thành viên của điều ước Quốc tế, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc các nước khác theo quy định.
+ Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn.
+ Đơn được nộp trong thời gian ấn định tại điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên.
+ Trong đơn đăng ký sáng chế người nộp đơn có quyền yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.
Chính gì thế ta có thể thấy được nhà nước ta có những quy định cụ thể trong lĩnh vực đăng ký sáng chế một cách rất chặt chẽ, nhưng qua đó người viết vẫn thấy còn một vài chỗ vẫn chưa rõ ràng, như trong trường hợp mà hai người cùng ý tưởng và có một phát minh giống nhau và cùng đi đăng ký sáng chế trong cùng một thời gian và địa điểm như nhau thì sau. Cho nên trong trường hợp này nhà nước ta cần phải quy định rõ ràng hơn nữa.
1.4.2. Nội dung đơn đăng ký sáng chế ( Điều 102 luật SHTT 2005
)
- Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế.
- Phần mô tả sáng chế phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;
+ Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế;
+ Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.
- Phạm vi bảo hộ sáng chế phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế và phải phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ.
- Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của sáng chế.
- Người nộp đơn phải nợp 02 bản tóm tắt sáng chế. Bản tóm tắt sáng chế được dùng để mô tả một cách vắn tắt (không quá 150 từ) về bản chất của sáng chế. Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ nội dung chủ yếu về bản chất của giải pháp kỹ thuật nhằm mục đích thông tin. Bản tóm tắc có thể có hình vẽ, công thức đặc trưng.
- Phạm vi đăng ký phải được phần mô tả minh họa một cách đầy đủ, bao gồm các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế và phải phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ, để đạt được mục đích đề ra để phân biệt với các đối tượng đã biết, các dấu hiệu kỹ thuật phải rõ ràng, chính xác và phải được chấp nhận trong lĩnh vực tương ứng.
1.4.3. Hồ sơ đăng ký sáng chế(2)
- Các tài liệu cần chuẩn bị để nộp đơn sáng chế: Bao gồm các tài liệu sau : Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHCN ban hành, và gồm ba (3) bản; Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích gồm ba (3) bản
- Yêu cầu bảo hộ, gồm ba (3) bản;
- Bản vẽ, sơ đồ, bản tính toán, ... (nếu cần) để làm rõ thêm bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong bản mô tả SC, gồm ba (3) bản;
- Bản tóm tắt SC, gồm ba (3) bản;
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác, gồm một (1) bản;
- Giấy uỷ quyền (nếu cần), gồm một (1) bản;
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
- Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố, gồm một (1) bản.
- Các tài liệu sau đây có thể nộp trong thời hạn ba (3) tháng tính từ ngày nộp đơn:
- Bản tiếng Việt của bản mô tả SC, Yêu cầu bảo hộ và bản tóm tắt SC, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga;
- Bản gốc của Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;
- Bản mô tả SC phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ. Trong bản mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó ( )www.luatsu24h.com
.
- Bản mô tả SC phải làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo (nếu đối tượng cần được bảo hộ là sáng chế) và khả năng áp dụng của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ.
Như vậy, những hồ sơ quy định khi nộp đơn đăng ký sáng chế được quy định cụ thể nhằm giúp cho chủ thể tham gia đăng ký không bị nhằm lẫnkhi tìm hồ sơ đăng ký sáng chế, những hồ sơ trong đơn phải rỏ ràng chính xác, thể hiện được nội dung cần đăng ký sáng chế.
1.5. Điều kiện để được đăng ký độc quyền sáng chế
- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có tính mới;
+ Có trình độ sáng tạo;
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.
- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có tính mới;
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Được quy định tại điều 58 luật SHTT
Do đó, Sáng chế được xem là có tính mới, là phải chưa được bộc lộ dưới bất kỳ hình thức sử dụng nào trong nước hay ngoài nước trước ngày đăng ký sáng chế. Sáng chế được xem là có tính sáng tạo là có trình độ nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới mọi hình thức, sáng chế đó là một bước tiến, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người hiểu biết trung bình trong cùng lĩnh vực.
CHƯƠNG II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ SÁNG CHẾ
2.1. Quy trình xử lý đơn đăng ký sáng chế
2.1.1. Tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế
- Tờ khai đăng ký sáng chế, trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, 3
+ Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế
+ Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.
- Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ước quốc tế.- Khi nhận được đơn, Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra tài liệu đơn và đối chiếu với danh mục tài liệu ghi trong tờ khai để kết luận có tiếp nhận đơn hay không Điều 108 luật SHTT 2005
+ Trường hợp đơn có đủ các tài liệu tối thiểu quy định tại điểm 7.1 của Thông tư SỐ 01/2007/TT BKHCN thì cán bộ nhận đơn tiếp nhận đơn, đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn vào các tờ khai;
+ Trường hợp đơn thiếu một trong các tài liệu tối thiểu quy định tại điểm 7.1 của Thông tư số 01/2007/TT BKHCN. thì cán bộ nhận đơn từ chối tiếp nhận đơn hoặc gửi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ từ chối