Nghị quyết số 08 – NQ/TW của Bộ chính trị ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã nêu rõ: “ Nghiên cứu để quy định và thực hiện thủ tục tố tụng rút gọn đối với những vụ án đơn giản, phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, hậu quả ít nghiêm trọng ”.
Thể chế hoá Nghị quyết của Đảng, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 đã xây dựng một chương mới (chương XXXIV) gồm 7 điều, từ Điều 318 đến Điều 324 quy định về thủ tục rút gọn, đánh dấu bước phát triển mới của tố tụng hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, những quy định của BLTTHS năm 2003 về thủ tục rút gọn (TTRG) lại có nhiều điểm chưa hợp lý, một số quy định còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng trong khi hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn áp dụng các quy định này, do đó hiệu quả áp dụng trong thực tế không cao, chưa đạt được mục đích mà BLTTHS đề ra khi quy định áp dụng thủ tục này.
Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trên mọi lĩnh vực trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày 25/5/2005 về Chiến lược xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ việc cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm tiếp tục hoàn thiện BLTTHS, nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Những quy định của BLTTHS về TTRG cần phải được nghiên cứu, sửa đổi bổ sung để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm được nhanh chóng, kịp thời, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Mặt khác, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 đã phân hóa tội phạm thành bốn loại tội khác nhau, tính chất phức tạp của các vụ án hình sự cũng khác nhau, do đó việc BLTTHS năm 2003 quy định các hình thức tố tụng khác nhau để giải quyết là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở khoa học.
Một chế định về TTRG trong pháp luật tố tụng hình sự đầy đủ, hoàn thiện và hợp lý hiện nay vẫn là một yêu cầu với các nhà lập pháp nước ta. Tuy nhiên những nghiên cứu toàn diện về TTRG trong tố tụng hình sự Việt Nam lại chưa nhiều. Các quan điểm khoa học về TTRG trong tố tụng hình sự chưa thống nhất. Ý kiến hoàn thiện pháp luật về TTRG còn theo nhiều chiều hướng khác nhau do xuất phát từ các phương diện nghiên cứu khác nhau.
Với những lý do trên, luận văn thạc sỹ với đề tài: “ Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam” mong muốn đưa ra một cái nhìn cơ bản và toàn diện về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam.
70 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3738 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 08 – NQ/TW của Bộ chính trị ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã nêu rõ: “ Nghiên cứu để quy định và thực hiện thủ tục tố tụng rút gọn đối với những vụ án đơn giản, phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, hậu quả ít nghiêm trọng…”.
Thể chế hoá Nghị quyết của Đảng, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 đã xây dựng một chương mới (chương XXXIV) gồm 7 điều, từ Điều 318 đến Điều 324 quy định về thủ tục rút gọn, đánh dấu bước phát triển mới của tố tụng hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, những quy định của BLTTHS năm 2003 về thủ tục rút gọn (TTRG) lại có nhiều điểm chưa hợp lý, một số quy định còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng trong khi hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn áp dụng các quy định này, do đó hiệu quả áp dụng trong thực tế không cao, chưa đạt được mục đích mà BLTTHS đề ra khi quy định áp dụng thủ tục này.
Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trên mọi lĩnh vực trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày 25/5/2005 về Chiến lược xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ việc cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm tiếp tục hoàn thiện BLTTHS, nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Những quy định của BLTTHS về TTRG cần phải được nghiên cứu, sửa đổi bổ sung để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm được nhanh chóng, kịp thời, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Mặt khác, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 đã phân hóa tội phạm thành bốn loại tội khác nhau, tính chất phức tạp của các vụ án hình sự cũng khác nhau, do đó việc BLTTHS năm 2003 quy định các hình thức tố tụng khác nhau để giải quyết là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở khoa học.
Một chế định về TTRG trong pháp luật tố tụng hình sự đầy đủ, hoàn thiện và hợp lý hiện nay vẫn là một yêu cầu với các nhà lập pháp nước ta. Tuy nhiên những nghiên cứu toàn diện về TTRG trong tố tụng hình sự Việt Nam lại chưa nhiều. Các quan điểm khoa học về TTRG trong tố tụng hình sự chưa thống nhất. Ý kiến hoàn thiện pháp luật về TTRG còn theo nhiều chiều hướng khác nhau do xuất phát từ các phương diện nghiên cứu khác nhau.
Với những lý do trên, luận văn thạc sỹ với đề tài: “ Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam” mong muốn đưa ra một cái nhìn cơ bản và toàn diện về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam.
Tình hình nghiên cứu
Là một thủ tục tố tụng tiến bộ với nhiều ưu điểm được BLTTHS năm 2003 quy định trên cơ sở kế thừa và phát huy những quy định trước đây, TTRG được các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tiễn quan tâm và nghiên cứu. Có thể chia các công trình nghiên cứu về TTRG thành ba nhóm lớn sau:
Nhóm luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học: trong nhóm các công trình nghiên cứu này phải kể đến Luận văn thạc sỹ Luật học “ Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Hà Nội, 2001 của Nguyễn Minh Quang; Luận văn thạc sỹ Luật học “ Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Hà Nội, 2004 của Nguyễn Văn Hiển; Trường Đại học Luật Hà Nội “ Thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự” đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2008... Các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến sự cần thiết phải xây chế định TTRG trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và các vấn đề cơ bản của TTRG. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở các vấn đề mang tính lý luận mà chưa đề cập đến thực tiễn áp dụng thủ tục này.
Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên khảo về vấn đề này gồm có cuốn sách “ Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, NXB Tư pháp, Hà Nội 2004 của tác giả Nguyễn Văn Hiển. Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2009; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2003, PGS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên), Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2004… Các công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của BLTTHS năm 2003 về TTRG và cũng chưa đề cập đến thực tiễn áp dụng các quy định này.
Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành luật: trong nhóm này có thể kể đến các bài viết như: “Thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự ” của TS. Khuất Văn Nga và ThS. Trần Đại Thắng (Tạp chí Kiểm sát số 7/2004); “Thủ tục rút gọn” của tác giả Đỗ Văn Chỉnh (Tạp chí Toà án nhân dân (TAND) số 11 tháng 6/2004); “Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự từ sự quy định của pháp luật tới thực tiễn áp dụng” của PGS.TS Phạm Hồng Hải (Tạp chí Kiểm sát số 4/2006); “Về thủ tục rút gọn và những bất cập trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử” của tác giả Lê Quốc Thể (Tạp chí TAND số 13 tháng 7/2007); “Bàn về phạm vi, điều kiện và thẩm quyền áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định BLTTHS năm 2003” của ThS. Nguyễn Văn Quảng (Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5/2008); “Giải quyết án hình sự theo thủ tục rút gọn - Thực trạng và những kiến nghị đề xuất” của tác giả Nguyễn Văn Quảng (Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7/2008); “ Hoàn thiện thủ tục rút gọn đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” của TS. Nguyễn Đức Mai (Tạp chí TAND số 15 tháng 8/2008), “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục rút gọn đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” của ThS. Nguyễn Văn Quảng (Tạp chí Kiểm sát số 18&20 tháng 9&10 /2008); “Một số ý kiến về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự” của tác giả Trần Quốc Văn (Tạp chí Kiểm sát số 13 tháng 7/2009); “ Những vướng mắc khi áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự và một số kiến nghị” của TS. Phạm Minh Tuyên (Tạp chí TAND số 1 tháng 1/2011)…Các bài viết kể trên đã đề cập đến các vấn đề cơ bản của TTRG, một số ít bài viết đề cập đến thực tiễn áp dụng cũng như những bất cập, vướng mắc khi giải quyết án hình sự theo thủ tục này tuy nhiên cũng chỉ mới dừng lại ở phạm vi một số địa phương.
Như vậy, hiện nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu, đầy đủ và có hệ thống về TTRG trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào quy định của pháp luật tố tụng hình sự về TTRG, thực tiễn thi hành ít được quan tâm nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về TTRG trong pháp luật tố tụng hình sự, tìm ra những bất cập trong quy định về TTRG của BLTTHS năm 2003 nhằm đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định của BLTTHS về TTRG và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục này trong tố tụng hình sự.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:
- Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về thủ tục rút gọn như: khái niệm thủ tục rút gọn, ý nghĩa của thủ tục rút gọn…
- Nghiên cứu và đánh giá các quy định của BLTTHS năm 2003 về TTRG;
- Đánh giá thực tiễn thi hành quy định của BLTTHS năm 2003 về thủ tục rút gọn; xác định nguyên nhân của thực trạng đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu và hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm:
- Những vấn đề lý luận về TTRG trong tố tụng hình sự.
- Những quy định về TTRG theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Thực tiễn áp dụng TTRG trong tố tụng hình sự Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Với những đối tượng nghiên cứu nêu trên, phạm vi nghiên cứu đề tài được xác định như sau:
- Những quy định về TTRG trong BLTTHS năm 2003 của Việt Nam và một số nước trên thế giới.
- Thực tiễn thi hành quy định của BLTTHS năm 2003 về TTRG từ năm 2006 đến năm 2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận, quan điểm duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, lịch sử, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn đã làm sáng tỏ những dấu hiệu đặc trưng của TTRG trong tố tụng hình sự, xây dựng khái niệm về TTRG, nêu lên mục đích, ý nghĩa của TTRG góp phần thống nhất nhận thức về vấn đề này.
- Luận văn đã phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hiện hành về TTRG, thực tiễn áp dụng TTRG trong thời gian qua, đưa ra những nhận xét, đánh giá, xác định nguyên nhân của thực trạng áp dụng TTRG, xác định những bất cập trong các quy định của pháp luật về TTRG cần được hoàn thiện, những vướng mắc trong việc áp dụng TTRG cần được giải quyết.
- Luận văn đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của BLTTHS năm 2003 về TTRG và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục này trong thực tiễn.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và những người quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm: phần mở đầu, phần nội dung và kết luận; danh mục tài liệu tham khảo; danh mục từ viết tắt.
Phần nội dung của luận văn gồm hai chương:
Chương 1: Khái quát chung về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 Khái niệm thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự
Thủ tục tố tụng hình sự được hiểu là cách thức, trình tự được áp dụng để phát hiện và xử lý tội phạm nhằm mục đích cơ bản là phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Luật tố tụng hình sự nói chung cũng như ở Việt Nam, ngoài thủ tục thông thường còn có những thủ tục đặc biệt khác để giải quyết vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, ngoài hình thức tố tụng thông thường, còn có một số thủ tục đặc biệt được quy định tại phần thứ 7, trong đó gồm có thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và thủ tục rút gọn.
Thủ tục rút gọn là một trong những thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự, được rút ngắn về thời gian tố tụng, giản lược một số thủ tục nhất định nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự, nhằm giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng đối với những vụ án nhất định [1, tr.728]. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về thủ tục tố tụng đặc biệt này.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được tiến hành trên cơ sở vẫn tuân theo những nguyên tắc cơ bản và các giai đoạn của tố tụng hình sự nhưng một số thủ tục được giản lược và thời hạn của các giai đoạn tố tụng được rút ngắn để việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng, kịp thời đối với các loại vụ án đơn giản, rõ ràng, đảm bảo cho cuộc đấu tranh chống tội phạm được kịp thời và sắc bén, góp phần bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân khi tham gia các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự [15, Tr.65].
Quan điểm thứ hai cho rằng: Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng hình sự được rút ngắn về thời gian tố tụng, giản lược một số thủ tục nhất định nhưng vẫn đảm bảo những nguyên tắc chung của tố tụng hình sự, nhằm giúp việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng đối với những vụ án nhất định (thường là những vụ án có tính chất đơn giản, phạm tội quả tang, chứng cứ lai lịch của người phạm tội rõ ràng) góp phần đấu tranh, phòng chống tội phạm kịp thời, có hiệu quả, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự [6, tr.13].
Hai quan điểm trên đã đưa ra khái niệm về thủ tục rút gọn, phản ánh đầy đủ, cụ thể các đặc điểm của thủ tục rút gọn nhưng quá dài, các dấu hiệu khác chưa được nêu bật do quá chú trọng đến mục đích, ở quan điểm thứ hai sử dụng thuật ngữ “ người phạm tội” là chưa hoàn toàn chính xác.
Quan điểm thứ ba cho rằng: Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự là một hình thức tố tụng đặc biệt được áp dụng đối với những vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng, có khung hình phạt thấp, theo đó có sự rút ngắn về thời gian và giản lược về thủ tục nhằm giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm hiệu quả, góp phần bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân [7, Tr.7].
Quan điểm thứ tư cho rằng: Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự là thủ tục đặc biệt trong đó thời hạn và các thủ tục tố tụng đã được rút ngắn và giản lược để việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm được nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác và đúng đắn [14].
Quan điểm thứ ba và quan điểm thứ tư đã đưa ra được khái niệm ngắn gọn, súc tích, thể hiện được bản chất của thủ tục rút gọn. Tuy nhiên, quan điểm thứ ba vẫn đề cao yếu tố mục đích so với các yếu tố khác và cả hai quan điểm đều chưa chỉ ra được nguyên tắc cần tuân thủ khi áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự.
Quan điểm thứ năm cho rằng: Thủ tục rút gọn là một trình tự tố tụng đặc biệt do Viện kiểm sát quyết định khi có đủ các điều kiện theo quy định của BLTTHS; là trình tự được rút ngắn về thời gian và giản lược một số thủ tục trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm nhưng vẫn tuân thủ theo các nguyên tắc chung của BLTTHS, nhằm xử lý một số loại vụ án được nhanh chóng và hiệu quả [16, tr.63].
Quan điểm trên cho rằng TTRG do VKS quyết định áp dụng là một đặc điểm của TTRG là chưa chuẩn xác. BLTTHS Việt Nam quy định chủ thể có thẩm quyền áp dụng thủ tục đặc biệt này là VKS. BLTTHS của một số nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp…cũng quy định, chủ thể có thẩm quyền áp dụng là Công tố viên (Cơ quan công tố). Tuy nhiên ở một số nước mà pháp luật tố tụng hình sự có quy định áp dụng TTRG thì chủ thể có thẩm quyền áp dụng thủ tục này có thể là Tòa án hoặc Cảnh sát viên giữ quyền công tố nhà nước, ví dụ: BLTTHS Cộng hòa nhân dân (CHND) Trung Hoa quy định: tòa án nhân dân có thể áp dụng TTRG do một Thẩm phán xét xử [48, Điều 174]; BLTTHS năm 1995 của Tây Úc quy định: đối với những vấn đề có thể được xét xử theo trình tự TTRG thì Cảnh sát có toàn quyền quyết định việc truy tố, nếu cảnh sát quyết định giải quyết vụ việc theo trình tự rút gọn thì vụ án sẽ được xét xử theo TTRG [48].
Để đưa ra khái niệm về TTRG trong tố tụng hình sự, cần nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của thủ tục này. Dưới góc độ là một thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự, TTRG có những đặc điểm sau:
+ Rút ngắn về thời gian tố tụng
Một đặc điểm đặc trưng của TTRG là thời hạn tiến hành tố tụng theo thủ tục này có sự rút ngắn so với thủ tục thông thường. Trong thủ tục thông thường, nhà làm luật quy định một thời hạn tố tụng tối đa để tiến hành các hoạt động tố tụng ở những giai đoạn tố tụng nhất định nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án chính xác, kịp thời, đúng pháp luật. Tuy nhiên, với một số vụ án nhất định có thể cho phép giải quyết nhanh hơn so với thời hạn thông thường, nếu áp dụng thời hạn chung để giải quyết thì có thể gây ra sự lãng phí về thời gian, tiền bạc, công sức của các cơ quan tiến hành tố tụng. Với những vụ án đó, pháp luật quy định một thời gian tố tụng ngắn hơn thời hạn thông thường, yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng xử lý vụ án nhanh chóng nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Nghiên cứu pháp luật của một số nước trên thế giới, chúng ta có thể hiểu rõ hơn đặc điểm này. Tại Đức, đối với những vụ án thích hợp cho việc xét xử trực tiếp (theo thủ tục xét xử nhanh với những vụ án đơn giản hoặc chứng cứ rõ ràng), khi có đề nghị của Cơ quan công tố, phiên toà chính sẽ được mở ngay lập tức [44, Điều 418]. Ở Pháp, trong trường hợp phạm tội quả tang, nếu phạt tù cao nhất theo luật định là từ một năm đến bảy năm và nếu Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm thấy các yếu tố đòi hỏi phải đưa bị cáo ra toà ngay thì Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Toà sơ thẩm có thể quyết định đưa bị cáo ra Toà ngay trong cùng ngày [13, Điều 395]. Ở Trung Quốc, đối với vụ án được xét xử theo TTRG, Toà án nhân dân phải kết thúc trong thời hạn 20 ngày sau khi thụ lý vụ án [49, Điều 178]. Tại Liên bang Nga, việc giải quyết vụ án theo TTRG được tiến hành trong thời hạn không quá bốn mươi tư ngày (Cơ quan điều tra ban đầu trong thời hạn mười ngày phải xác định các tình tiết về tội đã phạm và nhân thân người phạm tội, thu thập các chứng cứ cần thiết cho việc xét xử vụ án; trong trường hợp cần điều tra làm rõ các tình tiết của tội phạm thì Cơ quan điều tra ban đầu tiến hành các thủ tục điều tra không quá hai mươi ngày; thời hạn tối đa cho việc xét xử tại Toà án là mười bốn ngày [47].
BLTTHS năm 2003 của Việt Nam quy định thời hạn tối đa cho việc giải quyết vụ án theo TTRG là không quá ba mươi ngày, theo đó thời hạn điều tra là mười hai ngày, thời hạn truy tố là bốn ngày và thời hạn xét xử là mười bốn ngày. Như vậy, thời hạn này so với thủ tục thông thường đã được rút ngắn rất nhiều.
+ Giản lược về thủ tục tố tụng
Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng với một số vụ án nhất định, do có sự rút ngắn về thời gian so với thủ tục thông thường nên để phù hợp với sự rút ngắn về thời gian đó pháp luật cho phép người tiến hành tố tụng không phải tiến hành một số hoạt động tố tụng nhất định và vì vậy nên lược bớt được một số thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Tại Đức, Cơ quan công tố sẽ gửi đề nghị bằng văn bản hoặc bằng lời cho Thẩm phán Toà hình sự và Toà án có thẩm phán không chuyên để có quyết định áp dụng thủ tục xét xử nhanh. Khi cơ quan công tố gửi đề nghị, phiên toà chính thức sẽ được mở ngay lập tức với thông báo ngắn gọn mà không cần phải ra quyết định mở phiên toà chính thức. Cơ quan Công tố cũng không nhất thiết phải gửi cáo trạng đến Toà án trước khi mở phiên toà chính thức mà có thể đưa ra cáo buộc ngay khi bắt đầu phiên toà chính thức, nội dung cáo buộc sẽ được ghi lại trong biên bản phiên toà [44, Điều 417, Điều 418]. Ở Nhật Bản, hệ thống Toà án giản lược giải quyết vụ án theo trình tự giản lược chỉ có một Thẩm phán tiến hành tố tụng. Đối với những vụ án giải quyết theo trình tự giản lược thì theo yêu cầu của Công tố viên, một Thẩm phán của Toà án giản lược xem xét hồ sơ do Công tố viên đệ trình quyết định một khoản tiền nộp phạt thích hợp cho người phạm tội mà không cần tổ chức xét xử công khai. Nếu không đồng ý lệnh nộp phạt thì trong thời hạn mười bốn ngày kể từ ngày nhận được thông báo về lệnh xử phạt theo thủ tục giản lược, người phạm tội có thể đề nghị xét xử vụ án theo thủ tục thông thường [46, Điều 461, Điều 463]. Tại Trung Quốc, Toà án nhân dân có thể áp dụng thủ tục rút gọn do một Thẩm phán xét xử [49, điều 174]. Ở Pháp, nếu quyết định áp dụng TTRG thì Viện công tố chuyển hồ sơ truy tố và các kết luận của mình cho Thẩm phán Toà vi cảnh. Thẩm phán ra quyết định hình sự tha bổng hoặc phạt tiền bị cáo mà không cần tiến hành xét hỏi trước và Thẩm phán không phải nêu căn cứ của quyết định. Việc xét xử theo TTRG tại Toà vi cảnh do một Thẩm phán tiến hành [13, Điều 525, Điều 526]. BLTTHS Hàn Quốc quy định: “Bản án theo thủ tục rút gọn có thể viết bằng văn bản cùng lúc với việc truy tố của Phòng Công tố” mà “không cần phải tiến hành thủ tục xét xử thông thường” [45, Điều 448, Điều 449]. Theo BLTTHS năm 2001 của Nga, TTRG ở cấp sơ thẩm có hai hình thức: Thủ tục ra bản án mà không cần tiến hành xét xử theo thủ tục chung và thủ tục xét xử do một Thẩm phán tiến hành [ 47, Điều 314, Điều 318].
Sự giản lược về mặt thủ tục trong TTRG theo BLTTHS năm 2003 của Việt Nam được thể hiện: Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra (CQĐT) quyết định đề nghị truy tố và gửi hồ sơ vụ án cho VKS mà không phải làm bản kết luận điều tra; việc truy tố bị can trước Toà án cũng chỉ bằng quyết định truy tố thay cho Bản cáo trạng. Như vậy, ở các nước khác nhau, quy định giản lược về thủ tục tố tụng theo TTRG cũng khác nhau, nhưng nhìn chung các nước đều quy định việc gi