Đề tài Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm

Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Các đương sự trong vụ việc dân sự gồm có: nguyên đơn , bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự, người yêu cầu, người bị yêu cầu và người có liên quan trong việc dân sự. Trong phạm vi bài làm chỉ nghiên cứu về đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì: “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.” Trong tố tụng dân sự, hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng. Bị đơn trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện do bị nguyên đơn hoặc bị người khác khởi kiện theo quy định của pháp luật. Việc tham gia vào vụ án dân sự của bị đơn mang tính chất bắt buộc chứ không phải chủ động như nguyên đơn. Do bị nguyên đơn hoặc người đại diện của họ khởi kiện nên bị đơn buộc phải tham gia tố tụng để trả lời về việc bị kiện. Tuy nhiên, hoạt động tố tụng dân sự của bị đơn cũng có thể làm thay đổi quá trình giải quyết vụ án dân sự. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trọng vụ án dân sự là người tham gia tố tụng vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có thể do họ chủ động, theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của Tòa án. Theo khoản 4 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.

doc9 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2664 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 11: Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm. Bài làm I.Khái niệm đương sự trong tố tụng dân sự. Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Các đương sự trong vụ việc dân sự gồm có: nguyên đơn , bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự, người yêu cầu, người bị yêu cầu và người có liên quan trong việc dân sự. Trong phạm vi bài làm chỉ nghiên cứu về đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì: “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.” Trong tố tụng dân sự, hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng. Bị đơn trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện do bị nguyên đơn hoặc bị người khác khởi kiện theo quy định của pháp luật. Việc tham gia vào vụ án dân sự của bị đơn mang tính chất bắt buộc chứ không phải chủ động như nguyên đơn. Do bị nguyên đơn hoặc người đại diện của họ khởi kiện nên bị đơn buộc phải tham gia tố tụng để trả lời về việc bị kiện. Tuy nhiên, hoạt động tố tụng dân sự của bị đơn cũng có thể làm thay đổi quá trình giải quyết vụ án dân sự. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trọng vụ án dân sự là người tham gia tố tụng vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có thể do họ chủ động, theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của Tòa án. Theo khoản 4 Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. II.Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng nếu đương sự vắng mặt ở tòa án cấp Sơ thẩm. 1.Nguyên đơn vắng mặt tại tòa án cấp Sơ thẩm. Theo khoản 1 Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự thì: “Nguyên đơn phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa”. Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa (khoản 1 Điều 208). Quyết định hoãn phiên tòa phải có các nội dung chính sau đây: Ngày, tháng, năm ra quyết định. Tên Tòa án và họ, tên những người tiến hành tố tụng; Vụ án được đưa ra xét xử; Lý do của việc hoãn phiên tòa; Thời gian, địa diểm mở lại phiên tòa. Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai cho những người tham gia tố tụng biết; đối với người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp sau khi hoãn phiên tòa mà Tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì Tòa án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2006/NQ - HĐTP của TANDTC tại điểm 1.1 khoản 1 mục III thì nếu nguyên đơn vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất dù không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn hoãn phiên tòa. Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt nguyên đơn theo Điều 202 nếu: - Nguyên đơn vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị của Tòa án xét xử vắng mặt (không phân biệt chỉ có một nguyên đơn, một số nguyên đơn hoặc tất cả các nguyên đơn trong vụ án đều có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt) - Nguyên đơn vắng mặt tại phiên tòa có người đại diện hợp pháp tham gia phiên tòa. Theo hướng dẫn tại điểm 1.2 Khoản 1 Nghị quyết số 02/2006/NQ - HĐTP của TANDTC thì đối với trường hợp nguyên đơn đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật tố tụng dân sự, đã được tòa án tống đạt hợp lệ giấy triệu tập phiên tòa theo quy định tại các điều 150 đến điều 156 của Bộ luật tố tụng dân sự và đương sự đã chuẩn bị tham dự phiên tòa xét xử vụ án, nhưng do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan xảy ra đối với họ ngay vào thời điểm trước ngày tòa án mở phiên tòa hoặc ngay trong thời điểm họ đang trên đường đến Tòa án để tham dự phiên tòa (do thiên tai, địch họa, bị tai nạn, ốm nặng phải đi bệnh viện cấp cứu, người thân bị chết…) nên họ không thể có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án, thì Tòa án cũng hoãn phiên tòa. Trường hợp do Tòa án không nhận được thông báo từ phía đương sự nên vẫn tiến hành xét xử vụ án vắng mặt họ, nếu sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, đương sự có khiếu nại và chứng minh được việc họ vắng mặt tại phiên tòa là do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, thì khiếu nại cần được xem xét theo thủ tục tái thẩm. Trường hợp nguyên đơn đã được triệu tập đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì theo khoản 2 Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự thì nguyên đơn “bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn”. 2.Bị đơn vắng mặt tại tòa án cấp sơ thẩm Theo khoản 1 Điều 200 BLTTDS thì bị đơn phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án, nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa. Thủ tục hoãn phiên tòa giống như phần nguyên đơn vắng mặt đã trình bày ở trên. Cũng như trường hợp nguyên đơn vắng mặt tại phiên tòa, thì việc bị đơn vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 200 dù không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn hoãn phiên tòa. Trường hợp bị đơn đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 195 BLTTDS, đã được Tòa án tống đạt hợp lệ giấy triệu tập phiên tòa theo quy định tại các điều từ Điều 150 đến Điều 156 của BLTTDS mà do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khiên họ không thể tham dự phiên tòa thì thủ tục giống như trường hợp nguyên đơn vắng mặt (quy định tại điểm 1.2 Nghị quyết 02/2006/NQ – HĐTP). Tòa án vẫn tiến hành xét xử trong các trường hợp sau: (Điều 202 BLTTDS) Bị đơn vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt; Bị đơn vắng mặt tại phiên tòa có người đại diện hợp pháp tham gia phiên tòa. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. 3.Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm. Theo khoản 1 Điều 201 BLTTDS: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa”. Tuy vậy, cũng như trong hai trường hợp trên, Tòa án chỉ có thể tiến hành xét xử vụ án khi có đương sự vắng mặt tại phiên tòa trong các trường hợp quy định tại Điều 202 BLTTDS, do đó khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất dù không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn hoãn phiên tòa (Nghị quyết 02/2006/NQ – HĐTP). Thủ tục hoãn phiên tòa theo Điều 208 BLTTDS. Đối với những trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã nhận được quyết định đưa ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 195 BLTTDS, đã được Tòa án tống đạt hợp lệ giấy triệu tập phiên tòa theo quy định tại các điều từ Điều 150 đến Điều 156 BLTTDS và đã chuẩn bị tham dự phiên tòa xét xử vụ án, nhưng do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan xảy ra đối với họ ngay vào thời điểm trước ngày Tòa án mở phiên tòa hoặc ngay trên đường đến Tòa án để tham sự phiên tòa nên họ không thể có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án thì Tòa án cũng hoãn phiên tòa. Tòa án vẫn xét xử vắng mặt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các trường hợp sau: - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt (Khoản 2 Điều 201, Khoản 3 Điều 202 BLTTDS). - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt (khoản 1 Điều 202) - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa có người đại diện hợp pháp tham gia phiên tòa. Theo khoản 3 Điều 201 BLTTDS thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nếu nguyên đơn và bị đơn đồng ý. Trong trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn. III. Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng nếu đương sự vắng mặt ở tòa án cấp Phúc thẩm. Nếu đương sự là người kháng cáo: theo khoản 2 Điều 266 BLTTDS và điểm 2.1 khoản 2 Chương III Nghị quyết 05/2006/NQ – HĐTP thì nếu người kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hoãn phiên tòa. Trường hợp không xác định được người kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng hay không có lý do chính đáng, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng hoãn phiên tòa. Trường hợp người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt tại phiên tòa, thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo và Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt (nếu trong vụ án không có người kháng cáo khác). Trường hợp có nhiều người kháng cáo mà có người kháng cáo thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 266 của BLTTDS, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung đối với kháng cáo của những người kháng cáo có mặt tại phiên tòa. Đối với phần vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm mà không phải ra quyết định riêng bằng văn bản, nhưng phải ghi rõ quyết định này trong bản án, nếu phần vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt liên quan đến phần khác của bản án bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu đương sự không phải là người kháng cáo: Theo khoản 3 Điều 266 BLTTDS thì nếu đương sự mà không phải là người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa thì việc hoãn phiên tòa hay vẫn tiến hành xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các điều 199, 200, 201, 202 của Bộ luật này và hướng dẫn tại các mục 1 và 2 Phần III của Nghị quyết số 02/2006/NQ – HĐTP. Thời hạn hõa phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự. III.Những hạn chế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật. So với các quy định của pháp luật tố tụng dân sự trước kia, các căn cứ hoãn phiên tòa trong Bộ luật tố tụng dân sự đã chặt chẽ, đầy đủ hơn, hạn chế việc hoãn phiên tòa tùy tiện nhằm kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Tuy nhiên, một số căn cứ hoãn phiên tòa vẫn chưa rõ ràng, chưa bao quát được các trường hợp xảy ra trong thực tiễn xét xử dẫn đến có những cách hiểu và áp dụng khác nhau. 1.Về trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt tại phiên tòa. Tại khoản 1 Điều 199, 200, 201 đều quy định trường hợp đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng dân sự cũng không chỉ ra những trường hợp nào được coi là có lý do chính đáng nên trong thực tiễn xét xử việc hiểu thế nào là lý do chính đáng hiện nay vẫn chưa thống nhất. Có ý kiến cho rằng, lý do được coi là chính đáng khi nó bất khả kháng đối với đương sự đó như tai nạn, ốm đau, đi công tác xa đột xuất… và tất cả các lý do đó đương sự phải chứng minh được khi Hội đồng xét xử kiểm tra căn cước ở phần thủ tục bắt đầu phiên tòa. Nghị quyết 02/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định: “Khi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt lần thứ nhất dù không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn hoãn phiên tòa”. Như vậy, hướng dẫn trên là bất nhất với Bộ luật tố tụng dân sự. Điều này cần phải được chỉnh sửa lại. 2.Đối với trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt có lý do. Tuy nghị quyết 02/2006 đã hướng dẫn khá chi tiết về trường hợp này tại điểm 1.2 nhưng vẫn chưa rõ hướng dẫn trên áp dụng đối với trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ mấy. Rõ ràng đối với trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất Tòa án phải hoãn phiên tòa. Cho nên, cần phải hiểu đây là hướng dẫn cho trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ hai trở đi mà vẫn vắng mặt tại phiên tòa khi có lý do chính đáng. Do đó, quy định của pháp luật tố tụng dân sự về vấn đề này lại giống như quy định của pháp luật tố tụng dân sự trước khi có Bộ luật tố tụng dân sự. Cách quy định, giải thích pháp luật về vấn đề này thể hiện sự lúng túng, thiếu nhất quán của các nhà làm luật. 3.Đối với trường hợp vụ án có nhiều đương sự Bộ luật tố tụng dân sự không quy định cách giải quyết trong trường hợp vụ án có nhiều đương sự nhưng khi Tòa án triệu tập họ tham gia phiên tòa thì một trong số họ lại vắng mặt. Tại nghị quyết 02/2006, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn, mỗi đương sự sẽ được quyền vắng mặt một lần khi có lý do chính đáng. Cách giải quyết này nhìn chung là hợp lý vì đảm bảo được sự bình đẳng giữa các đương sự, nhưng đối với những vụ án có nhiều đương sự cách giải quyết này sẽ làm thời hạn giải quyết bị kéo dài. Có Thẩm phán cho rằng đối với những vụ án phức tạp có quá nhiều đương sự, cần có quy định để tránh phải hoãn phiên tòa nhiều lần. Chẳng hạn, trong vụ án chia thừa kế có tới hàng chục đương sự tham gia tố tụng, nếu mỗi đương sự được một lần vắng mặt có lý do chính đáng thì việc hoãn phiên tòa cũng phải tới hàng chục lần, do đó cần có quy định thêm trong trường hợp vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt tại phiên tòa, nhưng các đương sự này không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các đương sự thì việc xét xử vẫn được tiến hành vắng mặt họ. Em thấy quan điểm trên là hợp lý vì vừa đảm bảo được quyền lợi của các đương sự, vừa giải quyết nhanh chóng vụ án. Do đó cần bổ sung thêm Khoản 4 Điều 202 theo hướng: “Trong trường hợp vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt tại phiên tòa lần thứ nhất, nhưng các đương sự có mặt đồng ý xét xử vắng mặt họ, hoặc việc xét xử vắng mặt các đương sự này không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các đương sự khác thì việc xét xử vấn được tiến hành vắng mặt họ”. Đầu tháng 11 năm 2010, Quốc hội đã họp và chuẩn bị đưa ra bàn luận về việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, tại phiên tòa sơ thẩm, đương sự phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể có mặt tại phiên tòa. Trong trường hợp Tòa án triệu tập lần thứ hai mà đương sự vẫn vắng mặt thì phải cử đại diện tham gia phiên tòa. Việc sửa đổi này đã phần nào hạn chế được những bất cập đã nêu ở trên và không mẫu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác. Mong là Quốc hội sớm thông qua để Bộ luật tố tụng dân sự có thể đi vào cuộc sống một cách sớm nhất và phù hợp nhất. Tài liệu tham khảo 1.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb CAND, Hà Nội, 2009. 2.Bộ luật tố tụng dân sự 2004. 3.Nghị quyết của HĐTPTANDTC số 02/2006/NQ – HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm”. 4. Nghị quyết của HĐTPTANDTC số 05/2006/NQ – HĐTP ngày 4/8/2006 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm”. 5.Ths. Bùi Thị Huyền – Khoa Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội, “Hoãn và Tạm ngừng phiên tòa sơ thẩm”.
Luận văn liên quan