Đề tài Thuận lợi và thách thức của ASEAN khi gia nhập khu vực mậu dịch tự do CAFTA với Trung Quốc

Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế chủ đạo trên thế giới. Để tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư các nước đã và đang xúc tiến xây dựng các khu vực tự do thương mại. Nằm trong xu thế chung đó, ASEAN và Trung Quốc đã ký kết hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (CAFTA hay ACFTA). Hiệp định này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Mặc dù hứa hẹn những thuận lợi cơ bản đối với cả hai bên, thực tế, hiệp định này cũng chứa đựng nhiều thách thức đối với các nước ASEAN. Trước thực tế đó, vấn đề “được và mất” của ASEAN khi tham gia CAFTA với Trung Quốc đã được một số học giả nghiên cứu, tìm hiểu. Để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề này, bằng những kiến thức được học từ môn Quan hệ kinh tế quốc tế, nhóm chúng em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Thuận lợi và thách thức của ASEAN khi gia nhập khu vực mậu dịch tự do CAFTA với Trung Quốc” Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích vận dụng kiến thức đã học, đưa ra những nhận định ban đầu thuận lợi, khó khăn và thách thức của ASEAN khi tham gia CAFTA; đồng thời, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên, hoàn thành chương trình học tập môn Quan hệ kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương. Để đạt được mục tiêu đó, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chung: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh tĩnh Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bố cục của đề tài bao gồm: Phần 1: Lý luận chung về khu vực mậu dịch tự do Phần 2: Tổng quan về CAFTA Phần 3: Thuận lợi và thách thức của ASEAN khi gia nhập CAFTA

doc16 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2881 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thuận lợi và thách thức của ASEAN khi gia nhập khu vực mậu dịch tự do CAFTA với Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế chủ đạo trên thế giới. Để tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư… các nước đã và đang xúc tiến xây dựng các khu vực tự do thương mại. Nằm trong xu thế chung đó, ASEAN và Trung Quốc đã ký kết hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (CAFTA hay ACFTA). Hiệp định này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Mặc dù hứa hẹn những thuận lợi cơ bản đối với cả hai bên, thực tế, hiệp định này cũng chứa đựng nhiều thách thức đối với các nước ASEAN. Trước thực tế đó, vấn đề “được và mất” của ASEAN khi tham gia CAFTA với Trung Quốc đã được một số học giả nghiên cứu, tìm hiểu. Để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề này, bằng những kiến thức được học từ môn Quan hệ kinh tế quốc tế, nhóm chúng em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Thuận lợi và thách thức của ASEAN khi gia nhập khu vực mậu dịch tự do CAFTA với Trung Quốc” Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích vận dụng kiến thức đã học, đưa ra những nhận định ban đầu thuận lợi, khó khăn và thách thức của ASEAN khi tham gia CAFTA; đồng thời, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên, hoàn thành chương trình học tập môn Quan hệ kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương. Để đạt được mục tiêu đó, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chung: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh tĩnh… Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bố cục của đề tài bao gồm: Phần 1: Lý luận chung về khu vực mậu dịch tự do Phần 2: Tổng quan về CAFTA Phần 3: Thuận lợi và thách thức của ASEAN khi gia nhập CAFTA Phần 1 Lý luận chung về khu vực mậu dịch tự do 1.1. Liên kết kinh tế quốc tế Vào cuối thế kỷ 20, nền kinh tế thế giới liên tiếp lâm vào các cuộc khủng hoảng và suy thoái. Nghiêm trọng nhất là năm 1980-1983, kinh tế thế giới điêu đứng ở hầu hết các lĩnh vực, nguyên liệu, tiền tệ, tín dụng, lạm phát, thất nghiệp. Bên cạnh đó chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phát triển dưới nhiều hình thức đã gây cản trở nghiêm trọng các hoạt động thương mại quốc tế. Trước tình hình đó, vấn đề bức thiết đặt ra là các nước phải tìm ra cơ chế hợp tác mới, hạn chế đến mức tối đa những hàng rào cản trở sự lưu chuyển của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đẩm bảo kinh tế phát triển cao và ổn định thông qua việc hình thành các liên kết kinh tế quốc tế. Liên kết kinh tế quốc tế là quá trình hợp nhất các nền kinh tế của các quốc gia trong một hệ thống kinh tế thống nhất trên cơ sở các bên ký kết các hiệp định thỏa thuận về một số vấn đề nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế và mang lại lợi ích kinh tế cho các bên tham gia. 1.2. Nguyên nhân hình thành liên kết kinh tế quốc tế Thứ nhất, do khác biệt về trình độ phát triển, nguồn lực sản xuất giữa các quốc gia thành viên nên các liên kết kinh tế quốc tế đã được hình thành nhằm tận dụng lợi thế của các bên và tăng thêm sức mạnh cho các bên tham gia liên kết. Tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các nước phát huy đầy đủ ưu thế, tiết kiệm lao động xã hội, làm cho các yếu tố sản xuất được phân bổ hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy kinh tế của mỗi nước và cả khối liên kết phát triển. Thứ hai, xuất phát từ hai mục đích: mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụ và dựa vào đồng minh để bảo hộ nên các nước đã tích cực tham gia và hình thành các liên kết kinh tế quốc tế. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, năng lực sản xuất đã tăng liên tục với tốc độ đáng kể trong những thập kỷ qua không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả các nước đang phát triển. Một số nước đang phát triển thậm chí đã đuổi kịp các nước tư bản, trở thành các nước công nghiệp mới (NICs). Vì vậy, số lượng các nhà sản xuất, cung cấp tăng nhanh với năng suất cao, khả năng sản xuất lớn, thị trường nội địa trở nên quá nhỏ bé so với khả năng sản xuất của họ, cản trở sự phát triển của họ, khiến cho nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ trở nên ngày càng cấp bách. Phần lớn các quốc gia đều có mong muốn hang fhoas của mình được xuất khẩu sang nước bạn một cách thuận lợi hơn nên đã cùng nhau hợp tác trên cơ sở có đi có lại, cắt giảm và tiến tới xóa bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan, cam kết với nhau thành lập liên minh để dành cho nhau những ưu đãi, xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và tiến tới tự do hóa mậu dịch. Bên cạnh đó, sự bành trướng của các thế lực kinh tế khổng lồ, bắt buộc các nước, đặc biệt các nước có nền kinh tế nhỏ phải tham gia hoặc hình thành các liên kết kinh tế quốc tế, nhằm tăng thêm sức mạnh kinh tế, bảo hộ lẫn nhau, tăng thêm uy tín và tiếng nói của mình trên trường quốc tế. Thứ ba, các vấn đề khu vực và toàn cầu hóa kinh tế là nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành kinh tế quốc tế. Do ngày càng phát sinh nhiều vấn đề lớn có tính khu vực và toàn cầu về tài chính, kinh tế, các rào cản thương mại, kỹ thuật, môi trường… một quốc gia nhiều khi không thể thực hiện được, chính vì vậy đã dẫn đến sự phối hợp giữa các quốc gia và hình thành các liên kết kinh tế quốc tế. 1.3. Khu vực mậu dịch tự do (Free trade area – FTA) Đây là hình thức liên kết kinh tế trong đó hai hay nhiều nước thỏa thuận cắt giảm và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong buôn bán giữa các thành viên trong khối, tạo môi trường thuận lợi cho thương mại phát triển tiến tới xây dựng khu thương mại tự do của các nước, nhưng các thành viên trong khối vẫn duy trì chính sách thương mại riêng của mình trong quan hệ với các quốc gia ngoài khối. Lợi ích của khu vực mậu dịch tự do là: Thứ nhất, tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích phát triển thương mại nội bộ khối, nhằm thúc đẩy thương mại các nước thành viên phát triển do việc cắt giảm thuế quan và phi thuế quan sẽ làm giảm giá hàng xuất khẩu của các nước thành viên trên thị trường của nhau, tạo cho chúng có lợi thế cạnh tranh hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước không phải thành viên của khối. Thứ hai, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế các thành viên trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Thứ ba, tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và khuyến khích đầu tư nội bộ khối, bởi vì FTA tạo ra một thị trường thống nhất rộng lớn hơn so với thị trường một nước nên các nhà đầu tư nước ngoài sẽ sẵn sàng đầu tư khi có thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn như vậy. Phần 2 Tổng quan về CAFTA 2.1. Tiền đề cho sự ra đời của CAFTA Trung Quốc và ASEAN đều là những nền kinh tế hướng ngoại. Mục tiêu thu hút đầu tư hướng vào xuất khẩu được các quốc gia trong ASEAN và Trung Quốc đặt lên hang đầu. Tuy nhiên, những năm vừa qua, xuất khẩu của Trung Quốc sang EU và Mỹ giảm mạnh, những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Trong khi đó xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN chỉ chiếm 8% tổng khối lượng xuất khẩu quốc gia. Rõ ràng là điều đó chưa phản ánh đúng tiềm năng của cả ASEAN và Trung Quốc. Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, liên kết giữa các quốc gia, các khu vực ngày càng trở nên sâu rộng và chặt chẽ hơn. Việc hình thành CAFTA sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn đứng đầu thế giới về quy mô dân số và xếp thứ 3 thế giới về tổng sản phẩm quốc nội sau EU và NAFTA. Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Trung Quốc tạo ra 1 khu vực năng động, giàu sức cạnh tranh với các nền kinh tế lớn, hạn chế sự phụ thuộc vào các tác nhân bên ngoài, thúc đẩy trao đổi thương mại nội khối. Trung Quốc có thể nhập nguyên liệu thô từ ASEAN với giá rẻ trong khi ASEAN thâm nhập vào thị trường hơn 1 tỷ dân của Trung Quốc dễ dàng hơn. 2.2. Hiệp định Thương mại tư dọ ASEAN và Trung Quốc (CAFTA) Năm 2000, trong hội nghị cấp cao ASEAN- Trung Quốc lần thứ 3 diễn ra vào tháng 11/2000 tại Singapore, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã chủ động đề xuất xây dựng các biện pháp hợp tác kinh tế sâu rộng hơn giữa ASEAN và Trung Quốc, đặc biệt là ý tưởng thành lập khu vực mậu dịch tự do, với mục tiêu tăng cường lien kết giữa các nước ASEAN và Trung Quốc, nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Vượt qua những trở ngại ban đầu, các nước ASEAN đã đón nhận ý kiến đó với thái độ tích cực. Sau hơn 1 năm đàm phán, cuối cùng hiệp định thương mại tự do ASEAN và Trung Quốc đã được kí kết ngày 4/12/2002 tại Phnom Pênh-Campuchia và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1/2010 đối với ASEAN-6 và đến 2015 đối với 4 nước ASEAN còn lại. Thỏa thuận khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung quốc gồm 16 điều, trong đó đáng chú ý ở những điểm sau 2.2.1. Chương trình thu hoạch sớm A, Loại sản phẩm Tất cả những sản phẩm trong danh mục sau sẽ nằm trong chương trình thu hoạch sớm, trừ những sản phẩm nằm trong danh mục loại trừ Số thứ tự Loại 01 Động vật sống 02 Thịt và các bộ phận nội tạng 03 Cá 04 Sản phẩm sữa 05 Các sản phẩm khác từ động vật 06 Cây sống 07 Rau 08 Quả và hạt ăn được B, Chương trình cắt giảm thuế Tất cả các sản phẩm trong chương trình thu hoạch sớm sẽ được chia thành 3 nhóm sản phẩm để giảm thuế theo khung thời gian đã quy định trong phụ lục. Tất cả những sản phẩm đã áp dụng mức thuế MFN là 0% vẫn giữ ở mức 0%. Tất cả những sản phẩm đã giảm mức thuế MFN xuống 0% vẫn giữ ở mức 0%. * Đối với ASEAN 6 và Trung Quốc: Mỗi nước sẽ giảm thuế xuống còn 0- 5%, chậm nhất là ngày 1/7/2005, đối với ít nhất 40% mặt hàng, đến ngày 1/1/2007 là 60% số mặt hàng. Các nước sẽ loại bỏ tất cả thuế quan với các mặt hàng thông thường trước 1/1/2010, linh động với một số mặt hàng cho phép vẫn còn thuế (dưới 150 mặt hàng) và loại bỏ hẳn thuế, chậm nhất là ngày 1/1/2012. * Đối với ASEAN-4: Mỗi nước giảm thuế xuống còn 0-5% trước ngày 1/1/2009 tại Việt Nam, 1/1/2010 tại Lào, Mianma và 1/1/2012 tại Campuchia, đối với ít nhất 50% số hàng hóa. Mỗi nước sẽ loại trừ thuế quan cho tất cả các dòng hàng hóa thông thường trước ngày 1/1/2015, linh động cho phép một số sản phẩm còn thuế, nhưng không quá 250 sản phẩm, và phải loại hẳn thuế trước ngày 1/1/2018. * Lộ trình cắt giảm thuế B1. Asean 6 và Trung Quốc X= Mức thuế MFN được áp dụng Mức thuế ưu đãi ACFTA 2005 2007 2009 2010 X > 20% 20 12 5 0 15% < x < 20% 15 8 5 0 10% < x < 15% 10 8 5 0 5% < x < 10% 5 5 0 0 X < 5% Giữ nguyên 0 0 B2. Việt Nam X= Mức thuế MFN được áp dụng Mức thuế ưu đãi ACFTA 2005 2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015 X>= 60% 60 50 40 30 25 15 10 0 45%<=x<60% 40 35 35 30 25 15 10 0 35%<=x<45% 35 30 30 25 20 15 0 0 30%<=x<35% 30 25 25 20 17 10 5 0 25%<=x<30% 25 20 20 15 15 10 5 0 20%<=x<25% 20 20 15 15 15 10 0-5 0 15%<=x<20% 15 15 10 10 10 5 0-5 0 10%<=x<15% 10 10 10 10 8 5 0-5 0 7%<=x<10% 7 7 7 7 5 5 0-5 0 5%<=x<7% 5 5 5 5 5 5 0-5 0 0-5% Giữ nguyên 0 B3. Lào, Mianma và Campuchia X= Mức thuế MFN được áp dụng Mức thuế ưu đãi ACFTA 2005 2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015 X>= 60% 60 50 40 30 25 15 10 0 45%<=x<60% 40 35 35 30 25 15 10 0 35%<=x<45% 35 35 30 30 20 15 5 0 30%<=x<35% 30 25 25 20 20 10 5 0 25%<=x<30% 25 25 25 20 20 10 5 0 20%<=x<25% 20 20 15 15 15 10 0-5 0 15%<=x<20% 15 15 15 15 15 5 0-5 0 10%<=x<15% 10 10 10 10 8 5 0-5 0 7%<=x<10% 7 7 7 7 7 5 0-5 0 5%<=x<7% 5 5 5 5 5 5 0-5 0 0-5% Giữ nguyên 0 Riêng Mianma sẽ được cho phép duy trì mức thuế quan ACFTA không quá 7.5% cho đến năm 2010 2.2.2. Thương mại về hàng hóa Hai bên sẽ tiến hành đàm phán để thiết lập Khu vực mậu dịch tự do đối với hàng hóa vào năm 2010 đối với 6 nước thành viên cũ của ASEAN (ASEAN-6) và Trung Quốc và năm 2015 đối với 4 nước thành viên mới của ASEAN. Đàm phán bắt đầu từ đầu năm 2003 và kết thúc trước ngày 30/6/2003. Việc đàm phán cắt giảm thuế quan được định hướng bởi các nguyên tắc chính sau: - Các mặt hàng là đối tượng cắt giảm thuế được chia thành hai danh mục chủ yếu: Danh mục thông thường và Danh mục nhạy cảm. - Đối với hàng hoá thuộc Danh mục thông thường, ASEAN-6 và Trung Quốc cắt giảm và loại bỏ thuế quan theo lộ trình từ 1/1/2005 đến năm 2010. Đối với các nước thành viên mới của ASEAN, lộ trình cắt giảm thuế sẽ dài hơn 5 năm, bắt đầu từ 1/1/2005 và kết thúc vào năm 2015. Cách thức cắt giảm thuế được đàm phán xác định sau. - Đối với hàng hoá thuộc Danh mục nhạy cảm, sẽ có cơ chế cắt giảm thuế linh hoạt hơn, với thời hạn kết thúc, thuế suất cuối cùng và số lượng giới hạn mặt hàng sẽ được đàm phán sau. - Các bên có quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ giá trị nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ, bảo vệ đạo đức xã hội, sức khỏe và cuộc sống của con người và động thực vật, phù hợp với Điều 20 của Hiệp định GATT. Ngoài ra, Hiệp định khung cũng xác định thêm những vấn đề được tiếp tục đàm phán bao gồm: - Các quy tắc chi tiết điều chỉnh việc cắt giảm thuế, gồm cả quy tắc có đi có lại; - Qui tắc xuất xứ hàng hoá; - Quy tắc xử lý đối với hạn ngạch thuế quan; - Sửa đổi cam kết; - Các biện pháp phi thuế quan; - Các quy tắc điều chỉnh các biện pháp tự vệ, trợ cấp và chống trợ cấp; chống bán phá giá; - Các biện pháp tạo thuận lợi và thúc đẩy bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có hiệu quả. 2.2.3 Về thương mại dịch vụ và đầu tư: Do vấn đề tự do hoá thương mại dịch vụ và đầu tư là rất phức tạp, cần có thời gian để xem xét và đàm phán, Hiệp định khung chỉ nêu những mục tiêu và nguyên tắc cơ sở để các nước tiếp tục đàm phán và chi tiết hoá trong thời gian tới. Phần 3 Thuận lợi và thách thức đối với ASEAN khi gia nhập CAFTA 3.1. Thuận lợi Theo Ban Thư ký ASEAN, ngày 01/ 01/2010, Hiệp định về thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc chính thức có hiệu lực, đánh dấu sự xuất hiện một không gian kinh tế mới trên vũ đài kinh tế thế giới. Điều này không chỉ có ý nghĩa với khu vực Châu Á mà còn nhận được sự quan tâm của dư luận quốc tế bởi lẽ khu vực thương mại tự do này sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh chính của Liên minh Châu Âu (EU) và Khu vực Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cả về tiềm lực dân số và sức mạnh kinh tế. Là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, CAFTA đã trở thành ngôi nhà chung cho 1,9 tỷ người tiêu dùng với tổng sản phẩm quốc dân của tất cả các nước cộng lại lên tới 10 nghìn tỷ USD và kim ngạch thương mại đạt 1,3 nghìn tỷ USD. Với số dân lớn và tổng sản phẩm quốc dân cao, trong khi kim ngạch thương mại vẫn chưa tương xứng, CAFTA hứa hẹn là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng cho ASEAN. 3.1.1. Kích thích thương mại nội khối phát triển Theo thỏa thuận, từ ngày 1/1/2010, CAFTA đã có hiệu lực, đây là khu vực bao gồm các nền kinh tế được coi là năng động, đầy tiềm năng. Theo cam kết CAFTA, Trung Quốc và ASEAN 6 (sáu nước phát triển hơn của ASEAN là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan thực hiện cam kết trước; các nước còn lại được thực hiện cam kết muộn hơn 5 năm) sẽ giảm thuế mạnh mẽ, hàng loạt sản phẩm sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu từ 0-5%. Nếu các doanh nghiệp ASEAN tranh thủ tốt cơ hội này để đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư, liên kết sản xuất… sẽ mở rộng đáng kể thị phần ở Trung Quốc và ASEAN. FTA song phương ASEAN - Trung Quốc đi vào hoạt động trong bối cảnh quan hệ thương mại Trung Quốc - ASEAN đã tăng mạnh trong thập kỷ qua. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã đạt tới 231,1 tỷ USD trong năm 2008, so với mức 19,5 tỷ USD của năm 1995. Đặc biệt trong 4 năm qua, hoạt động thương mại đã tăng gấp đôi với việc ký kết các thỏa thuận về trao đổi hàng hóa, dịch vụ và một hiệp ước về khuyến khích đầu tư liên khu vực. Có thể nói, quan hệ thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc trong suốt thời gian qua đã đạt được những bước tiến quan trọng, Trung Quốc đã trở thành một đối tác chủ chốt của ASEAN. Năm 2008, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN với khối lượng giao dịch thương mại chiếm 11,3 % tổng giá trị thương mại của ASEAN (tương đương 192,6 tỷ USD) còn kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đạt con số ấn tượng với 13,3 % tổng giá trị thương mại toàn cầu và chiếm tới một nửa giá trị thương mại của toàn Châu Á… Việc Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc trở thành hiện thực hứa hẹn sẽ mở ra bức tranh tươi sáng hơn trong quan hệ thương mại giữa các bên trong thời gian tới. Bởi lẽ lợi ích của các nước là hết sức rõ ràng, không chỉ hạ giá thành hàng hóa và dịch vụ mà còn khiến người tiêu dùng được tiếp cận nhiều chủng loại hàng hóa rộng rãi hơn trước. Cùng với đó là cơ hội tăng trưởng thị trường tại khu vực Châu Á, hạ thấp chi phí nhập khẩu vì các thương vụ dành cho các đối tác xa cách về địa lý sẽ chịu giá cao hơn… Sự thiết lập một Khu vực Thương mại tự do toàn diện thể hiện quan hệ thương mại hai chiều sẽ ngày càng sâu sắc hơn và giúp các nước nâng cao khả năng phục hồi kinh tế khu vực, sau những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua. ACFTA có hiệu lực sẽ giúp Trung Quốc đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô và mở cửa các thị trường mới cho các quốc gia ASEAN. Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành cho rằng trong tương lai, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ thay thế Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc. Ông Cao Hổ Thành cho biết thông tin trên tại cuộc họp chuẩn bị cho Triển lãm Trung Quốc - ASEAN (China - ASEAN Expo) lần thứ 6 tại Thành phố Khâm Châu, tỉnh Quảng Tây (phía Nam Trung Quốc). Thứ trưởng Cao Hổ Thành cho biết quan hệ Trung Quốc - ASEAN phát triển nhanh, được đánh dấu bằng những chuyến thăm cấp cao thường xuyên giữa hai bên và mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại gần gũi. Do đó, với động lực phát triển hiện tại, ASEAN chắc chắn sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc trong tương lai. 3.1.2.Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và khuyến khích đầu tư nội khối Với dân số gần 2 tỷ người, tổng thu nhập quốc dân cao, nguồn lao động đa dạng và khá rẻ, các công ty nước ngoài sẽ chú trọng đầu tư vào khối này. Trung Quốc cũng đã chiếm chỗ của Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của ASEAN và tiến tới sẽ vượt Nhật và EU để trở thành đối tác số 1 của khu vực này trong vòng vài năm đầu của FTA. Tổng Thư ký ASEAN, ông Surin nhấn mạnh rằng để tận dụng được lợi thế của ACFTA một cách hiệu quả, các nước ASEAN cần cải thiện tổ chức, tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa, tạo một môi trường đầu tư cởi mở và ổn định… Điều này sẽ khuyến khích luồng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào ASEAN, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng. Trong chiến lược đầu tư toàn cầu của Trung Quốc, nước này đã dành 10 tỷ USD để cải thiện hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không và thông tin liên lạc giữa ASEAN và Trung Quốc. Đồng thời nước này cũng dành khoản tín dụng 15 tỷ USD nhằm thúc đẩy các hoạt động hội nhập và liên kết khu vực. Như vậy, triển vọng của ASEAN trong việc thu hút vốn đầu tư từ Trung Quốc là rất lớn, các nước ASEAN phải nhận thấy việc hình thành Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc là cần thiết để ASEAN học hỏi, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới hội nhập sâu rộng hơn và thành công hơn trong môi trường kinh tế toàn cầu đầy khó khăn và thử thách. 3.1.3. Nâng cao vị thế trong quan hệ với thế giới bên ngoài ASEAN và Trung Quốc hy vọng FTA song phương sẽ mở rộng tầm với thương mại của châu Á trong khi tăng cường giao dịch trong khu vực; giúp hai bên bớt phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Báo giới Trung Quốc đều ca ngợi thỏa thuận tự do thương mại này sẽ mang lại lợi ích chung cho cả Trung Quốc và ASEAN. Tại thời điểm ký hiệp định vào năm 2002, Tổng thống Philippines Gloria Arroyo cho rằng, CAFTA sẽ trở thành một tổ chức khu vực có thể đối trọng với Mỹ và Liên minh châu Âu. 3.2. Thách thức 3.2.1. Đầu tư vào ASEAN giảm mạnh Nhu cầu tăng đến chóng mặt nhằm đáp ứng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã từng được xem là yếu tố chủ chốt cho sự phát triển của ASEAN trong khoảng thời gian năm 2003, sau khi tăng trưởng của khối chậm lại do ảnh hưởng của cuộ