Đề tài “ Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trên nền đất lúa vào mùa khô ở huyện
Tam Nông tỉnh Đồng Tháp ” được thực hiện, nhằm góp phần nâng cao thu nhập
cho người nuôi và xây dựng hoàn chỉnh qui trình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh
trong ruộng lúa.
Các yếu tố về môi trường nước như nhiệt độ (29,25 –30oC), pH (7,3 –8,0), độ
trong (31 – 34 cm), Oxy (4,2 –5,0 mg/l), ammonium (0,4 –0,8mg/l), P –Ph4
3-(0,05 – 0,1 ppm), H2
S (0,04 –0,7ppm), COD (17,7 – 20,7mg/l). Trọng lượng
trung bình tôm nuôi lần lượt ở 6 ruộng sau 6 tháng nuôi lần lượt là 44,53 ± 22,84
g, 49,73± 20,38 g và 49,83 ± 26,89 g, 49,16 ±22,43 g, 48,36 ±20,92 g, 48,.93 ±
22,25 g. Nhìn chung trọng lượng trung bình c ủa tôm nuôi ở các ruộng là khá cao
và đạt cao nhất là tôm nuôi ở ruộng 3. Kết quả thực nghiệm cho thấy tỷ lệ sống
trung bình ở ruộng 1 là 28%, ruộng 2 là 29%, ruộng 3 là 23%, ruộng 4 là 27%, ở
ruộng là 22%, và ở ruộng 6 là 28%. Năng suất tôm nuôi ở các ruộng đạt từ 1.250
kg/ha ở ruộng 1, ở ruộng 2 là 1.430 kg/ha, ruộng 3 là 1.145 kg/ha, ruộng 4 đạt
1.340 kg/ha, ruộng 5 đạt 1.070 kg/ha, và ruộng 6 đạt 1.348 kg/ha. Trong 6 ruộng
nuôi thực nghiệm thì ruộng 1có lợi nhuận thấp hơnchỉ đạt 38.102.500 đồng/ha,
các ruộng còn lại có lợi nhuận cao hơn như: ruộng 2 đạt 44.164.000 đồng/ha,
ruộng 3 đạt 43.745.750 đồng/ha, ruộng 4 đạt 51.262.500 đồng/ha, ruộng 5 đạt
41.963.500đồng/ha, cao nhất là ruộng 6 lợi nhuận đạt 53.325.500 đồng/ha.
Từ thực tế cho thấy lợi nhuận mang lại từ các ruộng khá cao, giúp cho người nuôi
tăngthu nhập, và cho thấy hiệu quả từ mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng
lúavào mùa nghịch cũng khá cao.
63 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3372 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) trên nền đất lúa vào mùa khô ở huyện Tam Nông - Đồng tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
HUỲNH TẤT ĐẠT
THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium
rosenbergii de Man, 1879) TRÊN NỀN ĐẤT LÚA VÀO MÙA
KHÔ Ở HUYỆN TAM NÔNG - ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGHÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2009
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
HUỲNH TẤT ĐẠT
THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium
rosenbergii de Man, 1879) TRÊN NỀN ĐẤT LÚA VÀO MÙA
KHÔ Ở HUYỆN TAM NÔNG - ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGHÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG NHỰT LONG
KS. TRẦN VĂN HẬN
2009
iii
LỜI CẢM TẠ
Trước tiên xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa Thủy Sản và Bộ Môn
Nước Ngọt, Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình
giúp đỡ cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Dương Nhựt Long và thầy Trần Văn Hận
cùng các thầy cô trong Khoa Thủy Sản đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên
em trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện và hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến các cô các chú là các hộ nuôi tôm ở xã Phú Thành B
huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em thực hiện và hoàn thành tốt đề tài này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn các quí thầy cô, bạn bè, gia đình và những
người thân yêu nhất của em cùng những người đã cùng em chia xẻ những thuận
lợi và khó khăn trong suốt quá trình học tập. Và tất cả những điều đó đã giúp cho
em hoàn thiện hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống và đã giúp cho em có
được sự thành công như ngày hôm nay.
Xin thành thật biết ơn!
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Tất Đạt
iv
TÓM TẮT
Đề tài “ Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trên nền đất lúa vào mùa khô ở huyện
Tam Nông tỉnh Đồng Tháp ” được thực hiện, nhằm góp phần nâng cao thu nhập
cho người nuôi và xây dựng hoàn chỉnh qui trình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh
trong ruộng lúa.
Các yếu tố về môi trường nước như nhiệt độ (29,25 – 30 oC), pH (7,3 – 8,0), độ
trong (31 – 34 cm), Oxy (4,2 – 5,0 mg/l), ammonium (0,4 – 0,8 mg/l), P – PO43-
(0,05 – 0,1 ppm), H2S (0,04 – 0,7 ppm), COD (17,7 – 20,7 mg/l). Trọng lượng
trung bình tôm nuôi lần lượt ở 6 ruộng sau 6 tháng nuôi lần lượt là 44,53 ± 22,84
g, 49,73 ± 20,38 g và 49,83 ± 26,89 g, 49,16 ± 22,43 g, 48,36 ± 20,92 g, 48,.93 ±
22,25 g. Nhìn chung trọng lượng trung bình của tôm nuôi ở các ruộng là khá cao
và đạt cao nhất là tôm nuôi ở ruộng 3. Kết quả thực nghiệm cho thấy tỷ lệ sống
trung bình ở ruộng 1 là 28%, ruộng 2 là 29%, ruộng 3 là 23%, ruộng 4 là 27%, ở
ruộng là 22%, và ở ruộng 6 là 28%. Năng suất tôm nuôi ở các ruộng đạt từ 1.250
kg/ha ở ruộng 1, ở ruộng 2 là 1.430 kg/ha, ruộng 3 là 1.145 kg/ha, ruộng 4 đạt
1.340 kg/ha, ruộng 5 đạt 1.070 kg/ha, và ruộng 6 đạt 1.348 kg/ha. Trong 6 ruộng
nuôi thực nghiệm thì ruộng 1 có lợi nhuận thấp hơn chỉ đạt 38.102.500 đồng/ha,
các ruộng còn lại có lợi nhuận cao hơn như: ruộng 2 đạt 44.164.000 đồng/ha,
ruộng 3 đạt 43.745.750 đồng/ha, ruộng 4 đạt 51.262.500 đồng/ha, ruộng 5 đạt
41.963.500 đồng/ha, cao nhất là ruộng 6 lợi nhuận đạt 53.325.500 đồng/ha.
Từ thực tế cho thấy lợi nhuận mang lại từ các ruộng khá cao, giúp cho người nuôi
tăng thu nhập, và cho thấy hiệu quả từ mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng
lúa vào mùa nghịch cũng khá cao.
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................... i
TÓM TẮT........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG ..........................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH...........................................................................................vi
Chương I GIỚI THIỆU ........................................................................................1
1.1 Giới thiệu ..................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài ....................................................................................2
1.3 Nội dung của đề tài ...................................................................................2
1.4 Thời gian...................................................................................................2
Chương II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh.......................................................3
2.1.1 Vị trí phân loại..................................................................................3
2.1.2 Phân bố tôm càng xanh .....................................................................3
2.1.3 Vòng đời tôm càng xanh ...................................................................3
2.1.4 Phân biệt giới tính.............................................................................4
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng........................................................................5
2.1.6 Đặc điểm sinh sản .............................................................................6
2.1.7 Đặc điểm dinh dưỡng........................................................................6
2.1.8 Đặc điểm sinh thái môi trường ..........................................................7
2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh trong nước và trên thế giới........................8
2.2.1 Tình hình thế giới .............................................................................8
2.2.2 Tình hình trong nước ........................................................................8
2.2.3 Tình hình nuôi tôm càng xanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ...........9
Chương III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................11
3.1 Thời gian thực hiện .................................................................................11
3.1.1 Thời gian ........................................................................................11
3.2 Vật liệu nghiên cứu .................................................................................11
3.3 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................11
vi
3.3.1 Thực nghiệm nuôi ...........................................................................11
3.3.2 Biện pháp kỹ thuật ứng dụng ..........................................................12
3.3.3 Nguồn giống ...................................................................................13
3.3.4 Mật độ thả.......................................................................................14
3.3.5 Quản lý hệ thống ao nuôi ................................................................14
3.4 Thu hoạch ...............................................................................................16
3.5 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu.....................................16
3.5.1 Mẫu nước........................................................................................16
3.5.2 Mẫu tôm .........................................................................................16
3.5.3 Công thức tính ................................................................................17
3.6 Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi..............................................................17
3.7 Xử lý số liệu............................................................................................18
Chương IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN...........................................................19
4.1 Đặt điểm môi trường nước trong mô hình ao nuôi ...................................19
4.1.1 Các yếu tố thủy lý trong hệ thống nuôi ...........................................19
4.1.2 Các yếu tố thủy hóa trong hệ thống nuôi .........................................22
4.2 Sinh trưởng và phát triển của tôm càng xanh...........................................27
4.2.1 Tăng trưởng của tôm .......................................................................27
4.2.2 Phân đàn .........................................................................................30
4.2.3 Năng suất và tỉ lệ sống ....................................................................32
4.2.4 Hiệu quả và lợi nhuận của mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng
lúa…… ..............................................................................................................33
4.2.5 Thuận lợi và khó khăn ....................................................................35
Chương V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..............................................................37
5.1 Kết luận ..................................................................................................37
5.2 Đề xuất....................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................39
DANH SÁCH CÁC HỘ VÀ RUỘNG NUÔI TÔM ...........................................41
PHỤ LỤC ..........................................................................................................42
vii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau
Bảng 2.2: Thức ăn tự nhiên của tôm càng xanh
Bảng 3.1: Tên chủ ruộng và diện tích của nuôi của từng ruộng
Bảng 3.2: Tính lượng thức ăn cho tôm
Bảng 3.3: Thời gian cho tôm ăn trong ngày được thể hiện qua bảng sau
Bảng 4.1: Các yếu tố thủy lý trong hệ thống nuôi tôm trong ruộng lúa
Bảng 4.2: Các yếu tố thủy hóa trong hệ thống nuôi tôm trong ruộng lúa
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng trung bình của tôm nuôi trong ruộng lúa qua các
tháng
Bảng 4.4: Phân cở của tôm càng xanh trong ruộng nuôi
Bảng 4.5: Năng suất và tỷ lệ sống của mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng
lúa
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế và lợi nhuận từ mô hình nuôi tôm càng xanh trong
ruộng lúa
viii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Vòng đời của tôm càng xanh
Hình 3.1: Mặt cắt ngang của ruộng nuôi
Hình 4.1: Thể hiện sự biến động của nhiệt độ qua các tháng nuôi
Hình 4.2: Thể hiện sự biến động của độ trong qua các tháng nuôi
Hình 4.3: Thể hiện sự biến động của pH qua các tháng nuôi
Hình 4.4: Thể hiện sự biến động của oxy qua các tháng nuôi
Hình 4.5: Thể hiện sự biến động của NH4+ qua các tháng nuôi
Hình 4.6: Thể hiện sự biến động của PO4 qua các tháng nuôi
Hình 4.7: Thể hiện sự biến động của H2S qua các tháng nuôi
Hình 4.8: Thể hiện sự biến động của COD qua các tháng nuôi
Hình 4.9: Thể hiện sự tăng trưởng theo ngày của tôm nuôi qua các tháng
Hình 4.10: Thể hiện sự phân cở của tôm nuôi
9
Chương I
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài có kích thước lớn nhất trong
các loài tôm nước ngọt, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, mang lại
nguồn thu nhập lớn cho người dân nông thôn Việt Nam nói chung và Đồng Bằng
Sông Cửu Long nói riêng.
Theo FAO (2000), tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế giới đạt trên 119.000
tấn, đạt giá trị 410 triệu USD vào năm 2000. Châu Á, đặt biệt là Trung Quốc
được xem là nơi xản suất chủ yếu với 95% tổng sản lượng tôm càng xanh trên thế
giới (Miao, 2003 được trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004).
Ở nước ta nhờ vào sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên và diện tích mặt nước rộng
lớn mà nghề nuôi tôm càng xanh đã có những tiến bộ nhất định như: việc cải tiến
và hoàn chỉnh các qui trình sản xuất giống và các qui trình nuôi ở mức độ thâm
canh, bán thâm canh, nuôi kết hợp… Đã giúp cho nghề nuôi ngày càng hoàn thiện
hơn mang lại năng suất và lợi nhuận khá cao cho người nuôi.
Theo các nhà nghiên cứu về tôm càng xanh trước đây về tôm càng xanh trên
ruộng lúa ở vùng lũ tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An trên cơ
sở hợp tác giữa bộ môn kỹ thuật nuôi khoa thủy sản trường Đại Học Cần Thơ cho
kết quả rất khả quan. Nuôi tôm ở vùng lũ tỉ lệ sống đạt từ 37 – 57% cùng với
năng suất đạt từ 1.017 – 1.253 kg/ha/vụ. Hiệu quả kinh tế của mô hình thực
nghiệm rất cao và ít rủi ro, lợi nhuận đạt từ 20 – 30 triệu đồng/ha/vụ (Trần Tấn
Huy và ctv, 2004).
Riêng huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nhất là: Phú Thành B, Phú Thọ, Phú
Cường, và Thị Trấn Tràm Chim, mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh với trồng
lúa đang phát triển mạnh với diện tích là 602 ha nuôi tôm vào mùa lũ năng xuất
đạt 727 tấn và lợi nhuận đạt 73,5 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó việc nuôi tôm vào
mùa khô cũng bắt đầu phát triển với diện tích là 55 ha. (Nguồn báo của trạm
khuyến nông huyện Tam Nông, 2008).
Xuất phát từ thực tế trên người dân tại huyện Tam Nông đang phát triển mô hình
nuôi tôm càng xanh vào mùa nghịch nhằm mang lại hiệu quả cao. Do đó đề tài
“Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trên trên nền đất lúa vào mùa khô” là rất cần
thiết.
10
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài khảo sát sự tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và hiệu quả của mô hình nuôi
và so sánh mô hình nuôi giữa mùa khô và mùa lũ để làm cơ sở khoa học cho việc
xây dựng và phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa vào mùa khô
của huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp.
1.3 Nội dung của đề tài
1) Theo dõi một số yếu tố môi trường của ruộng nuôi tôm càng xanh nuôi trong
ruộng lúa
2) Khảo sát sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất tôm nuôi
3) Phân tích hiệu quả lợi nhuận mang lại từ mô hình nuôi vào mùa khô
1.4 Thời gian
Đề tài được tiến hành từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 05 năm 2009.
11
Chương II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh
2.1.1 Vị trí phân loại
Tôm càng xanh là một trong những loài giáp xác quan trọng trong nghề nuôi
trồng thủy sản, có vị trí phân loại như sao:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustaceae
Bộ: Decapoda
Họ tôm sông: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: Macrobrachium rosenbergii
2.1.2 Phân bố tôm càng xanh
Trong tự nhiên, tôm càng xanh phân bố ở hầu hết các thủy vực nước ngọt trong
nội địa như sông, hồ, ruộng, đầm hay các thủy vực nước lợ khu vực cửa sông ở
các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới, nhưng tập trung nhiều nhất ở khu
vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu ở khu vực Châu Úc
đến Tân Guinea, Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long, chúng có ở hầu hết các vùng nước ngọt nội địa gồm: sông, hồ, đầm, kênh
dẫn nước…(Trương Quang Trí 1990).
Ở các thủy vực có độ mặn 180/00 hay đôi khi cả 250/00 vẫn có thể tìm thấy tôm
xuất hiện. Tùy từng thủy vực đối với đặc điểm môi trường khác nhau và tùy mùa
vụ khác nhau mà tôm xuất hiện với kích cỡ, giai đoạn thành thục và mức độ
phong phú khác nhau (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004).
2.1.3 Vòng đời của tôm càng xanh
Vòng đời của tôm càng xanh có 4 giai đoạn rõ ràng: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng
và trưởng thành.
12
Hình 2.1 Vòng đời của tôm càng xanh
Tôm càng xanh trưởng thành và sống chủ yếu ở nước ngọt. Khi thành thục, tôm
bắt cặp, đẻ trứng, trứng bám vào chân bụng của tôm mẹ và tôm trứng di cư ra
vùng cửa sông nước lợ (6 – 8 0/00) để nở. Ấu trùng nở ra sống phù du và trãi qua
11 lần biến thái để trở thành hậu ấu trùng. Lúc này Tôm có xu hướng tiến vào
vùng nước ngọt như sông, rạch, ruộng, ao, hồ… ở đó chúng sinh sống và lớn lên.
Tôm có thể di cư rất xa trong phạm vi hơn 200km từ bờ biển vào nội địa. Khi
trưởng thành chúng lại di cư ra vùng nước lợ có độ mặn thích hợp để sinh sản và
vòng đời lại tiếp tục (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004).
2.1.4 Phân biệt giới tính
Tôm đực có kích thước lớn hơn tôm cái, đầu ngực to hơn và khoang bụng hẹp
hơn. Đôi càng thứ 2 to, dài và thô. Ở con đực có nhánh phụ đực mọc kế nhánh
phụ trong của chân bụng thứ 2. Nhánh phụ đực bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn ấu
niên khi tôm đạt kích cở 30 mm và hoàn chỉnh khi tôm đạt 70 mm. Lỗ sinh dục
của con đực nằm ở gốc chân ngực thứ năm. Ngoài ra, ở giữa mặt bụng của đốt
bụng thứ nhất còn có điểm cứng
Tôm cái thường có kích cỡ nhỏ hơn đực, có phần đầu ngực nhỏ và đôi càng thon.
Tôm cái có 3 tấm bụng đầu tiên rộng và dài tạo thành khoang bụng rộng làm
13
buồng ấp trứng. Quá trình nở rộng của các tấm bụng này bắt đầu khi tôm đạt
chiều dài tổng cộng 95 mm. Lỗ sinh dục của con cái nằm ở gốc chân ngực thứ ba.
Trên chân bụng của tôm cái có nhiều lông tơ có tác dụng giúp trứng bám vào
trong quá trình đẻ và ấp trứng (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Ở thời gian đầu tôm với trọng lượng nhỏ sẽ có mức tăng trọng lớn, càng lớn mức
độ càng thấp nhưng trọng lượng đạt lớn (Nguyễn Việt Thắng, 2003). Trong quá
trình lớn lên, tôm trãi qua nhiều lần lột xác. Chu kì lột xác (thời gian giữa hai lần
lột vỏ liên tiếp nhau) tùy thuộc vào kích cở của tôm, giới tính, tình trạng sinh lý,
điều kiện dinh dưỡng và điều kiện môi trường. Tôm nhỏ có chu kỳ lột xác ngắn
hơn tôm lớn. Trong giai đoạn từ tôm bột đến đạt kích cỡ 30 – 50g sự sinh trưởng
của tôm đực và tôm cái tương đương nhau, sau đó chúng khác nhau rõ theo giới
tính. Tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt trọng lượng gấp đôi tôm cái
trong cùng thời gian nuôi (Nguyễn Thanh Phương, 2004).
Quá trình lột xác cuả tôm càng xanh chia thành các giai đoạn như sau
- Giai đoạn tiền lột xác
- Giai đoạn lột xác
- Giai đoạn hậu lột xác
- Giai đoạn giữa chu kỳ lột xác
Bảng 2.1: Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau (ở nhiệt
độ 280C) (Sandifer và Smith, 1985, trích lược Nguyễn Thanh Phương và ctv,
2004).
Trọng lượng (g) Số ngày giữa các lần lột xác
2 – 5
6 – 10
11 – 15
16 – 20
21 – 25
26 – 35
36 – 60
9
13
17
18
20
22
22 – 24
14
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Tôm càng xanh thành thục quanh năm, nhưng ở ĐBSCL, có 2 mùa tôm sinh sản
chính là khoảng tháng 4 – 6 và tháng 8 – 10. Sức sinh sản của tôm phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như kích thước, môi trường sống và điều kiện dinh dưỡng. Sức sinh
sản của tôm càng xanh tăng dần theo kích thước từ 20g – 140g, lớn hơn 140g sức
sinh sản của tôm giảm dần (Nguyễn Việt Thắng, 1993) tùy thuộc vào kích cở và
trọng lượng của tôm cũng như chất lượng và số lần tham gia sinh sản của tôm có
thể thay đổi từ 7000 – 50000 trứng. Trung bình, sức sinh sản tương đối của tôm
khoảng 500 – 1000 trứng/gram trọng lượng tôm. Tuy nhiên, tôm nuôi trong ao hồ
sức sinh sản tương đối của chúng có thể thấp hơn, trung bình khoảng 300 – 600
trứng/gram trọng lượng tôm (Trần Ngọc Hải, 1999). Tôm cái thành thục lần đầu
khoảng 3 – 3,5 tháng kể từ tôm bột (PL 10 – 15). Kích cở tôm nhỏ nhất đạt thành
thục đã được phát hiện là khoảng 10 – 13cm và nặng 7,5g. Tuy nhiên, tuổi và
kích cỡ khi thành thục của tôm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi
trường và thức ăn.
Trong quá trình thành thục, buồng trứng trải qua 4 giai đoạn phát triển trong vòng
14 – 20 ngày (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004).
- Giai đoạn I: Chưa thành thục, đường kính trứng đạt 0,064 – 0,128 mm
- Giai đoạn II: Chớm thành thục, đường kính trứng đạt 0,191 – 0,447 mm
- Giai đoạn III: Thành thục, đường kính trứng đạt 0,319 – 0,545 mm
- Giai đoạn IV: Chín muồi, đường kính trứng đạt 0,447 - 0,545 mm
2.1.7 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm càng xanh là loài giáp xác bật cao, nhưng được ghép vào loại động vật sống
đáy. Tuy nhiên, trong thực tế là loài ăn tạp, tính lựa chọn thức ăn không cao:
chúng là các dạng hữu cơ phân hủy, động vật và các khoáng (Nguyễn Việt Thắng,
2003). Hàm lượng đạm tối ưu cho tôm là từ 27 đến 35%. Nhu cầu đạm của tôm
thay đổi rất lớn theo giai đoạn phát triển. Ngoài nhu cầu về đạm tôm còn có nhu
cầu về một số chất khác như: chất béo 6 – 7,55%, chất bột đường