Nuôi vỗ và nghiên cứu sản xuất giống cá lóc được tiến hành tại Trại thực
nghiệm Thủy sản Trường Đại học Trà Vinh từ tháng 4/2013 - 7/ 2014.
Cá được nuôi vỗ có khối lượng 700 - 900 g được mua từ các ao nuôi cá hậu bị
(10-12 tháng tuổi). Thí nghiệm nuôi vỗ gồm 3 nghiệm thức thức ăn khác nhau là
TACN; TACN+CB và CB. Kết quả cho thấy Hệ số thành thục của cá trong hai tháng
đầu ở nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn cá biển và TACN+CB cao hơn nghiệm thức
TACN nhưng đến tháng thứ 3 HSTT của cá ở cả ba nghiệm thức thức ăn khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối của cá ở các
nghiệm thức không có sự khác biệt.
Nghiên cứu kích thích cá lóc sinh sản trên bể composite bằng HCG ở các liều
lượng cá cái 1000UI/kg, cá đực 2500UI/kg, 3000UI/kg và 3500UI/kg cho kết qủa tỷ lệ
thụ tinh, tỉ lệ nở cao nhất ở liều lượng HCG 3000UI cho cá đực. Thời gian hiệu ứng
dao động từ 15,5 - 25 giờ. Tỉ lệ thụ tinh từ 23,46 - 43,67%, tỉ lệ nở 19,35 - 50%.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ 1000 con/m3, 2000 con/m3 và 3000 con/m3
lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá từ giai đoạn cá hương có khối lượng 0,13 g/con
đến 45 ngày tuổi sử dụng cá biển xay cho cá ăn. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng
của cá cao nhất ở mật độ 1000 con/m3. Tuy nhiên tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức mật
độ 2000 con/m3 cao nhất khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Qua kết
quả thí nghiệm cho thấy mật độ nuôi có ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của
cá.
Nghiên cứu ảnh hưởng của 3 loại thức ăn (TACN; TACN+CB và CB) lên tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá cá từ giai đoạn cá hương có khối lượng 0,12 g/con đến 45
ngày tuổi ở mật độ 2000 con/m3. Kết quả cho thấy cá tăng trưởng tốt ở nghiệm thức
cho ăn TACN+CB (0,93g/con)và nghiệm thức cá biển (0,9g/con). Tỷ lệ sống của cá
cao nhất ở nghiệm thức TACN+CB.
64 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực nghiệm sản xuất giống cá lóc (channa sp) tại tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ LÓC
(Channa sp) TẠI TỈNH TRÀ VINH
Chủ nhiệm đề tài : ThS. HUỲNH KIM HƯỜNG
Chức vụ : Phó Trưởng Khoa
Đơn vị : Khoa NNTS
Trà Vinh, ngày tháng năm 2014
ISO 9001 : 2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ LÓC
(Channa sp) TẠI TỈNH TRÀ VINH
Xác nhận của cơ quan chủ quản
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Chủ nhiệm đề tài
(Ký, ghi rõ họ tên)
Huỳnh Kim Hường
Trà Vinh, ngày tháng năm 2014
ISO 9001 : 2008
i
LỜI CẢM ƠN
- Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu, Khoa Nông nghiệp - Thủy sản, Phòng Kế hoạch - Tài vụ,
Phòng KHCN & ĐTSĐH Trường Đại học Trà Vinh đã hỗ trợ tác giả hoàn
thành nghiên cứu này.
- Đặc biệt xin cảm ơn các thành viên trong nhóm nghiên cứu: Ths. Nguyễn Thanh
Hiệu giảng viên Bộ môn Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt ĐHCT, Ks. Phạm Văn Đầy,
Ks. Hồ Khành Nam giáo viên Bộ môn thủy sản, em Nguyễn Minh Nhựt sinh viên
lớp DA11TS đã tích cực tham gia nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm quý báu giúp
tác giả hoàn thành báo cáo.
Xin chân thành cảm ơn!
ii
TÓM TẮT
Nuôi vỗ và nghiên cứu sản xuất giống cá lóc được tiến hành tại Trại thực
nghiệm Thủy sản Trường Đại học Trà Vinh từ tháng 4/2013 - 7/ 2014.
Cá được nuôi vỗ có khối lượng 700 - 900 g được mua từ các ao nuôi cá hậu bị
(10-12 tháng tuổi). Thí nghiệm nuôi vỗ gồm 3 nghiệm thức thức ăn khác nhau là
TACN; TACN+CB và CB. Kết quả cho thấy Hệ số thành thục của cá trong hai tháng
đầu ở nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn cá biển và TACN+CB cao hơn nghiệm thức
TACN nhưng đến tháng thứ 3 HSTT của cá ở cả ba nghiệm thức thức ăn khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối của cá ở các
nghiệm thức không có sự khác biệt.
Nghiên cứu kích thích cá lóc sinh sản trên bể composite bằng HCG ở các liều
lượng cá cái 1000UI/kg, cá đực 2500UI/kg, 3000UI/kg và 3500UI/kg cho kết qủa tỷ lệ
thụ tinh, tỉ lệ nở cao nhất ở liều lượng HCG 3000UI cho cá đực. Thời gian hiệu ứng
dao động từ 15,5 - 25 giờ. Tỉ lệ thụ tinh từ 23,46 - 43,67%, tỉ lệ nở 19,35 - 50%.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ 1000 con/m3, 2000 con/m3 và 3000 con/m3
lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá từ giai đoạn cá hương có khối lượng 0,13 g/con
đến 45 ngày tuổi sử dụng cá biển xay cho cá ăn. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng
của cá cao nhất ở mật độ 1000 con/m3. Tuy nhiên tỉ lệ sống của cá ở nghiệm thức mật
độ 2000 con/m3 cao nhất khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Qua kết
quả thí nghiệm cho thấy mật độ nuôi có ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của
cá.
Nghiên cứu ảnh hưởng của 3 loại thức ăn (TACN; TACN+CB và CB) lên tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá cá từ giai đoạn cá hương có khối lượng 0,12 g/con đến 45
ngày tuổi ở mật độ 2000 con/m3. Kết quả cho thấy cá tăng trưởng tốt ở nghiệm thức
cho ăn TACN+CB (0,93g/con)và nghiệm thức cá biển (0,9g/con). Tỷ lệ sống của cá
cao nhất ở nghiệm thức TACN+CB.
ii
Các kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc
TACN+CB hoặc CB để nuôi vỗ cá. Có thể sử dụng HCG liều 1000UI/kg cá cái và
3000UI/kg cá đực để cho cá lóc sinh sản. Cá lóc từ giai đoạn 0,12 - 0,13g/con đến 45
ngày tuổi có thể ương ở mật độ 2000 con/m3 sử dụng thức ăn công nghiệp (50%) + cá
biến xay (50%) hoặc cá biển xay 100%.
iii
MỤC LỤC
NỘI DUNG .......................................................................................................... TRANG
CHƯƠNG I ........................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG II ................................................................................................ 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
2.1 Hệ thống phân loại ................................................................................ 3
2.1 Phân bố .................................................................................................. 4
2.3 Tập tính dinh dưỡng .............................................................................. 4
2.4 Tập tính sinh trưởng .............................................................................. 5
2.5 Đặc điểm sinh sản ................................................................................. 5
2.6 Hệ số thành thục và sức sinh sản ......................................................... 6
2.6.2 Sức sinh sản ....................................................................................... 7
2.6.3 Chất lượng cá bố ................................................................................ 9
2.7 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến sự thành thục của cá ............... 10
2.7 Cơ sở khoa học của biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ .................... 11
2.8 Nguyên lý cơ bản về kích thích sinh sản các loài cá nuôi .................... 12
2.9 Vấn đề sử dụng kích thích tố để kích thích cá sinh sản ........................ 12
2.10 Một số nghiên cứu sử dụng HCG kích thích sinh sản cá .................... 13
2.11 Các phương pháp ương cá .................................................................. 13
2.11.1 Ương trong giai ................................................................................ 14
2.11.2 Ương trong ao đất ............................................................................ 14
2.11.3 Ương trong bể xi-măng .................................................................... 14
2.11.4 Ương trong bể lót bạt ....................................................................... 14
2.12 Những nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cho một số
loài cá lóc .................................................................................................... 15
CHƯƠNG III .............................................................................................. 17
iii
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 17
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 17
3.2 Thí nghiệm 1: nuôi vỗ thành thục cá lóc ............................................... 18
3.3 Thí nghiệm 2: Sản xuất giống cá lóc .................................................... 19
3.3.1 Thí nghiệm cho cá lóc sinh sản trên bể composite bằng HCG .......... 19
3.3.2 Thí nghiệm kiểm chứng cho cá sinh sản bằng HCG ......................... 19
3.3.2 Thí nghiệm cho cá sinh sản trong giai đặt trong ao ........................... 20
3.4 Thí nghiệm 3: ương cá bột lên cá giống ............................................... 19
3.4.1 Thí nghiệm 1: ảnh hưởng của mật độ ương lên sự tăng trưởng,
tỷ lệ sống của cá bột lên cá giống sau thời gian 45 ngày ............................ 21
3.4.2 Thí nghiệm 2: ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng, tỷ lệ sống
của cá bột ương lên cá sống sau thời gian 45 ngày ..................................... 23
CHƯƠNG IV .............................................................................................. 25
KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................................... 25
4.1 Thí nghiệm nuôi vỗ thành thục cá lóc ................................................... 25
4.1.1 Các yếu tố môi trường ........................................................................ 25
4.1.2 Hệ số thành thục ................................................................................. 25
4.1.3 Sức sinh sản ....................................................................................... 26
4.1.4 Thành thục của cá (Thêm đề thị) ....................................................... 27
4.1.3 Đường kính trứng ............................................................................... 27
4.2 Thí nghiệm cho cá lóc sinh sản ............................................................. 28
4.2.1 Thí nghiệm cho cá lóc sinh sản trên bể bằng HCG ở các nồng độ khác
nhau ............................................................................................................. 28
4.2.2 Thí nghiệm kiểm chứng cho cá sinh sản trên bể bằng HCG ............. 29
iii
4.3 Thí nghiệm cho cá lóc sinh sản trong giai đặt trong ao ........................ 29
4.4 Thí nghiệm ương cá lóc ........................................................................ 30
4.3.1 Ảnh hưởng của mật độ ương lên sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của
cá hương lên cá giống sau thời gian 45 ngày .............................................. 30
4.3.1.1 Các chỉ tiêu môi trường................................................................... 30
4.3.1.2 Khối lượng cá sau thời gian ương ................................................... 31
4.3.1.3 Tỉ lệ sống của cá ............................................................................. 33
4.3.2 Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá hương
ương lên cá sống sau thời gian 45 ngày ...................................................... 34
4.3.2.1 Các yếu tố môi trường..................................................................... 34
4.3.2.2 Khối lượng cá sau thời gian ương ................................................... 35
4.3.2.3 Tỉ lệ sống của cá.............................................................................. 37
KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT...........................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 40
iv
DANH SÁCH BẢNG
NỘI DUNG ................................................................................................. ...... TRANG
Bảng 2.1: Sức sinh sản của một số loài cá nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long..8
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn cá bố mẹ ở Đồng bằng sông Cửu Long...........................10
Bảng 3.1 : Phương thức thay thế dần lượng moina bằng thức ăn chế biến (TACN,
TACN+CB, CB)22
Bảng 4. 1: Các yếu tố môi trường nuôi vỗ cá lóc..............................................24
Bảng 4.2: Hệ số thành thục qua của cá lóc qua các tháng nuôi.........................25
Bảng 4. 3: Sức sinh sản của cá...........................................................................25
Bảng 4.4: Tỉ lệ cá thành thục qua 3 tháng nuôi vỗ.............................................26
Bảng 4.5: Đường kính trứng cá lóc....................................................................27
Bảng 4.6: Thời gian hiệu ứng, tỷ lệ cá rụng trứng, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở...........27
Bảng 4.7: Thời gian hiệu ứng, tỷ lệ cá rụng trứng, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở...........28
Bảng 4.8: Thời gian hiệu ứng, tỷ lệ cá rụng trứng, tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở...........29
Bảng 4.9: Nhiệt độ, pH và Oxy trung bình của các nghiệm thức.......................29
Bảng 4.10: Hàm lượng TAN và N-NO2- trung bình của các nghiệm thức . .......30
Bảng 11: Khối lượng cá thí nghiệm ảnh hưởng mật độ......................................30
Bảng 12: Hàm lượng TAN N-NO2- và trung bình của các nghiệm thức .... .......30
Bảng 13: Các yếu tố môi trường trong bể ương................................................. 11
Bảng 14: Khối lượng cá thí nghiệm ảnh hưởng..12
1
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
Bên cạnh các loài cá nuôi truyền thống như cá tra, cá basa, cá rô đồng cá lóc
đang là đối tượng được nuôi nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do cá lóc là
đối tượng tương đối dễ nuôi và có thể nuôi với nhiều mô hình khác nhau như: nuôi
trong ao đất, ao nổi (nuôi trong bể bạt hoặc bể xi măng), mùng vèo, lồng bè (Lê Xuân
Sinh và ctv., 2009).
Cá lóc là loài chất lượng thịt ngon, có kích thước lớn và tốc độ tăng trưởng
nhanh. Đây là một trong những loài cá nước ngọt nuôi có giá trị kinh tế cao góp phần
quan trọng trong việc cải thiện đời sống của nhiều người dân ở các tỉnh An Giang,
Đồng Tháp, Cần Thơ và Cà Mau (Loan et al., 2003 trích dẫn bởi Lam Mỹ Lan, 2009).
Riêng Trà Vinh, phong trào nuôi cá lóc phát triển rất mạnh mẽ từ năm 2010,
việc nuôi cá lóc đã đem lại hiệu qủa kinh tế cho người dân. Những năm gần đây, theo
khuyến khích của ngành nông nghiệp tỉnh, nhiều nông dân ở các vùng nước ngọt, nước
lợ trong tỉnh Trà Vinh đã phát triển khá mạnh nghề nuôi cá lóc trong ao đất. Hiện toàn
tỉnh có hơn 1.629 hộ nông dân ở các huyện Trà Cú, Tiểu Cần, Châu Thành, Duyên Hải,
Cầu Kè nuôi cá lóc trên diện tích trên 230 ha. Trong số các huyện có nuôi cá lóc Trà
Cú là huyện có diện tích đất nuôi cá lóc nhiều nhất tỉnh. Hầu hết nông dân nuôi cá lóc
theo mô hình công nghiệp và đa số các hộ nuôi đạt mức lợi nhuận khá cao. Sản lượng
đạt bình quân sau 6 tháng nuôi 20 tấn/ha (Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Trà
Vinh. Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản (2014)).
Việc phát triển nuôi cá lóc kéo theo nhu cầu rất lớn về con giống thả nuôi.
Người nuôi cá lóc ở tỉnh Trà Vinh thu mua cá giống từ nhiều nơi khác chuyển về dẫn
đến chi phí tăng cao, chất lượng và số lượng con giống không được đảm bảo. Bên cạnh
đó việc sản xuất giống cá lóc tại Trà Vinh vẫn chưa ổn định. Vì vậy, nhu cầu sản xuất
giống cá lóc tại địa phương Trà Vinh trong giai đoạn hiện nay là cần thiết. Do đó đề
tài: “ Nghiên cứu sản xuất giống cá lóc Channa sp tại Trà Vinh” được thực hiện.
2
Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu sản xuất giống cá lóc tại Trà Vinh.
Nội dung triển khai nghiên cứu:
- So sánh nuôi vỗ cá thành thục cá lóc bằng các loại thức ăn khác nhau.
- Thực hiện sinh sản nhân tạo cá lóc trong giai và trong bể composite.
- Ảnh hưởng của mật độ và thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá hương
lên cá giống sau thời gian 45 ngày.
3
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Hệ thống phân loại
Cá lóc thuộc họ Channidae hiện nay có 2 giống là Parachanna và Channa. Giống
Parachanna được tìm thấy ở Châu Phi còn giống Channa thì phân bố chủ yếu ở Châu Á
(Nguyễn Văn Thường, 2004).
Ở Việt Nam có 4 loài cá lóc gồm: cá lóc (Channa striata), cá lóc bông (Channa
micropeltes), cá chành dục (Channa gachua), cá dày (Channa lucius). Theo Nguyễn
Văn Hoà (2008) vào thập niên 1990, ở ĐBSCL đã có thêm nhóm cá lóc Môi trề, cá lóc
Đầu vuông và cá lóc đen hay cá lóc đầu nhím phân bố ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng
Tháp. Đây là nhóm cá lóc có kích cỡ lớn, giá trị kinh tế cao, được nuôi và mang lại
hiệu qủa kinh tế cho nghề nuôi cá lóc.
Theo hệ thống phân loại của Fishbase, cá lóc được phân loại như sau:
Bộ: Perciformes
Họ: Channidae
Giống: Channa
Loài: Channa striata Bloch, 1793
Cá có màu xanh đen, nâu đen đến đen ở mặt lưng và nhạt dần xuống bụng, bụng
cá có màu trắng sữa. Ở cá nhỏ hai bên thân có từ 10 - 14 sọc đen lợt vắt xéo ngang
thân, các sọc này nhạt dần và mất hẳn ở cá trưởng thành (Trương Thủ Khoa và Trần
Thị Thu Hương, 1993).
Thân dài hình trụ, tròn ở phần trước, dẹp bên ở phần sau. Vẩy lược lớn phủ khắp
khắp thân và đầu. Đường bên hoàn toàn gãy khúc ở khoảng vẩy 15 - 20 và thụt xuống
hai hàng vẩy, phần sau của đường bên chạy liên tục khoảng giữa thân. Gốc vi lưng rất
dài. Vi hậu môn ngắn hơn vi lưng. Vi đuôi tròn không chẽ hai (Trương Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương, 1993).
4
2.1 Phân bố
Cá lóc có vùng phân bố rộng từ Trung Quốc đến Việt Nam, Campuchia, Lào,
Thái Lan, Myanma, Ấn Độ, Philippin (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương,
1993). Ở Việt Nam cá phân bố chủ yếu ở ĐBSCL bao gồm các tỉnh An Giang, Bạc
Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng,
Trà Vinh, Vĩnh Long. Cá sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao, hồ, đầm, sông,
thích nghi được với môi trường nước đục, tù, nước lợ nồng độ muối nhỏ hơn 15‰. Đặc
biệt, cá thích sống ven bờ nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh để rình và bắt mồi. Các loài cá
lóc có cơ quan hô hấp phụ nên có thể sống ở nơi có hàm lượng oxy hoàn tan thấp và
pH nước thấp (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Môi trường nuôi trong khoảng thích hợp càng ổn định cá sẽ tăng trưởng và phát
triển càng tốt, sức đề kháng tốt, ký sinh trùng và mầm bệnh khó xâm nhập. Các biến
động gây sốc do môi trường nước rất dễ làm cá giảm sức đề kháng và yếu đi, cá dễ bị
ký sinh trùng xâm nhập, nhiễm bệnh và chết. Thông thường, cá thích sống ở nơi nước
tĩnh có mực nước trung bình khoảng từ 0,5 - 1 m. Mùa hè cá thường hoạt động và bắt
mồi ở tầng nước mặt. Mùa đông cá thích hoạt động ở tầng nước sâu hơn trong thủy
vực.
2.3 Tập tính dinh dưỡng
Cá lóc cấu trúc ống tiêu hóa gồm mõm ngắn, răng bén nhọn, răng hàm dưới và
vòm miệng có xen kẽ một số răng chó, cá không có răng hàm trên. Thực quản ngắn,
vách dầy, bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn, dạ dày to hình chữ Y, đây là loài cá
dữ, ăn động vật điển hình (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Cá mới
nở sử dụng dinh dưỡng từ noãn hoàng. Từ ngày thứ 4 - 5, khi noãn hoàng đã hết, cá bắt
đầu ăn thức ăn bên ngoài. Lúc này cá bột ăn được các loài động vật phù du vừa cỡ
miệng chúng. Luân trùng Brachionus plicatilis được xem là thức ăn đầu tiên tốt nhất
của cá bột. Giai đoạn kế tiếp cho ăn trứng nước (Moina), Daphnia hay trùng chỉ, ấu
trùng muỗi đỏ. Giai đoạn cá giống, sâu gạo và dòi là thức ăn ưa thích của cá. Trong 3
5
tuần lễ đầu, Moina vẫn là thức ăn tốt nhất đối với cá. Giai đoạn cá lớn thường cho ăn cá
tạp, phụ phế phẩm từ các nhà máy chế biến đầu tép, tôm, ếch, cá hay thức ăn chế biến
và thức ăn viên (Dương Nhựt Long, 2004). Theo Nguyễn Văn Kiểm và Dương Nhựt
Long (1999) khi cá dài cỡ 5 - 6 cm chúng đã có thể đuổi bắt các loài tép và cá có kích
cỡ nhỏ hơn chúng. Khi cơ thể đạt chiều dài trên 10 cm, cá đã có tập tính ăn như cá
trưởng thành (Phạm Văn Khánh, 2003). Cá lớn thường bắt mồi mạnh vào lúc sáng sớm
hoặc chiều mát, khi nhiệt độ nước trên 25oC. Chúng có thể chịu đựng nhiệt độ trong
khoảng 12 - 40 oC. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ thấp hơn 12oC thì cá kém ăn và thường
sống ở tầng đáy. Cá lóc là loại cá dữ nên hiện tượng ăn lẫn nhau là khá phổ biến, đặc
biệt là khi có sự khác nhau về kích cỡ thì tỉ lệ ăn nhau càng tăng. Việc cho ăn cũng làm
giảm hiện tượng ăn lẫn nhau; nếu không cho ăn thì hiện tượng này là 83% nhưng sẽ
giảm đến 43% khi cho ăn với tỉ lệ 15% trọng lượng thân. Có thể giảm bớt ăn lẫn nhau
bằng nhiều cách như phân cỡ và cho ăn theo nhu cầu (Qin và Fast, 1996).
Cá lóc có sự ăn nhau khi có sự sai khác về kích cỡ. Nghiên cứu của Qin et al.,
(1996b) trong ngày cho thấy kích cỡ cá nhỏ/ cá lớn = 0,64/L sẽ có hơn 40% cá nhỏ bị
cá lớn ăn thịt, tỉ lệ này gia tăng khi sự sai khác về kích cỡ càng lớn đến 100% cá nhỏ bị
ăn thịt khi tỉ lệ cá nhỏ/cá lớn = 0,35/L. Tính ăn thịt lẫn nhau của cá lóc đen giống được
dựa trên kích thước/ hình thái của độ rộng miệng, độ rộng đầu và chiều dài cơ thể đối
với chiều dài con vật ăn thịt (Qin et al., 1996b). Theo Victor (1992) trích dẫn bởi Phan
Hồng Cương (2009) cũng nhận thấy khi được nuôi đơn trong điều kiện dinh dưỡng
thấp (tỉ lệ dạ dày rỗng cao 75%), thức ăn cho cá cung cấp không thích hợp, cá phụ
thuộc vào thức ăn tự nhiên và lúc này chúng thể hiện tính ăn lẫn nhau rất lớn.
2.4 Tập tính sinh trưởng
Cá lóc có cơ quan hô hấp phụ ở mang, ngoài việc sử dụng oxy có sẵn trong
nước cá cũng có thể lấy oxy trực tiếp từ không khí, cho nên chúng có thể sống trong
môi trường chật hẹp, trong điều kiện nước dơ, thiếu oxy. Giai đoạn nhỏ, cá tăng chủ
yếu về chiều dài. Cá càng lớn thì sự tăng trọng cũng nhanh hơn. Trong tự nhiên sức lớn
6
của cá phụ thuộc vào thức ăn sẵn có trong thủy vực nước. Do vậy, tỉ lệ sống của cá
trong tự nhiên khá thấp. Trong điều kiện nuôi có thức ăn và chăm sóc tốt cá có thể lớn
từ 0,8 - 1 kg/con sau 5 - 6 tháng nuôi (Dương Nhựt Long, 2004)
2.5 Đặc điểm sinh sản
Tương tự như hầu hết các loài cá ở ĐBSCL