Đề tài Thực nghiệm sinh sản nhân tạo cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) tại trung tâm giống tỉnh An Giang

Trong nhiều năm trở lại đây nghề nuôi thuỷ sản ở ĐBSCL đã có bước phát triển to lớn và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước. Trong số các đối tượng nuôi nước ngọt ở ĐBSCL thì Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) (Sauvage 1878) là đối tượng được phát triển rất sớm. Đây là đối tượng được nuôi phổ biến ở ĐBSCL và có giá trị kinh tế rất cao, một trong những đối tượng xuất khẩu thuỷ sản chủ lực của đất nước do được thị trường nhiều nước tiêu thụ ưa chuộng. Cá Tra là loài dễ nuôi, có tính ăn rộng, có khả năng sống được trong môi trường khắc nghiệt, tăng trọng nhanh và có thể nuôi với mật độ cao. Vì vậy nghề nuôi Cá Tra ngày càng được mở rộng nên có những cơ hội và thử thách mới. Trước đây nguồn giống cá tra chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Do khai thác quá mức những năm gần nguồn cá tra giống ngoài tự nhiên suy giảm nghiêm trọng. Trong nhiều năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu sản xuất giống Cá Tra đạt được những thành công đáng kể từ mốc quan trọng là từ năm 1995 và đưa vào cho sản xuất đại trà từ năm 1998. Từ đây nguồn cá giống được chủ động và giống cho nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL gần như được hoàn toàn cung cấp từ sản xuất giống nhân tạo. Tuy nhiên kết quả sinh sản nhân tạo cá thường biến đổi và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Trong đó vấn đề nuôi vỗ kích thích sinh sản vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện trong tương lai. Vì những lí do trên mà đề tài: “Thực nghiệm sinh sản nhân tạo cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) tại trung tâm giống tỉnh An Giang” được tiến hành.

doc27 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3637 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực nghiệm sinh sản nhân tạo cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) tại trung tâm giống tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THÀNH TUÂN THỰC NGHIỆM SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) TẠI TRUNG TÂM GIỐNG TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THÀNH TUÂN THỰC NGHIỆM SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) TẠI TRUNG TÂM GIỐNG TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. NGUYỄN VĂN KIỂM 2009 i LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tạo điều kiện, truyền đạt cho tôi kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong thời gian đào tạo tại trường. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến đối với thầy hướng dẫn, Thầy Nguyễn Văn Kiểm đã tận tình hướng dẫn tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn các cô chú, anh chị trong trại giống Bình Thạnh thuộc trung tâm giống thủy sản An Giang đã hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đề tài. Cảm ơn các bạn bè đã cùng tôi đoàn kết, gắn bó giúp đỡ nhau trong quá trình suốt quá trình học tập. Lời cảm ơn cuối cùng và trân trọng nhất đến cha mẹ và gia đình đã chăm sóc, dạy dỗ cho tôi có được cuộc sống ngày hôm nay. Xin chân thành cảm ơn Nguyễn Thành Tuân ii TÓM TẮT Đề tài thực nghiệm sinh sản nhân tạo cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) tại trung tâm giống thủy sản An Giang được thức hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2009. Kết quả của đề tài là đã cho cá đẻ được 11 lần với các thông số kỹ thuật trong sinh sản nhân tạo đều cao hơn 80%. Điều đó chứng tỏ biện pháp kỹ thuật nuôi vỗ của trại đẫ đáp ứng được nhu cầu thành thục sinh dục cá của trại cùng với phương pháp tiêm cá nhiều lần đã có tác dụng tốt đối với quá trình chin và rụng trứng cuả cá tra. iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ.........................................................................................................i TÓM TẮT.............................................................................................................ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH SÁCH HÌNH.............................................................................................v DANH SÁCH BẢNG...........................................................................................vi Chương 1: GIỚI THIỆU…………………………………………………………1 Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU……………………………………………2 2.1 Khái quát tình hình sản xuất giống cá tra ở ĐBSCL.................................. 2 2.2 Sơ lược đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ... 3 2.3 Phân bố..................................................................................................... 4 2.4 Đặc điểm hình thái................................................................................... 4 2.5 Đặc điển sinh trưởng ................................................................................ 5 2.6 Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................... 5 2.7 Đặc điểm sinh sản..................................................................................... 6 2.8 Một số kết quả kỹ thuật sản xuất giống cá tra ........................................... 6 2.8.1 Ao nuôi vỗ cá bố mẹ .......................................................................... 6 2.8.2 Vấn đề tiêu chuẩn cá bố mẹ ............................................................... 7 2.8.3 Vấn đề nuôi vỗ và kích thích sinh sản ................................................ 8 2.8.4 Vấn đề quản lí ao nuôi vỗ cá bố mẹ ................................................... 8 2.9 Vấn đề kích thích cá tra sinh sản............................................................... 9 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………..11 3.1 Thời gian nghiên cứu...............................................................................11 3.2 Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................11 3.3 Vật liệu nghiên cứu..................................................................................11 3.4 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................11 3.4.1 Biện pháp nuôi vỗ.............................................................................12 3.4.2 Kích thích sinh sản............................................................................12 3.4.3 Ấp trứng ..........................................................................................12 3.5 Xử lý số liệu............................................................................................13 Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN…………………………………………..14 4.1 Đặc điểm của ao và cơ cấu đàn cá bố mẹ .................................................14 4.1.1 Đặc điểm của ao nuôi vỗ...................................................................14 4.1.2 Đặc điểm đàn cá bố mẹ .....................................................................16 4.1.3 Chế độ nuôi vỗ..................................................................................17 iv 4.2 Kết quả nuôi vỗ cá tra..............................................................................18 4.2.1 Sự thành thục của cá tra ....................................................................18 4.2.2 Kết quả kích thích sinh sản ...............................................................18 4.3 Kết quả ấp trứng ......................................................................................21 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT………………………………………...22 5.1 Kết luận...................................................................................................22 5.2 Đề xuất ....................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………23 v DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1. Cá tra (Pangasiannodon hypophthalmus Sauvage, 1878)……....4 Hình 3.1. Hệ thống bể ấp trứng .................................................................12 Hình 4.1. Cảnh quang xung quanh ao nuôi vỗ ..........................................14 Hình 4.2. Tiêm kích thích tố......................................................................18 Hình 4.3. Vuốt trứng và thụ tinh................................................................19 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Liều lượng kích thích cá sinh sản............................................12 Bảng 4.1. Kết quả xác định các yếu tố môi trường ao nuôi vỗ...............15 Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu kỹ thuật của ao nuôi vỗ cá bố mẹ...................15 Bảng 4.3. Cơ cầu đàn cá bố mẹ..............................................................16 Bảng 4.4 Tỷ lệ rụng trứng của cá ở các thời điểm khác nhau .................20 Bảng 4.5 Sức sinh sản của cá trên từng trọng lưọng cá ..........................20 Bảng 4.6 Kết quả ấp trứng qua các đợt sinh sản....................................21 1 Chương 1: GIỚI THIỆU Trong nhiều năm trở lại đây nghề nuôi thuỷ sản ở ĐBSCL đã có bước phát triển to lớn và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước. Trong số các đối tượng nuôi nước ngọt ở ĐBSCL thì Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) (Sauvage 1878) là đối tượng được phát triển rất sớm. Đây là đối tượng được nuôi phổ biến ở ĐBSCL và có giá trị kinh tế rất cao, một trong những đối tượng xuất khẩu thuỷ sản chủ lực của đất nước do được thị trường nhiều nước tiêu thụ ưa chuộng. Cá Tra là loài dễ nuôi, có tính ăn rộng, có khả năng sống được trong môi trường khắc nghiệt, tăng trọng nhanh và có thể nuôi với mật độ cao. Vì vậy nghề nuôi Cá Tra ngày càng được mở rộng nên có những cơ hội và thử thách mới. Trước đây nguồn giống cá tra chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Do khai thác quá mức những năm gần nguồn cá tra giống ngoài tự nhiên suy giảm nghiêm trọng. Trong nhiều năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu sản xuất giống Cá Tra đạt được những thành công đáng kể từ mốc quan trọng là từ năm 1995 và đưa vào cho sản xuất đại trà từ năm 1998. Từ đây nguồn cá giống được chủ động và giống cho nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL gần như được hoàn toàn cung cấp từ sản xuất giống nhân tạo. Tuy nhiên kết quả sinh sản nhân tạo cá thường biến đổi và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Trong đó vấn đề nuôi vỗ kích thích sinh sản vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện trong tương lai. Vì những lí do trên mà đề tài: “Thực nghiệm sinh sản nhân tạo cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) tại trung tâm giống tỉnh An Giang” được tiến hành. Mục tiêu đề tài Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân sinh viên trước khi trở thành người cán bộ kỹ thuật thực thụ. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên đề tài tiến hành một số nội dung sau: Thu thập thông tin về đàn cá tra bố mẹ. Tìm hiểu và thực hiện biện pháp nuôi vỗ cá bố mẹ. kích thích cá tra sinh sản. 2 Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Khái quát tình hình sản xuất giống cá tra ở ĐBSCL ĐBSCL là 1 trong 7 vùng trọng điểm của cả nước, có diện tích xấp xỉ 4 triệu ha, chiếm 12% tổng diện tích cả nước. ĐBSCL là vùng hạ lưu châu thổ sông Mekong, đây là vùng trù phú nhất, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả Đông Nam Á. Là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước, sản lượng thủy sản của vùng chiếm 50%, diện tích nuôi trồng chiếm 60%, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm 65% và giá trị xuất khẩu thủy sản vùng chiếm 51% cả nước. Trong đó nghề nuôi cá tra năm 2002 là 200.000 tấn, 2004 là 315.000 tấn và dự báo 2010 đạt 500.000 tấn (BTS, 2004). Năm 2002 sản lượng cá tra và basa nuôi của ĐBSCL đạt hơn 200.000 tấn, sản lượng xuất khẩu đạt 56.000 tấn, kim nghạch xuất khẩu khoảng 135 triệu USD (Ngô Thị Thúy An, 2007). Đến năm 2003, việc xuất khẩu cá tra, basa gặp nhiều nhiều khó khăn do vụ kiện chống bán phá giá cá tra và basa của mỹ đã làm nghề nuôi bất ổn, nhưng cũng qua vụ kiện này làm cho thị trường thế giới biết đến cá tra và basa nhiều hơn và từ đây cá tra Việt Nam có thi trường tiêu thụ rộng hơn và nghề nuôi phát triển mạnh hơn. Năm 2006 xuất khẩu cá tra, Basa đạt 286600 tấn thu về 736872503 USD, 8 tháng đầu năm 2007 đạt 213576 tấn thu về 564762570 USD (Fistenet.gov.vn, 20.05.09). Do trong thời gian đây cá tra được nhiều quốc gia ưa chuộng, là đối tượng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL nên trở thành đối tượng có giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương. Trước đây nguồn cá giống nuôi chủ yếu khai thác tự nhiên ở các địa phương nên nguồn giống không ổn định và do lợi nhuận mà nó mang dẫn đến việc thác bừa bãi làm cho nguồn giống ngày càng cạn kiệt. Chính vì thế yêu cầu đặt ra là phải có đủ nguồn cá giống phục vụ cho nghề nuôi cá ngày càng phát triển mạnh trong khi nguồn cá tự nhuên không còn đủ. Trước những khó khăn đó, sự ra đời của kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra được xem như bước ngoặt lớn đánh dấu cho sự phát triển nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL. Ở Việt Nam, một số trường và viện nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu cho nuôi vỗ và sinh sản loài cá này từ những năm 1980. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu kỹ thuật còn chưa ổn định. Mãi đến năm 2000 mới đưa vào sản xuất đại trà. Nếu như trước đây nguồn cá giống được cung cấp chủ yếu từ hệ thống sông Tiền, sông Hậu thì từ nay nguồn cá giống sinh sản nhân tạo đã trở thành trở thành nguồn cung cấp chính cho người nuôi. Viếc chủ động cung cấp nguồn giống đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người sản xuất và mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi cá tra vốn dĩ là một phần cuộc sống của người dân ĐBSCL. 3 Qua 4 tháng thực hiện đề tài tại trung tâm giống thủy sản An Giang đã giúp cho bản thân sinh viên thực tập hoàn thiện kỹ năng trong sinh sản nhân tạo cá tra và có cái nhìn tống quát hơn về tình hình sản xuất giống cá tra hiên nay nhất là ở An Giang. Tỉnh An Giang hiện nay có nhiều cở sở sản xuất giống cá tra nhân tạo trong đó trung tâm giống thủy sản của tỉnh là nơi cung con giống cá tra chất lượng cao hàng năm cung cấp khoảng 225 triệu cá bột. Được thành lấp từ năm 1999 ban đầu với 10 ha sau đó trung tâm ngày càng mở rộng 3 cơ sở. Trung tâm nhiều năm qua đã mở nhiều lớp tạp huấn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật tuyến cơ sở và các trại giống về qui trình sản xuất giống, ương và nuôi cá tra theo tiêu chuẩn SQF CM, chuyển giao công nghệ cho các tỉnh. Trại giống Bình Thạnh của trung tâm với diện tích khoảng 10 ha là nơi cho nuôi vỗ và sinh sản nhiều đối tượng, trong đó chủ lực hiện nay là sản xuất giống cá tra bột với số lượng khoảng 600 triệu bột mỗi năm. 2.2 Sơ lược đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) Loài cá tra nuôi Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878) được mô tả lần đầu tiên bởi Sauvage 1878 . Tên khoa học của cá tra theo các tác giả trước đây là Pangasius micronemus beeker, 1847 (Dương Thúy Yên, 2003). Ở Việt Nam đã được một số tác giả đề cập đến và các tác giả đều thống nhất có 9 loài cá tra trong giống cá tra có mặt ở miền nam Việt Nam, trong đó cá tra có tên khoa học theo khóa phân loại của Smith(1945) là Pangasius microneus Beeker. Tuy nhiên theo Tyson R. Roberts và Chavalilit Vidthayanon(1991 thì cá Tra Việt Nam có tên khoa học là Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878) ( Phạm Văn Khánh, 1996). Theo hệ thống phân loại mới của WJ. Rainboth (1996) thì cá Tra được phân loại như sau: Lớp Cá Pisces Bộ Cá nheo Siluriformes Họ Cá tra Pangasiidae Giống Cá tra Pangasianodon Loài Cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878) Tên địa phương của cá tra Việt Nam và một số nước khác như sau: Indonesia: Wagal, Wakal, Juaru, Djuata, Lawang, Rio, Rios. Thái Lan: Plasawai, Pla Sangkawart tong. Campuchia: Trey Pra. Việt nam: cá tra. 4 2.3 Phân bố Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mekong, có mặt ở cả 4 nước nước Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan. Ở Thái Lan còn gặp ở lưu vực sông Mekloong và Chao Phraya (VINAFIS, 2004). Tại Campuchia, cá tra có mặt ở hầu hết các thuỷ vực ( sông, hồ, bưng). Ngày nay các tra được di nhập tới nhiều nước. Cá tra cũng được tìm thấy ở nhiều thuỷ vực của các sông lớn ở các nước Malaysia, Indonesia, Myanmar, Sumatra và Trung Quốc (VINAFIS, 2004). Ở Việt Nam cá tra hoang dã xuất hiện tự nhiên ở vùng hạ lưu sông Mekong. Cá tra cũng có mặt ở hầu hết các sông rạch như Đồng Nai, Vàm Cỏ, hồ biển Lạc, sông La Ngà (Nguyễn Chung, 2007). 2.4 Đặc điểm hình thái Hình 2.1. Cá tra (Pangasiannodon hypophthalmus Sauvage, 1878) Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) mô tả cá tra có một số đặc điếm: D.II,(6-7), P.I,(9-10), V.1(7-8), A.32-34. Dài chuẩn/dài đầu = 4,04 (3,5-6,2), dài chuẩn/cao thân = 4,2 (3,4-3,9), dài đầu/cao vòm miệng = 5,3 (4,7-10,9), dài đầu/đường kính mắt = 4,4 (2,9-7,8), dài đầu/khoảng cách 2 mắt =1,7 (1,5-2,3), dài c. đuôi/cao c. Đuôi = 1,3-2,27. Đầu rộng, dẹp bằng, mõm ngắn, miệng cận dưới, rộng ngang, không co duỗi được dang hình vòng cung và nằm trên mặt phẵng ngang. Răng nhỏ mịn, răng vòm miệng chia thành 4 nhóm mhỏ, mỏng nằm trên đường vòng cung. Có 2 đôi râu, râu mép kéo dài chưa chạm đến gốc vi ngực, râu mép ngắn hơn. Thân thon dài, phần sau dẹp hơn. Đường bên hoàn toàn và phân nhánh bắt đầu từ mép trên của lỗ cung mang đến điểm giữa của gốc vi đuôi. 5 Vây ngực có gai cứng, vây bụng có 8 tia mềm phân nhánh, trong khi các loài cá khác chỉ có 6 tia (Phạm Văn Khánh, 1996). Ở cá nhỏ, phần lưng của đầu và thân có màu xám lục nhạt. Ở cá lớn, mặt bên của thân và đầu có màu xanh xám hoặc nâu lợt dần xuống bụng. Cá có dạ dày to, ruột ngắn nên nên có tính ăn tạp và ăn thiên về động vật, cá không kén thức ăn. Cá có kích thước lớn, chiều dài trung bình 30-40cm và nặng 1,2-1,5kg/con, tự nhiên hoang dã có chiều dài 80-100cm và nặng 10-15kg/con (Nguyễn Chung, 2007). 2.5 Đặc điển sinh trưởng Cá tra sống ở vùng nước ấm, nhiệt độ thích hợp 26-320 c, pH = 4-5, và nơi có độ mặn 7 - 100 /00, chịu được nhiệt độ 30o c nhưng dễ chết ở nhiệt độ thấp hơn 150 c (Nguyễn Chung, 2007). Cá có cơ quan hô hấp phụ, có thể thở bằng bong bóng khí và da nên có khả năng sống trong điều kiện ao tù, nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp và có thể nuôi với mật độ cao do khả năng tiêu hao oxy thấp (104,42mg/1kg.h) (Trương Tấn Toàn, 1985). Trong tự nhiên hoang dã, cá 1 năm tuổi có thể đạt 0.7kg/con, 2 năm tuổi có thể lớn 1-5-2 kg/con và 3 năm tuổi có thể đạt 3-4 kg/con (Nguyễn Chung, 2007). Cá tra mới nở, sau khi sử dụng hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống. Một tài liệu về sinh sản nhân tạo cá tra ở Thái Lan cho biết cá 3 - 4 ngày tuổi có thể ăn lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng liên tục ăn lẫn nhau nếu cá ương không được cho ăn đầy đủ (Nguyễn Hoàng Vũ, 2008 ). Khi khảo sát cá bột vớt trong tự nhiên trên sông Tiền vẫn thấy chúng ăn lẫn nhau ngay trong các đáy chứa cá bột vớt được (Nguyễn Tường Anh, 1979). Cá còn nhỏ tăng nhanh về chiều dài, cá bột ương sau 2 tháng đạt 10-12cm. Trong tự nhiên, 1 năm đạt 0,7kg/con, 2 tuổi 1,5-2kg/con, 3 năm 3-4kg/con. Cá nuôi trong ao có thể đạt 25kg ở cá 10 tuổi (Dương Nhựt Long, 2003). 2.6 Đặc điểm dinh dưỡng Cá có tính ăn tạp thiên về động vật, thích ăn mồi có nguồn gốc động vật và cũng dễ dàng chuyển đổi loại thức ăn. Khi nuôi trong ao, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức như mùn bã hữu cơ, cám, rau, động vật đáy, thức ăn hỗn hợp và rất thích phân cầu (vietlinh.com, 22.1.09). 6 Cá tra bột khi tiêu hết noãn hoàng chúng tích cực tìm mồi ăn các loại tảo, luân trùng, trứng nước và các loại cá bột khác trong tự nhiên như cá bột cá mè vinh, cá he... Theo Nguyễn Chung (2007), Cá trá bột thích ăn mồi tươi sống, chúng ăn thịt lẫn nhau khi mới nở đươc vài ngày và vẫn tiếp tục ăn lẫn nhau nếu không kiếm được mồi ăn. Thức ăn có nguồn gốc động sẽ giúp cá lớn nhanh (Dương Nhựt Long, 2003). 2.7 Đặc điểm sinh sản Cá tra không đẻ trong ao nuôi. Cá không có bãi đẻ tự nhiên ở Việt Nam, cá đẻ ở Campuchia, cá bột theo dòng nước ngược về Việt Nam. Trong tự nhiên mùa sinh sản của cá bắt đầu từ tháng 5 - 7 (Dương Nhựt Long, 2003). Bãi đẻ của cá nằm ở khu vực từ địa phận tỉnh Cratie của Campuchia trở lên. Tại đây có thể bắt được những cá bố mẹ 15kg với buồng trứng đã thành thục. Tại bãi đẻ, cá bố mẹ đẻ trứng thụ tinh tự nhiên, trứng dính vào cây cỏ thủy sinh ven bờ. Sau khi nở, cá bột trôi theo dòng nước về hạ lưu đến các vùng ngập nước ở Campuchia và xuôi theo sông Mêkông về phía Việt Nam (vietlinh.com, 22.1.09). Khi thành thục cá có tập tính bơi ngược dòng tìm đến bãi đẻ nơi có điều kiện sinh thái phù hợp để đẻ trứng. Sức sinh sản tương đối có thể tới 135000 trứng/kg cá cái (Nguyễn Chung, 2007). Trong sinh sản nhân tạo, cá bố mẹ được nuôi vỗ thành thục và được cho đẻ sớm hơn ngoài tự nhiên (tháng 3 dương lịch hàng năm), cá có thể tái thành thục 1-3 lần trong năm. Trứng cá tra tương đối nhỏ và có tính dính, trứng giai đoạn IV có đường kính trung bình 1mm (VINAFIS, 2004). 2.8 Một số kết quả kỹ thuật sản xuất giống cá tra 2.8.1 Ao nuôi vỗ cá bố mẹ Ao nuôi vỗ cá bố mẹ phải được bố trí nơi có nguồn nước dồi dào, chất nước tốt. tốt nhất là ao được gần với nước sông. Ao phải giữ nước trong mùa khô và không ngập nước trong mùa lũ, Ao có diện tích ít nhất 500 m2 , độ sâu từ 1.5 - 3m. nhiệt độ nước thích hợp từ 26 - 300 , pH thích hợp từ 7 - 8, hàm lượng oxy hoà tan từ 2mg/l trở lên. Ao nuôi vỗ cá bố mẹ nên có hình chữ để dễ đánh bắt cá khi cần thiết. (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Ao có diện tích và độ sâu lớn thì điều kiện môi trường ít biến động thích hợp cho sự thành thục của cá. Nhưng nếu quá sâu thì lớp nước dưới đáy sẽ ít được trao đổi, lượng oxy hòa tan thấp không thuận lợi cho cá (VINAFIS, 2004). 7 Đáy ao không nên có nhiều bùn vì dễ làm ô nhiễm và gây bệnh cho cá (tốt nhất có lớp bùn đáy dày 10 - 15 cm). Đáy ao nghiên
Luận văn liên quan