Đề tài Thực tập chuyên nhành kế toán

Từ cơ chế quản lý hành chính tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngoài tính quyết toán còn phải nắm bắt được thị trường, chọn ngành nghề kinh doanh để phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thị trường. Do vậy trong công tác quản lý doanh nghiệp, bộ phận kế toán đã đóng góp một phần công sṩc lớn lao về vi᫇c đưa ra những sᛑ lIệu chính xác và hiệu quả cho những quyết định 1uan trọng cho nhà quản lý. Sau bốn năm ngồi trên ghế trường Đại hᫍc Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội, em đã được các thầy cô trang bị những kiến thức chung về kinh tế và kiến thức riêng ngành về kế toán. Theo quy trình đào tạo của trường, sau khi sinh viên học xong lý thuyết, cần qua một thời gian thực tập để tiếp cận với thực tế của doanh nghiệp, để hiểu rõ cách thức tổ chức và quy trình kế toán của một đơn vị sản xuất kinh doanh. Qua thời gian thực tập tại Công ty Dệt Hà Nam, em đã được tìm hiểu một số phần hành kế toán của Công ty và đã viết thành bài báo cáo thực tập này. Nội dung bài báo cáo thực tập của em gồm 3 phần: Phần I: Khái quát chung về Công ty Dệt Hà Nam. Phần II: Tình hình tổ chức bộ máy kế toán và thưc trạng công tác kế toán tại Công ty Dệt Hà Nam. Phần III: Thu hoạch và nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty Dệt Hà Nam.

doc34 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3246 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập chuyên nhành kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Từ cơ chế quản lý hành chính tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngoài tính quyết toán còn phải nắm bắt được thị trường, chọn ngành nghề kinh doanh để phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thị trường. Do vậy trong công tác quản lý doanh nghiệp, bộ phận kế toán đã đóng góp một phần công sṩc lớn lao về vi᫇c đưa ra những sᛑ lIệu chính xác và hiệu quả cho những quyết định 1uan trọng cho nhà quản lý. Sau bốn năm ngồi trên ghế trường Đại hᫍc Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội, em đã được các thầy cô trang bị những kiến thức chung về kinh tế và kiến thức riêng ngành về kế toán. Theo quy trình đào tạo của trường, sau khi sinh viên học xong lý thuyết, cần qua một thời gian thực tập để tiếp cận với thực tế của doanh nghiệp, để hiểu rõ cách thức tổ chức và quy trình kế toán của một đơn vị sản xuất kinh doanh. Qua thời gian thực tập tại Công ty Dệt Hà Nam, em đã được tìm hiểu một số phần hành kế toán của Công ty và đã viết thành bài báo cáo thực tập này. Nội dung bài báo cáo thực tập của em gồm 3 phần: Phần I: Khái quát chung về Công ty Dệt Hà Nam. Phần II: Tình hình tổ chức bộ máy kế toán và thưc trạng công tác kế toán tại Công ty Dệt Hà Nam. Phần III: Thu hoạch và nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty Dệt Hà Nam. PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT HÀ NAM Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dệt Hà Nam: Công ty Dệt Hà Nam, tên giao dịch HANTEX. CO. LTD có trụ sở chính thuộc xã Châu Sơn–Phủ Lý –Hà Nam, được thành lập theo quyết định số 2214/ QĐUB do ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ký ngày 11/12/1996, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sửa đổi lần 5) số 050149 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nam cấp ngày 26/ 06/ 2006 là một trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, thuộc tốp đầu của ngành Dệt May. Từ năm 2001 đến năm 2006, Công ty liên tục đầu tư thêm một loại dây truyền sản xuất sợi, thành lập dây chuyền 2 tại khu công nghiệp Châu Sơn – Phủ Lý- Hà Nam với diện tích trên 10 ha, mua một dây truyền kéo sợi tại Mỹ. Với quy mô kéo 10.000 cọc sợi với số vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Là một Công ty làm ăn có lãi, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 là 539 tỷ đồng. Đến năm 2008 đạt 671 tỷ đồng, trong đó khoảng 400 tỷ đồng là giá trị xuất khẩu, điều này mở ra một tương lai, một định hướng mới cho ngành dệt Hà Nam. Năm 2007, nắm bắt được sự phát triển của ngành Dệt May Việt Nam, sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) Công ty đầu tư thêm nhà máy sợi III với 124.000 cọc sợi tại khu công nghiệp Châu Sơn. Dự kiến dây chuyền này sẽ đi vào hoạt động từ tháng 4/ 2010. Cũng trong năm 2007, Công ty chuyển nhượng nhà máy Dệt tại thị trấn Quế cho đơn vị khác để tập chuyên sâu vào sản xuất sợi. Hiện nay tất cả các dây chuyền của công ty đều hoạt động hết công suất, cung cấp khoảng 13000 MT sợi 100% bông chải thô, chải kỹ và OE các loại cho thị trường. Dự kiến sau khi dây chuyền 124.000 cọc sợi tại khu công nghiệp Châu Sơn đi vào hoạt động, Công ty sẽ cung cấp cho thị trường trong nước, xuất khẩu khoảng 30000MT sợi 100% bông chải thô, chải kỹ và OE các loại. * Thành tích đạt được và các ngành đoàn thể tặng danh hiệu thi đua: - Cờ thi đua xuất sắc trong phong trào sản xuất kinh doanh 2006 của UBND tỉnh Hà Nam. Bằng khen “đơn vị đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh, thực hiện các nhiệm vụ công tác khác năm 2006” của bộ trưởng Bộ Công Thương số quyết định 208/ QĐ- BCT 16/ 01/ 2007. Công ty đã được chính phủ, các hiệp hội ngành trao tặng nhiều giải thưởng có giá trị: giải thưởng “sao vàng đất Việt”, cúp doanh nhân tiêu biểu, các huân chương và giấy khen cờ thi đua do chính quyền địa phương tặng thưởng. Trong những năm gần đây, Công ty liên tục là một trong số gần 20 doanh nghiệp Dệt May được xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Hiện tại, Công ty là doanh nghiệp đứng thứ 4 trong số các doanh nghiệp Dệt May ngoài quốc doanh của Việt Nam. * Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: Sản xuất sợi và vải Ngoài sản xuất sợi, vải, Công ty còn kinh doanh mua bán nguyên vật liệu sản xuất sợi, dệt vải, kinh doanh dịch vụ vui chơi, thể thao, giải trí, kinh doanh bất động sản… Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2010 - 2020, Công ty sẽ tập trung phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá, tạo ra bước nhảy vọt về giá trị gia tăng của sản phẩm (cả khối lượng, chất lượng) thông qua đầu tư công nghệ và bồi thường nguồn lực là những nhân tố quyết định sự phát triển bền vững, ổn định lâu dài, hướng đến mục tiêu đưa Dệt Hà Nam trở thành một Tập Đoàn Dệt May lớn của Việt Nam. Dệt Hà Nam chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong, ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh, mở rộng thị trường và gọi vốn góp các nhà đầu tư để hợp tác lâu dài trên cơ sở bình đẳng, cùng phát triển. 2.Tình hình, kết quả kinh doanh của Công ty dệt Hà Nam: * Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: VNĐ STT  Chỉ tiêu  Năm 2007  Năm 2008  Năm 2009   1  Doanh thu bán hàng  458.246.368.275  589.341.223.420  638.472.297.854   2  Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh  815.203.319  1.079.134.297  2.049.884.519   3  Các khoản nộp ngân sách Nhà nước  4.800.713.617  5.615.771.609  7.984.076.531   4  Thu nhập bình quân  1.588.125  1.658.315  1.849.537   5  Vốn kinh doanh - Vốn lưu động - Vốn cố định  179.909.082.109 48.876.281.328 131.032.800.781  320.403.305.828 56.210.424.821 264.192.881.007  331.313.933.706 68.590.830.510 263.723.103.196   + Chỉ tiêu về lao động: Đơn vị tính: Người Năm  TS lao động  Nam  Nữ  Bộ phận văn phòng  Bộ phận SX trực tiếp  Trình độ học vấn         Đại học CĐ  Trung cấp  Lao động PT   2007  870  250  620  70  800  10  25  765   2008  960  310  650  81  769  20  30  719   2009  1.050  387  663  93  757  23  49  778   * Tình hình nguồn vốn của Công ty: Việc hình thành nguồn vốn chủ yếu của Công ty là vốn tự có và vốn vay. Vốn tự có chiếm 53% còn 47% là vốn vay của Ngân hàng. Công tác kế hoạch tài chính của Công ty căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm trước, xét đoán đánh giá sự biến động của hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tới. Sau mỗi quý căn cứ vào số liệu thực tế đã thực hiện về các chỉ tiêu kế hoạch. Bộ phận kế toán Công ty tiến hành phân tích những mặt mạnh, mặt yếu còn hạn chế từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Bảng phân bổ vốn Công ty năm 2009 Đơn vị tính: VNĐ STT  Chỉ tiêu  Số đầu năm 2008  Số cuối năm 2009  So sánh       Chênh lệch  Tỷ lệ %   A  Tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn  436.780.114.597  636.775.859.166  152.995.744.569  1.4   1  Vốn bằng tiền  1.671.669.313  34.611.080.535  32.939.411.222  20.7%   2  Các khoản phải thu  69.752.046.052  103.251.356.279  33.499.310.227  1.48%   3  Hàng tồn kho  290.007.053.553  318.753.620.055  28.746.566.502  1.1%    Tài sản lưu động khác  117.500.000  383.670.241  266.170.241  3.26%   B  Tài sản cố định, đầu tư dài hạn  609.743.107.628  658.323.651.710  48.580.544.082  1.08%   I  Tài sản cố định  581.964.107  613.733.004.210  17.653.882.954  1.05%   C  Tổng cộng tài sản  1.093.523.222.225  1.295.059.510.876  1.064.017.271.138  1.18%   3. Đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất: * Sơ đồ quy trình công nghệ: (Phụ lục số 01). 4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Dệt Hà Nam: * Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ( Phụ lục số 02). PHẦN II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN, THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DỆT HÀ NAM. 1. Tổ chức bộ máy kế toán: 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: (Phụ lục số 03) 1.2 Giải thích sơ đồ: Kế toán trưởng: Phụ trách chung phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về mọi hoạt động kinh tế, có trách nhiệm kiểm tra giám sát công tác kế toán của phòng, hướng dẫn chỉ đạo các kế toán viên thực hiện theo yêu cầu quản lý cũng như những quy định, chuẩn mực kế toán ban hành. Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm tổng hợp các phần hành kế toán của các kế toán viên khác, cuối kỳ lập báo cáo tài chính như báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ tổng hợp chi phí, tính giá thành cho từng dây chuyền, từng loại sản phẩm đồng thời theo dõi sự tăng giảm tài sản cố định, trích khấu hao TSCĐ về mặt giá trị. Cuối kỳ tổng hợp số liệu, chuyển cho kế toán tổng hơp. Kế toán vật tư - thiết bị: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết kịp thời cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho các phân xuởng, các dây chuyền, tổng hợp số liệu, cung cấp số liệu cho kế toán giá thành và kế toán tổng hợp. Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản tạm ứng đồng thời tổng hợp các bảng chấm công của tổ, đội, phân xưởng dưới các nhà máy để tính lương, thưởng, phát, các khoản trích theo lương rồi cuối kỳ tập hợp lại cung cấp cho kế toán tổng hợp. Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải trả cho nhà cung cấp, các khoản phải thu của khách hàng, các chi phí phải chi trong quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời theo dõi các khoản chi tiền diễn ra thường xuyên của Công ty để tiện đối chiếu với thủ quỹ. Thủ quỹ: Thực hiện các giao dịch, theo dõi các khoản thu chi thường xuyên bằng tiền và lập báo cáo quỹ. Thủ kho: Chịu trách nhiệm về việc xuất nhập bông, thành phẩm, vật tư tại kho đồng thời hoàn tất chứng từ về phiếu nhập, xuất để đối chiếu với kế toán vật tư, thiết bị. 2. Các chính sách chế độ kế toán đang áp dụng tại Công ty Dệt Hà Nam: - Chế độ kế toán đang áp dụng: KTDN ban hành theo QĐ15/ 2006 - BTC. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ – Phụ lục số 04. - Phương pháp khấu hao: bình quân. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. 3. Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Dệt Hà Nam: 3.1 Kế toán nguyên vật liệu: 3.1.1 Phân loại nguyên vật liệu: Công ty phân loại căn cứ vào nội dung kinh tế, yêu cầu quản trị doanh nghiệp. NVL được sử dụng ở Công ty được chia thành các loại chủ yếu sau: * Nguyên vật liệu: - Vật liệu chính: Đối tượng trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm: Bông, Xơ. Bông có nhiều loại: Bông nguyên cấp thấp, bông nguyên cấp cao, Bông Tây phi,…Xơ có Xơ STAPLE, Xơ Polyster,… - Vật liệu phụ: là loại NVL phụ, có tác dụng nhất định trong quá trình sản xuất như: túi ni lông, bao bì đóng gói,… - Vật tư phụ tùng thay thế: Biến tần, vòng bi, Dây đai, Lò xo lá, Nắp mối nối,… - Vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản: Tôn, thép, đá cắt 350, que hàn phi 3,… - Nhiên liệu: các loại nhiên liệu thường dùng là xăng, dầu. - Phế liệu: Bông phế, sợi rối… Để quản lý từng loại NVL, Công ty đã lập các danh mục NVL, đã được mã hoá trên máy vi tính đến từng danh điểm. Các danh điểm này kết hợp với tài khoản hàng tồn kho (TK152) sẽ tạo ra hệ thống sổ chi tiết từng loại NVL. Khi nhập dữ liệu, kế toán nhất thiết phải chỉ ra được danh điểm NVL để tăng cường tính tự động hoá, chính xác của thông tin. Với cách phân loại như trên sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý NVL của Công ty được đảm bảo một cách chặt chẽ, chính xác và nhanh chóng đáp ứng kịp thời phục vụ cho mọi yêu cầu công tác NVL tại công ty như kiểm kê, kiểm tra tình hình biến động NVL hàng ngày,… 3.1.2 Đánh giá nguyên vât liệu: Đánh giá NVL là thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị NVL theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo tính trung thực, thống nhất. Công ty Dệt Hà Nam đã lựa chọn áp dụng phương pháp tính giá NVL theo giá thực tế, cụ thể như sau: 3.1.2.1 Đối với vật liệu nhập kho: * Trường hợp mua trong nước: Đối với những loại NVL được người bán cung cấp ngay tại kho của Công ty (hợp đồng trọn gói) thì giá ghi trên hoá đơn là giá nhập kho. * Trường hợp nhập khẩu: Đối với loại nguyên liệu được mua từ nước ngoài, trị giá thực tế nhập khẩu được tính bằng: Trị giá NVL = Giá thanh toán ghi + Các khoản phí,+ Cước phí + Chi phí nhập khẩu trên hoá đơn (CIF) lệ phí nhập khẩu vận chuyển khác 3.1.2.2 Đối với nguyên vật liệu xuất kho: Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho mà công ty áp dụng là phương pháp bình quân liên hoàn. Cách tính này xác định được trị giá vốn thực tế vật tư hàng ngày cung cấp được thông tin kịp thời. Trong Công ty sử dụng kế toán máy nên phương pháp này hoàn toàn là phù hợp. Khi xuất kho kế toán chỉ cần đưa vào máy tính số lượng, chỉ ra đúng mã NVL, máy tự tính ra đơn giá xuất kho ngay sau mỗi lần nhập - xuất. Công thức tính giá xuất kho: Đơn giá trong Trị giá vốn thực tế vật tư tồn đầu kỳ + Trị giá vốn thực tế vật tư nhập kì bình quân Số lượng vật tư tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư nhập trong kỳ Đối với các loại nhiên liệu: xăng, dầu do đặc thù của đơn vị ít sử dụng các loại nhiên liệu này, nên mỗi lần có yêu cầu như: xăng cho xe ô tô vận chuyển, dầu bảo dưỡng máy móc thiết bị… Công ty không thực hiện mua nhập kho mà trên cơ sở hoá đơn chứng từ thực hiện tính giá theo phương pháp đích danh, hạch toán vào CPNVLTT. 3.1.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu Chứng từ kế toán sử dụng: - Hợp đồng kinh tế. - Tờ khai thuế, hoá đơn giá trị gia tăng. - Phiếu nhập kho. - Phiếu xin cấp vật tư. 3.1.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu Khi nhập NVL, tuỳ theo từng nguồn nhập mà kế toán tiến hành định khoản, nhập dữ liệu vào máy tính. * Đối với nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho. Các loại NVL mua ngoài, kế toán NVL tính giá nhập bằng giá mua ghi trên hoá đơn (chưa có thuế GTGT) cộng thêm các khoản chi phí vận chuyển và các chi phí liên quan đến mua hàng. * Đối với nguyên vật liệu mua trong nước: Khi NVLvề nhập kho có đầy đủ các hoá đơn cùng về, kế toán tiến hành thực hiện định khoản: Nợ TK 152, 153 Có TK 331,TK 111, TK112 , TK311.... Công ty thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Do đó, đối với các loại NVL mua nhập kho thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kế toán sẽ định khoản: Nợ TK 133 Có TK 331,TK 111,... Trường hợp mua NVL theo hợp đồng bán tại kho bên mua thì giá nhập kho là giá ghi trên hoá đơn. Còn trường hợp cán bộ ứng tiền đi mua NVL, đi xe ô tô của công ty thì hoá đơn xăng xe đi chở hàng không hạch toán vào TK 152, kế toán định khoản: Nợ TK 627 Có TK 111 * Đối với hàng mua nhập khẩu: NVL chính của công ty thường mua ở nước ngoài chẳng hạn các loại Bông, Xơ. Những mặt hàng này không phải chịu thuế nhập khẩu. Công ty phải trả tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu. Khi trả tiền hàng thông qua hình thức mở L/ C và nhận nợ với Ngân hàng. Kế toán định khoản: Nợ TK 152 Có TK 311, TK 331, TK 111, TK 112 ... Phần thuế GTGT được khấu trừ kế toán định khoản: Nợ TK 133 Có TK 3312 Ví Dụ 1: Ngày1/ 3/ 2010 Công ty nhập kho 100.000kg bông Ấn Độ của công ty cổ phần Dệt sợi Đam San với giá 24.480đồng/kg.Thuế GTGT 5%, kế toán tiến hành vào phiếu nhập kho, hạch toán: Nợ TK152(1) 2.448.000.000 =100.000 x 24.480 Nợ TK133(1) 122.400.000 =2.448.000.000 x5% Có TK331 2.570.400.000 Ví Dụ 2: Với vật liệu Bông Việt Nam, ngày 28/02/2010 Xuất 20.024,04kg Bông bán cho công ty dệt may Linh Phương - Số lượng tồn đầu tháng 2 năm 2010:1.400 Kg - Tương ứng với giá trị là: 26.600.000đ - Ngày 27/ 02 nhập 700kg - Tương ứng trị giá nhập: 13.195.000 Như vậy máy tự tính đơn giá bình quân theo phương pháp bình quân liên hoàn cho giá xuất kho ngày hôm sau là: 18.950 đ/kg. Kế toán tiến hành vào phiếu xuất kho và hạch toán : Nợ TK131 : 379.455.558 Có TK33311: 344.959.596,18 Có TK5115: 34.495.961,82 3.2 Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương: Công ty xây dựng quy chế trả lương cho người lao động theo đơn giá sản phẩm từng bộ phận, khoán lương trên cơ sở hoàn thành công việc, có thưởng, có phạt, đóng BHXH cho người lao động theo chế độ quy định của nhà nước. 3.2.1 Phương pháp tính lương tại công ty. Hiện nay Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương cho người lao động: - Hình thức trả lương theo thời gian ( áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên thuộc khối văn phòng) - Hình thức trả lương theo sản phẩm ( áp dụng đối với công nhân sản xuất) * Hình thức trả lương theo thời gian. ĐGTL TL min x Hệ số lương cơ bản x Hệ số kinh doanh 1ngày công 26 Tiền lương thực lĩnh = (ĐGTL x Ntt) + Các khoản phụ cấp - Các khoản giảm trừ Trong đó: TLmin là tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước (650.000đồng/tháng) Ntt là số ngày làm việc thực tế của người lao động Số ngày công theo chế độ là 26 ngày/ tháng. Các chế độ khen thưởng (áp dụng toàn công ty). Loại A : 150.000đồng Loại B : 105.000đồng Loại C : Không thưởng Các khoản giảm trừ bao gồm tiền BHXH, BHYT Ví Dụ : Tính lương tháng 10 cho Nguyễn Minh Phương thuộc phòng kế toán Chức vụ: Trưởng phòng kế toán. Phụ cấp trách nhiệm : 500.000 đồng. Phụ cấp khác : 400.000 đồng, Hệ số kinh doanh : 1,6 Số ngày công trong tháng: 25 ngày. Xếp loại A Số tiền BHYT + BHXH phải nộp : 66.744đồng ĐGTL 650.000 x 2.,46 x 1,6 1ngày công 26 Tiền lương thực lĩnh = (98.400 x 25) + (150.000 + 500.000 + 400.000) - 66.744 = 3.443.256(đồng) * Hình thức trả lương theo sản phẩm. Tiền lương thực lĩnh = ĐGTL x Số lượng sản phẩm hoàn thành Đơn giá tiền lương dựa trên đơn giá gốc, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của công nhân so với định mức lao động. 3.2.2 Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Tài khoản kế toán sử dụng : TK334 - Chứng từ kế toán sử dụng : - Bảng chấm công - Bảng nhận xét mức độ hoàn công việc - Bảng thamh toán lương cho từng người lao động - Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu Ví Dụ : Căn cứ vào bảng thanh toán lương tháng 9 của bộ phận văn phòng kế toán định khoản như sau : Nợ TK642 30.245.869 đồng Có TK334 30.245.869 đồng Khấu trừ tiền BHXH và BHYT vào lương CNV Nợ TK 334 918.528 đồng Có TK 338 918.528 đồng 3.3.Kế toán tài sản cố định. 3.3.1 Phân loại TSCĐ : Hiện nay TSCĐ của Công ty bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý. Tài sản của công ty được hình thành qua hình thức mua ngoài ( ký hợp đồng với nhà cung cấp). Các dây chuyền sản xuất được Công ty lắp đặt tại doanh nghiệp sau đó thành lập hội đồng nghiệm thu và đưa vào sản xuất. - Tài khoản kế toán sử dụng : TK211, 212, 213 - Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu. Ví Dụ : Trong kỳ, Công ty bổ sung thêm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất trị giá 14.500.108.619(cả phí vận chuyển, chi phí lắp đặt chạy thử), kế toán định khoản : Nợ TK 211 14.500.108.619 đồng Có TK 241 14.500.108.619 đồng 3.3.2 Thủ tục bàn giao và thanh lý tài sản cố định. Công ty khi thanh lý TSCĐ sẽ thành lập hội đồng thanh lý gồm: lãnh đạo Công ty, phòng kỹ thuật, giám đốc nhà máy, kế toán quản lý tài sản - Tài khoản kế toán sử dụng: TK811, TK211, TK214 Ví Dụ : Công ty thanh lý TSCĐ nguyên giá 20.000.000đồng, giá trị khấu hao đến khi thanh lý: 5.325.000đồng, xuất bán cho khách hàng giá bán 15.000.000 đồng chưa VAT (thuế suất GTGT 10%) khách hàng chưa thanh toán tiền, kế toán định khoản : Xuất thanh lý : Nợ TK 811 14.675.000 đồng Nợ TK 214 5.325.000 đồng Có TK 211 20.000.000 đồng Xuất bán : Nợ TK 131 16.500.000 đồng Có TK 711 15.000.000 đồng Có TK 3331 1.500.000 đồng * Chứng từ kế toán sử dụng : - Hợp đồng mua, bán TSCĐ - Biên bản giao nhận TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ - Thẻ tài sản cố định - Sổ theo dõi tài sản cố định - Bảng trích khấu hao tài sản cố định - Hoá đơn tài chính 3.3.3 Hệ thống sổ sách kế toán.
Luận văn liên quan