Đề tài Thực tập Công ty thực phẩm miền Bắc có tên giao dịch quốc tế là Northern Foodstuff company (FONEXIM)
Công ty thực phẩm miền bắc là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bo Thương mại hoàn toàn tự chủ về tài chính, hạch toán dộc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng Công thương Việt nam Công ty thực phẩm miền Bắc có tên giao dịch quốc tế là Northern Foodstuff company (FONEXIM) . Trụ sở công ty đóng tại 203 Minh khai – Hai bà trung – hà nội và 210 Trần Quang Khải – Hoàn Kiếm – Hà Nội . Công ty được thành lập theo quyết định số 699/TM- TCCB ngày 13/8/1996 của Bộ thương mại trên cơ sở sáp nhập 6 đơn vị sau: Công ty Thực Phẩm Miền Bắc Công ty bánh kẹo Hữu Nghị Công ty Thực Phẩm xuất khẩu Nam Hà Xí nghiệp Thực Phẩm Thăng Long Trại chăn nuôi cấp 1 Thái Bình Chi nhánh thực phẩm 210 Trần Quang Khải Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cũng như tất cả các doanh nghiệp nhà nước khác, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thực phẩm miền bắc đều được thực hiện theo kế hoạch của cấp trên đưa xuống . Nhà nước bao đầu vào và bao luôn cả đâu ra . Lúc đó, người ta không mấy quan tâm đến làm thế nào để tăng năng suất lao động cũng như làm thế nào để lợi nhuận của công ty đạt mức cao nhất . Hoạt động kinh doanh co lãi thì càng tốt còn lỗ thì đã có nhà nước chịu . Kết quả của kiểu quản lý này dẫn tới tình trạng hàng năm Công ty vẫn hoàn thành các chỉ tiêu đề ra và hoàn thành vượt mức kế hoạch nhưng chưa phát huy được hết khả năng và tiềm lực của mình Đại hội Đảng VI đã mở ra một thời kỳ mới, đánh dấu một bước chuyển đối với nền kinh tế đất nước và tạo đà cho sư phát triển của các doanh nghiệp trong nước, trong đó có Công ty Thực Phẩm Miền Bắc, đó là do sự chuyển đổi tử cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường.Nhà nước kiểm soát hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp ở tầm vĩ mô thông qua pháp luật . Các doanh nghiệp Nhà nước tự hạch toán độc lập, điều hành trực tiếp sản xuất chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước thông qua cơ chế nộp thuế . Cơ chế thị trường tạo ra tính cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực : kỹ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm, thị phần ….đòi hỏi thích ứng cao độ, nếu không sẽ bị loại ngay ra khỏi thương trường . Nhận thức được cơ hội và những thách thức, khó khăn nên ngay từ đầu khi mới thành lập, công ty đã từng bước khắc phục những khó khăn, đồng thời phát huy hết lợi thế của mình . Nhờ đó công ty đã nhanh chóng hoà nhập, thích ứng với cơ chế mới, từng bước khẳng định vị trí và vai trò của mình trên thị trường .