Nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay việc cạnh tranh về giá cả, mẫu mã, chất lượng… của sản phẩm mang một ý nghĩa sống còn đối với một doanh nghiệp. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi doanh nghiệp quan tâm và áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hợp lý, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, qui mô hoạt động của doanh nghiệp. Công cụ của phương pháp hạch toán chính là Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thông qua Kế toán chi phí sản xuất giúp cho doanh nghiệp tập hợp đúng, đủ chi phí hợp lý, hợp pháp không bỏ sót chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện và cải tiến việc tổ chức, quản lý công tác kế toán noi chung, phải đặc biệt quan tâm sâu sắc đến phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, nhằm chủ động điều hành sản xuất, quản lý công tác tài chính của doanh nghiệp, để thích nghi với thị trường.
Mặt khác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có thể nói là tấm gương phản ảnh trung thực, khách quan, chính xác các chi phí đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . Để có thể vận dụng, nghiên cứu những kiến thức đã học liên quan đến thực đơn vị thực tập là C«ng Ty Cæ phÇn §µo T¹o vµ T VÊn §Çu T X©y Dùng Hµ Néi nên tế công tác kế toán tại em đã chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đào tạo và tư vấn đầu tư xây dựng Hà Nội”
Nội dung chuyên đề thực tập chuyên ngành bao gồm:
CHƯƠNG I: Một số cơ sở lý luận trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tinh giá thành sản phẩm trong đơn vị xây lắp.
CHƯƠNG II: Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C«ng Ty Cæ PhÇn §µo T¹o vµ T VÊn §Çu T X©y Dùng Hµ Néi.
CHƯƠNG III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công Ty Cæ PhÇn §µo T¹o vµ T VÊn §Çu T X©y Dùng Hà Nội.
99 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2352 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập kế toán giá thành tại Công ty cổ phần đào tạo và tư vấn đầu tư xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I 6
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG VIỆC HẠNH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG ĐƠN VỊ XÂY LẮP. 6
1.1. Chi phí sản xuất trong ngành kinh doanh xây lắp. 6
1.1.1. Khái niệm. 6
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất. 6
1.1.2.1. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. 6
1.1.2.2. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí. 7
1.2. Giá thành sản phẩm xây lắp. 8
1.2.1. Khái niệm. 8
1.2.2. Phân loại giá thành sản xuất sản phẩm. 8
1.2.2.1.Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành. 8
1.2.2.2.Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí. 10
1.3. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp. 11
1.3.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 11
1.3.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 11
1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 12
1.3.3.1. Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. 12
1.3.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 13
1.3.3.3. Kế toán các chi phí trả trước. 15
1.3.3.4. Kế toán chi phí phải trả. 16
1.3.3.5. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất. 16
1.3.3.6. Kế toán chi phí sản xuất chung. 16
1.3.3.7. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 17
1.3.4. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 18
1.3.4.1. Kế toán chi phí nguyên, vật liệu. 18
1.3.4.2. kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 18
1.3.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 18
1.3.4.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh gía sản phẩm dở dang. 18
CHƯƠNG II 20
TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 20
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI. 20
2.1. Quá trình hình thành và phát triển. 20
2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty. 21
2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 21
2.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh tại đơn vị. 25
2.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Đơn vị. 26
2.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 26
2.3.2. Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán. 29
2.3.3. Đặc điểm kinh tế tài chính khác. 30
2.4. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại đơn vị 33
2.4.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành. 33
2.4.2. Khoản mục hạch toán 33
2.4.3. Các bước tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. 34
2.5. Thực trạng hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 37
2.7.1. Chi phí nhân công. 43
2.7.2. Chi phí nguyên vật liệu. 43
2.7.3. Kế toán tập hợp chi phí khác. 45
2.7.4. Kế toán tập hợp chi phí khấu hao. 48
2.8. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất chung. 54
2.8.1. Kế toán chi phí nhân viên quản lý. 54
2.8.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu. 59
2.8.3. Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài. 60
2.8.4. Kế toán chi phí bằng tiền khác. 62
2.8.5. Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ. 66
2.9. Tổng hợp chi phí SX - kiểm kê xác định chi phí sản xuất dở dang 70
2.9.1. Tổng hợp chi phí SX 70
2.9.2.Xác định chi phí sản xuất dở dang. 70
2.10. Tính giá thành sản phẩm. 71
CHƯƠNG III 76
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HN 76
3.1. Đánh giá 76
3.1.1. Đánh giá chung. 76
3.1.2. Đánh giá về công tác hạch toán và tính giá thành tại Công ty cổ phần Đào tạo và tư vấn đầu tư XD Hà Nội. 77
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí SX và tính giá thành. 77
3.3. Phương hướng hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 79
3.3.1. Tiết kiệm nguyên vật liệu. 80
3.3.2. Tiết kiệm chi phí nhân công. 80
3.3.3. Tiết kiệm chi phí sử dụng máy thi công. 80
3.3.4. Giảm tối đa chi phí sản xuất chung. 81
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
MTC : Máy thi công
NVL : Nguyên vật liệu
CP : Chi phí
SX : Sản xuất
SXC : Sản xuất chung
KD : Kinh doanh
TK : Tài khoản
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ : Tài sản cố định
KLXL : Khối lượng xây lắp
CTGS : Chứng từ ghi sổ
N-X-T : Nhập - Xuất - Tồn
NVL : Nguyên, vật liệu
CCDC : Công cụ, dụng cụ
GTCC : Giao thông công chính
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
GTGT : Giá trị gia tăng
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay việc cạnh tranh về giá cả, mẫu mã, chất lượng… của sản phẩm mang một ý nghĩa sống còn đối với một doanh nghiệp. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi doanh nghiệp quan tâm và áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hợp lý, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, qui mô hoạt động của doanh nghiệp. Công cụ của phương pháp hạch toán chính là Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thông qua Kế toán chi phí sản xuất giúp cho doanh nghiệp tập hợp đúng, đủ chi phí hợp lý, hợp pháp không bỏ sót chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện và cải tiến việc tổ chức, quản lý công tác kế toán noi chung, phải đặc biệt quan tâm sâu sắc đến phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, nhằm chủ động điều hành sản xuất, quản lý công tác tài chính của doanh nghiệp, để thích nghi với thị trường.
Mặt khác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có thể nói là tấm gương phản ảnh trung thực, khách quan, chính xác các chi phí đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . Để có thể vận dụng, nghiên cứu những kiến thức đã học liên quan đến thực đơn vị thực tập là C«ng Ty Cæ phÇn §µo T¹o vµ T VÊn §Çu T X©y Dùng Hµ Néi nên tế công tác kế toán tại em đã chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đào tạo và tư vấn đầu tư xây dựng Hà Nội”
Nội dung chuyên đề thực tập chuyên ngành bao gồm:
CHƯƠNG I: Một số cơ sở lý luận trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tinh giá thành sản phẩm trong đơn vị xây lắp.
CHƯƠNG II: Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C«ng Ty Cæ PhÇn §µo T¹o vµ T VÊn §Çu T X©y Dùng Hµ Néi.
CHƯƠNG III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công Ty Cæ PhÇn §µo T¹o vµ T VÊn §Çu T X©y Dùng Hà Nội.
Trong quá trình thực tập, mặc dù đã cố gắng hết sức và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ ở phòng Tài vụ Công ty, đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo: Th.S Nguyễn Thu Hà, nhưng do thời gian và trình độ kiến thức của bản thân có hạn, chắc chắn còn có nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong thầy cô và các bạn đóng góp bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nữa đề tài thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Tăng Thị Kim Giang
CHƯƠNG I
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG VIỆC HẠNH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG ĐƠN VỊ XÂY LẮP.
1.1. Chi phí sản xuất trong ngành kinh doanh xây lắp.
1.1.1. Khái niệm.
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định. Chi phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương của người lao động. Chi phí lao động vật hóa là những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động dưới các hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính.
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất.
Việc quản lý chi phí sản xuất không chỉ đơn thuần là quản lý số liệu phản ánh tổng hợp chi phí mà phải dựa trên cả các yếu tố chi phí riêng biệt để phân tích toàn bộ chi phí sản xuất của từng công trình, hạng mục công trình hay theo nơi phát sinh chi phí. Dưới các góc độ xem xét khác nhau, theo những tiêu chí khác nhau thì chi phí sản xuất cũng được phân loại theo các cách khác nhau để đáp ứng yêu cầu thực tế của quản lý và hạch toán.
1.1.2.1. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu chính, phụ hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp và giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp ( không kể vật liệu cho máy móc thi công và hoạt động sản xuất chung.
Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp xây lắp.
Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy. Máy móc thi công là loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công trình. Đó là những máy móc chuyển động bằng động cơ hơi nước, diezen, xăng, điện,...
Chi phí sử dụng máy thi công gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời
Chi phí sản xuất chung: Chi phí sử dụng máy thi công gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời
Chi phí bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản trị hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được cho bất cứ hoạt động hay phân xưởng, công trường nào.
1.1.2.2. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí.
Để phục vụ cho việc tập hợp và quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu: gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu, phục tùng thay thế, công cụ dụng cụ... sử dụng trong sản xuất kinh doanh.
Chi phí nhiên liệu, động lực: sử dụng vào quá trình sản xuất.
Chi phí nhân công: tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương phải trả cho công nhân viên chức.
Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho cán bộ công nhân viên
Chi phí khấu hao TSCĐ: tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng trong sản xuất kinh doanh.
Chi phí dịch vụ mua ngoài.: Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh.
Chi phí bằng tiền khác: toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2. Giá thành sản phẩm xây lắp.
1.2.1. Khái niệm.
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng xây lắp đã hoàn thành. Giá thành sản xuất sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự chi ra cho sản xuất. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí.
1.2.2. Phân loại giá thành sản xuất sản phẩm.
1.2.2.1.Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành.
Theo cách phân loại này thì chi phí được chia thành giá thành dự toán, giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
Giá thành dự toán: là chỉ tiêu giá thành được xây dựng trên cơ sở thiết kế kỹ thuật đã được duyệt, các định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nước quy định, tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công và phân tích định mức.
Căn cứ vào giá trị dự toán, ta có thể xác định được giá thành của sản phẩm xây lắp theo công thức:
Giá thành dự toán sản phẩm xây lắp
=
Giá trị dự toán sản phẩm xây lắp
-
Lãi định mức
Trong đó
- Lãi định mức trong XDCB được Nhà nước quy định trong từng thời kỳ
- Giá trị dự toán xây lắp được xây lắp được xác định dựa vào đinh mức đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền và dựa trên mặt bằng giá cả của thị trường, do đó giá trị dự toán chính.
Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Chỉ tiêu này được xác lập trên cơ sở giá thành dự toán gắn liền với điều kiện cụ thể, năng lực thực tế của từng doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Giá thành kế hoạch sản phẩm xây lắp
=
Giá thành dự toán sản phẩm xây lắp
-
Mức hạ giá thành dự toán
+
Chênh lệch định mức
Giá thành kế hoạch là căn cứ để so sánh, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, là mục tiêu phấn đấu hạ giá thành của doanh nghiệp.
Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.
Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Các phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.
1.2.2.2.Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí.
Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ.
Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Đối với các đơn vị xây lắp giá thành sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung.
Giá thành tiêu thụ: (hay còn gọi là giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ của sản phẩm
=
Giá thành sản xuất của sản phẩm
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+
Chi phí bán hàng
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kế quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật, nghiên cứu.
1.3. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp.
1.3.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất xây lắp là phạm vi giới hạn chi phí sản xuất xây lắp cần được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành.
Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất xây lắp trong các doanh nghiệp, trước hết phải căn cứ vào các yếu tố tính chất sản xuất và qui trình công nghệ sản xuất giản, đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý, đơn vị tính giá thành trong doanh nghiệp.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các loại chi phí được tập hợp trong một thời gian nhất định nhằm phục vụ cho việc kiểm tra phân tích chi phí và giá thành sản phẩm. Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi gây ra chi phí và đối tượng chịu chi phí.
1.3.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình: chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó.
Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổ cho đơn đặt hàng đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, tổng số chi phí phát sinh theo đơn đặt hàng kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị hoặc khu vực thi công: phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thực hiện khoán. Đối tượng hạch toán chi phí là các bộ phận, đơn vị thi công như tổ đội sản xuất hay các khu vực thi công. Trong từng đơn vị thi công lại được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí như hạng mục công trình.
1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1.3.3.1. Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các dịch vụ.
Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm...) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể tổ chức hạch toán riêng được phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm.... Công thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
x
Tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ
Trong đó:
Tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ
=
Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của các đối tượng
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621 “ Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”.
Kế toán nguyên, vật liệu trực tiếp được tiến hành như sau:
- Xuất kho nguyên, vật liệu sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ
Nợ TK 621 ( Chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK 152: Giá thực tế xuất dùng cho từng loại
Trường hợp nguyên, vật liệu không về nhập kho mà dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ, căn cứ vào giá thực tế xuất dùng:
Nợ TK 621 ( Chi tiết theo từng đối tượng)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331, 111, 112: Vật liệu mua ngoài
Có 411: Nhận cấp phát, nhận liên doanh
Có 154: Tự sản xuất hay thuê ngoài gia công
Có 311, 336,338…: Giá trị vật liệu vay mượn
- Giá trị vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho chuyển kỳ sau:
Nợ TK 152 ( Chi tiết vật liệu)
Có TK 621 ( Chi tiết đối tượng)
- Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành vào cuối kỳ kế toán và phần chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp vượt định mức tiêu hao:
Nợ TK 154: Giá trị nguyên, vật liệu trực tiếp theo định mức tính vào giá thành sản phẩm
Nợ TK 632: Phần chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp vượt định mức tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
Có TK 621: Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Đối với giá trị vật liệu còn lại kỳ trước không nhập kho mà để lại bộ phận sản xuất tiếp tục sử dụng cho kỳ sản xuất tiếp theo, vào đầu kỳ kế toán sau kế toán ghi bằng bút toán:
Nợ TK 621 ( Chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 152: Giá thực tế xuất dùng không hết kỳ trước
1.3.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhấ