Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ công nghiệp, chuyên chế tạo máy công cụ, sản xuất máy móc thiết bị dưới dạng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao). Công ty được coi là “con chim đầu đàn” của ngành cơ khí Hà Nội. Công ty có con dấu riêng, hạch toán độc lập, có tài khoản ngân hàng:
Tên thường gọi: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Mechanical Company .
Tên giao dịch viết tắt: HAMECO.
Giấy phép kinh doanh số : 0104000154 ,cấp ngày 20 tháng 10 năm 2004.
Tài khoản Việt Nam số: 710A-00006 tại Ngân hàng công thương quân Đống Đa, Hà Nội.
Tài khoản ngoại tệ số: 362111307222 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam .
Địa chỉ giao dịch: số 74 đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội .
Công ty được thành lập ngày 12/04/1958 với tên gọi ban đầu là Nhà máy cơ khí Hà Nội do Liên Xô (cũ) giúp đỡ về mặt trang thiết bị kỹ thuật.
Trải qua hơn 40 năm hoạt động mặc dù gặp nhiều khó khăn, song lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty đã nỗ lực phát huy mọi tiềm năng nội lực, đã hoàn thành được nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó.
Trong cơ chế thị trường Công ty vẫn đứng vững và cung cấp cho xã hội những sản phẩm mũi nhọn của ngành cơ khí chế tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, giữ vững là một trung tâm cơ khí Việt Nam.
27 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2552 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tại Công ty tnhh nhà nước một thành viên cơ Khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 0
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ HÀ NỘI 2
1.1. Thông tin chung về Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội. 2
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty 2
1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty: 2
1.2. Mục tiêu và lĩnh vực kinh doanh chính của công ty . 4
1.2.1. Mục tiêu phát triển.. 4
1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty. 5
1.3. Chức năng, nhiệm vụ. 5
1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty. 7
1.5. Đặc điểm nhà xưởng, máy móc: 10
1.6. Sản phẩm và một số mặt hàng của Công ty. 11
1.7. Thị trường của Công ty. 12
1.8. Hệ thống thu thập và xử lí thông tin của Công ty : 13
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY : 14
2.1. Tình hình kinh tế 14
2.2. Tình hình chính trị xã hội : 14
2.3. Các yếu tố bên ngoài : 15
III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 16
3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 16
3.2. Một số điểm mạnh, yếu của Công ty : 17
IV. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY 18
4.1. Quản lý nhân sự. 18
4.2. Quản lý về vốn và tài chính của Công ty. 20
4.3. Quản lý vật tư. 22
4.4. Quản lý về quy trình công nghệ dây chuyền, máy móc sản xuất kinh doanh. 22
4.5. Quản trị chi phí : 23
V. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT : 24
KẾT LUẬN 25
Tài liệu tham khảo. 26
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với mỗi sinh viên, sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường thì thời gian đi thực tập tại cơ sở là một cơ hội rất lớn để kiểm nghiệm, so sánh những kiến thức đã được học với thực tiễn công việc, từ đó bổ sung những thiếu hụt về kỹ năng, kinh nghiệm, có ý nghĩa rất lớn cho thực hiện công việc sau này.
Là 1 sinh viên khoa Quản trị kinh doanh,học tập chuyên ngành Quản trị công nghiệp và xây dựng, được nghiên cứu thực tế tại Công Ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ Khí Hà Nội là điều kiện tốt cho em có thêm những kinh nghiệm quý báu.
Trải qua bốn tuần đi thực tế tại Công Ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ Khí Hà Nội, em đã được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các anh chị, cô chú trong công ty, đặc biệt và trực tiếp nhất là Phòng Tổ Chức, cùng sự giúp đỡ của nhà trường và thầy cô. Điều đó đã cổ vũ và động viên em nỗ lực cố gắng tiếp cận từng bước với thực tiễn công việc của công ty, đến nay việc thực tập tổng hợp đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên do giới hạn về mặt thời gian và kiến thức kinh nghiệm, cách thức nghiên cứu tiếp cận thực tiễn, nên em cũng không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ, sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn để giúp em có thể hoàn thành tốt hơn trong giai đoạn thực tập tiếp theo.
Em xin chân thành cảm ơn!
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ HÀ NỘI
1.1. Thông tin chung về Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội.
1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ công nghiệp, chuyên chế tạo máy công cụ, sản xuất máy móc thiết bị dưới dạng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao). Công ty được coi là “con chim đầu đàn” của ngành cơ khí Hà Nội. Công ty có con dấu riêng, hạch toán độc lập, có tài khoản ngân hàng:
Tên thường gọi: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Mechanical Company .
Tên giao dịch viết tắt: HAMECO.
Giấy phép kinh doanh số : 0104000154 ,cấp ngày 20 tháng 10 năm 2004.
Tài khoản Việt Nam số: 710A-00006 tại Ngân hàng công thương quân Đống Đa, Hà Nội.
Tài khoản ngoại tệ số: 362111307222 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam .
Địa chỉ giao dịch: số 74 đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội .
Công ty được thành lập ngày 12/04/1958 với tên gọi ban đầu là Nhà máy cơ khí Hà Nội do Liên Xô (cũ) giúp đỡ về mặt trang thiết bị kỹ thuật.
Trải qua hơn 40 năm hoạt động mặc dù gặp nhiều khó khăn, song lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty đã nỗ lực phát huy mọi tiềm năng nội lực, đã hoàn thành được nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó.
Trong cơ chế thị trường Công ty vẫn đứng vững và cung cấp cho xã hội những sản phẩm mũi nhọn của ngành cơ khí chế tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, giữ vững là một trung tâm cơ khí Việt Nam.
1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty:
Quá trình phát triển của Công ty được chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1958 - 1965: đây là giai đoạn khai thác công suất của thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ, đảm bảo tự lực điều hành trong mọi khâu sản xuất kinh doanh từ thiết kế công nghệ chế tạo đến lắp ráp và chuẩn bị kỹ thuật cho sản phẩm.
- Giai đoạn 1965 - 1975: sản xuất và chiến đấu. Trong thời gian này nhà máy vừa phải tích cực sản xuất vừa phải kiên cường chiến đấu chống lại sự phá hoại của giặc Mỹ. Sản xuất trong điều kiện chiến tranh phá hoại ác liệt xong với tinh thần quyết tâm của Đảng bộ lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân nhà máy đã đem lại những thành quả đáng khích lệ (giá trị tổng sản lượng đạt 67,2%).
Giai đoạn 1975-1985: cùng cả nước xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đất nước thống nhất đã đem lại những cơ hội, cùng những thách thức mới cho nhà máy. Được giao nhiệm vụ phục vụ cho những công trình Nhà nước có tầm cỡ như xây dựng lăng Bác, công trình phân lũ sông Đáy… Địa bàn hoạt động được mở rộng thêm nhiều bạn hàng mới, cùng cả nước góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn từ 1986-1993: giai đoạn khó khăn. Cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác, Nhà máy cơ khí Hà Nội phải đương đầu với những khó khăn thử thách trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà máy đã gặp rất nhiều khó khăn do quá trình đổi mới chậm, sản phẩm máy công cụ kém, giá cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm giảm. Nhà nước phải bù lỗ, năng suất lao động thấp, khoảng 30% lao động phải nghỉ do không có việc làm. Song song với tình hình đó, Nhà máy đã sắp xếp lại lao động, tổ chức lại sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng tiêu thụ.
- Giai đoạn từ 1994-2003: Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Công nghiệp và Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp. Nhiều mặt hàng mới có giá trị phục vụ nền kinh tế quốc dân được chấp nhận và đứng vững trên thị trường với số lượng ngày càng lớn, tạo ra sự tăng trưởng rõ rệt: Giá trị tổng sản lượng bình quân tăng 24,45%, doanh thu tăng 39%, với đà tăng trưởng trên cộng với hiệu quả sản xuất kinh doanh từ năm 1994 trở lại đây ngày càng cao đã góp phần ổn định đời sống của công nhân nhà máy, thu nhập bình quân tăng dần hàng năm, đến nay thu nhập bình quân đạt 1.060.000 đồng/người/tháng.
- Giai đoạn 2003 đến nay: Ngày 13/9/2004 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành QĐ số 89/2004 QĐ-BCN về việc chuyển công ty Cơ khí Hà Nội thành Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên cơ khí Hà Nội. Công ty đã đổi tên thành “Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Cơ khí Hà Nội”.
Hiện nay, HAMECO đang thực hiện dự án nâng cấp thiết bị đầu tư phát triển, đổi mới thiết bị để nâng cao khả năng sản xuất và mở rộng thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực máy công cụ, thiết bị toàn bộ các nhà máy đường xi măng, các trạm bơm cỡ lớn. Công ty cơ khí Hà Nội đã vạch ra cho mình 5 chương trình sản xuất kinh doanh đó là:
- Sản xuất máy công cụ phổ thông có chất lượng cao với tỉ lệ máy móc được công nghiệp hoá ngày càng lớn.
- Sản xuất thiết bị toàn bộ, đấu thầu thực hiện các dự án đầu tư cung cấp thiết bị toàn bộ dưới hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) hay BT (xây dựng chuyển giao).
- Sản xuất phụ tùng máy móc công nghiệp, sản xuất thiết bị lẻ.
- Sản xuất thép xây dựng và hàng kim khí tiêu dùng.
- Sản xuất sản phẩm đúc, cung cấp cho nhu cầu nội bộ nền kinh tế quốc dân hoặc xuất khẩu.
Thực hiện thành công 5 chương trình này sẽ tạo ra sức mạnh cạnh tranh trong nước và tạo ra năng lực để ngành cơ khí chế tạo máy nói chung và công ty Cơ khí Hà Nội nói riêng vươn ra thị trường quốc tế thông qua con đường xuất nhập khẩu máy móc.
1.2. Mục tiêu và lĩnh vực kinh doanh chính của công ty .
1.2.1. Mục tiêu phát triển..
Với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp cơ khí năng động hiệu quả, phát triển hàng đầu tại Việt Nam công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên cơ khí Hà Nội cam kết:
+ Luôn cung cấp sản phẩm dịch vụ có chất lượng, thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng.
+ Thực hiện đúng, đầy đủ phương châm “ vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” luôn cải tiến phương thức phục vụ, tôn trọng mọi cam kết vớI khách hàng. Bằng mọi phương tiện, tuyên truyền và giao dục cho cán bộ công nhân viên chất lượng là sự sống còn của công ty.
+ Thường xuyên cải tiến sản phẩm, thực hiện chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ, công nhân và đáp ứng mọi yêu cầu phát triển của công ty.
+ Xây dựng phải duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001 : 2000
1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty.
- Công ty sản xuất máy cắt gọt kim loại: Máy tiện, máy phay, máy bào, máy khoan…
- Chế tạo thiết bị công nghệ và các phụ tùng thay thế cho các ngành kinh tế, thiết kế, chế tạo và lắp đặt các máy lẻ, dây chuyền thiết bị đồng bộ và dichj vụ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp.
- Chế tạo thiết bị hạng nặng, cân điện tử 60 tấn +/_ 10 kg
- Sản phẩm, rèn thép, cán thép.
- Xuất khẩu và kinh doanh thiết bị.
- Chế tạo thiết bị áp lực cao
- Đào tạo công nhân kỹ thuật các nghề tiện, phay, bào, rèn, đúc, nhiệt luyện, công nhân vận hành các máy công nghệ cao
1.3. Chức năng, nhiệm vụ.
Từ khi mới thành lập sản phẩm của công ty đơn giản chủ yếu là sản phẩm công cụ. Chính vì vậy mà chức năng của công ty trong thời gian này bó hẹp với số lượng sản phẩm ít ỏi. Nhưng cùng với sự lớn mạnh của công ty đã kéo theo sự mở rộng về chức năng hoạt động của nó. Hiện nay công ty đã sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng như: Máy công cụ, phụ tùng thiết bị công nghiệp, phụ tùng thiết bị đo lường, phụ tùng và thiết bị xi măng.
Nhiệm vụ tổng quát của công ty trong năm 2004 như sau :
- Thực hiện điểm các hạng mục dự án đầu tư, tố chức nghiệm thu nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng thiết bị đã bàn giao, nghiên cứu phương án sản phẩm điều chỉnh cụ thể các hạng mục đầu tư theo cho phù hợp để nhanh chóng phát huy tác dụng và hoàn vốn.
- Tổ chức khoa học đồng bộ công tác sản xuất kinh doanh tài chính, làm chủ kịp thời giải quyết các thông tin, tiếp thu chuyển giao công nghệ mới, duy trì việc lập kế hoạch và kiểm soát thực hiện, nâng cao chất lượng công tác tài chính, kỹ thuật, điều hành sản xuất, khai thác thị trường, ký kết hợp đồng dịch vụ sau bán hàng.
- Phát huy trí tuệ tập thể, tăng cường trách nhiệm cá nhân, tận dụng tối đa sự giúp đỡ của các cơ quan cấp trên và các ban ngành có liên quan, tăng cường hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước.
- Tiếp tục hoàn thiện công tác điều hành sản xuất theo hướng khoa học hiệu quả. Rút ngắn thời gian chuẩn bị sản xuất bằng cách tăng cường sức mạnh cho đội ngũ kỹ thuật, đổi mới cơ chế cung ứng vật tư. Chuẩn bị toàn lực thực hiện thắng lợi các hợp đồng lớn.
- Duy trì hoàn thiện và khai thác đồng bộ công tác khoán nhằm nâng cao khả năng quản lý sản xuất, tiếp cận thị trường của đội ngũ lãnh đạo đơn vị và của toàn thể CBCNV và coi đó là động lực chính để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.
- Lành mạnh về tài chính, tổ chức bộ máy hợp lý, nâng cao chất lượng lao động cho phù hợp với cơ cấu tổ chức công ty TNHH 1 TV.
- Tiếp tục khai thác dự án ELIS và nâng cao chất lượng giảng dạy của trường THCNCTM.
1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty.
Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này bao gồm:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội
* Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của một số đơn vị chính của Công ty
- Giám đốc: Là người quyền hành cao nhất trong Công ty, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đề ra chính sách chất lượng của Công ty.
+ Quyết định xây dựng và xem xét theo định kì các hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng.
+ Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy, quy hoạch cán bộ, đào tạo và đào tạo lại, tuyển dụng cán bộ.
+ Chỉ đạo và điều hành các công việc cụ thể, tổ chức nhân sự, dự án đầu tư, kế toán thống kê tài chính.
- Phó tổng giám đốc phụ trách chất lượng và tiến độ sản phẩm đúc: Trực tiếp phụ trách các phòng. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các hoạt động của các phòng và xí nghiệp trên, kết quả hoạt động kinh doanh, tiến độ sản xuất và chất lượng của sản phẩm, kế hoạch giao hàng. Có trách nhiệm đôn đốc và kiểm tra thường xuyên chất lượng của sản phẩm, thực hiện đúng tiến độ sản xuất và giao hàng.
- Phó tổng giám đốc phụ trách chất lượng và sản phẩm máy công cụ và phụ tùng: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động của các phòng ban trên. Có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch về nhân sự, tài chính, dự án, công tác xây dựng cơ bản, đời sống của CBCNV, an ninh, sức khoẻ của CBCNV của công ty và thực hiện sự uỷ quyền của Tổng giám đốc khi cần thiết.
- Văn phòng giám đốc Công ty có chức năng làm thư kí các hội nghị do GĐ triệu tập và tổ chức, điều hành các công việc của văn phòng. Nhiệm vụ chủ yếu là tập hợp thông tin các văn bản pháp lí hành chính trong và ngoài Công ty, truyền đạt ý kiến của GĐ xuống các đơn vị và cá nhân, tổ chức quản lí, lưu trữ, chuyển các loại thông tin và văn bản quản lí.
- Phòng tổ chức nhân sự: Giúp GĐ ra các quyết định, quy định nội quy, quy chế về lao động tiền lương tổ chức nhân sự và giải quyết những vấn đề chính sách xã hội theo quy định của GĐ.
- Phòng kế toán thống kê tài chính theo dõi tình hình hoạt động hàng ngày của Công ty quản lí vốn bằng tiền, theo dõi tình hình trích nộp, trích khấu hao Tài sản cố định, tập hợp chí phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, tính toán kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng cung ứng vật tư có chức năng tìm kiếm thị trường mua sắm vật tư, kĩ thuật đúng với chỉ tiêu định mức đề ra, đảm bảo số lượng sản phẩm theo yêu cầu số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian sao cho quá trình sản xuất, sửa chữa, xây dựng theo kế hoạch của Công ty.
1.5. Đặc điểm nhà xưởng, máy móc:
Trang thiết bị máy móc, phương tiện phục vụ kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có điều kiện phát triển. Nhà xưởng rộng, máy móc đa dạng về quy mô và chủng loại với số lượng máy công cụ lên tới hơn 600 máy. Tuy nhiên có một thực tế hầu như toàn bộ nhà đã được xây dựng lâu ngày, máy móc đều đã cũ kĩ, công nghệ từ thời Liên Xô và Tiệp Khắc, chẳng hạn toàn bộ thiết bị trong phân xưởng rèn đều đã tồn tại từ ngày nhà máy mới thành lập, đến nay sau hơn 40 năm chúng vẫn đang được sử dụng, hai máy tiện Rơvônve do Liên Xô cung cấp cũng có tuổi bằng tuổi của Công ty. Còn về máy tiện T1616 là một trong những sản phẩm đầu tiên của Nhà máy được chế tạo từ những năm 1950-1960, hiện nay cũng vẫn là một trong những sản phẩm chính. Vì thời gian sử dụng máy móc kéo dài hầu như đã khấu hao hết, nhưng do chuyển đổi công nghệ mới không thể một sớm một chiều nên mặc dù đã có nhiều cố gắng những năm gần đây công ty cũng chỉ trang bị được một số thiết bị mới có công nghệ hiện đại như máy tiện STU160, máy doa cứng cỡ lớn W250, máy tiện đứng SKS 32- 63. Con số máy móc mới này thật khiêm tốn so với quy mô của Công ty Cơ khí Hà Nội, một trong những công ty sản xuất công nghiệp lớn. Đây là một khó khăn lớn mà Công ty phải tìm cách khắc phục trong thời gian tới, bởi lẽ trong cơ chế mới các doanh nghiệp muốn cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường sản phẩm thì điều tất yếu phải trang bị cho doanh nghiệp mình những máy móc thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến, có năng suất lao động cao để sản xuất ra những sản phẩm có tính năng kĩ thuật hiện đại, chất lượng sản phẩm đạt tối ưu.
Tình hình máy móc thiết bị của Công ty TNHH NN 1 thành viên cơ khí HN được biểu hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Một số máy móc thiết bị Công ty sử dụng phục vụ quá trình sản xuất
STT
Tên máy móc
SL (chiếc)
Công suất (KW)
G.trị TB 1 máy ($)
CSSX t.tế so CSKH
Bảo dưỡng 1 năm($)
Năm chế tạo
1
Máy tiện các loại
147
4-60
7000
65
85
1956
2
Máy phay các loại
92
4-16
5400
60
80
1956
3
Máy bào các loại
24
2-40
4000
55
80
1956
4
Máy mài
137
2-10
4100
55
80
1956
5
Máy khoan
64
4-10
2000
60
85
1956
6
Máy doa
15
4-10
5500
60
70
1956
7
Máy cưa
16
2-10
1500
70
85
1956
8
Máy chuối ép
8
2-8
5000
60
70
1956
9
Máy búa
5
4500
60
85
1956
10
Máy cắt cột
11
2-8
4000
60
80
1956
11
Máy lốc tôn
3
10-40
15000
40
70
1956
12
Máy hàn điện
26
5-10
800
55
85
1956
13
Máy hàn hơi
9
400
55
85
1956
14
Máy nén khí
14
10-75
6000
60
65
1956
15
Cần trục
65
8000
55
70
1956
16
Lò luyện thép
4
700
110000
55
70
1956
17
Lò luyện gang
2
30
50000
65
70
1956
Tổng cộng
642
( Nguồn: Trung tâm kĩ thuật điều hành sản xuất- số liệu năm 2005)
1.6. Sản phẩm và một số mặt hàng của Công ty.
- Máy công cụ:
+ Công ty sản xuất các loại máy công cụ thông dụng như: các loại máy tiện, máy bào B365, máy khoan 612…
+ Công ty bắt đầu chế tạo máy công cụ điều khiển số CNC trên cơ sở các máy trong chương trình sản xuất và máy chuyên dụng cho đơn đặt hàng.
- Phụ tùng thiết bị công nghiệp:
+ Các loại bơm thủy lực như: bơm bánh răng, bơm pittông hướng kính, hướng trục, bơm trực vít áp suất đến 30 MPA.
+ Máy bơm nước 30.000 m3/h
+ Bơm và thiết bị thủy điện cho các trạm thủy điện với công suất đến 20.000 kw, máy đường đến 2000 tấn mía/ngày, các thiết bị bán lẻ cho nhà máy đường, máy dập mía, nồi nấu chân không, nồi bốc hơi…
Phụ tùng và thiết bị xi măng.
1.7. Thị trường của Công ty.
- Thị trường trong nước:
+ Thị trường máy và phụ tùng: hàng năm có hàng trăm nhà máy được xây dựng trong đó có nhiều nhà máy có nhu cầu máy công cụ và các loại phụ tùng trong mấy năm qua sản phẩm này hầu hết phải nhập khẩu mới đảm bảo tiêu chuẩn. Vì vậy Công ty đang cố gắng để giành lại thị phần.
+ Thị trường thiết bị công nghiệp: thiết bị kết cấu công trình ở thị trường này Công ty có nhiều lợi thế do Công ty là một đơn vị lớn dẫn đầu trong ngành cơ khí Việt Nam cho nên có nhiều loại thiết bị, phụ tùng chỉ có Công ty mới có khả năng đảm nhận được. Cũng do yêu cầu phát triển của các ngành: đường điện, thép, xi măng … đã đem lại cho Công ty một tỷ trọng lớn trong doanh thu.
+ Thị trường phụ tùng, phụ kiện công nghiệp: trong thị trường này đối tượng để Công ty quan tâm nghiên cứu là: phụ tùng máy công cụ, phụ tùng máy công nghiệp từ gang và thép.
- Thị trường nước ngoài:
Hiện nay Công ty đang mở rộng thị trường sang Nhật và Châu Âu thời gian qua công ty đã xuất khẩu được một số sản phẩm sang các nước Tây Âu, Ý, Đan Mạch như: hộp số hàn công suất nhỏ, bánh răng, bánh xích.
1.8. Hệ thống thu thập và xử lí thông tin của Công ty :
Thông tin trong Công ty bao gồm:
- Thông tin trong nội bộ Công ty như thông tin quản trị trong hệ thống trực tuyến của các phòng ban chức năng với các cấp lãnh đạo và của Ban giám đốc xuống các bộ phận sản xuất, thông tin giữa các phòng ban chức năng, thông tin phản hồi từ các phân xưởng lên giám đốc, các thông tin này càng rõ ràng, chính xác thì bộ phận xử lí càng có điều kiện nghiên cứu, xử lí một cách có hiệu quả.
- Thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp như : thông tin KH & CN, thông tin về nhà cung ứng, thông tin về đối tác, thông tin về thị trườn