Đề tài Thực tập tại Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá Trung Ương

Đất nước ta trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Ông cha ta đã để lại một kho tàng về văn hoá vô cùng quý báu, đó là cả một hệ thống các di tích cách mạng, di tích lịch sử trải dài từ Bắc chí Nam. Nhưng do thời gian sử dụng đã lâu cùng với sự huỷ hoại của thiên nhiên, đặc biệt là trải qua chiến tranh liên miên kéo dài, đã và đang làm cho các di tích mất dần đi tính nguyên trạng của nó. Những di tích cần được bảo vệ giữ gìn cho thế hệ mai sau. Sự nghiệp này không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là sự nghiệp của toàn dân. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn không những giữ gìn những di sản văn hoá cho con cháu mai sau mà nó còn có ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước và xây dựng đất nước ngày một phồn thịnh để xứng đáng với truyền thống của ông cha ta để lại. Sau những năm kháng chiến thắng lợi, Bác Hồ của chúng ta đã ra sắc lệnh số 65 ngày 23/11/1945 về sự cần thiết phải bảo vệ các di tích vật thể. Đó là những văn bản pháp quy đầu tiên cho ngành bảo tồn. bảo tàng. Đồng thời với sắc lệnh trên, các cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá cũng lần lượt được ra đời để quản lý tốt hơn các di tích. Tiếp theo là các thông tư, nghị định về việc xếp hạng các di tích văn hoá và pháp lệnh bảo vệ các di sản văn hoá cũng được nhà nước ban hành. Song song với việc ra đời các văn bản quản lý nhà nước về các di sản văn hoá, trên thế giới từ lâu đã có một ngành khoa học về bảo tồn và tu bổ di tích. Nhưng nước ta do trình độ dân trí chưa cao, nhận thức về sự giữ gìn các di sản văn hoá còn nhiều hạn chế. Hơn nữa lại do chiến tranh kéo dài đã tàn phá và huỷ hoại làm cho các di tích bị xuống cấp nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng đó, nhà nước ta nhận thấy cần phải có một cơ quan chuyên ngành, có trình độ, có đội ngũ các bộ khoa học kỹ thuật vững vàng, có tâm huyết với nghề nghiệp để làm công tác tu bổ phục chế các di tích là một yêu cầu cấp bách và không thể thiếu được. Chính từ những yêu cầu khách quan đó Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương đã ra đời. Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương tiền thân từ một xưởng sản xuất nhỏ lấy tên là “Xưởng phục chế di tích” được thành lập theo quyết định số 89/QĐ-BVHTT ngày 25/4/1971 của Bộ Văn hoá- Thông trực thuộc Cục Bảo tồn bảo tàng, sau đổi tên thành “Xưởng bảo quản Tu bổ di tích trung ương”. Đây là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu với nhiệm vụ lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập sự toán kinh phí cho việc trùng tu các di tích. Xưởng được phép thành lập đội thực nghiệm, thi công tu bổ tôn tạo các di tích đó, với nhiệm vụ là bảo tồn các di tích và phục chế những di tích đã mất đưa chúng trở về nguyên trạng ban đầu của nó. Tháng 7/1987 sự nghiệp tu bổ các công trình ngày một phát triển, “Xưởng Bảo quản tu bổ di tích trung ương” đổi tên thành “Xí nghiệp Bảo quản Tu bổ di tích trung ương”, trực thuộc Bộ văn hoá trung ương. Đây là một doanh nghiệp nhà nước tổ chức hạch toán kinh tế độc lập với chức năng và nhiệm vụ sửa chữa, thiết kế, thi công các công trình văn hoá nghệ thuật trên địa bàn cả nước. Năm 1993 đơn vị được thành lập lại theo NĐ-388/HĐBT. Căn cứ quyết định số 341 ngày 10/2/1993 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về thành lập lại doanh nghiệp với tên gọi là “Xí nghiệp Tu bổ di tích trung ương” đồng thời ban hành “Quy chế hoạt động và sản xuất kinh doanh của xí nghiệp”. Ngày 23/6/1994, Bộ Văn hoá Thông tin ra quyết định số 771/TC/QĐ đổi tên “Xí nghiệp Tu bổ di tích trung ương” thành “Công ty Tu bổ di tích trung ương để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của công ty trong thời kỳ mới. Ngày 27/2/1998 Bộ Văn hoá Thông tin ra quyết định số 279/1998/QĐ-BVHTT về việc hợp nhất Công ty Tu bổ di tích trung ương và Công ty Thiết bị văn hoá thành Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương. Đồng thời với việc ra quyết định hợp nhất trên, ngày 28/4/1998, Bộ Văn hoá Thông tin ra quyết định số 745/1998/QĐ - BVHTT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương. Mặc dù Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương qua nhiều lần đổi tên, xong qua mỗi lần đổi tên, chức năng nhiệm vụ của Công ty ngày càng lớn mạnh hơn và đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của ngành và thị trường giao cho theo từng nấc thang của quá trình biến đổi lịch sử. Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương hoạt động sản xuất kinh doanh không hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận mà kết hợp hài hoà giữa lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp nhằm bảo tồn, tôn tạo tốt nhất các di sản văn hoá vật chất (di tích) bằng các phương pháp khoa học hiện đại kết hợp với việc áp dụng các biện pháp cổ truyền; đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Trên cơ sở đó nâng cao vị trí và uy tín của doanh nghiệp, đồng thời đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn di sản văn hoá nhân loại.

doc33 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tại Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá Trung Ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan