Đề tài Thực tập tại sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam

Thực hiện nghị định 53/HĐQT ngày 26/3/1988 của HĐQT về việc chuyển hoạt động hạch toán kinh doanh và hình thành hệ thống Ngân hàng cấp 2. Ngày 1/7/1988 Ngân Hàng Công Thương ra đời và đi vào hoạt động trên cơ sở vụ tín dụng công nghiệp và vụ tín dụng thương nghiệp của Ngân Hàng Nhà Nước Trung Ương cùng với các phòng tín dụng công nghiệp, tín dụng thương nghiệp của 17 chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước địa phương. Tiền thân của Sở giao dịch I là Ngân hàng nghiệp vụ khu vực 1 Hà Nội, trực thuộc chi nhánh NHCT Thành phố Hà Nội. Năm 1988, nguồn vốn huy động đạt 42 tỷ đồng và 37 tỷ đồng dư nợ cho vay, sản phẩm dịch vụ ngân hàng nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu là cho vay ngắn hạn và huy động tiết kiệm. Từ tháng 12 năm 1989 đến tháng 11 năm 1992, Ngân hàng nghiệp vụ khu vực 1 Hà Nội đổi tên thành Trung tâm giao dịch NHCT Hà Nội, nguồn vốn huy động đã đạt 270 tỷ đồng và dư nợ cho vay là 125 tỷ đồng, đây cũng là năm Trung tâm giao dịch NHCT Hà Nội triển khai hoạt động kinh doanh đối ngoại.

doc28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tại sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời nói đầu 3 Nội dung 5 Phần I:Giới thiệu chung về Sở giao dịch I - Ngân Hàng Công Thương 5 1. Quá trình hình thành và phát triển 5 2. Cơ cấu tổ chức 6 3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 7 3.1. Phòng tổ chức hành chính 8 3.2. Phòng kế toán tài chính 8 3.3. Phòng quản lý rủi ro 8 3.4. Phòng khách hàng I ( Doanh nghiệp lớn ) 8 3.5. Phòng khách hàng II ( Doanh nghiệp vừa và nhỏ ) 9 3.6. Phòng khách hàng cá nhân 9 3.7. Phòng tổng hợp 9 3.8. Phòng tiền tệ kho quỹ 9 3.9. Phòng kế toán giao dịch 10 3.10. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu 10 3.11. Phòng dịch vụ thẻ 10 3.12. Phòng thông tin điện toán 10 4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 11 4.1. Nhận tiền gửi 11 4.2. Cho vay và bảo lãnh 11 4.3. Tài trợ thương mại 11 4.4. Dịch vụ thanh toán 12 4.5. Dịch vụ ngân quỹ 12 4.6. Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử 12 4.7. Hoạt động đầu tư 12 4.8. Hoạt động khác 12 Phần II: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 13 1. Tình hình huy động và sử dụng vốn 13 2. Hoạt động tín dụng 16 3. Bảng kết quả kinh doanh 20 Phần III: Định hướng hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 22 1. Những ưu điểm trong hoạt động kinh doanh 22 1.1. Về hoạt động cho vay 22 1.2. Về hoạt động huy động vốn 23 1.3. Hoạt động quản lý nhân sự 23 1.4. Sở giao dịch I là đơn vị có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại 23 2. Những nhược điểm trong hoạt động kinh doanh 24 2.1. Về hoạt động huy động vốn 24 2.2. Về hoạt động cho vay 24 2.3. Về hoạt động đầu tư 25 2.4. Về hoạt động dịch vụ 25 3. Chiến lược kinh doanh của Sở giao dịch I trong những năm tới 25 3.1. Mục tiêu kế hoạch những năm tới 25 3.2. Chiến lược kinh doanh 25 Kết luận 28 Lời nói đầu Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, mức tăng trưởng kinh tế trên 6,23%/năm. Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và quá trình hội nhập của đất nước, ngành ngân hàng Việt Nam đã và đang chuyển mình theo một xu hướng mới. Cùng với sự kiện Việt Nam vừa là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, ngành ngân hàng Việt Nam đang đứng trước những cơ hội rất lớn nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức. Là một ngân hàng có bề dày hoạt động, Ngân hàng công thương Việt Nam đã gặt hái được những thành công và đang tiếp tục đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của Ngân hàng trên cả nước cũng như trong khu vực. Hoạt động trên địa bàn Thủ đô, trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước, nơi hội tụ của nhiều doanh nghiệp lớn, nhiều tổ chức tài chính ngân hàng hoạt động, Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển song cũng phải đương đầu nhiều khó khăn thách thức. 20 năm hoạt động, khoảng thời gian chưa dài so với bề dày lịch sử của ngành, nhưng cũng đủ để khẳng định rằng Sở giao dịch I đã tạo được dấu ấn đậm nét bởi những thành quả to lớn đã đạt được và những đóng góp vào sự phát triển của NHCT Việt Nam, của kinh tế thủ đô và đất nước. Những năm tới Sở giao dịch I sẽ phát triển hơn nữa để chuẩn bị cho mình những tiền đề quan trọng bước vào hội nhập cùng thế giới. Trong 5 tuần thực tập tại Sở giao dịch I, em đã có cơ hội để tìm hiểu khái quát về đơn vị. Báo cáo thực tập tổng hợp dưới đây gồm có những nội dung sau: - Phần I: Giới thiệu tổng quan về Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam. - Phần II: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I– Ngân hàng công thương Việt Nam. - Phần III: Định hướng hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam. Nội dung Phần I:Giới thiệu chung về Sở giao dịch I - Ngân Hàng Công Thương Tên: Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Địa vị pháp lý: Ngân hàng thương mại quốc doanh Quy mô vốn : 17.940 tỷ VNĐ Quy mô lao động: 290 nhân viên   1. Quá trình hình thành và phát triển Thực hiện nghị định 53/HĐQT ngày 26/3/1988 của HĐQT về việc chuyển hoạt động hạch toán kinh doanh và hình thành hệ thống Ngân hàng cấp 2. Ngày 1/7/1988 Ngân Hàng Công Thương ra đời và đi vào hoạt động trên cơ sở vụ tín dụng công nghiệp và vụ tín dụng thương nghiệp của Ngân Hàng Nhà Nước Trung Ương cùng với các phòng tín dụng công nghiệp, tín dụng thương nghiệp của 17 chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước địa phương. Tiền thân của Sở giao dịch I là Ngân hàng nghiệp vụ khu vực 1 Hà Nội, trực thuộc chi nhánh NHCT Thành phố Hà Nội. Năm 1988, nguồn vốn huy động đạt 42 tỷ đồng và 37 tỷ đồng dư nợ cho vay, sản phẩm dịch vụ ngân hàng nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu là cho vay ngắn hạn và huy động tiết kiệm. Từ tháng 12 năm 1989 đến tháng 11 năm 1992, Ngân hàng nghiệp vụ khu vực 1 Hà Nội đổi tên thành Trung tâm giao dịch NHCT Hà Nội, nguồn vốn huy động đã đạt 270 tỷ đồng và dư nợ cho vay là 125 tỷ đồng, đây cũng là năm Trung tâm giao dịch NHCT Hà Nội triển khai hoạt động kinh doanh đối ngoại. Ngày 24/3/1993, Tổng giám đốc NHCT Việt Nam ra quyết định số 93/NHCT – TCCB chuyển hoạt động chi nhánh NHCT Thành phố Hà Nội vào hội sở chính NHCT Việt Nam. Ngày 30/3/1995, Tổng giám đốc NHCT Việt Nam ra quyết định số 83/NHCT – QĐ chuyển bộ phận giao dịch trực tiếp tại Hội sở chính NHCT Việt Nam để thành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam. Trong giai đoạn này, cùng với những thành quả ban đầu của công cuộc đổi mới, hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch đã thu được nhiều kết quả quan trọng như củng cố và mở rộng mạng lưới, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nên đã có sự tăng trưởng cao. Đến năm 1998, nguồn vốn huy động đạt 5.572 tỷ đồng, tăng 133 lần so với năm 1988; dư nợ cho vay đạt 870 tỷ đồng, tăng 23 lần. Ngày 30/12/1998, Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam ra quyết định số 134/QĐ-HĐQT-NHCT1 chuyển hoạt động của Sở giao dịch thành Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam kể từ ngày 1/1/1999. Một lần nữa cơ cấu tổ chức thay đổi, các phòng ban được sắp xếp lại để đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới. Kế thừa thành quả và kinh nghiệm sau 10 năm hoạt động, Sở giao dịch I vẫn duy trì được sự phát triển nhanh, vững chắc, toàn diện. Từ năm 1999 đến năm 2008, các mặt hoạt động cơ bản đều có tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20% - 25%. Sở giao dịch I đã trở thành đơn vị có quy mô hoạt động lớn, kinh danh đa năng, hiệu quả, có uy tín cao trong cộng đồng tài chính ngân hàng trong cả nước. Sở giao dịch I ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của Ngân hàng công thương Việt Nam. Kể từ khi được thành lập đến nay, Sở giao dịch I đã không ngừng phát triển cả về mặt số lượng và chất lượng, trở thành một trong những ngân hàng hiện đại, đạt hiệu quả cao trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam. Đã, đang và sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng – tài chính của nền kinh tế. 2. Cơ cấu tổ chức Ngày 20/10/2003, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng công thương Việt Nam đã ban hành quyết định số 153/QĐ – HĐQT về mô hình tổ chức mới của Sở giao dịch I theo dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Thực hiện dự án này, 9 phòng ban và một tổ bảo hiểm trước đây của Sở giao dịch I đã được tổ chức lại thành 12 phòng ban và một tổ giám đốc.  3. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam có quyết định số 704/QĐ - NHCT1 và công văn số 1406/CV - NHCT1 ngày 6/4/2006 về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại chi nhánh NHCT. Để đảm bảo tính chất chuyên môn hóa cũng như sự liên kết về nghiệp vụ và các hoạt động, mỗi phòng ban đều có một nhiệm vụ và chức năng riêng như sau: 3.1. Phòng tổ chức hành chính Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng công thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh. 3.2. Phòng kế toán tài chính Phòng kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ giúp cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngân hàng công thương. 3.3. Phòng quản lý rủi ro Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro và quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro; Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng công thương Việt Nam. Là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước. 3.4. Phòng khách hàng I ( Doanh nghiệp lớn ) Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn. 3.5. Phòng khách hàng II ( Doanh nghiệp vừa và nhỏ ) Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3.6. Phòng khách hàng cá nhân Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam; Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. 3.7. Phòng tổng hợp Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. Làm đầu mối các khoản đầu tư và khai thác nguồn vốn trên thị trường liên Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trong phạm vi cho phép của Tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam. 3.8. Phòng tiền tệ kho quỹ Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam, ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. 3.9. Phòng kế toán giao dịch Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý kho tiền và quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng. 3.10. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHCT Việt Nam. 3.11. Phòng dịch vụ thẻ Là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch I, thực hiện chức năng tham mưu cho Ban giám đốc nghiên cứu phát triển dịch vụ thanh toán các loại thẻ do NHCT phát hành. Trực tiếp tổ chức thực hiện các nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo đúng quy định của NHCT Việt Nam bảo đảm an toàn hiệu quả, phục vụ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, văn minh. 3.12. Phòng thông tin điện toán Có nhiệm vụ phối hợp với phòng dịch vụ thẻ lắp đặt, đảm bảo đường truyền thông và các thiết bị ngoại vi để vận hành tốt máy ATM. Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động trong hệ thống mạng máy tính của chi nhánh. 4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng, điều lệ của Ngân hàng Công thương Việt Nam, các quy định của pháp luật. Cung ứng đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các cá nhân và doanh nghiệp. Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam hoạt động như một ngân hàng đa doanh, loại hình sản phẩm dịch vụ của Sở có thể được chia thành các nhóm sau: 4.1. Nhận tiền gửi - Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. - Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tài khoản không kỳ hạn, có kỳ hạn, tài khoản dự thưởng, tài khoản bậc thang… - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. 4.2. Cho vay và bảo lãnh - Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Cho vay trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Tài trợ xuất, nhập khẩu; Chiết khấu bộ chứng từ bộ hàng xuất… - Đồng tài trợ, uỷ thác theo các chương trình: Đài Loan, Việt Đức và các hiệp định tín dụng khung… - Thấu chi cho vay tiêu dùng… - Bảo lãnh, tái bảo lãnh ( trong nước và quốc tế ): Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán… 4.3. Tài trợ thương mại - Phát hành, thanh toán thư tín dụng, thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng xuất khẩu - Nhờ thu xuất nhập khẩu; nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A) 4.4. Dịch vụ thanh toán - Chuyển tiền trong nước và quốc tế - Uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc… - Quản lý vốn - Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM - Chi trả kiều hối 4.5. Dịch vụ ngân quỹ - Mua bán ngoại tệ ( Spot, Forward, Swap) - Mua bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu) - Thu chi hộ tiền mặt bằng VNĐ và ngoại tệ… 4.6. Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế ( visa, master card ) - Dịch vụ thẻ ATM và thẻ tiền mặt ( cash card ) - Internet banking, phone banking, mobile banking… 4.7. Hoạt động đầu tư - Hùn vốn liên doanh, liên kết với các TCTC và các định chế trong và ngoài nước… - Đầu tư vốn trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong và ngoài nước. 4.8. Hoạt động khác - Khai thác bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ - Tư vấn đầu tư tài chính - Cho thuê két sắt, quản lý vàng bạc, đá quý, giấy tờ có giá - Cho thuê tài chính thông qua công ty cho thuê tài chính - Môi giới, lưu ký, tư vấn, đại lý thanh toán phát hành...Chứng khoán thông qua công ty TNHH chứng khoán - Tiếp nhận, quản lý, khái thác các tài sản xiết nợ…thông qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Phần II: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 1. Tình hình huy động và sử dụng vốn Trong những năm qua công tác huy động và sử dụng vốn của Sở giao dịch I vẫn duy trì và phát triển. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch I - NHCTVN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu  2005   2006   2007     Tổng số  Tỷ trọng  Tổng số  Tỷ trọng  Tổng số  Tỷ trọng   ∑N vốn huy động  16.071  100%  17.448  100%  16.718  100%   I.Phân theo đtượng         1.Tiền gửi DN  10.399  64,7%  9.859  56,5%  12.735  76,2%   1.1. VNĐ -ngoại tệ quy VNĐ  10.229 170  98,4% 1,6%  9.271 138  94% 36%  12.332 402  96,8% 3,2%   1.2. - K kỳ hạn - Có kỳ hạn  9.226 1.173   3.362 6.497   3.624 9.111    2. Tiền gửi TK  3.220  20%  3.370  19,3%  3.144  18,8%   2.1:- VNĐ -Ngoại tệ quy VNĐ  1.165 2.055  36,2% 63,8%  1.336 2.034  39,6% 60,4%  1.381 1.763  43,9% 56,1%   2.2. - K kỳ hạn - Có kỳ hạn  6 3.214   7 3.363   58 3.086    3. Chứng từ có giá T.đó: - kỳ phiếu - Trái phiếu - Chứng chỉ TG  688 331 220 137  4,28% 48,1% 31,97% 19,93%  620 241 379  3,55% 38,9% 61,1%  268 4 264  1,6% 1,49% 98,51%   4. Tiền gửi khác (TCTD+TCKhác)  1.764  11,02%  3.599  20,65%  571  3,4%   II. Phân theo loại T.tệ         1. VNĐ  13.709   14.953   14.270    2. Ngoại tệ quy VNĐ  2.362   2.495   2.448    III. Phân theo kỳ hạn         1. Không kỳ hạn  9.231   3.369   3.681    2. Có kỳ hạn  6.840   14.079   13.037    Nguồn: Phòng Tổng hợp SGD I Tổng nguồn vốn huy động của năm 2008 tăng so với các năm trước, đạt 17.940 tỷ đồng, vượt 8,4% so kế hoạch đề ra. Tổng nguồn vốn huy động năm 2007 so với năm 2006 giảm 730 tỷ đồng. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.222 tỷ đồng tương đương tăng 7,3%. Trong đó: - Nguồn vốn VNĐ năm 2008 đạt 14.865 tỷ đồng, vượt 21% so kế hoạch đề ra. So với năm 2007 tăng 595 tỷ đồng tương đương tăng 4,2%. Tháng 12 so với tháng 11 năm 2008 tăng 1.032 tỷ đồng tương đương tăng 7,5%. - Nguồn vốn ngoại tệ quy VNĐ năm 2008 là 3.075 tỷ đồng, đạt 72,4% so kế hoạch đề ra. So với năm 2007 tăng 628 tỷ đồng tương đương tăng 25,6%. Tuy nhiên, tháng 12 so với tháng 11 năm 2008 giảm 223 tỷ đồng tương đương giảm 6,8%. Nguồn vốn VNĐ tiếp tục tăng trưởng cao hơn với ngoại tệ. Năm 2008 nguồn vốn VNĐ chiếm tỷ trọng 82,8% trong khi nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng 17,2%. Nguồn vốn huy động tăng đảm bảo kịp thời đầy đủ các nhu cầu vốn của nền kinh tế và tăng khả năng thanh toán nhanh. SGD I đang ngày càng mở rộng quy mô hoạt động. Qua các năm 2005, 2006, 2007, 2008 chỉ số giá cả tăng và giá vàng tăng mạnh. Hệ quả tất yếu là lãi suất ngân hàng tăng theo. Sở giao dịch đã thường xuyên bám sát để có chính sách lãi suất linh hoạt nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền. Chính sách khuyến mãi, chăm sóc khách hàng cũng được áp dụng rộng rãi để thu hút các nguồn tiền gửi. Nguồn vốn huy động của Sở giao dịch I chủ yếu từ các doanh nghiệp và từ khu vực dân cư. Tiền gửi doanh nghiệp năm 2007 so với năm 2006 tăng 2876 tỷ đồng. Nhưng năm 2008 so với năm 2007 giảm 5357 tỷ đồng tương đương giảm 42%. Các doanh nghiệp có xu hướng tăng tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2007 so với năm 2005 tăng 6197 tỷ đồng, so với năm 2006 giảm 1042 tỷ đồng. Do lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thấp tạo điều kiện cho ngân hàng có thể tăng cường chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp. Điều này giúp Sở giao dịch I thu hút được thêm khách hàng. Tiền gửi tài khoản năm 2007 so với năm 2006 giảm 226 tỷ đồng. Năm 2008 so với năm 2007 giảm 418 tỷ đồng tương đương giảm 14%. Chủ yếu là lượng tiền gửi có kỳ hạn. Điều này cho phép ngân hàng có thể ổn định được nguồn vốn. Đạt được kết quả trên, Sở giao dịch I đặc biệt đổi mới về phong cách phục vụ khách hàng, quan tâm chăm sóc khách hàng có tiền gửi lớn, chủ động phục vụ khách hàng tại đơn vị nhất là các đơn vị và cá nhân có doanh số hoạt động lớn. Tuy nhiên tiền gửi từ việc phát hành trái phiều, cổ phiếu đang còn thấp. Chứng tỏ ngân hàng chưa thu hút được khách hàng trong hoạt động này. Việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như phát hành thẻ, thanh toán,…tiếp tục là mũi nhọn đầu tư của SDG I, nhằm đạt được hai mục tiêu: Tăng thu nhập từ phí và tăng trưởng nguồn vốn. 2. Hoạt động tín dụng Bảng 2: Hoạt động tín dụng của SDG I – NHCT Việt Nam Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu  2005  2006  2007    VNĐ  Ngoại tệ quy VNĐ  Tổng số  VNĐ  Ngoại tệ quy VNĐ  Tổng số  VNĐ  Ngoại tệ quy VNĐ  Tổng số   I .Tổng dư nợ cho vay và đầu tư  3.041  899  3.940  3.618  880  4.499  3.205  1.154  4.359   T.đó: cho vay  1.889  899  2.788  1.906  870  2.776  1.958  1.142  3.101   A.Phân theo thời gian            Tđó:- Ngắn hạn  675   987  653  242  895  722  286  1.008   - Trung và dài hạn  1.214   1.801  1.253
Luận văn liên quan