Đề tài Thực tập tình hình sản xuất-Kinh doanh của công ty đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn có trụ sở tại tổ 36 phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái và một số văn phòng chi nhánh, đại diện một số tỉnh trên cả nước. Công ty được thành lập từ năm 2000 trên cơ sở hợp nhất một số tổ xây dựng dân dụng do tư nhân làm chủ. Ban đầu, Công ty đăng ký hoạt động theo hình thức Công ty TNHH nhiều thành viên, sau đó chuyển thành Công ty Cổ phần. Số đăng ký kinh doanh: 1603000093, ngày 26/3/2005. Giám đốc Công ty là ông Phạm Thanh Tú. Mục tiêu của sự hợp nhất và chuyển đổi lo ại hình doanh nghiệp này là nhằm huy động được một số vốn tự có tương đối lớn (bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị và tiền vốn) để đầu tư cho các hoạt động xây lắp dân dụng và công nghiệp ở quy mô lớn hơn, đồng thời chuẩn bị cho việc gia nhập thị trường chứng khoán nếu có thể. Trải qua một giai đoạn nhiều thăng trầm do tác động của ngoại cảnh mà điển hình là tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á và thế giới bắt nguồn từ Thái Lan năm 1997 cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2001 sau sự kiện 11/9 tại Mỹ, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn đã không ngừng vươn lên, từ chỗ chỉ là những đơn vị làm ăn nhỏ lẻ trở thành một Công ty làm ăn có uy tín với khách hàng, có đà tăng trưởng bình quân xấp xỉ 20%/năm (trừ năm 2006 tăng trưởng 8%), tạo và duy trì việc làm cũng như thu nhập ổn định cho đội ngũ gần 100 cán bộ Công ty và hàng ngàn công nhân xây dựng của Công ty khắp cả nước, hoàn thành nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước.

pdf38 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2103 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tình hình sản xuất-Kinh doanh của công ty đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tổng quan Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 1 Đề tài: “Báo cáo thực tập tình hình sản xuất-kinh doanh của công ty đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn” Báo cáo thực tập tổng quan Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 2 MỤC LỤC Thứ tự Nội dung Trang 1.1 1.2 1.3 1.4 Phần 1:Giới thiệu khái quát về cơ sở thực tập Quyết định thành lập Địa chỉ và giám đốc hiện tại Vốn điều lệ và hình thức sở hữu Nhiệm vụ trọng tâm 2 2 2 2 3 2.1 2.2 2.3 2.4 Phần 2: Khái quát về tình sản xuất-kinh doanh của công ty Khái quát về các mặt hàng sản phẩm Khái quát về giá trị tài sản Khái quát về tình hình lợi nhuận Khái quát về số lượng lao động bình quân trong các năm 4 4 4 7 11 3.1 3.2 3.3 Phần 3: Khái quát về công nghệ sản xuất và cấu trúc tổ chức Công nghệ sản xuất Cơ cấu sản xuất Cơ cấu bộ máy quản lý 12 12 18 20 4.1 4.2 4.3 Phần 4: Khảo sát các yếu tố đầu vào-đầu ra và môi trường kinh doanh của công ty Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra Khảo sát và phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh 23 23 27 28 5.1 5.2 Phần 5: Thu hoạch từ giai đoạn thực tập tổng quan Cơ hội cọ sát với thực tiễn Trau dồi các kỹ năng và sự hiểu biết 33 33 33 Báo cáo thực tập tổng quan Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 3 PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 1.1 Quyết định thành lập Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn có trụ sở tại tổ 36 phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái và một số văn phòng chi nhánh, đại diện một số tỉnh trên cả nước. Công ty được thành lập từ năm 2000 trên cơ sở hợp nhất một số tổ xây dựng dân dụng do tư nhân làm chủ. Ban đầu, Công ty đăng ký hoạt động theo hình thức Công ty TNHH nhiều thành viên, sau đó chuyển thành Công ty Cổ phần. Số đăng ký kinh doanh: 1603000093, ngày 26/3/2005. Giám đốc Công ty là ông Phạm Thanh Tú. Mục tiêu của sự hợp nhất và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp này là nhằm huy động được một số vốn tự có tương đối lớn (bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị và tiền vốn) để đầu tư cho các hoạt động xây lắp dân dụng và công nghiệp ở quy mô lớn hơn, đồng thời chuẩn bị cho việc gia nhập thị trường chứng khoán nếu có thể. Trải qua một giai đoạn nhiều thăng trầm do tác động của ngoại cảnh mà điển hình là tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á và thế giới bắt nguồn từ Thái Lan năm 1997 cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2001 sau sự kiện 11/9 tại Mỹ, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn đã không ngừng vươn lên, từ chỗ chỉ là những đơn vị làm ăn nhỏ lẻ trở thành một Công ty làm ăn có uy tín với khách hàng, có đà tăng trưởng bình quân xấp xỉ 20%/năm (trừ năm 2006 tăng trưởng 8%), tạo và duy trì việc làm cũng như thu nhập ổn định cho đội ngũ gần 100 cán bộ Công ty và hàng ngàn công nhân xây dựng của Công ty khắp cả nước, hoàn thành nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước. Báo cáo thực tập tổng quan Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 4 Như đã nói ở trên, sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn có thể tóm tắt trong 2 giai đoạn phát triển sau: Giai đoạn 1: Sự hình thành và phát triển của các tổ hợp sản xuất nhỏ lẻ, làm ăn manh mún, tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng là các hộ gia đình, làm thuê cho các Công ty có khả năng tài chính mạnh cũng như uy tín trên thị trường xây dựng. Địa bàn hoạt động trong thời kỳ này chỉ gói gọn trong một vài tỉnh tại khu vực phía Bắc. Giai đoạn 2: Sự hợp nhất để hình thành Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn duy trì khách hàng truyền thống và dần tiếp cận được với khách hàng mới là các Sở, Ban, ngành, các Công ty, xí nghiệp tại các địa phương; xây dựng các công trình có quy mô ngày càng lớn. Địa bàn hoạt động của Công ty trong thời kỳ này đã phát triển ra nhiều vùng, đặc biệt đã vươn vào tận miền Trung, miền Nam, và ra một số tỉnh trong cả nước. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là xây dựng các công trình như: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi có quy mô đến nhóm B và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng. 1.2 Vốn điều lệ và hình thức sở hữu Như vậy, việc cơ cấu lại hình thức sở hữu vốn theo hướng cổ phần công ty đã không chỉ tạo điều kiện cho công ty sử dụng có hiệu quả hơn số tài sản của nhà nước mà còn huy động thêm được nhiều nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia góp vốn, thực sự làm chủ công ty. 1.3 Nhiệm vụ trọng tâm Cùng với quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá, đất nước ta đang không ngừng đổi mới trên mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là cơ sở hạ tầng đã có những bước chuyển biến tích cực. Các công trình xây dựng từ tầm Báo cáo thực tập tổng quan Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 5 vi mô đến các công trình mang tính lịch sử đã dược xây dựng trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang ở trong thời kỳ quá độ để xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội thì vị trí,vai trò và nhiệm vụ của ngành xây dựng càng trở nên hết sức quan trọng. Riêng đối với tỉnh Yên Bái, đây là một địa bàn miền núi vùng Tây Bắc của Tổ quốc nên quá trình đô thị hoá diễn ra rất chậm, cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất nghèo nàn, lạc hậu. Vậy nên, ban lãnh đạo Công ty cổ phần đầu tư & Xây dựng Hoàng Liên Sơn đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là hoạt động sản xuất- kinh doanh có lãi dựa trên cơ sở đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng các công trình để từ đó góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội. Tóm lại, hơn 6 năm chuyển đổi hình thức sở hữu, Công ty cổ phần đầu tư & Xây dựng Hoàng Liên Sơn được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hoạt động sản xuất- kinh doanh có hiệu quả, vừa mang lại thu nhập cho Nhà nước, cho các cổ đông vừa tạo dựng được công ăn việc làm ổn định cho người lao động và qua đó góp phần xây dựng nước nhà. Báo cáo thực tập tổng quan Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 6 PHẦN 2:KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.1 Khái quát về các mặt hàng sản phẩm Hoạt động sản xuất- kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần đầu tư & Xây dựng Hoàng Liên Sơn là xây dựng các công trình nhà ở dân dụng, các công trình công nghiệp, giao thông,thuỷ lợi có quy mô đến nhóm B (Tức là bao gồm các công trình có quy mô vốn đầu tư từ dưới 7 tỷ đồng đến dưới 400 tỷ đồng). Ngoài ra, công ty còn kinh doanh các loại vật liệu xây dựng như: thép, xi măng, cát, gỗ, đá, sỏi, gạch men..v..v.. Do một đặc điểm nổi bật của công ty là hoạt động sản xuất- kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng sản phẩm rất khác nhau về quy mô cũng như về chủng loại nên việc thống kê chi tiết sản lượng của từng mặt hàng qua các năm là rất khó để có thể trình bày được một cách ngắn gọn. Vì vậy, dưới đây em xin báo cáo về tổng giá trị sản lượng quy đổi của các mặt hàng sản phẩm chủ yếu đã được công ty sản xuất–kinh doanh trong 5 năm qua: (đơn vị: tỷ đồng) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Giá trị sản lượng 10.5491 15.7548 11.0066 24.1000 24.15715 Bảng1: Tổng giá trị sản lượng của các mặt hàng (2001-2005) 2.2 Khái quát về giá trị tài sản * Tài sản lưu động: Do chịu tác động bởi các tính chất và đặc điểm của ngành nghề sản xuất- kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên Công ty cổ phần đầu tư & Xây dựng Hoàng Liên Sơn có một lượng vốn lưu động tương đối lớn và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số giá trị tài sản. Lượng vốn lưu động này chính là biểu Báo cáo thực tập tổng quan Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 7 hiện bằng tiền của tổng các tài sản lưu động như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác..v..v.. Trong số các tài sản lưu động kể trên thì hàng tồn kho bao giờ cũng có giá trị lớn nhất (chiếm khoảng từ 60-75% tổng lượng vốn lưu động). Sở dĩ như vậy là do nhiều công trình và hạng mục công trình được xây dựng trong thời gian dài (5-10 năm). Bên cạnh đó, tiến độ thi công công trình lại chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi điều kiện khí hậu,địa lý. Vậy nên, việc tồn trữ một lượng hàng tồn kho lớn là do yêu cầu thực tế khách quan đem lại. Tuy nhiên, nếu đứng trên giác độ đánh giá tài chính và xem xét trong mối quan hệ tương quan với nợ phải trả mà chủ yếu là nợ ngắn hạn thì khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thì của công ty là không cao. Dưới đây là báo cáo về tình hình thay đổi vốn lưu động của công ty trong một số năm gần đây: (đơn vị: tỷ đồng) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Vốn lưu động 19.128915 20.235928 17.835254 28.802892 41.194724 Bảng 2: Tổng lượng vốn lưu động của công ty (2002-2006) Dựa vào bảng trên thì ta thấy là tuy trong năm 2004 lượng vốn lưu động có giảm 2.4 tỷ, (tương đương 11.86%) so với năm 2003 nhưng nhìn chung là vốn lưu động của công ty đã vận động theo chiều hướng tăng nhanh đặc biệt là vào năm 2006, con số này là 41.194724 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với thời điểm công ty bắt đầu hoạt động theo hình thức sở hữu mới (năm 2002). *Tài sản cố định: Theo cách nhìn nhận tổng quan thì tài sản cố định của Công ty cổ phần đầu tư & Xây dựng Hoàng Liên Sơn chủ yếu là các máy móc, trang thiết bị, nhà Báo cáo thực tập tổng quan Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 8 xưởng và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Để bù đắp lại phần giá trị hao mòn luỹ kế hàng năm đồng thời để thực hiện được mục tiêu an toàn lao động và đảm bảo chất lượng công trình, công ty đã không ngừng đổi mới, cải tiến và chuyển giao các máy móc, thiết bị, công nghệ. Do vậy, giá trị tài sản cố định của công ty qua các năm không giảm đi mà vận động theo xu thế tăng lên so với thời điểm mốc là năm 2002. Sự vận động này được cụ thể ở bảng số liệu sau: (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Giá trị TSCĐ 1.403492 1.555788 2.200772 2.154305 1.905450 Bảng3: Giá trị tài sản cố định của công ty (2002-2006) *Tổng tài sản: Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Nó bao gồm toàn bộ các tài sản lưu động và các tài sản cố định cộng lại. Và đối với riêng Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Yên Bái , nếu như trong năm 2004, giá trị tài sản lưu động của công ty có giảm đi thì ngược lại giá trị tài sản cố định lại tăng lên khá nhanh. Do vậy nên tổng giá trị tài sản của công ty trong năm này ít biến động hơn. Từ bảng 2 và bảng 3, ta có bảng số liệu tổng hợp sau: (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng giá trị TS 20.532407 21.791716 20.036026 30.957197 43.10019 Bảng 4: Tổng giá trị tài sản của công ty qua các năm Dưới đây là biểu đồ mô hình hoá về xu hướng vận động của tổng giá trị tài sản từ năm 2002 đến năm 2006: Báo cáo thực tập tổng quan Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 9 Như vậy, qua biểu đồ trên ta thấy tổng giá trị tài sản của Công ty cổ phần đầu tư & Xây dựng Hoàng Liên Sơn vào năm 2006 đã tăng lên gấp đôi so với năm 2002. Điều này chứng tỏ công ty có khả năng huy động vốn cao và nếu xét trên góc độ kế toán thì có thể đưa ra kết luận ban đầu về tình hình sản xuất- kinh doanh của công ty là “làm ăn có lãi”. 2.3 Khái quát về tình hình lợi nhuận *Tổng doanh thu Đó là các lợi ích kinh tế mà công ty thu được từ hoạt động sản xuất- kinh doanh của mình. Nó được biểu hiện dưới hình thức giá trị (tiền tệ) và bao gồm chủ yếu là doanh thu từ các công trình xây dựng đã hoàn thành và doanh thu từ việc bán các loại vật liệu xây dựng cho khách hàng hoặc doanh nghiệp khác. Tình hình doanh thu của công ty được phản ánh ở bảng sau: (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu 11.282416 10.032171 9.787006 14.465769 16.302338 Bảng 5: Tổng doanh thu hàng năm của công ty CPĐTXD Hoàng Liên Sơn Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế có tính chất quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Dù có xét trong những mối quan hệ 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tû ®ång N¨m Báo cáo thực tập tổng quan Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 10 tương quan khác nhau thì hầu như ta đều thấy doanh thu và lợi nhuận có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Nếu doanh thu tăng trong điều kiện chi phí không đổi hoặc chi phí tăng với tốc độ chậm hơn thì lợi nhuận nhất định sẽ tăng và ngược lại. Xét trên bảng 5 ta thấy doanh thu 3 năm đầu không tăng thậm chí còn giảm nhẹ nhưng vào năm 2005 nó đã bắt đầu tăng với tốc độ khá nhanh (48%). Vì vậy có thể xem như đây là một tín hiệu khả quan để góp phần tạo đà cho sự tăng trưởng mạnh về doanh thu của công ty trong tương lai. *Tổng chi phí Cũng giống như doanh thu, chi phí là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng bậc nhất và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Nhưng trái lại, chi phí lại có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Nếu chi phí tăng thì hầu hết trong mọi trường hợp lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại. Do vậy công ty luôn phải tính toán các khoản chi phí sao cho vừa tiết kiệm mà lại vừa có hiệu quả cao nhất. Trong cơ cấu tổng chi phí của Công ty cổ phần đầu tư & Xây dựng Hoàng Liên Sơn thì chi cho hoạt động sản xuất-kinh doanh chiếm tỷ trọng khoảng trên 85%. Còn lại là chi vào các khoản mục khác như chi cho hoạt động quản lý, chi tiếp khách, hội nghị giao dịch, chi hoa hồng môi giới và chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. Tổng chi phí kế toán cụ thể là: (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng chi phí 10.97566 9.807308 9.45886 14.359039 16.131439 Bảng 6: Tổng chi phí hàng năm của công ty CPĐT&XD Hoàng Liên Sơn Như vậy là từ năm 2005 chi phí đã bắt đầu tăng và còn tăng với tốc độ rất cao (52%). Rõ ràng là tốc độ tăng này còn cao hơn cả tốc độ tăng của doanh thu ở trên và nếu xét về mặt hiệu quả tài chính thì điều này không thực sự thuyết phục. Tuy nhiên như đã trình bày ở phần khái quát về tài sản lưu động, Báo cáo thực tập tổng quan Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 11 hàng tồn kho của công ty có số lượng lớn và chưa tạo thành doanh thu trong khi nó đã được tính toàn bộ vào chi phí. Hơn nữa, trong một số năm gần đây thì giá cả các loại vật liệu xây dựng đã liên tục tăng, đặc biệt là hai loại vật liệu cơ bản là thép và xi măng. Vì vậy chi phí tăng là điều khó tránh khỏi để mở rộng quy mô sản xuất nhưng công ty vẫn cần phải có các biện pháp phù hợp để tối thiểu hoá chi phí, không thể để kéo dài tình trạng tăng chi phí với tốc độ quá cao như hiện nay. *Tổng lợi nhuận Về mặt định nghĩa thì lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thể hiện kết quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt cả về số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản như lao động, vật tư, vốn… Đối với Công ty cổ phần đầu tư & Xây dựng Hoàng Liên Sơn cũng như đối với rất nhiều các doanh nghiệp khác thì lợi nhuận bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu quyết định sự tồn tại lâu dài của bản thân công ty. Ngay từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, ban lãnh đạo công ty đã xác định rõ trong Điều lệ hoạt động rằng lợi nhuận vừa là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng vừa là một đòn bẩy kinh tế trọng yếu nhất có tác dụng khuyến khích toàn bộ tập thể người lao động ra sức phát triển sản xuất để làm lợi cho bản thân, cho công ty và cho nhà nước. Là một công ty kinh hoạt động sản xuất- kinh doanh tổng hợp nên lợi nhuận của công ty thu được từ các hoạt động sau:  Từ hoạt động sản xuất- kinh doanh  Từ hoạt động cho thuê, khoán tài sản, lãi tiền gửi, lãi cho vay  Từ nhượng bán thanh lý tài sản Báo cáo thực tập tổng quan Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 12 Trong các hoạt động kể trên thì lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất- kinh doanh được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Và do vậy từ bảng 5 và 6 ta có bảng hiệu số giữa doanh thu và chi phí được tính toán như sau: (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Lợi nhuận sxkd 306.706 224.87 328.146 106.73 170.889 Bảng 7: Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất- kinh doanh hàng năm Như vậy là tuy trong 2 năm 2005 và 2006 doanh thu có tăng nhanh hơn so với 3 năm trước nhưng do tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận từ hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty đã không tăng mà còn giảm với tốc độ mạnh là 207% trong năm 2005. Xét một cách tổng thể thì lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất- kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng đối với riêng Công ty cổ phần đầu tư & Xây dựng Hoàng Liên Sơn thì tuỳ theo từng năm cụ thể mà lợi nhuận thu được từ một trong bốn hoạt động ở trên sẽ có tỷ trọng thay đổi khác nhau. Ví dụ như trong năm 2005, tuy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất- kinh doanh giảm xuống còn 106.73 triệu đồng nhưng do lợi nhuận từ hoạt động cho thuê, khoán tài sản, lãi tiền gửi, lãi cho vay đạt 528.5 triệu đồng nên nhìn chung là tổng lợi nhuận của công ty chỉ còn giảm với tốc độ là 29% so với năm 2004. Dưới đây là bảng số liệu về tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty: (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng lợi nhuận 548.762 673.423 806.611 635.222 656.042 Bảng 8: Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty CPXDTH Yên Bái (Đơn vị: triệu đồng) Báo cáo thực tập tổng quan Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 13 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng lợi nhuận 411.572 457.93 677.55 546.29 590.438 Bảng 9: Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty CPXDTH Yên Bái Từ bảng 9, ta lập biểu đồ mô tả sự vận động của lợi nhuận thuần từ năm 2002 đến 2006 như sau: 2.4 Khái quát về số lượng lao động bình quân trong các năm Ngay sau khi chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Yên Bái , ban lãnh đạo công ty đã tiến hành kế hoạch hoá nguồn nhân lực để bố trí lại lao động sao cho đúng người đúng việc. Cụ thể là công ty vừa thực hiện quá trình biên chế nội bộ như thuyên chuyển, đề bạt, xuống chức vừa cho thôi việc những người đã đến tuổi về hưu, những người không có ý thức kỷ luật lao động hoặc không có trình độ đáp ứng được yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó công ty cũng đã ban hành các chính sách tuyển mộ, tuyển chọn và đãi ngộ nhân tài để tạo điều kiện thuận lợi cho cả người lao động và công ty cùng phát triển. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 triÖu ®ång N¨m BiÓu ®å tæng lîi nhuËn sau thuÕ cña c«ng ty (2001-2005) Báo cáo thực tập tổng quan Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 14 Bởi vậy nên từ năm 2002 đến nay, tổng số lượng lao động bình quân của công ty trong các năm đã liên tục giảm dần theo hướng tinh giản, gọn nhẹ mà vẫn phù hợp với yêu cầu sản xuất- kinh doanh. Dưới đây là bảng số liệu thực tế về sự thay đổi theo hướng giảm dần đó: (Đơn vị:người) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Số lượng laođộng bình quân 302 296 244 231 221 Bảng 10:Số lượng lao động bình quân (2001-2005) Như vậy là công ty đã bước đầu thực hiện có hiệu quả chính sách cơ cấu lại nguồn nhân lực theo hướng tinh giản, gọn nhẹ. Và nếu xem xét trong mối liên hệ tương quan giữa số lượng lao động và lợi nhuận cũng như tiền lương bình quân thì sẽ thấy rõ hơn hiệu quả của chính sách này.Bởi vì trong khi số lượng lao động liên tục giảm thì lợi nhuận về cơ bản lại ăng lên. Đặc biệt là vào năm 2004, trong khi số lượng lao động giảm với tốc độ là 21% thì lợi nhuận lại tăng lên với một tốc độ tương đương là 20%. Điều này rõ ràng đã cho thấy là với một số lượng lao động ít hơn nhưng lại tạo ra được một khối lượng giá tri thặng dư nhiều hơn. Tức là một đơn vị lao động hiện tại 0 100 200 300 400 N g­ êi N¨m BiÓu ®å sè l­îng c«ng nh©n (2002-2006) Báo cáo thực tập tổng quan Đặng Trần Thương - K9A Quản trị 15 của công ty đã tạo ra được nh
Luận văn liên quan