Kế toán là công cụ phục vụ quản lý kinh tế. Sự ra đời của nó gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất càng phát triển kế toán càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu được. Để quản lý có hiệu quả và tốt nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đồng thời sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau trong đó kế toán là công cụ quản lý hiệu quả nhất.
Trong nền kinh tế thị trường các đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải hạch toán kinh tế, phải tự lấy thu bù chi và có lãi. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng ganh gắt, một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất là phải quan tâm đến tất cả các khâu các mặt quản lý trong quá trình sản xuất từ khi bỏ vốn ra cho đến khi thu hồi vốn về sao cho chi phí bỏ ra là ít nhất lại thu về được lợi nhuận cao nhất. Có như vậy đơn vị mới có khả năng bù đắp được những chi phí bỏ ra và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, cải thiện đời sống cho người lao động và thực hiện tái sản xuất mở rộng.
Nhận thức được vấn đề đó, đối với những kiến thức tiếp thu được tại trường kết hợp với thời gian thực tập nghiên cứu tìm hiểu thực tế tổ chức kế toán tại công ty giầy Thụy Khuê Hà Nội, với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung và các cô, chú phòng kế toán và các phòng ban khác thuộc công ty đã giúp em có cái nhìn cụ thể hơn về tổ chức bộ máy sản xuất và công tác kế toán của công ty. Với thời gian còn hạn chế, trình độ nhận thức chưa sâu về thực tế, nên trong quá trình thực tập và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô giáo và các cô, chú phòng kế toán tại công ty để em có thể hoàn thành được báo cáo này.
44 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2521 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tập tổng hợp công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thụy Khuê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BCTC
Báo cáo tài chính
BTC
Bộ Tài chính
GTGT
Giá trị gia tăng
TSCĐ
Tài sản cố định
NKCT
Nhật ký chứng từ
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán là công cụ phục vụ quản lý kinh tế. Sự ra đời của nó gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất càng phát triển kế toán càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu được. Để quản lý có hiệu quả và tốt nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đồng thời sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau trong đó kế toán là công cụ quản lý hiệu quả nhất.
Trong nền kinh tế thị trường các đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải hạch toán kinh tế, phải tự lấy thu bù chi và có lãi. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng ganh gắt, một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất là phải quan tâm đến tất cả các khâu các mặt quản lý trong quá trình sản xuất từ khi bỏ vốn ra cho đến khi thu hồi vốn về sao cho chi phí bỏ ra là ít nhất lại thu về được lợi nhuận cao nhất. Có như vậy đơn vị mới có khả năng bù đắp được những chi phí bỏ ra và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, cải thiện đời sống cho người lao động và thực hiện tái sản xuất mở rộng.
Nhận thức được vấn đề đó, đối với những kiến thức tiếp thu được tại trường kết hợp với thời gian thực tập nghiên cứu tìm hiểu thực tế tổ chức kế toán tại công ty giầy Thụy Khuê Hà Nội, với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo Nguyễn Quốc Trung và các cô, chú phòng kế toán và các phòng ban khác thuộc công ty đã giúp em có cái nhìn cụ thể hơn về tổ chức bộ máy sản xuất và công tác kế toán của công ty. Với thời gian còn hạn chế, trình độ nhận thức chưa sâu về thực tế, nên trong quá trình thực tập và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô giáo và các cô, chú phòng kế toán tại công ty để em có thể hoàn thành được báo cáo này.
PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG TẠI CÔNG TY GIẦY THỤY KHUÊ HÀ NỘI
Quá trình hình thành và phát triển của công ty giầy Thụy Khuê Hà Nội.
Tên công ty: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thụy Khuê.
Tên giao dịch: Thụy Khuê shoes company.
Văn phòng giao dịch và trưng bày sản phẩm: 152 Thụy Khuê, Hà Nội
Tổng diện tích: 50. 000 m2
Điện thoại: (84-4) 8340081 - 8340083 Fax : (84-4) 8370222 Email : thuykhueshoesco@fpt.vn Website : www.thuykhueshoesco.vnn.vn
Bộ máy hành chính và các xí nghiệp thành viên sản xuất đặt tại khu A2 xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội và Ngân hàng Công thương Hà Nội.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên giầy Thụy Khuê là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trực thuộc UBND thành phố Hà Nội, hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước, vốn điều lệ 40 tỷ VND.
Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, đến nay công ty TNHH Nhà nước một thành viên giầy Thụy Khuê đã có những bước phát triển vượt bậc. Thương hiệu giầy Thụy Khuê đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, góp phần cho sự thắng lợi chung của thành phố Hà Nội, đó là nhờ sự phấn đấu không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Tiền thân của công ty là xí nghiệp Quân Khu X30, ra đời vào tháng 1/1957 với nhiệm vụ chuyên sản xuất giầy vải và mũ cứng cung cấp cho bộ đội. Tháng 5/1960, dây chuyền sản xuất giầy vải đầu tiên được đưa vào hoàn thành và đưa vào vận hành, chính điều này đã tạo cho X30 một trang sử mới với sản phẩm chính là giầy vải các loại. Năm 1962, sau khi sở Công nghiệp và Thủ công nghiệp Hà Nội cho sáp nhập xí nghiệp giầy vải Kiến Thiết vào X30 và chính thức quyết định đổi tên từ Xí nghiệp X30 sang thành nhà máy cao su Thụy Khuê. Đầu năm 1970, thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp thủ đô, xưởng sản xuất mũ được tách riêng, xí nghiệp giầy Vạn Hương được nhập vào nhà máy, đổng thời nhà máy cao su Thụy Khuê được đổi thành Xí nghiệp giầy vải Hà Nội. Năm 1978, xí nghiệp được sáp nhập với xí nghiệp giầy vải Thượng Đình và mang tên là Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình.
Do yêu cầu phát triển của ngành, ngày 1/4/1989 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 93/QĐ-UB cho phép tách ra và thành lập lại, được mang tên là xí nghiệp giầy vải Thụy Khuê, đây là thời điểm có ý nghĩa bước ngoặt đối với xí nghiệp. Khi mới tách ra, công ty gặp nhiều khó khăn với vốn liếng ít ỏi, nhà xưởng nhỏ hẹp, máy móc thiết bị lạc hậu. Đứng trước tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, năm 1994 theo quy hoạch của thành phố, công ty đã chuyển địa điểm sản xuất về khu A2, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Cơ sở mới của công ty gồm 3 phân xưởng sản xuất chính, khối phòng ban, đơn vị phụ trợ, kho tàng, nhà ăn trên khu đất rộng trên 30.000m2. Công ty đã tiến hành nhập dây chuyền sản xuất của Đài Loan với công suất mỗi năm đạt từ hai triệu đến ba triệu đôi giầy dép các loại.
Năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á, ngành da giẩy nói chung và công ty giầy Thụy Khuê đã gặp không ít khó khăn trong việc khai thác đơn hàng và bị khách hàng ép giá. Để vượt qua khó khăn, công ty đã mạnh dạn xếp lại bộ máy sản xuất bao gồm 3 xí nghiệp thành viên và trung tâm thương mại chuyển giao công nghệ vào ngày 1/4/1998.
Mùa giầy 2002-2003, công ty đã mạnh dạn chuyển hình thức kinh doanh của xí nghiệp số 1 từ sản xuất gia công sang mua bán trực tiếp đã tạo nên một bước ngoặt lớn, mở ra hướng phát triển ổn định của công ty. Trong năm 2004-2005 công ty tập trung mở rộng khai thác thị trường quốc tế, tìm kiếm và hợp tác với các khách hàng có thương hiệu trên thế giới.
Thực hiện chủ trương của Đảng về sắp xếp đổi mới DNNN năm 2005 công ty đã chuyển đổi sang mô hình quản lý mới – công ty TNHH Nhà nước một thành viên, tạo ra một bước ngoặt trong công tác tổ chức quản lý sản xuất, góp phẩn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, cùng với những thuận lợi khi hạn ngạch xuất khẩu được dỡ bỏ cho ngành xuất khẩu giầy nhưng ngành giầy da nói chung và công ty giầy Thụy Khuê nói riêng vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc… Tuy nhiên được sự lãnh đạo của UBND thành phố cùng với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên trong công ty đã gặt hái được nhiều thành công, nhiều năm liên tục được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt nhiều giải thưởng vàng chất lượng và giải thưởng của tổ chức Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương.
Như vậy từ một doanh nghiệp phần lớn là sản xuất gia công đến nay công ty đã mạnh dạn chuyển đổi hoàn toàn sang sản xuất theo hình thức mua bán trực tiếp.
Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh của công ty giầy Thụy Khuê.
Chức năng.
Là một công ty sản xuất kinh doanh giầy nên chức năng chủ yếu chính của công ty là sản xuất các sản phẩm giầy phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú về kiểu cách và mẫu mã như : giầy dép nữ thời trang, giầy thể thao, giầy vải cao cấp, giầy bảo hộ lao động. … ngoài ra công ty còn sản xuất rất nhiều hàng hoá xuất khẩu.
Hiện nay công ty sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng và đã có nhiều sản phẩm có mặt trên nhiều thị trường lớn của thế giới tập trung ở các nước EU.
Nhiệm vụ.
- Tổ chức sản xuất và kinh doanh các mặt hàng theo đúng nghành nghề đăng ký và mục đích thành lập công ty.
- Bảo toàn và tăng cường vốn.
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Đảm bảo kết quả lao động, chăm lo không ngừng cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ CNV trong toàn công ty. Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ của Cán bộ CNV
Trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo công ty là thực hiện chức năng quản lý đảm bảo việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
Tổ chức sản xuất kinh doanh.
Bộ phận sản xuất kinh doanh của công ty đặt tại xã Phú Diễn- Từ Liêm- Hà Nội. Công ty có ba xí nghiệp:
Xí nghiệp I, hợp tác sản xuất với công ty CHARMINGS Đài Loan.
Xí nghiệp II, hợp tác sản xuất với công ty ASE Hàn Quốc.
Xí nghiệp III, hợp tác sản xuất với công ty YENKEE Đài Loan.
Mỗi xí nghiệp gồm Phân xưởng may, phân xưởng gò, phân xưởng cán cao su và bộ phận đúc đế giầy. Ngoài ra, để đảm bảo sản xuất công ty còn có các phân xưởng sản xuất phụ trợ là bộ phận bồi vải và phân xưởng cơ điện phục vụ cho các xí nghiệp sản xuất.
Công ty giầy Thụy Khuê đã hợp tác với nhiều công ty nước ngoài để mở thêm dây chuyền sản xuất và xuất khẩu:
Năm 1992 công ty hợp tác với công ty P.D.G của Thái Lan mở thêm dây chuyền sản xuất giầy dép thời trang để xuất khẩu
Năm 1994 công ty ký hợp đồng hợp tác sản xuất với công ty CHARMINGS Đài Loan để mở thêm dây chuyền sản xuất giầy cao cấp xuất khẩu.
Năm 1995 công ty tiếp tục thành lập một xưởng hợp tác với công ty Ase Hàn Quốc. Công ty không ngừng nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản phẩm của công ty đã được khách hàng ưa chuộng.
Năm 1996 công ty hợp tác với công ty YENKEE của Đài Loan. Công ty đầu tư dây chuyền thứ 7 sản xuất giầy nữ thời trang xuất khẩu.
Cũng giống như nhiều doanh nghiệp công lập khác khi chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty Giầy Thuỵ Khuê cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong SXKD cũng như mở rộng sản xuất và tìm kiếm thị trường. Tuy nhiên, với bề dày 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã từng bước ổn định và thích nghi với cơ chế thị trường, tận dụng mọi cơ hội để phát triển SXKD và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Từ một doanh nghiệp mà phần lớn là sản xuất gia công, đến nay Công ty đã mạnh dạn chuyển đổi hoàn toàn sang sản xuất theo hình thức mua bán trực tiếp. Chính vì vậy mà doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, năm 2004 doanh thu của Công ty đạt 146,898 tỷ đồng, năm 2005 đạt 152,642 tỷ đồng, năm 2006 đạt 166,112 tỷ đồng. Phần lớn những sản phẩm Giầy dép của Công ty sản xuất để xuất khẩu sang gần 30 nước và vùng lãnh thổ như Đông Âu, Nhật, Pháp, Ý, Mỹ… chỉ riêng năm 2006 sản lượng giày dép của Công ty đạt 3,5 - 4 triệu đôi, kim ngạch xuất khẩu đạt 10, 8 triệu USD. Sản phẩm của Công ty đã đạt giải thưởng của Tổ chức Chất lượng Quốc tế Châu á Thái Bình Dương, bình chọn tại Hoa Kỳ năm 2002.
Để có được những kết quả nổi bật trên đây là do Công ty đã biết đẩy mạnh việc ứng dụng KH&CN vào thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty đã mạnh dạn vay hàng triệu USD của các Ngân hàng và các đối tác để trang bị 7 dây chuyền thiết bị sản xuất giầy hiện đại của các nước, thay thế cho những dây chuyền sản xuất cũ, năng suất thấp. Đồng thời, Công ty đã mạnh dạn áp dụng các qui trình quản lý chất lượng sản phẩm như ISO 9000, 2002 phiên bản 2006, SA 1400… Chất lượng sản phẩm do Công ty sản xuất vì thế đã không ngừng tăng.
Bảng 1-1
BẢNG KẾT QUẢ 3 NĂM GẦN ĐÂY CỦA CÔNG TY GIẦY THỤY KHUÊ
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu
Triệu đồng
166.112,952
182.723,285
158.970,095
Tổng chi phí
Triệu đồng
165.785,304
182.346,490
158.655,519
Lợi nhuận
Triệu đồng
327,648
376,795
314,576
Tổng số cán bộ CNV
Người
1.985
2.197
2.240
Thu nhập bình quân
Đồng
1.015.000
1.220.000
1.130.000
Vốn
Triệu đồng
45.235,152
48.862,451
50.805,572
+ Vốn lưu động
Triệu đồng
20.049,506
22.991,267
23.067,903
+ Vốn cố định
Triệu đồng
25.185,646
26.871,184
27.737,669
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán của công ty năm 2006, 2007,2008
Từ bảng kết quả trên ta thấy công ty giầy Thụy Khuê là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn cả về vốn cũng như lao động, với lao động chủ yếu là công nhân sản xuất ở các trình độ tay nghề khác nhau.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007 tăng nhanh so với năm 2006, cụ thể doanh thu tăng 10%, lợi nhuận tăng 15% do công ty tích cực nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, giảm chi phí. Tuy nhiên, đến năm 2008, dưới tác động của thuế chống bán phá giá do EU áp đặt, công ty phải giảm đơn hàng, thu hẹp sản xuất. Mặt khác 1 số lao động có tay nghề cao bỏ đi trong thời gian không có đơn đặt hàng và lao động mới có tay nghề thấp, nên phát sinh thêm chi phí để đào tạo. Hơn thế nữa, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm 2008, đặc biệt tại các nước thuộc khối EU đã gây ảnh hưởng trực tiếp làm kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm hẳn. Tất cả những nguyên nhân đó khiến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty giầy Thụy Khuê năm 2008 giảm đáng kể so với năm 2007, cụ thể: doanh thu giảm 13%, lợi nhuận giảm 16,6%. Đặc biệt trong đợt thưởng tết năm 2008 vừa qua, số tiền thưởng tết trung bình chỉ vỏn vẹn 100.000 đồng.
Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất công ty giầy Thụy Khuê.
Quy trình sản xuất giầy vải ở công ty giầy Thụy Khuê được tổ chức vừa theo kiếu song song vừa theo kiểu liên tục. Các vật liệu khác nhau được tổ chức theo các bước công nghệ khác nhau để cuối cùng kết hợp lại cho ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Nguyên vật liệu được dùng cho quá trình sản xuất bao gồm: các loại vải bạt, vải phin mộc làm mũ giầy; các loại cao su làm đế giầy; các loại hóa chất sử dụng như: Lưu huỳnh, CaCO3, kẽm và các chất xúc tác, chất độn để làm dẻo cao su, tăng độ bền, chống lão hóa.
Quy trình công nghệ sản xuất giầy diễn ra như sau: Sau khi được bồi cán lại với nhau, vải bạt và vải phin sẽ được cắt thành hình mũ giầy. Những mũ giầy này được hoàn chỉnh ở công đoạn may, sau đó được đưa sang bộ phận dập ôdê và được đưa sang bộ phận gò. Cao su được cắt nhỏ, nghiền ra sơ bộ và trộn với các hóa chất rồi đưa vào máy cán. Công đoạn đúc đế có tác dụng làm mềm cao su và tán thành những tấm mỏng. Những tấm cao su này được cắt thành các đế giầy và đưa sang bộ phận ép với caosu mỏng dán trên bề mặt giầy; sau đó đưa sang bộ phận định hình. Sản phẩm sau khi được hình thành đưa sang bộ phận định hình. Sản phẩm sau khi được hình thành đưa sang bộ phận OTK mới được đóng gói nhập kho thành phẩm.
Quy trình sản xuất giầy của công ty có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1:
Sơ đồ quy trình sản xuất giầy
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty giầy Thụy Khuê.
Để quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều phải tổ chức bộ máy quản lý. Tùy thuộc vào quy mô, loại hình doanh nghiệp, đặc điểm và điều kiện sản xuất cụ thể mà doanh nghiệp thành lập ra các bộ phận quản lý thích hợp, được gọi là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty giầy Thụy Khuê là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, bộ máy quản lý của công ty được phân cấp khá hoàn chỉnh, gồm 1 Tổng giám đốc phụ trách chung và 3 phó tổng giám đốc phụ trách chuyên môn: Phó tổng giám đốc kỹ thuật, Phó tổng giám đốc chuyên môn và Phó tổng giám đốc kế hoạch.
Bên dưới là các phòng chức năng, mỗi phòng ban đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên giữa các phòng ban cũng có mối quan hệ qua lại để phối hợp công tác với nhau, hỗ trợ nhau trong các nghiệp vụ.
Chính bộ máy tổ chức quản lý hoàn chỉnh là nền tảng cho sự thành công của công ty giầy Thụy Khuê.
Hiện nay, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2:
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý
Mối quan hệ chỉ đạo
Mối quan hệ phối hợp công tác và phối hợp hoạt động
Mối quan hệ phối hợp công tác và chỉ đạo nghiệp vụ
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, đứng đầu là tổng giám đốc công ty, chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật, cơ quan Nhà nước và với công nhân viên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trực tiếp giúp việc và hỗ trợ cho tổng giám đốc là ba phó tổng giám đốc và một kế toán trưởng.
Phó tổng giám đốc: Có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo các bộ phận được phân công ủy quyền và giúp việc cho tổng giám đốc, cụ thể phân công ủy quyền như sau:
+ Một phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật.
+ Một phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh.
+ Một phó tổng giám đốc phụ trách kế hoạch.
Kế toán trưởng: (trưởng phòng Tài chính Kế toán) Có nhiệm vụ điều hành chung về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, tham mưu giúp tổng giám đốc ra các quyết định kinh tế phù hợp đồng thời phụ trách kế hoạch tổng hợp trong doanh nghiệp.
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được vận hành thưởng xuyên, liên tục, ổn định và thông suốt trong toàn công ty.
Phòng cơ năng: Chịu trách nhiệm sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, lắp đặt hệ thống điện nước phục vụ cho toàn công ty.
Phòng kỹ thuật: Kết hợp với phòng kinh doanh xuất nhập khẩu lập nhu cầu vật tư, dự toán cho việc sản xuất sản phẩm. Nhiệm vụ chính của của phòng là xác định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy cách sản phẩm, nghiên cứu chế thử và thực hiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất sản phẩm.
Phòng đảm bảo chất lượng: Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất sản phẩm đồng thời tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm và vật tư khi nhập và xuất kho.
Phòng kế toán tài chính: Là nơi xử lý, thực hiện toàn bộ công tác kế hoạch tài chính của công ty, có nhiệm vụ điều hòa, phân phối, tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, đánh giá kết quả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, hạch toán lỗ lãi, thực hiện chấp hành các chế độ thu nộp ngân sách đối với Nhà nước, phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ.
Phòng tổ chức: Theo dõi, quản lý yếu tố nhân sự của công ty, lên kế hoạch bố trí điều động lao động sao cho phù hợp với trình độ chuyên môn cũng như tay nghề và bậc thợ của từng người.
Phòng hành chính: Tổ chức các buổi giao ban, quản lý hồ sơ của công ty, phụ trách văn thư, y tế, quản trị đời sống, bảo vệ, thường trực và hội nghị tiếp khách.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm về các hợp đồng mua bán sản phẩm và cung cấp vật liệu cho sản xuất, tìm hiểu giá cả thị hiếu và sự biến động cung cầu trên thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý, tìm kiếm và mở rộng thị trường khách hàng trong và ngoài nước, điều động xe và vật tư chuyên chở vật tư, hàng hóa.
Với bộ máy quản lý thống nhất, có sự liên hệ và phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, các bộ phận nên việc điều hành quản lý sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp luôn đạt kết quả cao.
Công ty giầy Thụy Khuê thực hiện quy chế tài chính theo hướng dẫn tại thông tư số: 58/2002/TT-BTC về việc “Hướng dẫn quy chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội”. Tất cả quy chế liên quan đến quản lý vốn và tài sản; quản lý doanh thu, chi phí, giá thành; lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận của công ty; kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm toán đều được thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư này.
Tổng số cán bộ công nhân viên có tại Công ty thời điểm 31/12/2008 là khoảng 2.240 người, trong đó, phân theo trình độ như sau:
Loại lao động
Số lượng (người )
Trình độ lao động:
+ Đại học, cao đẳng
+ Trung cấp
+ Lao động phổ thông
150
264
1.826
Theo mùa vụ, có những lúc cao điểm, công ty có thể thuê lao động thêm nếu thấy cần thiết.
Không ngoài tình hình chung của ngành Da giày Việt nam, Giày Thụy Khuê chủ yếu gia công nên lượng lao động thủ công ngắn hạn và mùa vụ khá cao và biến động lớn theo đơn đặt hàng. Do giá gia công thấp nên Giày Thụy Khuê không thể trả lương cao vì không đủ bù đắp chi phí . Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ và thủ công có tay nghề cao lại được Công ty chú trọng giữ gìn để không bị biến động, ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Vì vậy, đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật lâu năm thường khá ổn định và gắn bó lâu dài với công ty.
PHẦN 2. ĐẶC ĐIỂM