Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta, tạo ra những cơ hội lớn để phát triển đất nước nhanh hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn trong quá trình thực thi các cam kết với WTO.
Thực thi đúng các nghĩa vụ thành viên đã cam kết với WTO, tận dụng cơ hội, khắc phục những hạn chế và thách thức là nhu cầu cấp bách đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Trước tình hình thực tế của đất nước, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X đã thảo luận và thông qua một số chủ trương, chính sách lớn để phát triển đất nước nhanh và bền vững sau khi gia nhập tổ chức WTO. Nghị quyết 08-NQ/TW và nghị quyết số 16/2007/NQ-CP đã nêu lên những cơ hội thách thức đối với Việt Nam trong quá trình thực thi các cam kết với WTO đồng thời đưa ra những phương hướng, giải pháp để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức.
Xuất phát từ lý do trên, khóa luận nghiên cứu về đề tài: “ Thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO về Thương mại Dịch vụ. Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” nhằm hệ thống hóa các cơ hội, thách thức khi thực thi cam kết và các phương hướng, giải pháp để thực thi cam kết, qua đó mong muốn đóng góp một phần rất nhỏ bé vào việc nghiên cứu những vấn đề pháp lý nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo cho Việt Nam thực thi đúng các nghĩa vụ thành viên đã cam kết với WTO.
51 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO về Thương mại Dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta, tạo ra những cơ hội lớn để phát triển đất nước nhanh hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn trong quá trình thực thi các cam kết với WTO.
Thực thi đúng các nghĩa vụ thành viên đã cam kết với WTO, tận dụng cơ hội, khắc phục những hạn chế và thách thức là nhu cầu cấp bách đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Trước tình hình thực tế của đất nước, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X đã thảo luận và thông qua một số chủ trương, chính sách lớn để phát triển đất nước nhanh và bền vững sau khi gia nhập tổ chức WTO. Nghị quyết 08-NQ/TW và nghị quyết số 16/2007/NQ-CP đã nêu lên những cơ hội thách thức đối với Việt Nam trong quá trình thực thi các cam kết với WTO đồng thời đưa ra những phương hướng, giải pháp để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức.
Xuất phát từ lý do trên, khóa luận nghiên cứu về đề tài: “ Thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO về Thương mại Dịch vụ. Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” nhằm hệ thống hóa các cơ hội, thách thức khi thực thi cam kết và các phương hướng, giải pháp để thực thi cam kết, qua đó mong muốn đóng góp một phần rất nhỏ bé vào việc nghiên cứu những vấn đề pháp lý nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo cho Việt Nam thực thi đúng các nghĩa vụ thành viên đã cam kết với WTO.
2. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ một số vấn đề về nghĩa vụ thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO về Thương mại dịch vụ. Từ đó nêu lên các cơ hội và thách thức trong việc thực thi các cam kết về Thương mại Dịch vụ của Việt Nam với WTO, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm trong việc thực thi cam kết từ quốc gia khác, cũng như những phương hướng và giả pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức đề phát triển.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong những quy định của pháp luật WTO về nghĩa vụ thực thi các cam kết của quốc gia thành viên, những quy định trong Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam cũng như pháp luật trong nước về vấn đề thực thi Điều ước quốc tế.
3. Cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu .
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành bằng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, thống kê…
4. Những đóng góp của đề tài
Qua việc nghiên cứu về vấn đề thực thi các cam kết về Thương mại Dịch vụ của Việt Nam và WTO, đề tài mong muốn hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến thực thi; tổng hợp những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi trở thành thành viên WTO từ đó rút ra những phương hướng và giải pháp để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức.
5. Cấu trúc Luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Để đáp ứng yêu cầu đề tài đặt ra, luận văn được trình bày với kết cấu gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: một số vấn đề lí luận chung về thực thi điều ước quốc tế và thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO về Thương mại dịch vụ
Chương II: Cơ hội và thách thức đối với việt nam trong thực thi cam kết về thương mại dịch vụ với wto trong giai đoạn hiện nay
Chương III: Phương hướng và giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong quá trình thực thi các cam kết thương mại dịch vụ của việt nam với wto trong giai đoạn hiện nay
Chương I
một số vấn đề lí luận chung về thực thi điều ước quốc tế và thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO về Thương mại dịch vụ
Một số vấn đề lí luận chung về thực thi điều ước quốc tế.
1.1. Nguyên tắc Pacta sunt servanda (Tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế)
1.1.1.Cơ sở pháp lý của nguyên tắc.
Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế được ghi nhận tại khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc với tư cách là một nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế, trong đó: “Tất cả các nước thành viên phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này.”
Điều 26 Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế cũng đã khẳng định tính phổ cập của nguyên tắc thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế. Theo Công ước Viên 1969: “Mỗi Điều ước quốc tế hiện hành đều ràng buộc các bên tham gia và phải được các bên thực hiện một cách thiện chí.”
Tuyên bố về các nguyên tắc của Luật quốc tế 1970 đã mở rộng hơn nữa phạm vi áp dụng của nguyên tắc Pacta sunt servanda. Theo tuyên bố về các nguyên tắc của Luật quốc tế 1970: “Mỗi quốc gia phải thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế do hiến chương đặt ra, các nghĩa vụ phát sinh từ các quy phạm và nguyên tắc được công nhận rộng rãi của Luật quốc tế. Khi nghĩa vụ theo Điều ước quốc tế trái với nghĩa vụ của thành viên Liên hợp quốc theo Hiến chương thì nghĩa vụ theo Hiến chương có giá trị ưu tiên.”
1.1.2.Nội dung nguyên tắc.
Theo các văn kiện pháp lý quốc tế hiện hành1 Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945;
Điều 26 Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế;
Tuyên bố 1970 về các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc.
, nguyên tắc Pacta sunt servanda bao gồm các nội dung sau:
Nguyên tắc Pacta sunt servanda chỉ được áp dụng đối với các Điều ước quốc tế có hiệu lực, tức là đối với những Điều ước quốc tế được ký kết một cách tự nguyện trên cơ sở bình đẳng.
Mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện, có thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ Điều ước quốc tế của mình đó là:
• Các nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương của Liên Hợp Quốc.
• Các nghĩa vụ phát sinh từ các nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận rộng rãi của Luật quốc tế.
• Nghĩa vụ theo các Điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên.
Mọi quốc gia phải tuyệt đối tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ Điều ước quốc tế một cách triệt để không phụ thuộc vào các sự kiện trong nước hay quốc tế. Các sự kiện khách quan như: thay đổi chính phủ, thay đổi hình thức quản lý hay chế độ xã hội, thiên tai, thay đổi lãnh thổ hay thay đổi hoàn cảnh quốc tế không thể là lý do để quốc gia không thực hiện Điều ước quốc tế.
Các quốc gia thành viên Điều ước quốc tế không được viện dẫn các quy định của pháp luật trong nước để coi đó là nguyên nhân và từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình. Yêu cầu này được coi là một bộ phận không tách rời của nguyên tắc Pacta sunt servanda và được quy định tại Điều 27 Công ước Viên năm 1969.
Các quốc gia không có quyền ký kết Điều ước quốc tế mâu thuẫn với nghĩa vụ của mình được quy định trong Điều ước quốc tế hiện hành mà quốc gia ký kết hoặc tham gia trước đó với các quốc gia khác.
Không cho phép các quốc gia đơn phương ngừng thực hiện và xem xét lại Điều ước quốc tế. Hành vi này chỉ được thực hiện với phương thức đình chỉ và xem xét hợp pháp theo sự thoả thuận của các bên thành viên theo Điều ước quốc tế. Khi một bên cam kết không thực hiện nghĩa vụ Điều ước quốc tế thì một bên khác (hoặc các bên khác) có quyền từ chối thực hiện vì nghĩa vụ Điều ước quốc tế chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở có đi có lại.
Luật quốc tế đòi hỏi các quốc gia thực hiện tận tâm, có thiện chí và đầy đủ các nghĩa vụ Điều ước. Tuy nhiên, theo nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế thì các quốc gia có thể không phải thực hiện Điều ước quốc tế mà mình là thành viên trong các trường hợp sau:
• Các quốc gia không phải thực hiện Điều ước quốc tế một khi quá trình ký kết Điều ước quốc tế đã vi phạm pháp luật quốc gia về thẩm quyền và thủ tục ký kết.
• Khi Điều ước quốc tế có nội dung trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc, trái với các nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận rộng rãi của Luật quốc tế2 Điều 103 Hiến chương Liên Hợp Quốc: “Trường hợp có xung đột giữa các nghĩa vụ thành viên theo Hiến chương và nghĩa vụ theo bất cứ Điều ước quốc tế nào thì phải đặt nghĩa vụ theo Hiến chương lên trên hết.”
.
• Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hay quan hệ lãnh sự giữa các nước thành viên của Điều ước quốc tế không ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý phát sinh giữa các quốc gia này, trừ trường hợp các quan hệ ngoại giao hay lãnh sự này là điều kiện cần thiết để thực hiện Điều ước.
Quốc gia có quyền từ chối thực hiện Điều ước quốc tế nào đó khi điều kiện để thực hiện đã thay đổi căn bản (Rebus sic stantibus) hoặc mục đích ký kết
Điều ước quốc tế đã không còn phù hợp với tình hình chính trị và kinh tế xã hội của quốc gia.3 Ví dụ: Sự thay đổi chủ thể của Luật quốc tế.
Nhưng khi các điều kiện để thực hiện Điều ước quốc tế được phục hồi thì quốc gia đó phải thực hiện các cam kết của mình một cách tận tâm và thiện chí.
1.1.3. ý nghĩa của nguyên tắc.
Việc thực thi nghiêm chỉnh cam kết quốc tế là điều kiện cho việc hưởng các quyền quy định trong Điều ước quốc tế của các quốc gia.
Nguyên tắc Pacta sunt servanda là cơ sở của Luật quốc tế vì nếu các thành viên của Điều ước quốc tế không thực hiện nghĩa vụ thành viên thì Luật quốc tế chỉ tồn tại trên văn bản và không có chỗ đứng trong thực tiễn quan hệ quốc tế, khi đó Điều ước quốc tế sẽ không có vai trò, vị trí trong đời sống thực tế.
Sự thoả thuận của các thành viên Điều ước quốc tếlà cơ sở làm phát sinh nghĩa vụ Điều ước và thực hiện các cam kết chính là sự tôn trọng những thoả thuận đã đạt được giữa các bên.
Chỉ khi các quốc gia nghiêm chỉnh, tận tâm thực thi các nghia vụ cam kết trong Điều ước thì họ mới có các cơ sở được hưởng đầy đủ các quyền hợp pháp do Điều ước quốc tế mang lại cho mình. Thực hiện cam kết quốc tế trong Điều ước quốc tế chính là thực hiện quyền của mỗi quốc gia thành viên.
1.2. Mối quan hệ giữa Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia trong thực thi Điều ước quốc tế.
1.2.1. Một số học thuyết về mối quan hệ giữa Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia.
* Thuyết nhất nguyên
Thuyết nhất nguyên luận có nguồn gốc từ quan điểm pháp luật là một hệ thống thống nhất bao gồm trong đó hai bộ phận là Luật quốc tế và Luật quốc gia của trường phái “pháp luật tự nhiên”.
Quan điểm cơ bản của thuyết nhất nguyên thể hiện ở chỗ: Luật quốc tế và Luật quốc gia là hai bộ phận trong cùng hệ thống pháp luật, không có sự tách biệt, cùng nằm trong một thể thống nhất. Do đó việc thực thi Điều ước quốc tế sẽ được coi là một quy trình thống nhất như thực thi pháp luật trong nước.
* Thuyết nhị nguyên
Thuyết nhị nguyên luận cho rằng Luật quốc tế và Luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật khác nhau, độc lập với nhau cho dù hai hệ thống pháp luật này có mối quan hệ qua lại với nhau. Do đó việc thực thi Điều ước quốc tế ở đây cần phải qua thủ tục nội luật hóa Điều ước quốc tế.
1.2.2. Mối quan hệ giữa Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia.
Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia không thể có sự tách biệt giữa hai hệ thống mà trái lại chúng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.
* Luật quốc gia ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế.
Bản chất của quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế mà các quốc gia tiến hành thông qua phương thức thoả thuận chính là quá trình đưa ý chí quốc gia vào nội dung của pháp luật quốc tế. Mỗi quốc gia đều cố gắng đưa những ảnh hưởng của mình tới các vấn đề lợi ích cần đạt được từ Điều ước quốc tế do đó lợi ích quốc gia trở thành điều kiện cơ bản cho sự hình thành, phát triển Luật quốc tế. Sự hợp tác là điều kiện thiết yếu để hình thành các quy phạm, các nguyên tắc hoặc các chế định của Luật quốc tế. Luật quốc gia thể hiện sự định hướng, nội dung các mối quan hệ quốc tế, làm phát triển, thay đổi Luật quốc tế.
* Luật quốc tế có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia.
Tính chất tác động của Luật quốc tế đối với Luật quốc gia được thể hiện bằng thực tiễn thực thi nghĩa vụ thành viên Điều ước quốc tế. Để thực thi các cam kết quốc tế, các quốc gia thành viên phải cân nhắc đến các quy định của Điều ước quốc tế để có hành vi xử sự phù hợp với những nghĩa vụ quốc tế mà mình đã cam kết.
Là kết quả của sự thoả thuận giữa các quốc gia, Luật quốc tế thể hiện rất nhiều sự tiến bộ, các thành tựu mới của khoa học pháp lý hiện đại. Thông qua nghĩa vụ quốc tế của quốc gia trong việc tuân thủ các cam kết, những thành tựu này khi được áp dụng tại các quốc gia đã mang lại cho pháp luật quốc gia những tư tưởng mới, những mô hình xử sự mới vì quá trình thực hiện Điều ước quốc tế ở từng quốc gia luôn phản ánh bản chất giai cấp của quốc gia đó.
1.2.3.Vấn đề chuyển hoá (nội luật hoá) Điều ước quốc tế và vấn đề áp dụng trực tiếp Điều ước quốc tế.
Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật tồn tại song song. Do đó, để thực thi Điều ước quốc tế sẽ có hai cách:
• Chuyển hóa (nội luật hóa) Điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia
• áp dụng trực tiếp Điều ước quốc tế.
Việc chuyển hóa pháp luật được thực hiện bằng chuyển hóa các quy phạm Điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật trong nước thông qua cơ chế làm luật (sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật trong nước để có nội dung của Điều ước quốc tế).
áp dụng trực tiếp Điều ước quốc tế bằng cách coi Điều ước quốc tế như văn bản quy phạm pháp luật trong nước và áp dụng, không có sự chuyển hóa các quy phạm Điều ước quốc tế.
Một số vấn đề khác liên quan đến thực thi Điều ước quốc tế
* Giải thích Điều ước quốc tế
Để thực thi đúng nội dung các quyền và nghĩa vụ theo Điều ước quốc tế đòi hỏi các bên phải hiểu đúng, chính xác các quy định của Điều ước quốc tế. Yêu cầu đó dẫn đến việc phải giải thích Điều ước quốc tế. Yêu cầu của việc giải thích Điều ước thường là:
a. Điều ước phải được giải thích phù hợp với nội dung, ngữ nghĩa thông thường của các thuật ngữ được sử dụng trong Điều ước quốc tế và trong các mối quan hệ với đối tượng và mục đích của Điều ước quốc tế.
b. Việc giải thích Điều ước quốc tế phải căn cứ vào nội dung của chính văn bản Điều ước quốc tế, các thoả thuận có liên quan đến Điều ước quốc tế được các bên chấp nhận trong quá trình đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế được ghi nhận trong hồ sơ của Điều ước quốc tế cũng như thực tiễn các nước áp dụng các quy định tương tự của Điều ước quốc tế cụ thể đó.
* Đăng ký và công bố Điều ước quốc tế
Việc đăng ký hay không đăng ký Điều ước quốc tế là tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên kết ước. Tuy vậy, việc đăng ký mà đặc biệt là đăng ký tại Ban thư ký của Liên Hợp Quốc theo Điều 102 Hiến chương Liên Hợp Quốc lại có ý nghĩa tạo ra cơ sở pháp lý cho phép quốc gia kết ước dẫn chiếu đến Điều ước quốc tế đã ký kết trước Tòa án của Liên Hợp Quốc khi có tranh chấp. Điều này được quy định rõ tại Điều 102 Hiến chương như sau:
“ Mọi hiệp định và công ước do bất cứ thành viên nào của Liên Hợp Quốc ký kết, sau khi Hiến chương này có hiệu lực phải được đăng ký tại ban thư ký và do ban này công bố càng sớm càng tốt” (Khoản 1 Điều 102 Hiến chương)
“ Nếu không đăng ký theo quy định tại Khoản 1 điều này thì không một bên nào của Điều ước hoặc công ước được quyền viện dẫn hiệp ước hoặc công ước trước đó trước các cơ quan của Liên Hợp Quốc” (Khoản 2 Điều 102 Hiến chương)
Việc công bố Điều ước quốc tế bảo đảm nguyên tắc minh bạch, công khai, không có Điều ước bí mật. Và mọi người đều có thể biết.
2. WTO và vấn đề thực thi các cam kết của thành viên WTO.
Vấn đề thực thi các cam kết của thành viên WTO theo các quy định của Điều XVI Hiệp định Marrakesh thành lập tổ chức Thương mại thế giới WTO ngày 15/04/19944 Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5 Điều XVI Hiệp định Marrakesh thành lập WTO ngày 15/04/1994.
, bao gồm các nội dung sau:
a. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa quy định của Hiệp định Marrakesh với các quy định của bất kỳ một Hiệp định Thương mại Đa phương nào, thì các quy định của Hiệp định Marrakesh sẽ được áp dụng để giải quyết mâu thuẫn.
b. Mỗi nước thành viên sẽ đảm bảo thống nhất các luật, quy định và những thủ tục hành chính với những nghĩa vụ của mình được quy định trong Hiệp định.
c. Không một bảo lưu nào đối với bất kỳ quy định nào của Hiệp định Marrakesh được thực hiện. Những bảo lưu đối với bất kỳ một quy định nào của các Hiệp định Thương mại Đa phương chỉ được thực hiện trong phạm vi được quy định trong các Hiệp định đó. Những bảo lưu đối với bất kỳ một quy định nào của một Hiệp định Thương mại nhiều bên được điều chỉnh theo quy định của Hiệp định đó.
Như vậy, theo quy định tại Điều XVI của Hiệp định Marrakesh, khi một thành viên của WTO thực hiện các cam kết của mình thì phải đảm bảo rõ ràng hệ thống pháp luật của nước mình phải thống nhất với các nghiac vụ thành viên của WTO trên các phương diện đã cam kết, đồng thời thực thi một cách triệt để, tận tâm, thiện chí theo đúng các nghĩa vụ đã cam kết khi trở thành thành viên của WTO.
Điều này là điểm khác biệt vì theo quy định của Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế: khi một quốc gia thành viên thực hiện các cam kết quốc tế theo nguyên tắc Pacta sunt servanda thì trong một số trường hợp pháp luật trong nước có thể “vênh” với các quy định của Luật quốc tế. Tuy nhiên, trong trường hợp có sự mâu thuẫn hoặc “vênh” giữa Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia thì quy định của Điều ước quốc tế được ưu tiên thực hiện.
3. Cam kết của Việt Nam với WTO về Thương mại Dịch vụ. Yêu cầu của WTO về thực thi các cam kết về dịch vụ.
3.1. Khái niệm Thương mại Dịch vụ.
Theo Khoản 2 Điều I GATS5 GATS ( The General Agreement on Trade in Services) : Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ
, Thương mại Dịch vụ được định nghĩa là việc cung cấp dịch vụ:
Từ lãnh thổ của một Thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một Thành viên nào khác (Cung cấp dịch vụ qua biên giới);
Trên lãnh thổ của một Thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác (Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài);
Bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác (Hiện diện thương mại);
Bởi một người cung cấp dịch vụ của một Thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác (Hiện diện thể nhân);
3.2. Cam kết của Việt Nam với WTO về Thương mại Dịch vụ
3.2.1. Cam kết chung về Thương mại Dịch vụ
Công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được Việt Nam cho phép trong từng ngành cụ thể.
Việt Nam bảo lưu những ưu đãi đã dành cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trước khi Việt Nam gia nhập WTO để đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của họ không bị ảnh hưởng bởi các cam kết trong Biểu cam kết dịch vụ.
Việt Nam cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng mức mua cổ phần trong từng ngành phải phù hợp với mức độ cam kết của ngành đó trong Biểu cam kết dịch. Riêng ngân hàng, ta chỉ cho phép nước ngoài được mua tối đa 30% cổ phần.
Việt Nam cho phép công ty nước ngoài đưa cán bộ quản lý và các chuyên gia có trình độ cao vào làm việc tại Việt Nam theo thông lệ của WTO nhưng tối thiểu 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Ngoài ra, để được phép vào Việt Nam làm việc, ngoài việc tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam về thủ tục xuất nhập cảnh và lưu trú, cán bộ quản lý mà công ty nước ngoài đưa vào phải đáp ứng được các tiêu chí được quy định rất rõ tại phần Cam kết chung.
3.2.2.Các cam kết cụ thể
* Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí
Việt nam cho phép các Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn giữ nguyên quyền quản lý các hoạt động trên biển, thềm lục địa và quyền chỉ định các công ty thăm dò, khai thác tài nguyên;
Việt Nam bảo lưu được một danh mục các dịch vụ dành riêng cho các Doanh nghiệp Việt Nam như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấp trang thiết bị và vật phẩm cho dàn khoan xa bờ... Tất cả các công ty vào Việt Nam cung ứng dịch vụ hỗ trợ dầu khí đều phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
*Dịch vụ viễn thông
Về cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng: Việt Nam cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông. Bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với n