Đề tài Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên – Nghệ An

Mỗi một nhà nước, một quốc gia thì đều có một bộ máy quyền lực riêng – Bộ máy nhà nước và ở Việt Nam, một đất nước có nhiều truyền thống tốt đẹp về dựng nước và giữ nước thì ngay khi dành được chính quyền nhà nước ta đã xây dựng được bộ máy nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Để quản lý được quốc gia của mình thì không thể không có hệ thống pháp luật với các nghành luật khác nhau. Mỗi một ngành luật điều chỉnh một mối quan hệ khác nhau trong đó, không thể không nhắc tới một bộ luật rất quan trọng đó là Bộ luật lao động. Lao động là hoạt động qua trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất chất lượng và hiệu quả là nhân tố quyết định tới sự phát triển của đất nước. Luật lao động là toàn bộ các quy định pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động. Theo đó pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đấy sản xuất, vì vậy nó có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội mà và trong hệ thống pháp luật của quốc gia. Mặt khác, Bộ luật lao động còn bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động. Đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và người lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Một trong những nội dung điều chỉnh của Bộ luật lao động đó chính là chế định tiền lương. Chế định tiền lương trong Bộ luật lao động được phản ánh ở nhiều khía cạnh khác nhau như: đối tượng hưởng lương, đối tượng trả lương, mức lương tối thiểu, thời gian hưởng lương, tiền thưởng, phụ cấp, tăng lương Ngoài các quy định của Bộ luật lao động thì cón có rất nhiều văn bản dưới luật quy định về tiền lương như: Nghị định 114 – 31/12/2002 về hướng dẫn chi tiết một số điều của luật lao động về tiền lương; Thông tư 13 – 2003- Bộ LĐTB & XH – 2003 hướng dẫn và thực hiện một số điều của Nghị định 114 năm 2002 về tiền lương; Thông tư 14 – 2003 - Bộ LĐTB & XH – 2003 hướng dẫn và thực hiện một số điều của Nghị định 114 năm 2002 về tiền lương Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đã làm cho đời sống của người dân được nâng lên rất nhiều nhất là người lao động. Ở nước ta hiện nay có rất nhiều các trung tâm công nghiệp cũng như các khu công nghiệp đang mọc lên ngày càng nhiều tạo việc làm cho hàng nghìn lao động mỗi năm. Cùng chung với sự phát triển mạnh mẽ đó, Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên – Nghệ An đã và đang có những bước phát triển tốt trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phát triển của Công ty thể hiện rõ ở quy mô sản xuất, kinh doanh ngày càng được mở rộng, số lượng công nhân ngày càng tăng (năm sau cao hơn năm trước) và nhất là thu nhập của cán bộ, công nhân công ty ngày càng ổn định và được nâng lên rõ rệt. Để hiểu rõ hơn các quy định về tiền lương do pháp luật quy định cũng như cách tính lương trong công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên - Nghệ An tôi quyết định chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên – Nghệ An”. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này để quá trình thực hiện được tốt hơn.

doc69 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên – Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi một nhà nước, một quốc gia thì đều có một bộ máy quyền lực riêng – Bộ máy nhà nước và ở Việt Nam, một đất nước có nhiều truyền thống tốt đẹp về dựng nước và giữ nước thì ngay khi dành được chính quyền nhà nước ta đã xây dựng được bộ máy nhà nước “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Để quản lý được quốc gia của mình thì không thể không có hệ thống pháp luật với các nghành luật khác nhau. Mỗi một ngành luật điều chỉnh một mối quan hệ khác nhau trong đó, không thể không nhắc tới một bộ luật rất quan trọng đó là Bộ luật lao động. Lao động là hoạt động qua trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất chất lượng và hiệu quả là nhân tố quyết định tới sự phát triển của đất nước. Luật lao động là toàn bộ các quy định pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động. Theo đó pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đấy sản xuất, vì vậy nó có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội mà và trong hệ thống pháp luật của quốc gia. Mặt khác, Bộ luật lao động còn bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động. Đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và người lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Một trong những nội dung điều chỉnh của Bộ luật lao động đó chính là chế định tiền lương. Chế định tiền lương trong Bộ luật lao động được phản ánh ở nhiều khía cạnh khác nhau như: đối tượng hưởng lương, đối tượng trả lương, mức lương tối thiểu, thời gian hưởng lương, tiền thưởng, phụ cấp, tăng lương… Ngoài các quy định của Bộ luật lao động thì cón có rất nhiều văn bản dưới luật quy định về tiền lương như: Nghị định 114 – 31/12/2002 về hướng dẫn chi tiết một số điều của luật lao động về tiền lương; Thông tư 13 – 2003- Bộ LĐTB & XH – 2003 hướng dẫn và thực hiện một số điều của Nghị định 114 năm 2002 về tiền lương; Thông tư 14 – 2003 - Bộ LĐTB & XH – 2003 hướng dẫn và thực hiện một số điều của Nghị định 114 năm 2002 về tiền lương… Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đã làm cho đời sống của người dân được nâng lên rất nhiều nhất là người lao động. Ở nước ta hiện nay có rất nhiều các trung tâm công nghiệp cũng như các khu công nghiệp đang mọc lên ngày càng nhiều tạo việc làm cho hàng nghìn lao động mỗi năm. Cùng chung với sự phát triển mạnh mẽ đó, Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên – Nghệ An đã và đang có những bước phát triển tốt trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phát triển của Công ty thể hiện rõ ở quy mô sản xuất, kinh doanh ngày càng được mở rộng, số lượng công nhân ngày càng tăng (năm sau cao hơn năm trước) và nhất là thu nhập của cán bộ, công nhân công ty ngày càng ổn định và được nâng lên rõ rệt. Để hiểu rõ hơn các quy định về tiền lương do pháp luật quy định cũng như cách tính lương trong công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên - Nghệ An tôi quyết định chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên – Nghệ An”. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này để quá trình thực hiện được tốt hơn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về vấn đề tiền lương không phải là một chủ đề mới, ngay từ khi xuất hiện quan hệ lao động con người đã quan tâm đến giá trị của nó và tiền lương là thước đo của giá trị lao động, nên tính đến thời điểm hiện nay cũng đã có nhiều bài viết cũng như các công trình nghiên cứu về chế độ tiền lương dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó phải kể đến: Bài viết "Bàn về tiền lương" của tác giả Đinh Sơn Hùng, các bài luận văn, khoá luận tập trung nghiên cứu vấn đề tiền lương cũng có rất nhiều như " Hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất", "Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại công ty May liên doanh Kyung-Việt", "giáo trình luật lao động Việt Nam" của trường Đại học Luật Hà Nội đã giải thích một cách cụ thể và rõ ràng các quy định trong Bộ luật lao động về tiền lương; “chế độ chính sách mới về lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội” của Luật gia Nguyễn Khải Nguyên và Đinh Thảo viết về các văn bản dưới luật cụ thể là các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động trong lĩnh vực tiền lương. Ngoài ra còn có các bản báo cáo về tình hình tài chính của Công ty qua từng năm, trong đó có phần quy định về tiền lương cho người lao động tại Công ty trình Hội đồng quản trị và Ban giám đốc xem xét để từ đó đưa ra những cách tính lương hiệu quả và chính xác nhất cho người lao động trong Công ty. Các bài viết và công trình nghiên cứu trên đây đã nêu ra được những vấn đề bất cập cả trong lý luận và thực tiễn, và từ đó đã nêu ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hạn chế các tranh chấp diễn ra trong thực tế đời sống. Tuy nhiên, để nghiên cứu về một việc thực hiện chế độ tiền lương của một Công ty mới thực hiện cổ phần và trên địa bàn huyện của tỉnh Nghệ An để từ đó thấy được cuộc sống của người lao động hiện nay như thế nào thì rất cần một công trình nghiên cứu cụ thể. Trong khuôn khổ khoá luận với khả năng còn hạn chế, tôi không đề cập một cách cụ thể tất cả vấn đề liên quan đến tiền lương mà chỉ trình bày một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng các quy định của pháp luật về tiền lương tại Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên – Nghệ An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng: Đề tài tập chung chủ yếu vào các đối tượng như: những quy định trong vấn đề trả lương theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc trả lương cho người lao động tại Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên – Nghệ An. Ngoài ra, còn đề cập đến các đồi tượng như người lao động và người sử dụng lao động với những quyền và nghĩa vụ của mình trong vấn đề tiền lương… Phạm vi: Đề tài chỉ dừng lại ở việc nêu và làm rõ các quy định về tiền lương trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các quy định về người sử dụng lao động và người lao động trong chế định tiền lương. Về mặt lãnh thổ, đề tài tập chung nghiên cứu về vấn đề tiền lương tại công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên – Nghệ An… 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích: Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài ta đã phần nào thấy được bản chất, chức năng, vai trò của tiền lương, những nội dung về chế độ tiền lương hiện hành, quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong lĩnh vực tiền lương, đặc biệt là thấy được cách tính lương, trả lương, khen thưởng, nâng lương… tại Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên – Nghệ An. Nhiệm vụ: Làm rõ được các nội dung mà mục đích đã đề ra như làm rõ được quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động như thể nào trong chế định tiền lương, nhất là làm rõ được chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên – Nghệ An. Từ đó, đặt ra nhiệm vụ chính đó là phải ngày càng hoàn thiện tốt hơn những quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh những quy định về chế độ tiền lương. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện phần nghiên cứu của mình, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp lịch sử: Bằng phương pháp này trên hai quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chúng ta thấy được bản chất, chức năng, vai trò của chế định tiền lương trong pháp luật Việt Nam. Qua đó thấy được thực tiễn về chế định tiền lương tại Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên – Nghệ An. Phương pháp so sánh: Để thấy rõ được những điểm mới từ Bộ luật lao động năm 1994 và đã được sửa đổi bổ sung năm 2002, năm 2006 và năm 2007. Cũng như thấy được sự phát triển của Công ty qua các năm khác nhau. Ngoài ra, tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: tổng hợp, phân tích, đánh giá… để từ đó rút ra được những kết luận khoa học nhất. 6. Ý nghĩa của đề tài Việc nghiên cứu chế định tiền lương trong hệ thống pháp luật Việt Nam có ý nghĩa rất lớn, đáp ứng một phần đòi hỏi, bức xúc của Đảng, Nhà nước và nhân dân lao động đang đặt ra trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Với thực tiễn tại Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên – Nghệ An thì lại càng có ý nghĩa lớn lao đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh để học tập và làm theo đối với những gì mà Công ty đã đạt được. Đối với tôi nó càng có ý nghĩa hơn khi lần đầu tiên tôi tham gia nghiên cứu vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về ngành học của mình. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục Khóa luận gồm hai chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chế độ tiền lương 1. Những quy định chung về tiền lương 1.1. Khái niệm tiền lương và bản chất của tiền lương 1.1.1. Khái niệm tiền lương 1.1.2. Bản chất của tiền lương 1.2. Nguyên tắc pháp lý điều chỉnh tiền lương 1.2.1. Nguyên tắc thỏa thuận 1.2.2. Nguyên tắc phân phối theo lao động 1.3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong lĩnh vực trả lương 1.3.1. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động 1.3.2. Quyền của người lao động 2. Những quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ tiền lương hiện hành 2.1. Tiền lương tối thiểu 2.1.1. Khái niệm 2.1.2. Các loại tiền lương tối thiểu 2.1.3. Căn cứ xác định mức lương tối thiểu 2.2. Thang lương, bảng lương và định mức lao động 2.2.1. Khái niệm 2.2.2. Các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động 2.2.3. Mục đích xây dựng thang lương, bảng lương 2.3. Chế độ trả lương 2.3.1. Các hình thức trả lương 2.3.2. Trả lương trong một số trường hợp đặc biệt 2.4. Phụ cấp lương và tiền thưởng 2.4.1. Phụ cấp lương 2.4.2. Tiền thưởng Chương 2. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên – Nghệ An 1. Tình hình chung của Công ty cổ phần gạch ngói và xây lắp Hưng Nguyên – Nghệ An 1.1. Khái quát về công ty 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.2. Tổ chức, bộ máy quản lý của công ty 1.1.3. Số lượng, chất lượng và kết cấu lao động 1.1.4. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 1.2. Chế độ tiền lương tại công ty 1.2.1. Hệ thống trả lương cho lao động tại công ty 1.2.2. Quy định về cách xếp hệ số tiền lương và nâng lương hàng năm tại công ty 1.2.3. Tình hình khuyến khích vật chất, khen thưởng tại công ty 2. Tồn tại và giải pháp tại công ty 2.1. Ưu điểm 2.2. Tồn tại và nguyên nhân 2.3. Giải pháp 2.3.1. Giải pháp riêng cho công ty 2.3.2. Giải pháp hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định về tiền lương PHẦN B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG 1. Những quy định chung về tiền lương 1.1. Khái niệm tiền lương và bản chất của tiền lương 1.1.1. Khái niệm tiền lương Theo từ điển tiếng việt “tiền lương” là tiền công trả định kỳ, thường là hàng tháng cho công nhân viên chức Điều 1 Công ước số 95 (năm 1949) về bảo vệ tiền lương của ILO quy định: “…từ “tiền lương” là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận hay cách tính mà biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc pháp luật quốc gia, do người sử dụng phái trả cho người lao động theo một hợp đồng thuê mướn lao động, bằng viết hoặc bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hoặc sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ sẽ làm hoặc sẽ phải làm”. Pháp luật lao động hiện hành nước ta thừa nhận quyền tự do thỏa thuận về tiền lương (không trái luật) của người sử dụng lao động và người lao động. Điều 55 Bộ luật lao động quy định: “tiền lương của người lao đọng do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định”. Như vậy, dưới góc độ luật lao động, tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động, được xác định theo sự thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên trong hợp đồng lao động hoặc theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Bản chất của tiền lương Dưới góc độ kinh tế, bản chất của tiền lương phụ thuộc vào quan niệm của con người về sức lao động. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch tập chung ở nước ta, với quan điểm sức lao động không phải là hàng hóa, Nhà nước ta chỉ coi tiền lương là bộ phận cấu thành thu nhập quốc dân và phân phối theo kề hoạch trực tiếp cho công nhân, viên chức của mình. Với quan điểm này tiền lương chỉ thuộc phạm trù phân phối. Khi nước ta chuyển sang nền cơ chế thị trường XHCN, sức lao động được thừa nhận là hàng hóa. Với quan niệm này, tiền lương chính là giá cả của sức lao động đúng như C.Mác đã viết: “tiền công chỉ là một cái tên riêng của giá cả sức lao động, giá cả của thứ hàng hóa độc đáo ấy, thứ hàng hóa chỉ tồn tại thịt và máu của con người mà thôi”. K.Marx định nghĩa tiền lương là "giá trị hay giá cả của sức lao động, nhưng biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động". Như vậy, căn cứ chủ yếu để xác định tiền lương là giá trị sức lao động và tiền lương sẽ luôn luôn vận động cùng chiều với giá trị sức lao động; giá trị sức lao động được đo lường thông qua giá trị những tư liệu tiêu dùng vật chất và tinh thần cần thiết tối thiểu để nuôi sống người lao động và gia đình người lao động, cộng với chi phí đào tạo. Nghĩa là tiền lương phải đủ để nuôi sống được người lao động và gia đình họ trên hai phương diện: vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó, trong lý luận giá trị, khi nghiên cứu nguồn gốc của giá trị, K.Marx cho rằng trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn, lao động phức tạp là “bội số” của lao động giản đơn. Do vậy lương trả cho lao động phức tạp tất yếu phải cao hơn so với lao động giản đơn, và lương sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng tính phức tạp của lao động cũng như của trình độ người lao động. Có thể khẳng định rằng, khi tiền lương còn tồn tại thì những luận điểm của K.Marx được viện dẫn ở trên vẫn là những căn cứ cơ bản cho việc xây dựng chính sách tiền lương, thang lương, bảng lương. Và tiền lương được trả theo những nguyên lý như vậy là tiền lương đúng nghĩa. Pháp luật hiện hành nước ta đã điều chỉnh tiền lương phù hợp với hướng này. Thay vì cách ấn định chi tiết mức lương cho từng chức danh, công việc. Nhà nước đã xác định thỏa thuận là nguyên tắc xuyên suốt của toàn bộ chế định tiền lương. Như vậy, hiện nay tiền lương không chỉ phụ thuộc vào phạm trù phân phối mà còn phụ thuộc vào phạm trù giá trị. Dưới góc độ pháp lý, tiền lương thể hiện tương quan pháp lý giữa người sử dụng lao động và người lao động. Tiền lương là khoản tiền mà người lao động có quyền hưởng thụ khi đã thực hiện nghĩa vụ lao động của mình trên cơ sở pháp luật và sự thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên. Ngược lại, tiền lương chính là nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong mối quan hệ này. Trong nội dung điều chỉnh quan hệ đối với quan hệ lao động nói chung và quan hệ trả công lao động nói riêng, nhà nước đã đặt ra những chuẩn mực pháp lý cần thiết để đảm bảo nguồn thu nhập hợp pháp từ lao động của người lao động làm thuê như: lương tối thiểu, các nguyên tắc trả lương, chế độ phụ cấp lương, vấn đề tạm ứng lương, khấu trừ lương, trả lương trong các trường hợp đặc biệt… 1.2. Nguyên tắc pháp lý điều chỉnh tiền lương 1.2.1. Nguyên tắc thỏa thuận Tính chất của quan hệ lao động do luật lao động điều chỉnh là tự do thỏa thuận. Nhìn chung những vấn đề về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên đều do họ tự quyết định bằng cách thỏa thuận không trái luật trong đó có tiền lương. Năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc và quy định của nhà nước về tiền lương là những yêu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc thỏa thuận tiền lương. Bên cạnh đó, tương quan cung cầu lao động trên thị trường, mức sống chung của nhân dân địa phương, phong tục tập quán…cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc thỏa thuận lương ở những mức độ khác nhau. Trước khi công bố mức lương tối thiểu, thang lương, bảng lương, Chính phủ tham khảo ý kiến của các bên trong quan hệ lao động. Còn tại đơn vị sử dụng lao động việc thỏa thuận tiền lương có thể được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau như thỏa ước tập thể, thỏa thuận cá nhân (như hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề). Theo đó, tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng…đều do các bên tự thỏa thuận. Về phương diện pháp lý, các bên mà nhất là NSDLĐ phải chú ý tới những giới hạn do Nhà nước đặt ra (lương tối thiểu các loại, các nguyên tắc trả lương…) để đảm bảo tính hợp pháp cho những thỏa thuận về tiền lương. Khi kết hợp nguyên tắc thỏa thuận cần kết hợp với tính ấn định về tiền lương. Trong những trường hợp đặc biệt, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho NLĐ, bảo vệ quan hệ của hai bên và vì lợi ích chung của xã hội, Nhà nước ấn định mức trả lương, không phụ thuộc vào sự thỏa thuận trực tiếp của hai bên như trả lương trong thời gian ngừng làm việc, trong những ngày nghỉ có lương của NLĐ… tuy nhiên trong trường hợp này, Nhà nước vẫn tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên theo hướng có lợi cho NLĐ. 1.2.2. Nguyên tắc phân phối theo lao động Phân phối theo lao động là nguyên tắc cơ bản đặc trưng trong chính sách phân phối của các nước phát triển theo mô hình XHCN. Phân phối theo lao động có nghĩa là căn cứ vào hao phí sức lao động, vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc… để thực hiện trả lương. Nguyên tắc phân phối theo lao động trong lĩnh vực trả lương được thể hiện qua ba nội dung cơ bản: 1) Trả lương theo số lượng và chất lượng lao động; 2) Trả lương theo điều kiện lao động; 3) Trả lương theo năng suất lao động. - Trả lương theo số lượng và chất lượng lao động Số lượng và chất lượng lao động có thể khẳng định là căn cứ quan trọng nhất để xác định mức trả lương cho người lao động. Số lượng và chất lượng lao động được xác định khác nhau tùy vào từng hình thức trả lương. Ở hình thức trả lương theo thời gian, số lượng lao động được tính căn cứ vào thời gian làm việc của người lao động theo giờ hoặc theo ngày…. chất lượng lao động được phản ánh qua mức độ phức tạp của công việc thực hiện ứng với trình độ chuyên môn, mức độ hành nghề khả năng tác nghiệp… mà NLĐ có thể đáp ứng đề hoàn thành công việc. Ở hình thức trả lương theo sản phẩm và lương khoán, số lượng lao động lại được tính tương ứng với số lượng sản phẩm hoặc số lượng công việc người lao động hoàn thành, chất lượng lao động chính là chất lượng sản phẩm, công việc đó. Trên thực tế số lượng và chất lượng lao động mà NLĐ đóng góp thể hiện qua năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc và đây cũng là cơ sở thực tế để các bên thỏa thuận về tiền lương. Ý nghĩa của nguyên tắc này là đảm bảo bình đẳng, công bằng trong phân phối lao động. - Trả lương theo điều kiện lao động Tính chất công việc nghành nghề, điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội…nơi người lao động làm việc có tác động không nhỏ tới mức tiêu hao lao động. Vì vậy, ngoài việc tính đúng, tính đủ số lượng và chất lượng của người lao động trong cơ cấu lao động còn phải tính đúng, tính đủ về điều kiện lao động thực tế tác động đến người lao động trong quá trình làm việc. NLĐ làm nghề hoặc công việc có tính chất không bình thường (nặng nhọc, độc hại, địa bàn làm việc không thuân lợi, khắc nghiệt…) hoặc khó khăn về điều kiện xã hội cần được đảm bảo mức lương cao hơn so với những người lao động khác. Ý nghĩa của nguyên tắc này là ngoài thực hiện công bằng, dân chủ thì
Luận văn liên quan