Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, chuẩn bị hành trang để con người hòa nhập vào cộng đồng xã hội .Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hôn nhân là cơ sở để hình thành gia đình - tế bào của xã hội .Mỗi chế độ xã hội , gia đình đều thực hiện chức năng cơ bản mang tính chất xã hội của nó .Gia đình ra đời tồn tại và phát triển trước hết là nhờ nhà nước thừa nhận hôn nhân của nam nữ , đồng thời qui định quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ .Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân từ lâu nhà nước ta từ lâu đã quan tâm tới việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, dưới nhà nước xã hội chủ nghĩa. Luật hôn nhân và gia đình 1959, 1986 và 2000 đã góp phần hết sức quan trọng vào việc xây dựng mô hình gia đình mới ,tiến bộ xã hội chủ nghĩa .Hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình của nhà nước ta từ năm 1945 đến nay quy định vấn đề ly hôn với quan điểm vừa tôn trọng, bảo vệ quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, vừa giải quyết ly hôn có lý có tình, bằng pháp luật Nhà nước kiểm soát quyền tự do li hôn của vợ chồng vi lợi ích gia đình và xã hội.
Trong những năm gần đây tình trạng li hôn của nước ta xảy ra rất phổ biến, với những nguyên nhân li do đa dạng phức tạp cả về chủ thể và nội dung. Vấn đề giải quyết hậu quả của ly hôn cũng rất phức tạp nhiều hạn chế,vướng mắc. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, những vụ án kiện về hôn nhân và gia đình chiếm trên dưới 50% trong tổng số các án kiện dân sự. Trong các án kiện về hôn nhân và gia đình, li hôn chiếm trên 90%.
Trong thời gian học tập và nghiên cứu trong trường Đại Học Luật Hà Nội và qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu hồ sơ án dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên em thấy chế định ly hôn là chế định quan trọng trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam do vậy em chọn chuyên đề về thực tiến áp dụng căn cứ li hôn để giải quyết các trường hợp ly hôn tại huyên Phú Xuyên. Vì đây là đầu tiên tiếp xúc việc nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, kết hợp cả tinh lí luận và thực tiễn, cũng với phạm vi nghiên cứu khá rộng trong khi đó thời gian có hạn, nhiều nội dung chưa được đầu tư thỏa đáng vì thế chất lượng chuyên đề còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những sai xót vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm chỉ bảo của thầy cô.
20 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5581 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực tiến áp dụng căn cứ li hôn để giải quyết các trường hợp ly hôn tại huyên Phú Xuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : LỜI GIỚI THIỆU
Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, chuẩn bị hành trang để con người hòa nhập vào cộng đồng xã hội .Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hôn nhân là cơ sở để hình thành gia đình - tế bào của xã hội .Mỗi chế độ xã hội , gia đình đều thực hiện chức năng cơ bản mang tính chất xã hội của nó .Gia đình ra đời tồn tại và phát triển trước hết là nhờ nhà nước thừa nhận hôn nhân của nam nữ , đồng thời qui định quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ .Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân từ lâu nhà nước ta từ lâu đã quan tâm tới việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, dưới nhà nước xã hội chủ nghĩa. Luật hôn nhân và gia đình 1959, 1986 và 2000 đã góp phần hết sức quan trọng vào việc xây dựng mô hình gia đình mới ,tiến bộ xã hội chủ nghĩa .Hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình của nhà nước ta từ năm 1945 đến nay quy định vấn đề ly hôn với quan điểm vừa tôn trọng, bảo vệ quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, vừa giải quyết ly hôn có lý có tình, bằng pháp luật Nhà nước kiểm soát quyền tự do li hôn của vợ chồng vi lợi ích gia đình và xã hội.
Trong những năm gần đây tình trạng li hôn của nước ta xảy ra rất phổ biến, với những nguyên nhân li do đa dạng phức tạp cả về chủ thể và nội dung. Vấn đề giải quyết hậu quả của ly hôn cũng rất phức tạp nhiều hạn chế,vướng mắc. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, những vụ án kiện về hôn nhân và gia đình chiếm trên dưới 50% trong tổng số các án kiện dân sự. Trong các án kiện về hôn nhân và gia đình, li hôn chiếm trên 90%.
Trong thời gian học tập và nghiên cứu trong trường Đại Học Luật Hà Nội và qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu hồ sơ án dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên em thấy chế định ly hôn là chế định quan trọng trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam do vậy em chọn chuyên đề về thực tiến áp dụng căn cứ li hôn để giải quyết các trường hợp ly hôn tại huyên Phú Xuyên. Vì đây là đầu tiên tiếp xúc việc nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, kết hợp cả tinh lí luận và thực tiễn, cũng với phạm vi nghiên cứu khá rộng trong khi đó thời gian có hạn, nhiều nội dung chưa được đầu tư thỏa đáng vì thế chất lượng chuyên đề còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những sai xót vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm chỉ bảo của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô!
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1. Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin
2.1.1 Khái quát về quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin tại Tòa án
Tìm hiểu và thu thập thông tin là một việc quan trọng trong quá trình thực tập của sinh viên bởi qua quá trình này sinh viên được bổ sung thêm kiến thức thực tế tại các Toà an cũng như trang bị những kĩ năng cần thiết phục vụ cho công việc sau khi sinh viên tốt nghiệp,và điều quan trọng hơn hết bây giờ là phục vụ tốt nhất cho việc viết chuyên đề thực tập. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin và có sự chuẩn bị cho việc này, tài liệu nhằm hoàn thành tốt nhất cho việc nghiên cứu cũng như là viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp ma mình đã lựa chọn.
Được sự giúp đỡ của quý cơ quan nơi thực tập, đặc biệt là sự giúp đỡ của lãnh đạo Tòa án huyên Phú Xuyên, các thẩm phán, thư ký trong quá trình thực tập, trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin vì thế mà các số liệu mà em trình bầy trong chuyên đề mang tính sát thực. Số liệu được rút ra từ các báo cáo tháng, quý và báo cáo năm của Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên, các số liệu được rút ra từ sổ thụ lý vụ án về hôn nhân và gia đình, từ sổ theo dõi kết quả xét sử sơ thẩm vụ án về hôn nhân và gia đình, từ các hồ sơ vụ án về hôn nhân và gia đình trong các các năm 2005, 2006, 2007. Tuy nhiên các số liệu không thể đưa vào bài viết một cách thuần túy mà còn phải thông qua quá trình xử lí thông tin, đánh giá và đưa ra được bản chất của vấn đề cần xem xét là” thực tiễn áp dụng căn cứ li hôn để quyết các trường hợp li hôn tại nơi thực tập” .
Trong khoảng thời gian hơn ba tháng thực tập tại tòa án mục đích thực tập là bổ sung những kiến thức thực tiễn tại tòa án, đồng thời xem xét, lí giải thực tiễn áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng tại địa phương nơi thực tập.Để làm dược việc nói trên đồng thời phục vụ tốt cho việc viết chuyên đề.Mỗi sinh viên thực tập đều phải thu thập thông tin, sau đó xử lí số liệu và đưa vào bài viết chuyên đề của mình nhằn hoàn chỉnh một chuyên đề.Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin phục vụ cho việc viết chuyên đề thực tập diễn ra từ ngày đầu tiên thực tập tại Tòa án và trong suốt quá trình thực tập đến khi hoàn thành chuyên đề. Trong quá trình đó như đã trình bày ở trên ngoài những thuận lợi cơ bản thì còn gặp những khó khăn nhất định như: Những thông tin lưu trữ dưới dạng thủ công, không cụ thể rõ ràng, số liệu không tập trung do vậy việc thống kê và thu thập thông tin còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng với tinh thần hăng say, nhiệt tình của một sinh viên thực tập đã giúp em hoàn thành tốt quá trình thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho việc viết chuyên đề.
Để đạt kết quả trong việc xử lý các số liệu thu thập được em phải thông qua rất nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, tổng hợp đối chiếu so sánh…Xuất phát từ phương pháp luận triết học Mac – Lênin và Tư Tưởng Hồ Chí Minh, lý luận chung về Nhà nước và pháp luật từ đó xâu chuỗi lôgic các vấn đề lại.
Ngoài các thông tin của bài viết này được tìm hiểu qua các thông tin đại chúng như: đài, báo, sách vở và rút ra từ gia đình, ban bè và ý thức của bản thân, đặc biệt bản thân em còn được cơ quan nơi thực tập tạo điều kiên cho việc thâm nhập thực tế, bằng những kinh nghiệm thực tế thu thập được góp phần quan trọng vào việc hoàn thành đề tài.
2.1.2 Kết quả của quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin.
Sau một thời gian không lâu kể từ khi thực tập tại Tòa án với sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Tòa án các can bộ hướng dẫn thực tập, sự nỗ lực của bản thân trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin kết quả thu được là rất tốt, nó thể hiện được nội dung cốt lõi của vấn đề nghiên cứu “Thực trạng ly hôn tại địa phương Phú Xuyên trong ba năm 2005, 2006, 2007.Qua những số liệu thu thập đươc giúp em đánh giá được thực trang ki hôn, tìm hiểu được nguyên nhân cũng như là đưa ra được giải pháp nhằm hạn chế được tình trạng li hôn.Cụ thể những thông tin thu được thể hiên ngắn ngọn ở bảng số liệu sau.
Đơn vị: vụ
Năm
Thụ lý
Tạm đình chỉ
Đình chỉ
Bản án
Công nhận tt
Hòa giải thành
2005
45
2
1
8
32
1
2006
47
10
3
12
28
1
2007
71
8
2
17
35
2
Lý do ly hôn
Đơn vị: vụ
Năm
Mâu thuẫn vợ chồng
Ngoại tình
Không con
Một bên đi vắng
Nghiện hút
2005
37
1
3
3
1
2006
41
1
2
5
1
2007
58
3
3
3
2
2.2 Các căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2.2.1 Đặc thù về kinh tế-chính trị-xã hội ở huyên Phú Xuyên.
Phú Xuyên là một huyện đồng bằng của Tỉnh Hà Tây, có vị trí địa lý thuận lợi, phần lớn địa bàn huyện nằm trên trục quốc lộ 1A đoạn Hà Nội – Hà Nam.Kinh tế-xã hội trong huyện còn kém phát triển so với một số huyện khác trong tỉnh, ngoài cơ cấu kinh tế Nông nghiệp là chủ yếu còn có sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp-các làng nghề truyền thống.Về điều kiện xã hội đây là một huyện đồng bằng nên thuần nhất về cơ cấu dân số toàn bộ là người Kinh. Nhìn chung trình độ dân trí phát triển khá đồng đều từ thi trấn cho tới các xã xa trung tâm của thị trấn.Đời sống văn hóa của người dân đa dạng trong đó có nhiều phong tục tập quán, lễ hội, một số xã trong huyện là địa bàn cư trú của đồng bào Công giáo có đạo.
Đặc biệt trình độ nhận thức pháp luật của đại bộ phận người dân trong huyện còn thấp mà nguyên nhân thì rất nhiều nhưng chủ yếu xuất phát từ đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn lại là một huyện vùng xa của tỉnh Hà Tây, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật còn bộc lộ nhiều yếu kém chưa được chú trọng một cách đúng mức, trình độ dân trí nói chung còn thấp.
Từ những đặc điểm về kinh tế- chính trị- xã hội như đã trình bày có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống trong huyện nói chung và đời sống hôn nhân và gia đình nói riêng, như tình trạng ly hôn diễn ra ngày càng nhiều trong những năm vừa qua. Các căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn cũng như nguyên nhân dẫn tới tình trạng ly hôn thì rất nhiều và khác nhau.
2.2.2. Căn cứ ly hôn theo định của luật hôn nhân và gia đình và các văn bản pháp luật có liên quan.
2.2.2.1. Căn cứ ly hôn do một bên vợ hoặc chồng nộp đơn xin ly hôn.
Quyền ly hôn là một quyền hiến định được quy định trong Hiến pháp và văn bản pháp lý bảo vệ quyền dân sự của cá nhân được quy định tại điều 42 Bộ luật dân sự 2005 và được cụ thể hóa chi tiết trong luật hôn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành. Kể từ khi giành được chính quyền đến nay Đảng và Nhà nước ta không ngừng chăm lo đến đời sống của gia đình nói riêng, đời sống của nhân dân nói chung.Từ sau năm 1945 Nhà nước đã ban hành nhiều xác lệnh quy định về kết hôn các điều kiên kết hôn, trải qua một thời gian dài Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao như luật hôn nhân và gia đình 1959; luật hôn nhân và gia đình năm 1986; và văn bản đang có hiệu lực pháp lý là luật hôn nhân và gia đình 2000.Trong đó có qui định căn cứ ly hôn cụ thể có hai căn cứ ly hôn:
Điều 89. Căn cứ cho ly hôn
1. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng,đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn
Căn cứ cho ly hôn là những tình tiết được qui định trong pháp luật, chỉ khi có những tình tiết (điều kiện) đó thì Tòa án mới mới được xử cho ly hôn. Căn cứ cho ly hôn là cơ sở pháp lý thì Tòa án dựa vào đó giải quyết ly hôn.
Nghị quyết 02/2000/NQ -HĐTP ngày 23-12-2000 của Tòa án nhân dân tối cao có một số qui định nhằm làm rõ cụm từ “tình trạng trầm trọng,đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”.
a1. Được coi là tình trạng trầm trọng của vợ chồng khi:
- Vợ chồng không thương yêu, quí trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như: Người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.
- Vợ chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau như: Thường xuyên đánh đập hoặc có hành vi khác xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.
- Vợ chồng không chung thủy với nhau như: Có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.
a2. Để có những cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại Điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
a3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt”.
Như vậy, theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, nội dung căn cứ chung để cho ly hôn là xuất phát từ những nguyên nhân, lý do cụ thể trong đời sống vợ chồng như: vợ, chồng luôn có hành vi ngược đãi, đánh đập, xúc phạm danh dự ,nhân phẩm ,uy tín của nhau; vợ chồng không chung thủy với nhau đã được gia đình , những người thân thích , cơ quan tổ chức, đoàn thể khuyên can , hòa giải nhiều lân mà vợ chồng vẫn có những hành vi như trên , dẫn đến đời sống tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mâu thuẫn đã sâu sắc không thể hòa giải được, mục đích của hôn nhân nhằm xác lập quan hệ vợ chồng chung sống hòa thuận, hạnh phúc, bền vững, xây dựng gia đình – những tế bào xã hội đã không thể đạt được; và ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng là cần thiết và tất yếu.
2. Khoản 2 Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định căn cứ thứ hai: để tòa án giải quyết việc ly hôn: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì tòa án giải quyết cho ly hôn”. Xét về kĩ thuật lập pháp, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 coi đây là một căn cứ để giải quyết cho ly hôn (trước đây theo Luật hôn nhân và gia đình 1959 và 1986 của nhà nước ta không qui định vấn đè này.Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử các án kiện ly hôn nhiều năm qua ở nước ta, khi chưa có Bộ luật dân sự năm 1995 tòa án vẫn giải quyết ly hôn theo yêu cầu của đương sự khi vợ, chồng của họ đã bị tuyên bố mất tích”.
Đường lối giải quyết ly hôn khi vợ, chồng bị mất tích được hương dẫn tại Nghị quyết số 02/200/NQ - HĐTP:
- Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này, nếu Tòa đã tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Tòa án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.
- Người vợ hoặc nguời chồng đã bị Tòa án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Tòa án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Khi Tòa án giải quyết cho ly hôn với người bị tuyên bố mất tích thì cần chú ý giải quyết việc quản lí tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo đúng qui định tại Điều 89 Bộ luật dân sự 1995.
2.2.2.2 Trường hợp thuận tình ly hôn
Điều 90.Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về tài sản và trên cơ sở bảo đảm quyền lợi ích chính đáng của vợ và con; nếu không thỏa thuận được hoặc tuy có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi ích chính đáng của vợ và con thì Tòa án quyết định.
Như vậy, việc pháp luật qui định và công nhận sự thuận tình ly hôn của hai vợ chồng là nhằm giải quyết và chấm dứt những mâu thuẫn, xung đột trầm trọng trong cuộc sống vợ chồng mà từ đó, mục đích của hôn nhân không đạt được, ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái và các thành viên khác trong gia đình. Tuy nhiên, vợ chồng không thể xin ly hôn một cách tùy tiện,vô trách nhiệm mà phải phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội trên cơ sở cân nhắc đến lợi ích chung của gia đình con cái.
Cũng theo Điều 90 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, trong việc thuận tình ly hôn, ngoài ý chí thật sự tự nguyện của cả hai vợ chồng, đòi hỏi vợ chồng còn phải có sự thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên trên cơ sở bảo đảm quyền lợi ích chính đáng của vợ và con; nếu vợ chồng không thể thỏa thuận được, hoặc tuy có thỏa thuận được, hoặc tuy có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi ích chính đáng của vợ và con thì Tòa án quyết định.
Bên cạnh những trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn, còn có nhiều trường hợp việc ly hôn chỉ xuất phát từ ý chí của một bên vợ chồng mà không có sự thuận tình của bên kia vì những lí do khác nhau: do không nhận thức được mâu thuẫn vợ chồng đã sâu sắc, trầm trọng, quan hệ hôn nhân đã tan vỡ hoặc có thể nhận thức được nhưng vẫn không muốn ly hôn vì động cơ nào đó như quyền lợi con cái …Theo qui định tại Điều 91, khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu xin ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Về nguyên tắc Tòa án chỉ xét xử cho ly hôn nếu xét thấy quan hệ vợ chồng đã ở vào “tình trạng trầm trọng đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.Như vậy, xét về bản chất giải quyết việc ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn hoặc mội bên vợ chồng yêu cầu là giống nhau.
Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân Tối cao tại mục 10 của Nghị quyết:
a)Khi một bên vợ, chồng yêu cầu ly hôn thì Tòa án phải tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện kiểm sát không phản đối thì Tòa án quyết định công nhận hòa giải đoàn tụ thành.Quyết định công nhận hòa giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp lý ngay và các đương sự không có quyền kháng cáoViện kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
b) Trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên tòa xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung”.
Riêng đối với trường hợp vợ chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích có yêu cầu ly hôn, tại Điểm b mục 8 Nghị quyết số 02 như đã dẫn:
“Theo qui định tại khoản 2 Điều 89 thì “…trong trường hợp vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”. Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:
b1) Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích thì và yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn, nếu Tòa án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.
b2) Người vợ hoặc người chồng tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.Sau khi bản án của Tòa án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người vợ hoặc người chồng của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó.Trong trường hợp này Tòa án giải quyết cho ly hôn.
b3) Khi Tòa án giải quyết cho ly hôn với người bị tuyên bố mất tích thì cần chú ý giải quyết việc quản lí tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo đúng qui định tại Điều 89 Bộ luật dân sự.
3. Thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn để giải quyết các trường hợp ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên.
3.1. Thực trạng ly hôn ở huyện Phú Xuyên
Trong những năm vừa qua số vụ án về ly hôn mà Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên đã thụ lý chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng số các loại án mà Tòa án đã thụ lý và giải quyết. Điều đó cho thấy tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, theo thống kê trong báo cáo tổng kết cuối năm của Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên thì số vụ mà Tòa án đã thụ lí là 45 trong năm 2005, năm 2006 là 47 vụ và trong năm 2007 là 71 vụ. Điều này cho thấy cho thấy số vụ án ly hôn tang qua các năm nhất là trong năm 2006 và 2007.
Như vậy qua những những số liệu trên cho thấy rằng tình trạng ly hôn trên địa bàn huyện Phú Xuyên đang ở mức báo động, từ năm 2005 trở lại đây số vụ án về ly hôn mà Tòa án thụ lý và giải quyết tăng dần qua các năm. Điều này, cho thấy tỉ lệ ly hôn là khá nhiều, tăng một cách đáng ngại năm sau tăng hơn năm trước. Có thể khái quát thực trang ly hôn ở huyện Phú Xuyên bằng bảng số liệu và thể hiện ở bằng biểu đồ sau:
Đơn vị: vụ
Năm
2005
2006
2007
Thụ lý
45
47
71
Phú Xuyên là một huyện gồm có nhiều xã và hai thị trấn trung tâm huyện, qua số liệu trên của các năm gần đây số vụ án về ly hôn trên địa bàn huyện diễn ra không đồng đều giữa các xã, chủ yếu tập trung tại các xã kém phát triển và gồm cả hai thị trấn, điều đó cho thấy kinh tế kém phát triển không p