Thuế luôn là một vấn đề quan trọng trong các hoạt động của WTO và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đàm phán của các quốc gia trong quá trình hội nhập cũng như khi đã trở thành viên chính thức của tổ chức này. Trước tình hình mới khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới đã đặt ra yêu cầu phải thực hiện cải cách chính sách thuế. Một trong những vấn đề rất quan tâm của Chính phủ là cải cách thuế xuất nhập khẩu, vì thuế xuất nhập khẩu là loại thuế chịu tác động mạnh nhất trong quá trình hội nhập. Chính sách thuế quan tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thương mại và đầu tư phát triển, góp phần bảo hộ có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng như giảm thiểu các tác động bất lợi đối với nền kinh tế trước sự biến động của thị trường thế giới. Vì thế, nhóm em mạnh dạn chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế xuất khẩu”
16 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế xuất khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A – LỜI MỞ ĐẦU
Thuế luôn là một vấn đề quan trọng trong các hoạt động của WTO và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đàm phán của các quốc gia trong quá trình hội nhập cũng như khi đã trở thành viên chính thức của tổ chức này. Trước tình hình mới khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới đã đặt ra yêu cầu phải thực hiện cải cách chính sách thuế. Một trong những vấn đề rất quan tâm của Chính phủ là cải cách thuế xuất nhập khẩu, vì thuế xuất nhập khẩu là loại thuế chịu tác động mạnh nhất trong quá trình hội nhập. Chính sách thuế quan tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thương mại và đầu tư phát triển, góp phần bảo hộ có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng như giảm thiểu các tác động bất lợi đối với nền kinh tế trước sự biến động của thị trường thế giới. Vì thế, nhóm em mạnh dạn chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế xuất khẩu”
B – NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ NHẬP KHẨU
Khái niệm:
TNK là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu biên giới thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số TNK phải thu theo các công thức tính TNK đã quy định trước.
2. Đặc điểm thuế nhập khẩu:
- Đối tượng chịu TNK là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới.
- TNK không hoàn toàn là thuế trực thu hoặc thuế gián thu.
- TNK có chức năng đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu.
3. Mục đích của thuế nhập khẩu
TNK được đưa ra chủ yếu để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tuy nhiên nó cũng có thể để:
- Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
- Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại.
- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ.
- Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
- Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc….
4. Các quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu
4.1. Các quy định về phạm vi áp dụng thuế nhập khẩu
Thứ nhất, về chủ thể nộp thuế nhập khẩu
Trong quá trình thu TNK, việc xác định chủ thể nộp TNK là rất quan trọng, không chỉ trong việc xác định rõ ai là người có nghĩa vụ nộp thuế mà còn góp phần tránh được các vi phạm pháp luật về thuế hoặc các tranh chấp trong lĩnh vực thuế thường xảy ra giữa người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế.
Theo Điều 4 Luật TXK, TNK 2005 và Điều 3 Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 hướng dẫn thi hành Luật TXK, TNK 2005 các chủ thể phải nộp TNK gồm: Chủ thể hàng hóa nhập khẩu; Tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa; Cá nhân có hàng nhập khẩu khi nhập cảnh, gủi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu biên giới Việt Nam.
Ngoài ra, còn có các chủ thể được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế sau: Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế hay cho đối tượng nộp thuế; Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật cá tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
Thứ hai, đối tượng chịu thuế nhập khẩu
Theo quy định tại Điều 2 Luật TXK, TNK 2005 thì đối tượng chịu TNK gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, Biên giới Việt Nam;
- Hàng hóa được đưa từ thị trường trong các nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu;
- Hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá nhập khẩu.
Để xác định đúng đối tượng chịu TNK, luật TNK, TXK 2005 đã quy định những hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế, cụ thể là:
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới viện nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định cảu chính phủ:
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nươc ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đươa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
- Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.
4.2. Các quy định về căn cứ tính thuế nhập khẩu
Những tiêu chí được sử dụng làm căn cứ tính thuế là: Số lượng đơn vị hàng hóa nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan; Giá tính thuế đơn vị từng mặt hàng nhập khẩu và thuế suất nhập khẩu.
Thứ nhất, số lượng hàng hóa nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan
Trên nguyên tắc, mọi hàng hóa khi được nhập khẩu vào một lãnh thổ hải quan đều phải được chủ thể nhập khẩu tiến hành khai báo hải quan. Theo quy định của pháp luật Hải quan khi làm thủ tục hải quan, người khai báo hải quan phải kê khai và nộp tờ khai hải quan, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Với hệ thống quản lý điện tử thì việc khai báo Hải quan phải kê khai và gửi hồ sơ Hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan. Số lượng hàng hóa nhập khẩu là số lượng hàng hóa được nhà nhập khẩu khai trong tờ khai hải quan. Cùng với giá tính thuế đối với đơn vị hàng hóa nhập khẩu, đây là một trong những đại lượng quan trọng để xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thứ hai, giá tính thuế hàng nhập khẩu
Trị giá hải quan được tính bằng số lượng hàng hóa nhập khẩu (x) với giá tính thuế. Theo nghĩa chung nhất, trị giá hải quan hay trị giá tính thuế là trị giá của giao dịch hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Trị giá hải quan là thuật ngữ được sử dụng chính thức trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (General Agreement On Tariffs And Trade - GATT) và tiếp tục được sử dụng như một thuật ngữ chính thức của WTO về việc thi hành Điều VII của GATT 1994 liên quan đến nguyên tắc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Xác định trị giá hải quan là một yếu tố quan trọng trong quá trình nhập khẩu do lượng TNK phải đóng sẽ phụ thuộc vào giá trị tính thuế do cơ quan hải quan quyết định. Hiệp định về giá trị hải quan của WTO yêu cầu các cơ quan hải quan khi xác định giá trị tính thuế trên cơ sở giá thanh toán giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
Ở Việt Nam hiện nay, do tính đặc thù của nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, vừa phải thực hiện mục tiêu duy trì chính sách bảo hộ hợp lý đối với hàng hóa trong nước trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi, vừa phải thực hiện các cam kết quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu nên pháp luật Việt Nam hiện hành có quy định áp dụng đồng thời, song hành nhiều phương thức khác nhau trong việc xác định giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu. Cụ thể là:
+) Đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài và hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia hay vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã cam kết thực hiện nguyên tắc tính TNK theo trị giá hải quan của Hiệp định GATT thì trị giá tính thuế được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Điều 7 của Hiệp định GATT.
+) Đối với trường hợp hàng hóa được nhập khẩu theo hợp đồng nhưng không nằm trong diện phải xác định trị giá tính thuế theo các nguyên tắc của Điều 7 Hiệp định GATT thì giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu theo hợp đồng là giá thực tế phải thanh toán mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán cho người bán về hàng hóa nhập khẩu. Việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng trong trường hợp này về cơ bản là phù hợp với nguyên tắc xác định trị giá tính thuế theo Điều 7 của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) bởi đảm bảo tôn trọng trị giá giao dịch thực tế của hàng hóa xuất, nhập khẩu giữa các bên như đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
+) Đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu không theo hợp đồng hoặc không phù hợp với quy định của Luật thương mại thì giá tính thuế đối với đơn vị hàng hóa nhập khẩu sẽ do Cục Hải quan địa phương xác định theo phương pháp phù hợp với giá giao dịch thực tế của hàng hóa trên thị trường tại cửa khẩu nhập nhằm chống gian lận thương mại qua giá.
Thứ ba, thuế suất nhập khẩu:
Cùng với yếu tố giá trị hải quan, thuế suất cũng là một căn cứ để xác định nghĩa vụ nhập khẩu đối với người nộp thuế. Để đảm bảo khả năng điều tiết các hoạt động kinh tế trong nước một cách hiệu quả, các mức thuế suất cụ thể trong biểu TNK sẽ do Chính phủ quy định phù hợp với khung thuế suất do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. Biểu thuế này có thể thay đổi và điều chỉnh theo đề nghị của Bộ tài chính và Bộ công thương cho phù hợp với yêu cầu điều tiết kinh tế thực hiện các cam kết hội nhập qua từng thời kỳ.
Theo quy định hiện hành, thuế suất đối với hàng nhập khẩu đã được quy định theo hướng có sự phân biệt giữa thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt.. Theo quy định này, thuế suất thông thường được áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc hoặc thỏa thuận về ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam (loại thuế suất này được quy định cao hơn 50% so với thuế suất ưu đãi của hàng hóa nhập khẩu cùng loại hoặc tương ứng); thuế suất ưu đãi được áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; còn thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam với nước đó có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về TNK. Chính phủ sẽ quy định biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với từng mặt hàng nhập khẩu theo thỏa thuận đã được ký kết giữa Việt Nam với các nước khác. Ngoài ra, để đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với thông lệ và tập quán quốc tế về thuế quan và thương mại, pháp luật hiện hành của Việt Nam còn quy định việc áp dụng thuế suất TNK bổ sung đối với các trường hợp đặc biệt sau đây:
+) Hàng nhập khẩu vào Việt nam với giá quá thấp so với giá bán thông thường trong giao dịch thương mại, do được bán phá giá tại Việt Nam và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của Việt Nam và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tụ của Việt Nam. Việc áp dụng thuế suất TNK bổ sung trong trường hợp này được gọi là thuế chống phá giá;
+) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với giá quá thấp so với giá bán thông thường của hàng hóa đó trong điều kiện giao dịch bình thường trong thương mại quốc tế, do có sự trợ cấp từ nước xuất khẩu và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của Việt Nam. Việc áp dụng thuế suất TNK bổ sung trong trường hợp này được gọi là thuế bù giá;
+) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó đã có sự phân biệt đối xử về TNK hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam. Việc áp dụng thuế suất TNK bổ sung trong trường hợp này được gọi là thuế đối kháng. Xét trên bình diện pháp luật quốc tế, việc áp dụng thuế đối kháng đối với hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp này có thể được xem như là một biện pháp “trả đũa” đối phương trong quan hệ pháp luật quốc tế.
4.3. Các quy định của pháp luật về quy trình hành thu thuế nhập khẩu
Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, trình tự thủ tục hành thu TNK bao gồm các bước sau đây:
Thứ nhất, kê khai thuế nhập khẩu. Theo luật định, mỗi lần có hàng hóa nhập khẩu, tổ chức và cá nhân đứng tên làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa phải tiến hành kê khai số lượng, giá tính thuế đối với từng mặt hàng nhập khẩu và dự tính số TNK phải nộp. Nội dung kê khai của người nộp thuế được thực hiện trong tờ khai nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu (do cơ quan hải quan hướng dẫn theo mẫu và thường gọi là tờ hải quan). Trên nguyên tắc, việc kê khai TNK phải được tiến hành ngay tại thời điểm và địa điểm làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Sau đó, tờ khai hàng hóa nhập khẩu phải được nộp cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để cơ quan này tiến hành kiểm hóa và tính thuế cho người nộp thuế.
Thứ hai, kiểm hóa; giám định hàng hóa; tính thuế và thông báo thuế. Sau khi nhận được tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu do đương sự nộp, cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra hàng hóa chịu thuế để tính thuế và thông báo số TNK phải nộp cho đương sự ngay trong thời hạn 8 giờ làm việc,kể từ khi nhận được tờ khai hải quan.
+ Đối với mặt hàng có số lượng nhập khẩu mỗi lần lớn (như sắt, thép, phôi thép, xi măng, clinken, xăng dầu, phân bón) và những mặt hàng bắt buộc phải có giám định tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Chính phủ trước khi được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam thì thời hạn tính thuế và gửi thông báo thuế có thể được kéo dài hơn 8 tháng nhưng không quá 3 ngày làm việc.
+ Đối với những mặt hàng bắt buộc có giám định tiêu chuẩn kỹ thuật mới xác định được mã số theo danh mục biểu thuế hoặc cần giám định để xác định tình trạng cũ, mới của hàng hóa nhằm giúp cho việc tính thuế được chính xác thì thời hạn tính thuế và gửi thông báo thuế có thể được kéo dài quá 3 ngày nhưng không quá 15 ngày làm việc.
Thứ ba, nộp thuế và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu .Trên nguyên tắc, nghĩa vụ nộp TNK chỉ được phát sinh kể từ thời điểm người nộp thuế nhận được thông báo thuế chính thức của cơ quan hải quan về số thuế phải nộp. Đây cũng là thời điểm khởi đầu để xác định thời hạn nộp thuế theo luật định và trên cơ sở đó có thể xác định được người nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế hay không để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người đó. Theo Điều 15 Luật TXK, TNK, thời hạn nộp TNK được quy định như sau:
+ Đối với hàng nhập khẩu là hàng tiêu dùng thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng; trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu là vật, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế là 275 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan; trường hợp đặc biệt thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn 275 ngày phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
+ Đối với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập hoặc tái nhập là 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập hoặc tái nhập theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là 30 ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.
II. THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT THUẾ NHẬP KHẨU
Luật TXK, TNK năm 2005 về cơ bản đã xây dựng phù hợp với những quy tắc và định chế của pháp luật kinh tế quốc tế, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối ngoại và yêu cầu về thu ngân sách nhà nước. Luật đã có những quy định mới về đối tượng không chịu TNK và miễn thuế, về giá trị hải quan, kiểm tra Hải quan, tạo ra môi trường bình đẳng cho các loại hàng hóa nhập khẩu vào nước ta.
Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hơn 4 năm nhưng tác động của WTO đã có từ những năm trước đó. Tác động của WTO đối với Việt Nam thể hiện ở nhiều lĩnh vực nhưng trước hết và rõ nhất là lĩnh vực nhập khẩu.
Thực tế sau mấy năm thực hiện Luật Hải quan (sửa đổi) và Luật TXK, TNK cho thấy: 2 luật này đã phát huy tác dụng tích cực, góp phần vào hiệu quả hoạt động Hải quan. Đây là hệ quả, xu thế phát triển tất yếu khi công vụ quản lý kinh tế của Nhà nước nói chung và pháp luật trong lĩnh vực Hải quan ngày càng được hoàn thiện.
Hiệu quả rõ nhất khi áp dụng Luật Hải quan và Luật TXK, TNK là ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật của người thực thi nhiệm vụ và đối tượng tham gia xuất nhập khẩu được nâng lên. Thực hiện cơ chế người khai hải quan, tự trình, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai thuế; quyền được ân hạn thuế gắn với yêu cầu chấp hành tốt pháp luật đã khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về hải quan và chính sách thuế, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, giảm thiếu nợ thuế.
Theo đánh giá của tổng cục Hải quan, Luật Hải quan và Luật TXK, TNK đã góp phần đáng kể đẩy mạnh sự minh bạch trong hoạt động Hải quan theo hướng phù hợp thông lệ quốc tế. Các văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan khi soạn thảo được lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp. Khi ban hành được phổ biến, niêm yết công khai tại các điểm làm thủ tục hải quan, để doanh nghiệp nắm vững và giám sát và quyền khiếu nại, thậm chí có thể tố cáo những biểu hiện không minh bạch của công chức hải quan.
Luật TNK, TXK và Luật quản lý thuế quy định nội dung về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Người khiếu nại về thuế có quyền lựa chọn nại theo con đường hành chính hoặc khởi kiện tại tòa án để bảo đảm sự minh bạch và công bằng, đặc biệt trong khiếu nại về xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Luật Hải quan là cơ sở pháp lý cho bước chuyển đổi căn bản về phương pháp quản lý từ phương pháp quản lý hải quan truyền thống sang phương pháp quản lý hải quan hiện đại dựa vào kỹ thuật quản lý rút ro, rút ngắn thời gian thông quan.
Kỹ thuật quản lý rút ro bước đầu đã được ngành Hải quan thực hiện trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại, trong quá trình thông quan và sau thông quan. Hiện nay, ngành Hải quan đã xây dựng bộ tiêu chí rủi ro gồm 75 tiêu chí, trong đó 56 tiêu chí được cập nhật thường xuyên, gồm các tiêu chí quan trọng như: ưu tiên, phân loại doanh nghiệp, hàng hóa, xuất xứ, hình thức thanh toán, hình thức xuất nhập khẩu.
Trên phương diện hiện đại hóa hoạt động, thông quan điện tử là 1 công cụ hữu hiệu tạo nên bước phát triển vượt bậc của ngành Hải quan trong thời gian qua. Quy trình thông quan đã được tự động hóa một phần, doanh nghiệp tạo thông tin khai báo trên hệ thống máy tính của mình, gửi thông tin cho Chi cục Hải quan điện tử và nhận thông tin phản hồi từ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử tự động tiếp nhận thông tin khai báo, tự động kiểm tra tính hợp chuẩn, hợp lệ của thông tin khai báo dựa trên một số thông tin chuẩn hóa được cài đặt trong hệ thống và tự động phản hồi kết quả xử lý của cơ quan Hải quan cho doanh nghiệp.
Bên cạnh những thành tựu đạt được kể trên, ngành Hải quan nhận thấy luật Hải quan và Luật TXK, TNK còn nhiều hạn chế cần khắc phục, cụ thể là:
1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu
Theo thống kê của ngành Hải quan thì trong số các vụ trốn thuế nhập khẩu, số vụ gian lận về giá chiếm tỷ lệ cao nhất. Với quy định hiện hành việc kê khai thuế chủ yếu dựa vào thái độ trung thực của người nhập khẩu và giá tính TNK được tính theo trị giá giao dịch thực tế của hàng hoá. Dưới đây là một số thủ đoạn đã xảy ra trong thực tiễn khi áp dụng pháp luật về giá tính TNK.
+ Hiện tượng khai báo giá không trung thực: Với cách này, bên nhập khẩu sẽ khai báo trị giá hàng hoá nhập khẩu thấp hơn so với trị giá hàng hoá trong thực tế. Điển hình trong trường hợp này là: cuối tháng 2/2006, công ty TNHH Tài Thắng nhập khẩu lô hàng gồm 266 chiếc xe gắn máy Trung Quốc, khai báo hải quan với đơn giá 585USD/chiếc, phát hiện thấy giá khai báo của doanh nghiệp chưa hợp lí, hải quan cửa khẩu Sài Gòn đã chuyển toàn bộ hồ sơ của lô hàng cho phòng trị giá tính thuế - cục Hải quan thành phố Hồ chí Minh để tham gia vấn giá. Qua tham vấn, doanh nghiệp không đưa ra được các chứng cứ chứng minh cho giá mua thực tế của lô hàng, vì vậy phòng t